5/5 - (1 bình chọn)

IQ và EQ là hai chỉ số đặc biệt quan trọng của mỗi người. Nếu như IQ đại diện cho khả năng tư duy thì EQ – Trí tuệ cảm xúc cho chúng ta biết về cảm xúc và khả năng kiểm soát, xử lý cảm xúc của mỗi người. Chính xác trí tuệ cảm xúc là gì? Vì sao nói trí tuệ cảm xúc là chìa khóa dẫn đến thành công?

EQ trí tuệ cảm xúc là gì

Trí tuệ cảm xúc là gì? Bạn có phải là một người có EQ cao?

Contents

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Theo Wiki Trí tuệ cảm xúc hay EQ – Emotional Quotient/ Emotional Intelligence được hiểu là khả năng nhận diện, kiểm soát và điều hướng cảm xúc theo hướng tích cực.  Mặt khác ngoài việc nhận biết và điều chỉnh năng lực của bản thân, trí tuệ cảm xúc còn bao hàm cả khả năng nhận biết cảm xúc của người khác để có thể đồng cảm và giao tiếp hiệu quả hơn. 

Quá trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc

Thực ra trí tuệ cảm xúc đã được nghiên cứu từ rất lâu trước đây. Nó vẫn luôn là chủ đề được mọi người chú ý bởi không những ảnh hưởng đến tính cách và các mối quan hệ, EQ cũng có tác động nhiều đến sức khỏe tinh thần của mỗi người. 

  • Bắt đầu từ những năm 1930, trí tuệ cảm xúc theo mô tả của nhà tâm lý học Edward Thorndike là trí thông minh xã hội hay khả năng giao tiếp với người khác. 
  • Tiếp đó trong thập niên 1940, một nhà tâm lý học khác có tên là David Wechsler đã đề cập về vai trò của nó với cuộc sống và thành công trong sự nghiệp. 
  • Vào khoảng những năm 1950, trường phái Tâm lý học nhân văn – Humanistic Psychology có những bước phát triển mạnh mẽ. Lúc này các nhà tâm lý học dần tập trung vào các cách mà con người xây dựng sức mạnh cảm xúc. 

trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc đã được nghiên cứu từ rất lâu trước đây

  • Những năm 1970, khái niệm đa trí tuệ được mọi người công nhận. Theo Howard Gardner: Trí thông minh không còn là một năng lực chung chung mà là sự kết hợp nhiều năng lực khác nhau. 
  • Phải đến năm 1985 thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” mới được sử dụng tại luận án tiến sĩ của nhà tâm lý Wayne Payne. Tiếp đó cụm từ “chỉ số cảm xúc” tiếp tục được sử dụng trên tạp chí Mensa vào năm 1987. 
  • Năm 1990, các bài bào về trí thông minh cảm xúc dần được đăng tải trên nhiều mặt báo nổi tiếng. Các nhà tâm lý học định nghĩa rằng: Trí tuệ cảm xúc chính là khả năng nắm bắt cảm xúc, suy nghĩ của chính bản thân mình và người khác để điều hướng cả hành động và suy nghĩ. 
  • Năm 1995, khái niệm trí tuệ cảm xúc mới được sử dụng phổ biến hơn nhờ tác phẩm “Vì sao EQ quan trọng hơn IQ” của Daniel Goleman. 
  • Sau này trí tuệ cảm xúc dần được nghiên cứu và áp dụng nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, kinh doanh đến tâm lý. 

Đặc điểm của người có EQ cao

Chúng ta phải công nhận rằng những người có EQ cao luôn thuận lợi hơn trong cả cuộc sống và công việc. Cũng bởi việc hiểu rõ về cảm xúc của chính bản thân và mọi người, họ có thể dễ dàng đồng cảm và điều hướng hành động, cảm xúc để đạt được hiệu quả tốt nhất. Liệu bạn có phải là một người có EQ cao? Cùng đối chiếu với một vài đặc điểm dưới đây nhé!

