Wibu là gì? Giải nghĩa về nguồn gốc và cách sử dụng của từ này

Hiện nay, đối với những người quá hâm mộ Anime và Manga đến mức phát cuồng vì nó thường được gắn mác với “wibu”. Vậy wibu là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Wibu là gì? Hãy cùng mayruaxecongnghiep.com khám phá vấn đề này bằng các thông tin chi tiết của bài viết sau đây!

Wibu là gì?

Trên thực tế, “wibu” là một cách đọc phiên âm của người Việt Nam đối với từ gốc “weeaboo”. Về bản chất, hai thuật ngữ này đều là một, chỉ khác chỗ “weeaboo” được dùng cho người phương Tây với nghĩa “Người Nhật Da Trắng”. Dù được gọi như thế nào thì đây cũng là từ mang ý nghĩa mỉa mai, tiêu cực ám chỉ các đối tượng hâm mộ văn hóa Nhật Bản quá mức và trở nên mất kiểm soát với các hành động của họ.

Wibu là gì?

Theo từ điển Urban Dictionary, wibu (weeaboo) là thuật ngữ mang thái độ tiêu cực, chỉ những người bị ám ảnh, phát cuồng quá mức đối với văn hóa Nhật Bản. Thậm chí, họ còn gây phiền phức cho người khác, khiến những người xung quanh không thể chấp nhận được. Một biểu hiện khác của wibu chính là mong muốn trở thành người Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết bọn họ sẽ không nhận thấy được độ cuồng nhiệt của bản thân. 

Ngày nay, wibu là từ ngữ còn được dùng để ám chỉ những kẻ thích thể hiện bản thân, mặc dù không biết gì về nước Nhật và văn hóa của đất nước này. 

Nguồn gốc của từ wibu

Để tìm hiểu nguồn gốc của “wibu”, chúng ta phải tìm hiểu thông qua nguồn gốc xuất hiện “weeaboo”. Weeaboo là một từ lóng, có “tiền thân” là từ “wapanese”. Đây là từ được ghép bởi hai từ riêng biệt “wannabe” và “white”, để chỉ những người da trắng hâm mộ và phát cuồng quá mức với văn hóa Nhật Bản, thường là Anime, Manga và Hentai. Về sau, “weeaboo” được sử dụng phổ biến hơn và vô tình đã thay thế “wapanese”, mặc dù hai từ này đều có nghĩa giống nhau.

Từ “Wibu” có nguồn gốc tiền thân “wapanese” – “Người Nhật Da Trắng”

Wapanese là một thuật ngữ ra đời năm 2002 và được dùng rộng rãi vào năm 2005. Nó được một quản lý của diễn đàn 4chan cắt nghĩa từ một bộ truyện tranh có tựa đề “Perry Bible Fellowship” của tác giả Nicholas Gurewitch. Khi du nhập vào Việt Nam, từ này bị biến thể thành wibu (phát âm của weeaboo).

 

Sự khác nhau giữa Otaku và Wibu

Thực tế, hiện nay chúng ta vẫn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm “wibu” và “otaku”. Về bản chất, các bạn phải hiểu rằng văn hóa Nhật Bản là những thứ vĩ mô, chứ không vi mô như văn hóa 2D Nhật Bản bao gồm anime, manga và hentai. Vì vậy, chúng ta không thể đánh đồng và gộp chung những người yêu thích anime vào một từ “wibu”.

Hãy ngừng việc gọi fan Anime là “wibu”!

“Wibu” là từ chỉ những người cuồng tất cả mọi thứ về đất nước Mặt Trời Mọc, còn “otaku” thì lại khác hoàn toàn. Nghĩa gốc của “otaku” hiểu đơn giản là “ngôi nhà”, chỉ những người quá đam mê với một thứ gì đó đến mức không rời khỏi nhà trừ khi thực sự cần thiết. Ví dụ điển hình là việc những người trẻ thường có đam mê trong thế giới ảo của game, truyện tranh, anime và manga rồi cứ ru rú trong nhà, nên dần dần từ “otaku” được dùng riêng cho đối tượng đam mê cuồng nhiệt “nghiện” nền văn hóa 2D của Nhật. 

