Ý nghĩa linh vật rồng – Chiêm ngưỡng linh vật rồng 2024

Chỉ còn vài ngày nữa thôi chúng ta sẽ cùng chào đón Tết Nguyên Đán 2024 Giáp Thìn với linh vật rồng oai hùng. Có lẽ vì vậy mà hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều đang gấp rút hoàn thiện linh vật rồng đón năm mới. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa linh vật rồng và những hình ảnh linh vật của các tỉnh thành nhé!

Linh vật rồng 2024 mang ý nghĩa gì?
Linh vật rồng 2024 mang ý nghĩa gì?

Linh vật rồng là gì?

Từ trước đến nay rồng vẫn luôn là biểu tượng của vua chúa và chỉ tồn tại trong truyền thuyết. Rồng cũng là con vật đứng đầu trong tứ linh gồm long, quy, lân và phụng;  tượng trưng cho quyền lực, tài lộc và may mắn. Với ý nghĩa này, linh vật rồng khá được ưa chuộng trong phong thủy.

Ý nghĩa của linh vật rồng trong phong thủy

Không chỉ mang đến vận khí, tài lộc tốt đẹp cho gia chủ, linh vật rồng cũng khá được ưa chuộng trong năm 2024 – Xuân Giáp Thìn. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng điểm nhanh qua một vài ý nghĩa của linh vật rồng dưới đây!

  • Trong truyền thuyết, rồng là con của trời, có thể hô mưa, gọi gió. Loài vật này tượng trưng cho sức mạnh vô biên, giúp gia chủ làm ăn phát đạt.
  • Linh vật rồng vàng giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc, hỗ trợ công việc kinh doanh, làm ăn được suôn sẻ.
  • Rồng xanh còn được gọi là thanh long có tác dụng phòng trừ kẻ tiểu nhân, giúp gia chủ tránh xa những âm mưu xấu.
Rồng xanh giúp thanh tẩy, phòng kẻ tiểu nhân
Rồng xanh giúp thanh tẩy, phòng kẻ tiểu nhân
  • Với uy lực mạnh mẽ, linh vật rồng giúp bảo hộ các gia đình, hóa giải các vận khí xấu, gia tăng tình cảm và sự hoàn thuận của các thành viên.
  • Đối với người làm ăn, kinh doanh, đây là linh vật đem đến sự may mắn, đại cát, đại lợi.
  • Những ai có tình duyên trắc trở, lận đận, sử dụng linh vật phong thủy rồng sẽ giúp mang đến sức hút, trợ duyên lành.

Cần chú ý điều gì khi sử dụng linh vật rồng tại nhà?

Muốn phát huy tốt tác dụng của linh vật rồng trong phong thủy, thì việc chọn hướng và vị trí đặt đặc biệt quan trọng. Thậm chí việc đặt sai cách có thể đem đến nhiều điều không may mắn cho gia chủ. Vậy chúng ta cần chú ý những gì khi bài trí linh vật rồng tại nhà?

  • Linh vật phong thủy rồng nên được đặt tại hướng trái hoặc phải của khu vực đại sảnh, phòng làm việc hoặc phòng khách.
  • Trong truyền thuyết rồng gặp nước sẽ trở lên dũng mãnh hơn. Vì vậy nếu có thể bạn nên đặt linh vật rồng gần khu vực bể cá để tăng thêm vượng khí.
  • Linh vật nên được đặt tại những nơi thoáng đãng như bàn làm việc, phòng khách. Bởi đây đều là khu vực có sinh khí lớn, giúp linh vật hấp thu năng lượng tốt nhất.
Linh vật rồng nên được bài trí tại khu vực sạch sẽ, thông thoáng
Linh vật rồng nên được bài trí tại khu vực sạch sẽ, thông thoáng
  • Với hàm ý rồng bay cao, bay xa, bạn cũng có thể đặt chúng tại khu vực gần cửa sổ, cửa chính. Điều này sẽ giúp công việc thuận lợi hơn, phất lên như diều gặp gió.
  • Linh vật rồng đặt cạnh phượng sẽ giúp trợ duyên, cải thiện đường tình duyên, mang đến hạnh phúc và thuận hòa trong hôn nhân, gia đình.
  • Đầu rồng nên xoay về hướng tốt với bản mệnh hoặc hướng sao chiếu mệnh của gia chủ. Nhờ vậy linh vật sẽ hấp thụ tốt năng lượng, linh khí để tăng thêm vượng khí cho gia chủ.
  • Mỗi gia đình không nên đặt quá nhiều linh vật rồng trong nhà. Theo các chuyên gia, số lượng rồng phong thủy không nên quá 5 con.

Một số hình ảnh rồng  

2024 là năm rồng, vì vậy mà dạo gần đây có không ít những hình ảnh linh vật rồng được chia sẻ rầm rộ trên khắp các nền tảng mạng xã hội. Chi tiết cùng theo dõi một vài hình ảnh dưới đây nhé!

