Rate this post

Tự kỷ ám thị là một căn bệnh về tâm thần khá phổ biến dạo gần đây. Khác với hầu hết các căn bệnh tâm lý khác, bệnh tự kỷ ám thị là tình trạng bệnh nhân tự huyễn hoặc, thôi miên bản thân về một điều gì đó có thật hoặc không có thật. Hiện có rất nhiều luồng ý kiến về căn bệnh tâm lý này khiến nhiều người hoang mang trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng tương tự, hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây!

Hội chứng tự kỷ ám thị

Tự kỷ ám thị là hội chứng về tâm lý

Contents

Tự kỷ ám thị là gì?

Tự kỷ ám thị hay còn có tên tiếng Anh là Autosuggestion. Hiểu một cách đơn giản đây là một hội chứng tâm lý, người bệnh có xu hướng tự thôi miên, tâm niệm bản thân về một điều hoặc một vấn đề nào đó. Giải thích một cách khái quát chính là tự tưởng tượng để làm mờ đi tư duy và nhận thức.

Tìm hiểu về tự kỷ ám thị

Theo các chuyên gia: Tự kỷ ám thị được ví như sợi dây kết nối ý thức và tư duy của con người để tạo nên vùng tiềm thức hành vi. Vì vậy bằng cách tự tâm niệm, người bệnh có xu hướng suy nghĩ về các vấn đề theo hướng mà bản thân mình muốn. Đồng thời thúc đẩy hành động dựa trên niềm tin được xây dựng.

Tự kỷ ám thị được xếp vào loại bệnh rối loạn tâm thần. Dù vậy không giống với nhiều vấn đề về tâm lý khác căn bệnh này gây ra tác động trên cả hai mặt và tích cực và tiêu cực. Thực tế có rất nhiều thiên tài trên thế giới mắc phải hội chứng này. Thông qua đó tự khai phá ra tiềm lực của bản thân và phát triển nó một cách tuyệt vời nhất.

Đọc thêm: 12 dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Tự kỷ ám thị ở trẻ nhỏ

Tự kỷ ám thị cũng là một hội chứng khá phổ biến trên trẻ nhỏ. Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ: Tỷ lệ trẻ nhỏ mắc hội chứng tự kỷ ám thị vào khoảng 1/150. Tức là cứ 150 đứa trẻ sẽ có 1 bé bị tự kỷ ám thị. Đồng thời tỷ lệ này cũng có xu hướng tăng nhanh qua từng năm, mức độ tăng có thể đạt tới khoảng 10 đến 17%.

tỷ lệ ám thị ở trẻ nhỏ

Tự kỷ ám thị có thể phát bệnh ở trẻ nhỏ

Những đứa trẻ bị tự kỷ ám thị thường bị ảnh hưởng khá nhiều trong khoảng thời gian phát triển. Ngoài các triệu chứng bệnh có thể đi kèm sự nhạy cảm về các giác quan, rối loạn tiêu hóa, giấc ngủ, động kinh hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng,… Đặc biệt không phải tất cả các em bé bị tự kỷ ám thị đều cần sự hỗ trợ của gia đình và mọi người. Tùy vào tình trạng bệnh có bé không phụ thuộc vào sự trợ giúp của mọi người mà có thể phát triển độc lập, một số cần ít hỗ trợ hoặc cũng có trường hợp cần hỗ trợ hoàn toàn.

Các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ám thị

Với từng mức độ khác nhau, tự kỷ ám thị có cách biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên để nhận biết bạn có thể đánh giá dựa trên một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Người bệnh có xu hướng sống khép kín, tách biệt khỏi mọi người và không thích tạo sự chú ý.
  • Người bị tự kỷ ám thị thường có xu hướng dễ mất tập trung, giao tiếp kém.
  • Họ thường dễ bị đắm chìm vào suy nghĩ của bản thân và rất khó để thoát ra khỏi nó.
  • Những người mắc phải hội chứng tự kỷ ám thị thường dễ mất kiểm soát vào những suy nghĩ và niềm tin của mình. Tuy nhiên họ lại khá giỏi trong việc che giấu, ít khi chia sẻ về suy nghĩ cũng như cảm xúc của bản thân.