Ở Nhật Bản, “otaku” thường mang ý nghĩa có phần tiêu cực. Nhưng khi du nhập sang Mỹ và các quốc gia khác, từ này lại mang sự tích cực và đơn giản là để gọi những fan cứng của anime, manga của Nhật Bản.

=> Tìm hiểu thêm: Anime là gì? Các thuật ngữ liên quan đến anime bạn nên biết

Cách sử dụng hợp lý từ “wibu”

Hiện nay, với sự phát triển của các trang mạng xã hội thì chỉ một hành động khen ngợi hoặc tôn vinh mọi thứ thuộc về đất nước Nhật Bản thì sẽ đều bị gắn cho mác “wibu”. Thậm chí, nếu để ý bạn sẽ nhận ra các đối tượng sử dụng “wibu” để gọi người khác đều mang một ý nghĩ như triết lý trong đầu “bọn cuồng Nhật” hay “đem Nhật mà đội lên đầu”. Thế nhưng, sự thật là họ vẫn chưa nắm rõ được bản chất “cuồng” của từ “wibu” này.

Chủ tịch tập đoàn Tesla Elon Musk là fan ruột Anime

Khen ngợi hay tôn vinh một sự vật tốt đẹp nào đó không phải là cuồng. Đó chỉ là sự tiếp nhận văn hóa loài người, phân tích cái hay cái đẹp trong đó để hưởng ứng hoặc học tập phát triển cho bản thân, đất nước. “Cuồng” thực chất phải là sự tôn sùng quá mức, xem những điều đó là hoàn mỹ và cao quý nhất đối với mình. 

Bản chất cốt lõi của wibu cũng giống như nguồn gốc hình thành lên nó, mang tính tiêu cực cùng hàm ý mỉa mai, châm chọc. Do đó, nếu sử dụng “wibu” bừa bãi thì bạn cũng sẽ vô tình gây tổn thương đối với những người đơn giản là yêu mến nền văn hóa và con người Nhật Bản. 

Như vậy, bài viết trên mayruaxecongnghiep.com đã chia sẻ đến bạn wibu là gì, các thông tin cần biết xung quanh nó. Hãy truy cập thường xuyên website chính thức của chúng tôi để cập nhật tin tức, kiến thức mỗi ngày nhé!

Plot twist là gì? Mục đích sử dụng và top những bộ phim có plot twist ấn tượng

Một bộ phim như thế nào đối với bạn là hay và ấn tượng? Đây chắc chắn là một câu hỏi mà bất cứ ai cũng sẽ có những đáp án của riêng mình. Tuy nhiên, tôi dám khẳng định phần đa trong số chúng ta sẽ chọn một tiêu chí mang tên “plot twist” – “cao trào” để nói về bộ phim yêu thích của mình. Vậy plot twist là gì? Những cách tạo ra plot twist ở các bộ phim hiện nay như thế nào? Hãy cùng mayruaxecongnghiep.com tìm hiểu vấn đề này nhé!

Plot twist là gì? 

Thực tế, plot twist là một thuật ngữ điện ảnh dùng để chỉ những tình huống, tình tiết hoặc nút thắt gây bất ngờ mà người xem không thể đoán trước được. Plot twist thường sử dụng nhiều trong các bộ phim, cuốn tiểu thuyết và được đạo diễn, biên kịch đưa vào xuyên suốt tác phẩm của mình.

Plot twist là gì

Đây cũng được xem là một yếu tố quan trọng bậc nhất khi viết kịch bản, nó quyết định đến độ hay và hấp dẫn của bộ phim hoặc cuốn tiểu thuyết đó. Chính vì vậy, ngày nay plot twist được ứng dụng phổ biến từ phim truyện đến các tựa game mang nội dung.

Cha đẻ của “plot twist” chính là nhà làm phim nổi tiếng người Anh tên Alfred Hitchcock. Ông là một bậc thầy trong cách tạo plot twist với những bộ phim mang nút thắt táo bạo. Điển hình phải kể đến bộ phim Psycho (năm 1960), trong phim ông đã để nhân vật chính chết khi bộ phim mới chiếu được hơn ⅓ thời gian. 