Tự nhận thức – Self Awareness

Những người có EQ cao thường tự biết rõ mình cảm thấy như thế nào, cảm xúc của mình ra sao. Đặc biệt họ thường không bị ảnh hưởng tiêu cực cũng như gây ra những hành động tổn thương đến người khác. Đó là lý do những người có trí tuệ cảm xúc thường là người lãnh đạo đặc biệt tốt, họ luôn giữ được sự khiêm tốn và cầu tiến. 

Vai trò của EQ

EQ cao đem đến rất nhiều lợi ích trong cuộc sống và công việc

Tham khảo:

9 cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông 

Biết tự kiềm chế bản thân – Self Regulation

Nhờ biết kiềm chế và điều hướng tốt cảm xúc, những người này rất ít khi tấn công người khác bằng lời nói hoặc đưa ra quyết định vội vàng. Hơn nữa khả năng kiểm soát tốt hành động và cảm xúc của bản thân cũng là biểu hiện của người có trách nhiệm, linh hoạt. 

Có khả năng tự tạo động lực – Motivation

Người có EQ cao thường dễ tạo động lực để hướng tới các mục tiêu mà mình đã đặt ra. Hơn nữa trong công việc những người này cũng thường có tiêu chuẩn rất cao. 

Sự đồng cảm – Empathy

Đồng cảm là một phẩm chất tốt và cần thiết trong hoạt động đội nhóm. Theo đó khả năng thấu hiểu sẽ giúp bạn có thể đồng cảm khi đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác. Những người có EQ cao luôn hoạt động nhóm rất hiệu quả, họ sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong nhóm, biết lắng nghe và xây dựng vì tập thể. 

Kỹ năng xã hội – Social Skills

Các mối quan hệ và kỹ năng xã hội của người có trí tuệ cảm xúc cao luôn tốt đẹp, hòa hoãn. Họ luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ mọi người khi cần. Điều này cũng thể hiện ở khả năng quản trị và giải quyết các xung đột. 

Vai trò của trí tuệ cảm xúc

Cải thiện khả năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội

Các cấp độ của trí tuệ cảm xúc

Ngày nay trí tuệ cảm xúc ngày càng được coi trọng trong nhiều lĩnh vực. Thậm chí nó cũng được sử dụng như một trong các tiêu chí tuyển dụng tại nhiều đơn vị. Theo đó chúng ta có 4 cấp độ của trí tuệ nhận thức như sau:

Nhận thức cảm xúc

Đây là mức độ đầu tiên, để hiểu được trước tiên chúng ta cần nhận thức cảm xúc một cách chính xác và cụ thể nhất. Điều này cũng có thể được thể hiện thông qua các dấu hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt, cơ thể,… 

Lý luận cảm xúc

Sau khi đã có nhận thức rõ ràng về cảm xúc của mình, ở cấp độ tiếp theo họ biết cách sử dụng cảm xúc để thúc đẩy nhận thức và tư duy. Thực tế cảm xúc sẽ khiến con người ưu tiên và phản ứng với những gì mà mình chú ý hoặc có thể hiểu là chúng ta phản ứng bằng cảm xúc với những điều khiến mình bị thu hút. 

Hiểu cảm xúc

Mỗi người đều có luồng suy nghĩ và cảm xúc với nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu gặp phải một người đang thể hiện sự tức giận, người EQ cao hoàn toàn có thể hiểu và chỉ ra nguyên nhân của điều đó dựa trên việc quan sát. Việc hiểu cảm xúc có ý nghĩa rất lớn trong phân tích và điều hướng suy nghĩ, hành động. 

rèn luyện EQ

Hiểu rõ cảm xúc của bản thân và mọi người

Quản lý cảm xúc

Đây là mức độ cao nhất của trí tuệ cảm xúc. Ở cấp độ này họ không chỉ có thể hiểu và phân tích rõ cảm xúc của chính bản thân và mọi người xung quanh mà còn điều chỉnh, quản lý được những cảm xúc và suy nghĩ đó theo hướng thích hợp nhất. 

Vai trò của trí tuệ cảm xúc là gì? Vì sao người có EQ cao dễ thành công hơn?