dấu hiệu của tự kỷ ám thị

Họ có xu hướng sống khép kín, tách biệt

  • Người bệnh thường có xu hướng chỉ tập trung vào hành động và suy nghĩ của mình. Họ phớt lờ mọi sự vật, sự việc hay công việc xung quanh.
  • Họ có xu hướng trằn trọc, lo lắng thậm chí là rơi vào tuyệt vọng trước các vấn đề của bản thân. Thậm chí dù nó không có thật. Tuy nhiên cũng có đôi khi họ lại quá mơ mộng trong suy nghĩ của mình.
  • Phần lớn người bị tự kỷ ám thị thường khá tài năng. Họ có thể có năng khiếu trong một hoặc một vài lĩnh vực nào đó như: Khoa học, nghệ thuật, hội họa,…

Tự kỷ ám thị có nguyên nhân do đâu?

Ngoài việc hiểu rõ về tình trạng và các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ám thị thì các nguyên nhân khởi phát bệnh cũng là chủ đề được nhiều độc giả tìm kiếm. Về cơ bản nguyên nhân phát bệnh được phân tích dựa trên 2 nguồn là tâm lý và thực thể. Cụ thể như sau:

Xuất phát từ tâm lý

Thông thường khi mọi người tự giao tiếp, đối thoại với chính mình họ cũng có xu hướng đề cao, thuyết phục bản thân theo hướng mà mình muốn. Tuy nhiên ở người bệnh tự kỷ ám thị, niềm tin này có phần mạnh mẽ và thuyết phục hơn. Thậm chí họ có thể tự lừa dối bản thân, gạt bỏ các lập luận đối lập để khẳng định, hướng bản thân về điều mình muốn. Họ nhất mực tin rằng điều đó là hiển nhiên và đúng đắn.

tâm lý của người bị tử kỷ

Tin tưởng theo hướng mà mình cho là đúng

Những niềm tin và suy nghĩ được “cố tình” gieo rắc trong tâm trí biến hành sự khích lệ mạnh mẽ. Ngay cả khi gặp phải sự phản đối của mọi người, người bệnh có thể lấy chính điều đó để vun đắp niềm tin của bản thân. tất cả những điều này kết hợp với cảm xúc như được biến thành động lực, định hướng suy nghĩ, kiểm soát hành động của bệnh nhân.

Nguyên nhân thực thể

Một số trường hợp, tự kỷ ám thị bắt đầu khởi phát sau các chấn thương của sọ não. Đặc biệt khi các vùng não chức năng bị tổn thương dẫn đến các tế bào thần kinh bị gián đoạn. Chính điều này sẽ tạo nên các khu vực ức chế, gây suy nghĩ và niềm tin sai lệch. Những tổn thương này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đây là nền móng gây ra hội chứng tâm lý này.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài hai nguyên nhân chính từ tâm lý và thực tế, tự kỷ ám thị cũng có thể khởi phát do:

  • Những chất thần kinh bên trong bộ não có xu hướng tăng, giảm thất thường.
  • Người bệnh luôn chìm đắm trong các suy nghĩ tiêu cực, sai lầm gây tổn thương đến các phân khu não. Tình trạng này có thể khiến các tế bào thần kinh bị ngừng hoạt động hoặc hoạt động gián đoạn trong một khoảng thời gian.

nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ

Tâm trạng luôn bất an, u uất và buồn tủi

  • Một số người bệnh bị ảnh hưởng do gen di truyền.
  • Hàm lượng testosterone bị kích thích dẫn đến dậy thì sớm. Lúc này các tế bào và cơ quan trong cơ thể phát triển như người trưởng thành ở độ tuổi quá nhỏ dẫn đến vô hiệu tại một vài vùng não. Đây là nguyên nhân tạo nên các suy nghĩ lệch lạc, giảm khả năng giao tiếp xã hội.

Các tác động của bệnh tự kỷ ám thị

Như đã chia sẻ: Tự kỷ ám thị không hoàn toàn gây ra các tác động tiêu cực đối với người bệnh. Thay vào đó nó ảnh hưởng trên cả hai mặt tiêu cực và tích cực. Để đề phòng và tận dụng hiệu quả bạn cần hiểu rõ về các ảnh hưởng của căn bệnh này.