Mục đích của việc tạo plot twist là gì?

Ngày nay, việc tạo ra plot twist trong các bộ phim của các biên kịch và đạo diễn không còn quá xa lạ với người xem. Một bộ phim có thành công hay không là phải dựa vào những phản ứng của người xem. Một bộ phim muốn có người xem thì phải dựa vào kịch bản phim. Do đó, việc cài cắm các nút thắt hay các nút dẫn đến cao trào vào kịch bản sẽ tạo nên những bất ngờ thú vị, thu hút lượng người theo dõi.

Plot twist giúp các bộ phim trở nên hấp dẫn và thu hút được người xem

Con người thường có tính tò mò và sẽ bắt đầu phỏng đoán những nội dung tiếp theo là một trong những thói quen khi xem phim phổ biến hiện nay. Các đoàn sản xuất phim đã dự đoán trước được điều này, nên nhằm tạo ra một cú lừa ngoạn với người xem thì họ sẽ nghĩ ra hướng phát triển câu chuyện độc đáo, đảm bảo độ hấp dẫn và sự kịch tính có thể diễn ra xuyên suốt bộ phim.

Cách tạo plot twist

Để cho bộ phim của mình được hấp dẫn và thu hút người xem thì những người đạo diễn và biên kịch đều được đào tạo bài bản qua các trường lớp chuyên môn. Dưới đây là các hình thức để tạo “plot twist” quen thuộc như sau: 

Anagnorisis

Đây là một plot twist, trong đó nhân vật chính của bộ phim sẽ dần nhận ra bản chất thật sự của mình hoặc những nhân vật xung quanh. Bắt đầu từ đây, một loạt các thông tin quá khứ của nhân vật sẽ được tiết lộ và giải thích rõ hơn cho kết thúc phim.

Sự kịch tính của các bộ phim được đẩy lên “tột đỉnh” với các “nút thắt”

Đoạn hồi tưởng ký ức

Đoạn hồi tưởng hay còn gọi là Flashback cũng được sử dụng khá hiệu quả ở nhiều bộ phim, nhằm tạo ra một nút thắt hấp dẫn. Tại đoạn ký ức này, một phân cảnh chứa sự kiện nào đó trong quá khứ sẽ bị thay đổi đột ngột gây bất ngờ cho người xem. Chính tình tiết này cũng sẽ giải đáp các thắc mắc cho những cảnh trước đó của bộ phim. 

Unreliable narrator

Đối với những bộ phim có dạng nhân vật người dẫn chuyện, các đạo diễn thường sử dụng “Unreliable narrator” – “Người dẫn dắt câu chuyện không đáng tin” để tạo ra plot twist. Trong cách này, người dẫn chuyện có vai trò quan trọng khi làm sai lệch kết thúc bộ phim bằng cách ngay từ đầu phim sẽ tiết lộ các tình tiết. 

Peripeteia

Đây là một thủ thuật thường được sử dụng để tạo plot twist ấn tượng. Đối với cách này, tác giả sẽ đảo ngược vận mệnh nhân vật chính. Khi căn cứ vào hoàn cảnh nhân vật thì vận mệnh của nhân vật đó có thể rơi vào tình huống tốt hoặc xấu, nhưng đảm bảo tự nhiên nhất có thể.

Kết thúc bất ngờ nhân vật chính mà bạn không thể đoán trước khi tác giả xây dựng “plot twist” qua Peripeteia

Deus ex machina

Nhiều bộ phim hiện nay rất hay sử dụng cách này để tạo cao trào câu chuyện. Deus ex machina dùng để ám chỉ sự xuất hiện bất ngờ của một nhân vật mới. Nhân vật này sẽ giải quyết các tình huống đã diễn ra trước đó hoặc gỡ những rắc rối cho nhân vật chính. Từ thời điểm nhân vật mới xuất hiện sẽ kết thúc một tình huống xấu và bắt đầu một tình huống tốt hơn, bộ phim có thể kết thúc “happy ending”. 

