Rate this post

Trước guồng quay của cuộc sống con người ngày càng bận rộn với công việc kiếm tiền. Điều này đã dẫn đến lối sống vô cảm ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Vậy vô cảm là gì? Nguyên nhân do đâu và có biểu hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể hiểu được vấn đề này nhé.

Contents

Giải thích vô cảm là gì? 

Khi cắt nghĩa của từ vô cảm chúng ta có, “vô” tức là “không” còn “cảm” là “cảm xúc, tình cảm”. Như vậy vô cảm có nghĩa là không có cảm xúc, tình cảm. Người mắc bệnh vô cảm là người rơi vào trạng thái không thờ ơ, lãnh cảm với những người khác và các vấn đề xung quanh. Họ không thể thấu hiểu, đồng cảm với người khác. 

Vô cảm là gì? Lối sống vô cảm là gì?

Những người sống vô cảm thường chỉ quan tâm đến bản thân mình, hoàn toàn không quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh. Nói cách khác vô cảm chính là thái độ lạnh lùng trước mọi sự việc diễn ra trong đời sống. Lối sống vô cảm này gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho chính các cá nhân ấy và cả xã hội. 

Biểu hiệu của người bị vô cảm là gì?

Biểu hiện của người bị vô cảm rất đa dạng và phức tạp, nhưng về cơ bản gồm có những trạng thái sau: 

Chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân

Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của người vô cảm đó là họ chỉ quan tâm đến bản thân mình. 

  • Mọi hành động của họ đều xuất phát từ mục đích thu lợi về cho mình và không hề bận tâm đến hậu quả gây ra cho người khác. 
  • Không thấy mình có trách nhiệm phải giúp đỡ người khác. Khi vô tình gặp người cần giúp đỡ họ luôn cho rằng đó không phải việc của mình và không có cảm xúc thương xót. Đồng thời, họ sợ bản thân sẽ gặp phải phiền toái, rắc rối không đáng có nên sẽ cố tình làm lơ, bỏ qua sự cầu xin giúp đỡ của người đang gặp khó khăn.

Tuy nhiên bên cạnh đó có những người bị bệnh vô cảm nặng hơn, họ thậm chí còn chẳng quan tâm đến cuộc sống của chính mình. Những đối tượng này chỉ “tồn tại” chứ không phải đang sống. 

Biểu hiện của vô cảm sống tách biệt, chỉ quan tâm bản thân

Không quan tâm đến những người xung quanh

Biểu hiện của người vô cảm đó là thờ ơ với tất cả mọi người xung quanh, không có nhu cầu xây dựng những mối quan hệ bền chặt. Cụ thể như sau:

  • Họ thường thờ ơ, lãnh cảm với những vấn đề đau buồn của những xung quanh. 
  • Người vô cảm không quan tâm đến người thân, dù cha mẹ cũng không biết hỏi thăm, chăm sóc chỉ đưa tiền coi như hoàn thành trách nghiệm của bản thân. 
  • Trong tất cả các mối quan hệ họ đều hời hợt, thiếu sự chân thành. Không muốn lắng nghe, giúp đỡ người khác. 
  • Lời nói của họ thường hàm chứa cảm xúc tiêu cực, vô cảm đôi khi là độc địa… làm đau lòng, tổn thương những người xung quanh. 
  • Họ không thể duy trì được các mối quan hệ bạn bè thân thiết lâu dài, đa số các mối quan hệ đều là vì lợi ích. 
Người vô cảm không có các mối quan hệ xã hội thân thiết

Thơ ơ với mọi thứ xung quanh

Người vô cảm thường thờ ơ với mọi chuyện diễn ra xung quanh họ. 

  • Biểu hiện ban đầu là không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi với mọi người.
  • Họ không vui mừng, phấn khích trước những hoạt động tập thể có tính chất vui vẻ như khai giảng, liên hoan, họp lớp…
  • Thờ ơ với những chuyện bất bình ở xung quanh. Khi thấy người khác bị bắt nạt họ có xu hướng không quan tâm vì cho rằng đó là quy luật của cuộc sống, mạnh thắng yếu thua. 

Cảm xúc gần như bị tê liệt

Người vô cảm không có nhiều cảm xúc, khi đối mặt với chuyện đau buồn hay đáng giận dữ. Trong cuộc sống hàng ngày họ không bộc lộ cảm xúc nhiều mà chỉ giữ thái độ thờ ơ và dửng dưng. Rất hiếm khi họ cảm thấy thương xót, đồng cảm với người khác. 

Đồng thời người vô cảm không thể hiểu được cảm xúc của người khác. Họ dễ dàng cho rằng những người xung quanh mình chỉ đang làm quá vấn đề lên. Chính vì thế họ dễ làm tổn thương những người xung quanh mình bằng lời nói hoặc hành động.