Tự kỷ ám thị tích cực

Về mặt tích cực, nhờ khả năng tự thôi miên và điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình, người mắc tự kỷ ám thị có thể phát hiện và khai thác được nhiều năng lực bị ẩn giấu của bản thân. Hơn nữa họ cũng có thể chủ động biến các suy nghĩ của mình thành động lực để thúc đẩy bản thân vượt qua giới hạn.

tự kỷ ám thị tích cực

Một số bệnh nhân tự kỷ ám thị có khả năng kiểm soát tâm trạng tốt

Hơn nữa cũng nhờ khả năng điều chỉnh được cảm xúc và suy nghĩ nên nếu biết cách “sử dụng” họ có kiểm soát căng thẳng và tâm trạng của mình rất tốt. Thông qua đó hạn chế tình trạng bùng nổ cảm xúc làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh cũng như tránh nguy cơ đột quỵ.

Tác động theo hướng tiêu cực

Ở khía cạnh tiêu cực, cũng bởi tự huyễn hoặc bản thân nên không ít người bệnh có lòng tin mãnh liệt với những điều tiêu cực. Điều này không chỉ khiến tâm trạng ngày càng tệ hơn mà còn để lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của họ. Mặt khác tiêu cực kéo dài sẽ đi kèm với trầm cảm, mức độ nguy hiểm cũng được tăng cao hơn. Chẳng hạn khi rơi xuống tận cùng của cảm xúc, họ không còn suy nghĩ đến bất kỳ điều tốt đẹp nào nữa mà chỉ một lòng muốn từ bỏ cuộc sống,…

Không những thế, người mắc bệnh tự kỷ ám thị còn có thể tưởng tượng mọi người đều là kẻ thù, mối đe dọa của mình. Từ những sai lệch này có thể dẫn đến suy nghĩ bệnh hoạn, rùng rợn hơn thậm chí là gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

Cách để vượt qua tự kỷ ám thị

Thực tế tự kỷ ám thị là một hội chứng rối loạn tâm thần cần được mọi người đặc biệt quan tâm. Bởi nếu không biết cách điều chỉnh tâm lý và cảm xúc, việc đi sai đường, gây tổn hại cho bản thân và mọi người xung quanh là điều khó tránh. Vậy chúng ta nên làm gì để vượt qua chứng tự kỷ ám thị?

cách vượt qua nỗi sợ, tự kỷ

Tự kỷ ám thị có khỏi được không?

Điều trị ám thị tự kỷ

Dựa vào tình trạng bệnh mà phác đồ điều trị tự kỷ ám thị của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp người bệnh có thể thoát khỏi hội chứng tâm lý nguy hiểm này. Thông thường người bệnh sẽ được kết hợp 2 phương pháp là dùng thuốc và các biện pháp tâm lý. Ngoài ra có thể áp dụng thêm một vài phương pháp dưới đây để gia tăng hiệu quả.

  • Các liệu pháp mang tính cá nhân hoặc tập thể dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý, nhà tâm lý học.
  • Khuyến khích sự chăm sóc, quan tâm và động viên từ những người xung quanh đặc biệt là bạn bè và người thân. Đây là liều thuốc tinh thần vô cùng hiệu quả giúp người bệnh nhanh chóng cân bằng và khỏi bệnh.
  • Nhận sự trợ giúp của các chuyên gia, chấp nhận vấn đề của bản thân, chủ động giải quyết thay vì trốn tránh.

Thay đổi từ chính bản thân người bệnh

Cũng như nhiều căn bệnh về tâm lý khác, dùng thuốc hay các liệu pháp tâm lý chỉ là một phần hỗ trợ bên ngoài, quan trọng nhất vẫn là trạng thái của người bệnh. Để chiến thắng tự kỷ ám thị, chính người bệnh phải tin tưởng vào bản thân và muốn thoát khỏi nó.