Poetic justice

Cách này khi dịch ra tiếng Việt sẽ là “công lý trong thơ ca”. Đây là dạng mô típ quen thuộc, không xa lạ với những người mê phim. Đối với cách này sẽ giúp tạo ra plot twist khiến người xem hài lòng, nhân vật phản diện bị trừng phạt với những tội ác họ đã làm. Ngược lại, nhân vật chính diện sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn ở kết thúc phim.

Khẩu súng của Chekhov

Đây là thuật ngữ để chỉ những nhân vật phụ được giới thiệu từ đầu bộ phim, thậm chí xuất hiện rất ít và không có vai trò quan trọng trong các tình huống phim. Nhưng đây lại là plot twist tạo ra tính bất ngờ của câu chuyện, những vai phụ ấy thực chất lại là người tạo ra tầm ảnh hưởng lớn nhất ở phần kết thúc. Những nhân vật này ở một cách nào đó thì họ thường có mối quan hệ mật thiết và gần gũi với nhân vật chính trong phim.

Bộ phim “The Twilight Breaking Dawn” thành công nhờ sử dụng “plot twist”

Cá trích đỏ – Red herring

Thủ thuật này thường được dùng nhiều trong các tiểu thuyết hay những bộ phim thể loại trinh thám. Red herring sẽ là một đầu mối phá án, tác giả sẽ lặp đi lặp lại nó để đánh lừa người theo dõi rằng, đó sẽ là chi tiết để có hướng điều tra. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ lại là nút thắt của bộ phim, bởi đầu mối đó chẳng có tác dụng gì và tác giả sẽ bỏ qua luôn.

In medias res

Đây là một hình thức tạo nên plot twist khá độc đáo. Bộ phim sẽ sử dụng các tình huống ở giữa để bắt đầu nội dung câu chuyện chứ không phải dùng phần đầu hay phần cuối như thông thường. Mạch phim sẽ tiếp tục với các đoạn hồi tưởng và kết phim sẽ là các sự kiện tiếp nối của phần đầu. 

Có phải phim plot twist nào cũng mang lại hiệu quả?

Việc sử dụng các nút thắt để trở thành một yếu tố quan trọng, giúp bộ phim hấp dẫn hơn đối với khán giả thì đa phần phải nhờ khả năng tư duy của biên kịch. Trong một tác phẩm, nếu có sự xuất hiện của một plot twist chất lượng thì là đã tốt rồi. Hoặc thậm chí, nhiều plot twist xuất hiện nhưng phải đảm bảo rằng tác giả đã đầu tư “chất xám” trong quá trình hình thành sự sắp xếp nó cho hợp lý lại càng tốt hơn.

Chính vì vậy, để đảm bảo được thành quả đến với công chúng. Chúng ta không cần tập trung vào số lượng plot twist mà nên tập trung vào chất lượng của nó thì hơn. Một bộ phim có thể chỉ cần một plot twist cũng đã đủ để khán giả ấn tượng và ghi nhớ về nó. Ngược lại, nếu sử dụng quá nhiều plot twist, nhưng thiếu độc đáo và lặp lại sẽ khiến bộ phim ấy khó hiểu và rối lên. Một ví dụ kinh điển cho thấy sự phản tác dụng của plot twist là bộ phim Now You See Me 2 (2016). Bộ phim đã gây ra tranh cãi khi nó xây dựng quá nhiều plot twist, chính việc lạm dụng đã khiến tác phẩm bị nhàm chán và gây ra sự thất bại thảm hại của cả đoàn làm phim.

Bộ phim “A Separation 2011” đoạt giải Oscar với những hình ảnh giản dị, không có plot twist

Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm điện ảnh thiếu đi plot twist những vẫn được đánh giá rất cao từ khán giả. Phải kể đến bộ phim đầu tiên của Iran nhận giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, có tên “A Separation 2011”. Không nút thắt, không cao trào, bộ phim kể về một câu chuyện bình thường giản dị mà bất cứ đâu cũng có nhưng lại thu hút người xem bằng những góc quay tinh tế và các tình tiết rất đời thường.