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Phần lớn những người thành công đều thể hiện cảm xúc tốt hơn so với mọi người xung quanh. Rõ ràng không thể phủ nhận rằng dù là nam hay nữ biết bày tỏ và điều chỉnh cảm xúc sẽ đem đến nhiều cơ hội hơn trong cả cuộc sống và công việc. Vậy EQ cao có thể đem đến cho bạn những lợi ích gì?

Cải thiện hiệu suất

Trí tuệ cảm xúc hay EQ cao sẽ giúp bạn tránh được những mâu thuẫn không đáng có ở nơi làm việc, đồng thời biết cách ứng xử, thúc đẩy và dẫn dắt mọi người đạt được hiệu quả tốt nhất. Đó cũng là lý do nhiều doanh nghiệp đưa bài test EQ vào quá trình tuyển dụng để tìm kiếm các ứng viên tiềm năng. 

Nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần

Ngày nay bên cạnh sức khỏe thân thể, mọi người dần chú ý hơn đến đời sống tinh thần. Bởi rõ ràng những tổn thương về mặt cảm xúc luôn ảnh hưởng rất lớn tới tính cách và xu hướng giao tiếp của mỗi người. 

nuôi dưỡng sức khỏe trí tuệ

Người có EQ cao thường được yêu mến trong các tập thể

Theo ghi nhận những người có EQ thấp thường dễ gặp phải các vấn đề về tinh thần hơn so chưa thật sự hiểu và quản lý tốt tâm trạng của mình. Ngược lại những người có EQ cao xử lý vấn đề này rất tốt. Họ không những có thể điều tiết trạng thái của bản thân mà còn mang đến năng lượng tích cực tới mọi người xung quanh. 

Tăng cường sức khỏe thể chất

Nếu không kiểm soát tốt những cảm xúc cá nhân của mình, mọi người rất dễ gặp phải áp lực trong cuộc sống, công việc. Thậm chí đây còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề như tăng huyết áp, đau tim, ức chế miễn dịch, trầm cảm, lão hóa sớm,… Do vậy việc giữ được trạng thái tinh thần tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe thể chất và tâm lý. 

Mở rộng mạng lưới quan hệ

Những người có EQ cao thường có sức hấp dẫn và được mọi người yêu quý hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi việc kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân cũng như hiểu rõ tình trạng của người khác sẽ giúp chúng ta có thể thể hiện bản thân tích cực hơn. Nhờ đó cải thiện nền tảng giao tiếp và các mối quan hệ, đem đến nhiều lợi ích cho cuộc sống và sự phát triển công việc sau này. 

Nâng tầm hiểu biết xã hội

Hòa hợp với cảm xúc của bản thân, thấu hiểu và đồng cảm với người khác chính là điều kiện để hiểu rõ hơn về mọi người cũng như thế giới xung quanh. Với nền tảng kiến thức xã hội cùng khả năng phân tích, nhận biết cảm xúc của người khác đối với mình, những người có EQ cao luôn hiểu rõ mình là ai, mình nên làm gì. 

EQ giúp nâng tầm bản thân

Người có trí tuệ cảm xúc tốt thường có tài lãnh đạo

Làm sao để xác định trí tuệ cảm xúc của bản thân?

Trí tuệ cảm xúc là vấn đề đang ngày càng được mọi người quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn. Theo đó cũng có rất phương pháp được đưa ra để xác định mức độ EQ. Phổ biến nhất là các bài kiểm tra tự báo cáo và kiểm tra khả năng. Thông qua kết quả, chúng ta dễ dàng xác định được mức EQ của bản thân đang ở ngưỡng nào! 

Mayer-Salovey-Caruso (MSCEIT)

Đây là bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc được xác định dựa trên đo lường 4 nhánh của mô hình EI – Mayer & Salovey. Trong quá trình làm kiểm tra bạn sẽ được đánh giá cảm xúc một cách toàn diện từ nhận thức, phân tích, hiểu và quản lý cảm xúc của mình. 