Người vô cảm gần như không có xúc với những sự việc xung quanh

Nguyên nhân hình thành lối sống vô cảm là gì?

Hầu hết chúng ta ai sinh ra cũng đã có những cung bậc cảm xúc như buồn, vui, tức giận, sợ hãi, đau khổ, thương xót,… Tuy nhiên trải qua thời gian trưởng thành dưới sự tác động của nhiều yếu tố đã khiến cho một số người mất dần cảm xúc với thế giới xung quanh. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nhiều người bị vô cảm. 

Nguyên nhân từ bản thân mỗi người

Vô cảm có thể bắt nguồn từ những vấn đề, trải nghiệm cá nhân của mỗi người. Cụ thể như sau: 

  • Người có tính ích kỷ, thực dụng nên thiếu đi sự đồng cảm, cảm thông với người khác.
  • Người không có chính kiến dẫn đến việc dễ hùa theo người khác, khi ở cạnh người vô cảm cũng sẽ có những hành động vô cảm. 
  • Người liên tục phải chịu sự hãm hại, lừa dối dẫn đến bị ám ảnh, sợ hãi và vô cảm. Có những người ban đầu rất giàu tình cảm nhưng sau nhiều chuyện họ nhận thấy lòng tốt, sự đồng cảm với người khác của mình là sự ngu ngốc, chỉ khiến cho bản thân bị thiệt. Từ đó họ chọn lối sống vô cảm, thờ ơ với mọi thứ xung quanh để bảo vệ mình. Ví dụ như những trường hợp sau khi đưa người bị tai nạn giao thông vào viện lại bị người nhà nạn nhân đánh đập và đòi tiền bồi thường. 
Vô cảm hình thành từ tính cách nhút nhát, sợ sệt
  • Những người có tính cách nhút nhát, sống nội tâm và luôn lo lắng về mọi việc, sợ giao tiếp xã hội, không thích kết giao bạn bè. dễ trở nên vô cảm Kiểu người này không thích quan tâm đến việc của người khác, sống với quan điểm “ai làm gì thì làm miễn không ảnh hưởng đến mình là được” để có được cuộc sống thoải mái hơn. Lâu dần điều này khiến cho họ mất đi sự đồng cảm và trở nên thờ ơ, chai lì cảm xúc với mọi việc diễn ra xung quanh mình. 

Nguyên nhân đến từ cách giáo dục của gia đình

Cách giáo dục của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của một người. Do đó khi nói về những nguyên nhân dẫn đến vô cảm chúng ta không thể không nói đến những lý do xuất phát từ gia đình. Cụ thể như sau:

  • Sinh ra và lớn lên trong gia đình không gương mẫu về lối sống, ba mẹ có lối sống ích kỷ, thiếu sự đồng cảm với mọi người xung quanh. Trẻ sẽ học theo và có lối sống vô cảm này.
  • Cha mẹ không có thời gian dành cho con cái. Khiến cho trẻ lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm, dần trở nên chai lì và hình thành thái độ thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh.
  • Việc bố mẹ luôn đánh mắng con cái vô lý cũng khiến cho trẻ dần bị chai sạn về cảm xúc. Khi lớn lên sẽ chai lì với nỗi đau, sống khép kín và không thể thấu hiểu những người xung quanh.
Lối sống vô cảm hình thành từ gia đình
  • Ba mẹ chỉ chú trọng đến kết quả luôn dạy con cần phải vượt lên trên người khác. Lớn lên trẻ sẽ có tính cách hơn thua, luôn muốn mình phải hơn người khác, thiếu đi sự đồng cảm, yêu thương. 
  • Bố mẹ quá chiều chuộng con, luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con vô điều kiện khiến con hình thành nên tính ích kỷ, chỉ biết nhận và không biết cho đi. Những đứa trẻ này khi lớn lên dễ có tâm lý coi thường mọi thứ, không biết trân trọng tình cảm, đồng cảm với mọi người xung quanh, luôn đặt mong muốn của mình lên hàng đầu. 