duy trì cảm xúc tích cực

Duy trì cảm xúc, trạng thái và suy nghĩ tích cực

  • Đặc trưng nổi bật nhất của hội chứng này nằm ở cách suy nghĩ và tự thôi miên ảnh hưởng đến nhận thức của chính bệnh nhân. Do vậy cách khắc phục đơn giản nhất là hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, hướng tới những điều tích cực và lành mạnh hơn.
  • Áp dụng diễn tập tinh thần hay chính là cách kiểm soát và can thiệp tốt cả về suy nghĩ và cảm xúc. Ví dụ như: Nếu đang chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ, bạn có thể tưởng tượng về nó để diễn tập trước khi cuộc hẹn diễn ra.
  • Nên chủ động theo dõi và hiểu rõ về biểu hiện và mong muốn của chính bản thân mình. Hoặc bạn có thể suy nghĩ và chủ động viết ra những điều mình mong muốn trong tương lai.
  • Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, kết nối với những người trong cùng hoàn cảnh để được quan tâm, đồng cảm và khích lệ.
  • Một trong những điều quan trọng nhất để vượt qua tự kỷ ám thị chính là chấp nhận tình trạng của bản thân. Đó không phải là sự thiếu sót của bạn, điều này sẽ giúp bệnh nhân sẵn sàng tiếp nhận và hợp tác khi được điều trị.

Giải đáp một số thắc mắc về tự kỷ ám thị

Tự kỷ ám thị được hiểu như một chiếc cầu nối của ý thức để tạo ra tư duy, tiềm thức và biến nó thành hành động. Nếu biết xử lý đúng cách, đây có thể là cơ hội để bạn nhận ra khả năng của bản thân đồng thời đạt được thành công trong tương lai. Tuy nhiên nó cũng có thể là nguyên do khiến bạn trở nên hoang tưởng, xa rời thực tế, nghi ngờ bản thân. Dưới đây là một vài thắc mắc cùng lời giải đáp để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

tâm lý của người bị tự kỷ

Số lượng người bị tự kỷ ám thị ngày càng gia tăng

Tự ám thị có nguy hiểm không?

Thực ra tự kỷ ám thị không hoàn toàn có hại. Chỉ trong trường hợp người bệnh không thể làm chủ được bản thân dẫn đến việc luôn rơi vào trạng thái bi quan, tiêu cực thì căn bệnh này mới trở thành “vấn đề”.

Biến chứng rối loạn tự kỷ ám thị

Rối loạn tự kỷ ám thị để lại tác động với người bệnh trên cả 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trong đó biến chứng lớn nhất của căn bệnh này là suy nghĩ tiêu cực dần chiếm ngự toàn bộ tiêu chí. Lúc này người bệnh luôn ở trong trạng thái u uất, dần mất đi niềm vui, buông xuôi với cuộc sống và từ bỏ mọi thành quả cùng cố gắng của bản thân mình.

Tự kỷ ám thị khi nào cần gặp bác sĩ?

Là một hội chứng “bất ổn” về tâm lý nên để điều trị ổn định, dứt điểm, nhiều bệnh nhân đã chủ động liên hệ, nhận tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ tâm ly. Song phần lớn mọi người đều bỏ qua những “bất ổn” trong suy nghĩ của mình. Vậy khi nào bệnh nhân tự kỷ ám thị cần đi khám bác sĩ?

Khi nào người tự kỷ cần chữa trị tâm lý

Nhận tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tâm lý

Nếu cảm thấy bản thân dẫn không kiểm soát được suy nghĩ và tâm trạng của mình khiến mọi thứ phát triển theo hướng tiêu cực. Tốt hơn hết bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý. Lúc này đều tự mình cố gắng đối mặt với các vấn đề của mình có thể sẽ dẫn đến đường cụt, gây ra nhiều tổn thương về mặt tâm lý, tinh thần.

Nói tóm lại tự kỷ ám thị là hội chứng “tự làm mờ mắt”, xuất phát từ mối quan hệ giữa niềm tin và suy nghĩ của người bệnh. Đây là một chứng rối loạn về tâm lý, gây tác động cả về mặt tiêu cực và tích cực cho bệnh nhân. Bằng cách hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu cùng các cách điều trị, chúng ta có thể chủ động hơn khi phải đối mặt với căn bệnh này cũng như duy trì tốt cảm xúc của mình. Mong rằng bài viết chia sẻ trên đây có thể đưa đến cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích về căn bệnh này!

 

Website đang chạy thử nghiệm