Kiểm tra năng lực xã hội & cảm xúc (ESCI)

Quá trình kiểm tra này được đánh giá dựa trên bảng câu hỏi với nhiều mức độ xếp hạng để nhận biết về năng lực cảm xúc, kiểm soát cảm xúc. Đây cũng là bài kiểm tra được sử dụng để nhìn nhận về năng lực xã hội cũng như khả năng lãnh đạo. 

Cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Mang đến nhiều lợi ích cho cả sức khỏe, công việc và cuộc sống, trí tuệ cảm xúc là lợi thế của mỗi người trong nhiều khía cạnh. Ngoài thông minh về mặt cảm xúc, chúng ta hoàn toàn có thể tự cải thiện kỹ năng xã hội và cảm xúc của mình thông qua rèn luyện. Ví dụ như:

rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Làm sao để nâng cao trí tuệ cảm xúc?

Học cách lắng nghe

Lắng nghe là một trong những cách tốt nhất để nâng cao chỉ số EQ. Rõ ràng nếu muốn biết người khác nghĩ gì, cảm thấy như thế nào, việc đầu tiên và cần thiết nhất chính là bạn phải hiểu được vấn đề của họ. Muốn vậy lắng nghe là điều cần thiết, không chỉ là ngôn từ mà còn cả ngôn ngữ cơ thể. Đây là tiền đề để hình thành khả năng đánh giá cảm xúc trên phương diện đa chiều. 

Không chỉ lắng nghe bản thân, mỗi người đều nên biết cách lắng nghe chính mình. Bởi chỉ bạn mới có thể hiểu tường tận các vấn đề mà mình đang gặp phải. Đây là một cách giúp xử lý những cảm xúc tiêu cực, sống thật với bản thân và tìm được hướng phát triển phù hợp. 

Sự đồng cảm

Nhận thức và đánh giá cảm xúc rất quan trọng, song đôi khi bạn cần phải có sự đồng cảm, đặt mình vào vị trí của người đó để hiểu rõ hơn những vấn đề mà họ đang phải đối mắt. Cách đơn giản nhất chính là tưởng tượng bản thân đang ở trong tính huống đó để nắm được những cảm xúc chân thật nhất. Với cách làm này bạn có thể hiểu rõ luồng cảm xúc của mọi người trong các tình huống cụ thể. 

Hoàn cảnh

Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

Mặt khác đồng cảm và phát triển các kỹ năng cảm xúc không chỉ có lợi cho các mối quan hệ của bạn mà còn là phẩm chất cần có để trở thành một người lãnh đạo thành công. Thực tế những người biết chia sẻ và đồng cảm luôn nhận được những thành quả xứng đáng. 

Sự phản chiếu

Phản chiếu hay chính khả năng lý luận bằng cảm xúc cũng là một nội dung quan trọng khi rèn luyện EQ. Hãy thử suy nghĩ về cảm xúc và hành vi của mình, quan sát mọi người xung quanh để đưa ra đánh giá về sự ảnh hưởng của cảm xúc và hành động. Bạn cảm thấy như thế nào trong trường hợp này? Với cùng một vấn đề, cảm xúc của bạn có khác với mọi người không? Việc không ngừng đặt ra câu hỏi sẽ giúp rèn luyện tốt hơn về phản xạ cũng như trí tuệ cảm xúc của bản thân. 

Tổng kết

Thực tế mỗi người đều rất khó để kiểm chề hành động và cảm xúc khi phải đối mặt với xung đột. Do đó thay vì phải hối hận vì những lời nói, hành vi khi xúc động chúng ta cần học cách kiềm chế và vượt qua những vấn đề đó. Đây cũng là cách để không ngừng cải thiện các mối quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức về cảm xúc của mình. 

Cân bằng cảm xúc của bản thân

Cân bằng cảm xúc của bản thân để có sức khỏe tốt, hiệu suất công việc cao

Vừa rồi là tất cả những thông tin về trí tuệ cảm xúc, các mức độ, biểu hiện và cách rèn luyện EQ. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và lợi ích mà trí tuệ cảm xúc có thể mang lại cho chúng ta trong cuộc sống, các mối quan hệ và con đường thăng tiến sự nghiệp. 

Website đang chạy thử nghiệm