Những tác động tiêu cực từ xã hội

Ngoài tác động từ gia đình thì những tác động xấu từ xã hội cũng khiến con người hình thành nên lối sống thờ ơ, vô cảm. Cụ thể như sau: 

  • Làm việc trong môi trường áp lực, có tính cạnh tranh và đào thải cao dần dần sẽ khiến cho con người trở nên lạnh lùng, ích kỷ, chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình. Thậm chí những người trong môi trường này lâu có thể sẵn sàng làm việc xấu hãm hại người khác để giữ vững vị trí của mình và đi lên được vị trí cao hơn. 
Do áp lực công việc và cuộc sống
  • Phải chịu quá nhiều áp lực từ cuộc sống cũng khiến cho con người trở nên vô cảm với mọi thứ xung quanh. Một người phải “gồng gánh” quá nhiều thứ sẽ không còn thời gian, sức lực để yêu thương đồng cảm với người khác. 
  • Lối “sống ảo” quan tâm đến số lượt like, bình luận mà quên đi việc phải quan tâm, kết nối với những người xung quanh. 
  • Xã hội ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo tinh vi đánh vào lòng tốt của con người. Điều này góp phần khiến con người trở nên thờ ơ, vô cảm với những sự kiện xung quanh. 
  • Bệnh thành tích cũng là nguyên nhân khiến số lượng người sống vô cảm ngày càng tăng. Thầy cô quan tâm đến thành tích của học sinh, những bài học về đạo đức, tình thương thường bị xem nhẹ.
Bệnh thành tích
  • Xã hội ngày nay quá chú trọng đến vật chất, quyền lực dần hình thành nên tính cách vô cảm của con người. Con người hiện nay có xu hướng quan tâm đến tiền nhiều hơn đạo đức. 

Tác hại của lối sống thờ ơ, vô cảm là gì?

Lối sống vô cảm đang gây ra những tác động tiêu cực đến các cá nhân, gia đình và xã hội. Cụ thể như sau:

Đối với cá nhân

Vô cảm gây ra rất nhiều vấn đề tiêu cực cho cá nhân có lối sống này. Họ sẽ không cảm nhận được hạnh phúc, ý nghĩa của cuộc đời. Đồng thời không có được những mối quan hệ chất lượng. Cụ thể như sau:

Tác hại của sự vô cảm đối với mỗi cá nhân

Con người trở nên cô độc

Sự vô cảm sẽ khiến những mối quan hệ thân thiết dần biến mất. Việc đồng cảm, sẻ chia giữa người với người ngày càng trở nên khó khăn. Ngay cả tình cảm giữa những người thân trong gia đình cũng sẽ dần bị mất đi, mối liên kết giữa các thành viên trong nhà ngày càng xa cách. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề như: Bạo lực gia đình; rạn nứt trong hôn nhân; con cái bị bỏ rơi, thiếu thốn tình cảm…

Người vô cảm sẽ không có được những mối quan hệ bạn bè “đúng nghĩa”. Bởi những cảm xúc của họ không thể đồng cảm sẻ chia và luôn lo lắng bị thiệt. Do đó những người vô cảm chỉ có được các mối quan hệ hời hợt, lợi dụng lẫn nhau. Khi họ gặp khó khăn sẽ khó nhận được sự giúp đỡ của bạn bè. Về lâu dài những người vô cảm sẽ trở nên cô độc.

Tâm hồn khô héo

Cảm xúc chính là thứ nuôi sống tâm hồn chúng ta, điều này đồng nghĩa với việc sự vô cảm là một tâm hồn “chết”. Khi sống một cuộc sống mà không có niềm tin, đam mê, sự đồng cảm và cũng không có bạn bè thì sẽ vô cùng tẻ nhạt. Con người sẽ dần héo mòn, không còn sức sống.

Vô cảm thực chất là một tâm hồn đã chết

Tác động của vô cảm đối với xã hội

Sự vô cảm đen đến nhiều tác động xấu cho xã hội. Nó khiến chất lượng cuộc sống của mọi người giảm xuống và làm cho xã hội không thể phát triển

Giảm chất lượng cuộc sống

Khi mọi người sống chỉ quan tâm đến bản thân mình và thờ ơ với mọi thứ xung quanh dẫn đến sự đồng cảm, tình thương trong xã hội sẽ giảm sút. Dần dần xã hội sẽ mất đi tính cộng đồng, làm chất lượng cuộc sống của con người bị giảm sút:

  • Các vấn đề xã hội không ai quan tâm: Khi mọi người chỉ lo cho cuộc sống của mình sẽ không quan tâm đến các vấn đề xã hội như vệ sinh môi trường, giúp đỡ những người khó khăn, yếu thế…
  • Đạo đức của con người ngày càng đi xuống: Các vấn đề như trộm cắp, lừa đảo, đánh nhau… sẽ tăng lên. Kẻ xấu sẽ có cơ hội hoành hành vì ai cũng vô cảm, không có ai đứng ra ngăn cản chúng làm những việc này. Hiện nay, chúng ta không còn hiếm gặp hình ảnh người bị cướp, bị đánh… mọi người chỉ đứng xem chứ không ai đứng ra can ngăn. 
Giá trị đạo đức của con người bị bỏ quên

Mất đi sự đoàn kết trong xã hội

Sự vô cảm khiến cho ai cũng chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, không còn ai muốn đứng ra vì lợi ích chung của cộng đồng. Sự tử tế, nhân văn, văn minh của xã hội cũng vì thế mà ngày càng đi xuống. 