Bộ phim “3 chàng ngốc 2009” thành công nhờ những tình huống bất ngờ hài hước mà không sử dụng đến những nút thắt

Bên cạnh đó, một bộ phim khác có tên “3 Idiots” – “Ba chàng ngốc” (2009),  lại được đánh giá cực kỳ xuất sắc. Các tình huống trong phim phát sinh bất ngờ, hài hước và gắn kết với nhau khéo léo. Từ đó, mạch phim được xây dựng một cách hoàn hảo và lôi cuốn khán giả theo dõi từ đầu đến cuối.

Top các bộ phim có sử dụng plot twist hay nhất, ấn tượng nhất

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại hàng loạt các kỹ xảo đã ra đời nhằm hỗ trợ các bộ phim thành công hơn. Tuy nhiên, plot twist vẫn nắm giữ một vai trò quan trọng giúp các bộ phim để lại ấn tượng trong lòng công chúng. Dưới đây là top 3 bộ phim có plot twist được đánh giá cao nhất trong các năm trở lại đây:

Angels and Demons (Thiên thần và Ác Quỷ, năm 2009 )

Đây là bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Dan Brown. Nội dung của bộ phim kể về cuộc trả thù ác liệt của Illuminati – là một hội nhóm kín bao gồm các nhà khoa học từng bị Giáo hội thủ tiêu vì có những tư tưởng và lập luận đối nghịch với những lời dạy của Thiên Chúa.

Bộ phim “Thiên thần và ác quỷ, 2009” được đánh giá cao nhờ các plot twist ấn tượng

Theo dõi bộ phim sẽ thấy được sự kịch tính mà tác giả muốn gửi đến người xem. Tưởng chừng như bộ phim sẽ kết thúc khi tôn Giáo chủ thị thần Patrick lên làm Giáo hoàng mới trước sự công nhận của Tòa thánh. Một diễn biến bất ngờ gần cuối phim đã làm xoay chuyển toàn bộ nội dung ban đầu, thì ra chính vị Giáo chủ thị thần này đã giết chết cha nuôi – vị Giáo hoàng trước đây. Cũng chính hắn là người ăn trộm những thí nghiệm phi vật chất, sau đó bày mưu để gán tội cho hội Illuminati với ý đồ quay trở lại báo thù bằng cách giết các vị Hồng y ở trong cuộc bình chọn Giáo hoàng kế nhiệm.

The Orphan (Tội ác tiềm ẩn, năm 2009 )

The Orphan là một phim thuộc thể loại kinh dị. Nội dung phim kể về một cô bé 9 tuổi tên là Esther được nhận làm con nuôi trong một gia đình. Nếu chỉ có thể thì bộ phim đã không cuốn hút người xem như vậy. Bất ngờ của bộ phim xuất hiện ở cuối phim đã gây sửng sốt cho tất cả khán giả: Thực chất, Esther là một người phụ nữ đã 33 tuổi và có tên thật là Leena. Cô ta bị mắc một chứng bệnh hiếm gặp về suy yếu tuyến yên, khiến Leena không lớn được. Từ đó, cô ta bị “thèm muốn” một cuộc sống của người phụ nữ trưởng thành thực thụ nên cô đã thay đổi họ tên và tìm cách để được nhận làm con nuôi trong các gia đình. Tuy nhiên, khi sống tại đó Leena đã tìm cách quyến rũ các ông bố và là hung thủ gây ra cái chết của ít nhất 7 người.

Bộ phim kinh dị “Tội ác tiềm ẩn, 2009” – plot twist là cô bé Esther với tâm hồn người phụ nữ 40 tuổi nhưng lại mang hình hài đứa trẻ

A little thing called Love ( Mối tình đầu, chiếu năm 2010 )

Chắc hẳn, đa số các bạn đã từng xem bộ phim đình đám của Thái Lan năm 2010. Đây là một bộ phim tình cảm tuổi học trò, kể về hành trình “tán đổ” nam thần trung học của nữ chính. Mở đầu phim là hình ảnh một cô gái có vẻ ngoài không ưa nhìn, nhưng vì tình yêu của mình đã quyết tâm thay đổi bản thân để trở nên xinh đẹp và xứng đôi với nam thần của lòng mình. Nhưng thật đáng tiếc, nữ chính đã bị nam chính từ chối thẳng thừng. 