Con người vô cảm, không có sự đoàn kết, yêu thương nhau đất nước sẽ không có sự độc lập và tự do. Nếu ai trong một đất nước ai cũng sợ hãi việc đứng lên vì quyền lợi dân tộc, sợ nguy hại cho tính mạng, thì chắc chắn đất nước ấy sẽ không có được độc lập, dễ dàng bị nước khác xâm chiếm.

Cách khắc phục lối sống vô cảm

Sự vô cảm là một vấn nạn của xã hội, có khả năng lan nhanh và không dễ để giải quyết. Có những người là nạn nhân của vô cảm và từ đó trở thành người vô cảm. Để giải quyết vấn đề vô cảm cần sự tự ý thức của mỗi cá nhân và sự chung tay của cả xã hội. Cụ thể như sau: 

Cách để cải thiện tình trạng vô cảm trong xã hội

Sự nỗ lực của mỗi cá nhân

Để khắc phục lối sống vô cảm trong xã hội mỗi cá nhân cần phải có ý thức trong việc nuôi dưỡng bảo vệ tâm hồn và các giá trị đạo đức của mình. Dưới đây là một số việc các cá nhân có thể làm để mình không mắc phải “bệnh” vô cảm. 

  • Nuôi dưỡng niềm tin vào sự tươi đẹp của cuộc sống: Hãy luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đừng chỉ vì một vài hiện tượng, sự việc mà đánh mất niềm tin, xã hội vẫn còn rất nhiều người tốt.
  • Suy nghĩ tích cực: Hãy luôn hướng về những giá trị tích cực, học cách suy nghĩ lạc quan hơn mỗi ngày. Bất kể vấn đề nào cũng đều tồn tại hai mặt, chỉ cần bạn nghĩ khác thì mọi thứ sẽ xoay chuyển theo một hướng khác.
Nuôi dưỡng tâm hồn
  • Lan tỏa sự yêu thương: Hãy lan tỏa sự quan tâm, trái tim nhiệt huyết và nồng nhiệt của mình đến những người xung quanh, kể cả khi họ là một người vô cảm, chỉ biết đến bản thân. Sự ấm áp của bạn có thể sẽ sưởi ấm trái tim đang lạnh giá, giúp họ cảm thấy được tầm quan trọng của tình yêu thương giữa con người với con người.
  • Tìm sự trợ giúp của người khác: Nếu cảm thấy bản thân đang rơi vào tình trạng vô cảm và không thể tự thoát ra được thì bạn hãy thử đến gặp gỡ các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn gỡ bỏ được những nút thắt trong lòng, thay đổi nhận thức về thế giới xung quanh, chữa lành tâm hồn cho bạn.

Sự chung tay của tất cả mọi người

Chỉ có sự cố gắng của một vài cá nhân là chưa đủ, để có thể đẩy lùi “căn bệnh” vô cảm trong xã hội chúng ta cần sự chung tay của nhiều người. Cụ thể như sau: 

  • Nhà nước và nhà trường: Cần đẩy mạnh các hoạt động, chương trình giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, lan truyền tình thương, tính tương thân tương ái… Đồng thời đẩy lùi vấn nạn thành tích, để các em học sinh có cơ hội học tập phát triển đầy đủ cả về đạo đức lẫn trí tuệ. 

Nâng cao giáo dục về đạo đức

  • Các tổ chức xã hội: Cần tổ chức, nhân rộng các hoạt động đánh thức sự đồng cảm, tinh thần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Ví dụ như trương trình xây nhà tình thương, phát thức ăn miễn phí tại bệnh viện, quan tâm hơn đến những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống
  • Với các gia đình: Bố mẹ cần quan tâm con cái nhiều hơn, dạy cho con biết về tình yêu thương, lòng nhân ái. Đồng thời, không nên quá chiều chuộng hay khắt khe với con cái. Thay vào đó, ba mẹ hãy giáo dục trẻ dựa trên tinh thần tôn trọng và lắng nghe. 

Kết luận

Vô cảm là một “căn bệnh” nguy hiểm khiến con trở nên thờ ơ, lãnh cảm với mọi việc xung quanh, mất đi khả năng đồng cảm, sẻ chia. Vô cảm là gì mà khiến cho các mối quan hệ rạn nứt, con người trở nên ích kỷ, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp. Như vậy chúng ta có thể thấy vô cảm là một vấn đề lớn của cả xã hội, mỗi người đều ra sức đẩy lùi sự vô cảm. 

Website đang chạy thử nghiệm