Bộ phim Thái Lan “Mối tình đầu, 2010” thu hút người xem bởi cô gái Nam đã thay đổi ngoại hình không ưa nhìn của mình vì mối tình với anh chàng Shone

Cứ tưởng kịch bản phim với kết thúc là một mối tình dang dở và gây tiếc nuối, thế nhưng một diễn biến bất ngờ với phân cảnh nam chính đọc lại cuốn nhật ký của mình trước khi rời nhà đến Bangkok học tập. Trong cuốn nhật ký đó, hình ảnh của nữ chính xuất hiện vô cùng đáng yêu cùng các dòng cảm xúc không thể nói ra của anh chàng. Kết thúc phim là một “happy ending” của cặp đôi nam nữ chính sau 9 năm xa cách.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc plot twist là gì, cùng những cách tạo ra plot twist và top các bộ phim nổi tiếng qua sử dụng các nút thắt. Để cập nhật các kiến thức và tin tức mỗi ngày, hãy truy cập vào website mayruaxecongnghiep.com thường xuyên nhé!

Simp là gì? Liệu bạn có phải là một “simp” chính hiệu không?

“Simp” hiện đang là một thuật ngữ được giới trẻ sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, đối với những người ít truy cập mạng xã hội thì khó có thể nắm rõ được từ này. Vậy simp là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ “hot trend” này ra sao? Hãy cùng mayruaxecongnghiep.com tìm hiểu dưới bài viết ngay sau đây!

Simp là gì?

Trong cộng đồng mạng hiện nay, “simp” được hiểu là một danh từ viết tắt khá nặng nề của Sucker Idolizing Mediocre Pussy – tạm dịch là “thằng mê gái”. Simp được sử dụng để chỉ trích hoặc trêu chọc trước những tình huống các thanh niên đứng ra bảo vệ phái nữ một mức thái quá, bất chấp đến mức mù quáng dù người phụ nữ phớt lờ như không tồn tại.

Simp là gì?

Trước đó, cộng đồng meme sử dụng một từ “cao quý” hơn là “White Knight” (Hiệp Sĩ Trắng bảo vệ công chúa) để chỉ những thanh niên hám gái và điên cuồng bám theo họ. Tuy nhiên, khi “simp” xuất hiện, nó đã thay thế cho cụm từ này.

Nguồn gốc của từ simp 

Cho đến hiện nay, về nguồn gốc của từ “simp” và người tạo ra từ này vẫn đang là một ẩn số. Theo một số giả thuyết nghiên cứu, từ này được sử dụng vào đầu những năm 2000 và “simp” là từ viết tắt của “simpleton”. Theo lịch sử thì “simpleton” được xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển vào năm 1946. Nhưng sau đó đã bị lãng quên và đến tận những năm 90 thì từ này mới được chú ý lại.

Mặc dù không liên quan, nhưng từ “simp” đã được sử dụng để thay thế cho từ “pimp” trong bài hát “Sippin on Some Syrup” của nhóm nhạc Three 6 Mafia phát hành năm 2000. Vào khoảng 5 năm sau, Artemus Clyde đã chính thức cập nhật nghĩa của từ “simp” trên trang Urban Dictionary với nghĩa là dùng để chỉ những chàng trai luôn bám theo các cô gái nóng bỏng với mục đích quan hệ thể xác với họ.

“Simp” xuất hiện đầu tiên vào năm 1946 tuy nhiên đến những năm 2000 “Simp” mới bắt đầu được dùng trở lại

Cho đến hiện tại, “simp” được sử dụng để chỉ một người đàn ông luôn bất chấp tất cả để theo đuổi, mù quáng với một thứ tình cảm viển vông với một người phụ nữ, dẫu họ có đối xử tệ và phát lờ tình cảm. 

Những điều thú vị về từ simp

Sau khi được đưa vào Urban Dictionary thì đến đầu năm 2019, “simp” mới xuất hiện trên subreddit với hơn 7600 bình luận. Tháng 10 năm 2019, “simp” được nhiều các Twitter bắt đầu sử dụng rộng rãi hơn và tới năm 2020 thì các định nghĩa của simp được đưa ra với nhiều hướng tìm phát triển:

Simp Nation là gì? (Quốc gia của simp)

Đây là một cụm từ khá đơn giản khi dịch nghĩa “Simp” là dại gái, “National” là quốc gia. Dịch cả cụm từ là chỉ những nơi tập trung hoặc thế giới riêng của các thanh niên “dại gái”. Có thể khẳng định như vậy, bởi các thành viên ở đây ai ai cũng “simp” , họ sẵn sàng bỏ bạn bè để bám đuôi và nghe theo lời gái một cách mù quáng, bất chấp.

TikToker Marco Borghi là người khởi xướng “hot trend simp”

Vì sao simp lại trở thành hot trend

Mặc dù có nguồn gốc xuất hiện khá lâu, nhưng đến tận năm 2019 thì simp mới tạo thành một trending với video “Welcome to Simp National” của TikToker Marco Borghi. Tài khoản TikTok của anh chàng này sở hữu hơn 2 triệu người theo dõi, video được mở đầu với một dòng chữ tạm dịch là: “ Nếu một cô gái gửi cho bạn một loạt các tin nhắn kể lể về tình cảm với hy vọng bạn sẽ an ủi cô ấy! Chào mừng bạn đã đến với thế giới của Simp!”.

Bài hát “Welcome to Simp National” tạo nên hot trend “Simp” năm 2019

Ngay sau đoạn video, đông đảo các thành viên trên cộng đồng các trang mạng xã hội lớn như Reddit, Twitter,…cũng bắt đầu sử dụng phổ biến hơn. Một loạt các Hashtag #SimpNation trong Video của TikToker Marco Borghi đã trở thành “hot trend” trên mạng xã hội. “Simp” được sử dụng sẽ mang các ý nghĩa chỉ trích, trêu chọc là chủ yếu. Nhưng mặt khác, việc này lại giúp các chàng trai nhận ra việc theo đuổi và tốt bất chấp một cô gái, nhưng kết quả vẫn bị từ chối và đối xử thậm tệ sẽ giúp họ “sáng mắt ra” và trưởng thành hơn trong tương lai.

Tuy vậy, theo các chuyên gia tâm lý chúng ta không nên gọi tùy tiện một người là “simp”, điều này sẽ khiến họ trở nên tự ti trong cuộc sống. Nếu xét theo tự nhiên, họ không hề có lỗi mà họ chỉ đang theo đuổi thứ tình yêu trong sáng không có sự tính toán, mong muốn người mình yêu luôn được vui vẻ và hạnh phúc mà thôi!

Hãy giúp đỡ các anh chàng này vượt qua, thay vì chỉ trích họ nhé!

Quy luật của tạo hóa là không bao giờ thay đổi, giống như “trái đất luôn quay xung quanh mặt trời”. Vậy nên ai trong số chúng ta cũng sẽ phải trải qua cảm giác theo đuổi người mình yêu, làm tất cả những gì để tốt cho người ấy dù khi không được đáp trả lại tình cảm. Chính vì vậy, đừng mỉa mai hay kỳ thị những anh chàng Simp đang đau khổ trong tình yêu nhé! Hãy giúp họ hiểu được việc ai đó không đón nhận tình cảm của mình là điều hết sức bình thường. Quan trọng là họ phải cân bằng được cảm xúc và yêu thương bản thân mình hơn!

Một số simp nổi tiếng trên màn ảnh

Những simp nổi tiếng trên màn ảnh thì rất nhiều, nhưng có 2 simp nổi tiếng nhất mà bạn nên tìm hiểu. Thứ nhất, nhân vật Mordecai trong bộ phim Regular Shows từ lâu đã nổi tiếng trong cộng đồng Tik Tok và Youtuber. Thứ hai, nhân vật Finn trong một seri phim Adventure Time. Đây là hai nhân vật tiêu biểu nhất để bạn có thể liên hệ với khái niệm và biểu hiện bên trên. Vì vậy, hãy lựa chọn để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ “simp” nhé!

Bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về Simp là gì? Nguồn gốc cùng những lý do để từ này trở thành “hot trend” trong thời gian gần đây. Đừng quên ghé thăm website mayruaxecongnghiep.com thường xuyên của chúng tôi, để cập nhật tin tức hàng ngày nhé!