Tượng rồng phong thủy

Đá phong thủy hình rồng được chạm khắc tinh xảo
Đá phong thủy hình rồng được chạm khắc tinh xảo
Rồng phú quý cho công việc thăng hoa
Rồng phú quý cho công việc thăng hoa
Tượng rồng bằng đồng đầy oai phong
Tượng rồng bằng đồng đầy oai phong
Rồng mạ vàng đón tài lộc, phú quý
Rồng mạ vàng đón tài lộc, phú quý

Hình rồng tại các tỉnh thành trên cả nước

Tượng rồng của nghệ nhân Đinh Văn Tâm
Tượng rồng của nghệ nhân Đinh Văn Tâm
Linh vật tại chùa Phước Bảo - Quảng Trị
Linh vật tại chùa Phước Bảo – Quảng Trị
Rồng gốm độc lạ Bình Dương
Rồng gốm độc lạ Bình Dương
Rồng Bình Định nhận về nhiều lời khen
Rồng Bình Định nhận về nhiều lời khen
Linh vật rồng “thấy là cười nguyên năm”
Linh vật rồng “thấy là cười nguyên năm”
Rồng “Aeon” khiến mọi người không khỏi bất ngờ
Rồng “Aeon” khiến mọi người không khỏi bất ngờ
Rồng Hàng Mã - Hà Nội
Rồng Hàng Mã – Hà Nội
Rồng cây xanh thân thiện với môi trường
Rồng cây xanh thân thiện với môi trường
Rồng màu cam - Biểu tượng của Bắc Giang
Rồng màu cam – Biểu tượng của Bắc Giang

Từ trước đến nay linh vật rồng vẫn luôn đại diện cho quyền lực, sức mạnh, giàu sang và phú quý, tiêu trừ tà khí. Trên đây là ý nghĩa và một số hình ảnh đẹp  của linh vật rồng 2024. Mong rằng bài viết có thể đưa đến cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích!

Nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm mới

Chúc tết, hái lộc là những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, thể hiện mong muốn năm mới nhiều may mắn, thuận lợi. Trong bài viết ngày hôm nay, mayruaxecongnghiep.com sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm cũng như cách hái lộc đúng giúp mang lại may mắn, tài lộc nhé!

Tìm hiểu về tục hái lộc đầu năm mới và nguồn gốc của phong tục

Những ngày đầu năm mới, theo dân gian sẽ có những việc nên làm hoặc kiêng làm để cả năm bình an, thuận lợi. Tục hái lộc cũng được thực hiện nhằm mong muốn cho năm mới thêm tài lộc.

Hái lộc đầu năm là phong tục lâu đời tốt đẹp của người Việt
Hái lộc đầu năm là phong tục lâu đời tốt đẹp của người Việt

Tục hái lộc là tục gì? Diễn ra vào ngày nào của năm mới?

Hái lộc được hiểu đơn giản là việc bẻ cành cây (cành lộc) và mang về nhà để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến trong cả năm. Người ta thường lựa chọn những cành nhỏ thuộc loại cây quanh năm tươi tốt tượng trưng cho chồi lộc, sự sinh sôi nảy nở.

Việc hái lộc đầu năm thường được diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán, thường vào đêm giao thừa hoặc sáng ngày mùng 1 Tết. Người dân thường đi thăm viếng chùa chiền xin lộc, cầu phúc, cầu tài và hái lộc.

Đây được xem là tín ngưỡng, một nét văn hóa lâu đời của người Việt trong ngày đầu năm mới. Các tín ngưỡng này đều giúp con người tạo dựng niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Nguồn gốc của phong tục hái lộc ngày đầu năm

Phong tục này đã có từ lâu đời, từ thời các Vua Hùng. Truyền thuyết kể rằng một ngày đầu xuân, Vua Hùng đã  gọi các con, các Lạc Hầu, Lạc Tướng và thần dân truyền dạy rằng các vị hoàng tử đã khôn lớn, nhà vua muốn các con của mình đi dạy dân làm ăn, trấn cứ các nơi.

Hái lộc đầu năm được bắt nguồn từ thời Vua Hùng
Hái lộc đầu năm được bắt nguồn từ thời Vua Hùng

Các người con của Vua Hùng đều bịn rịn và không muốn rời đi. Thấy vậy, hoàng hậu có ý định tổ chức lễ tế trời đất, hái lộc chia cho mỗi đứa con, ai nhận được cành lộc đi phương nào thì sẽ đi về phương ấy.

Vua Hùng thấy hợp lý nên truyền các Lạc Hầu, Lạc Tướng, các con của mình về nhà nghỉ, đợi ngày lành tháng tốt tổ chức Lễ tế Trời – Đất (trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Phú Thọ ngày nay).

Lễ tế Trời – Đất cầu mưa thuận, gió hòa, no ấm đủ đầy. Khi trời vừa sang canh, Vua Hùng cùng hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu năm. Vào sáng sớm, Vua Hùng chia cành lộc cho các con và dặn con đi trấn giữ các phương, giúp người dân cách làm ăn, kiếm sống.

Cũng từ đây, người Việt đã hình thành tục hái lộc đầu xuân để được Thần, Phật ban tài lộc, may mắn. Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm lịch sử, tục hái lộc được lưu truyền qua các thế hệ và trở thành nét văn hóa đặc biệt không thể thiếu trong ngày đầu tiên của năm mới.

Ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm

Hái lộc được nhiều người, nhiều gia đình Việt xem là điều không thể thiếu trong thời khắc chuyển giao năm cũ – năm mới. Họ cho rằng việc này sẽ mang về những điều may mắn, đồng thời giúp xua đi những điều không may mắn, muộn phiền của năm cũ.

Cành lộc non thể hiện mong ước năm mới may mắn, nhiều tài lộc
Cành lộc non thể hiện mong ước năm mới may mắn, nhiều tài lộc

“Lộc” lúc này không đơn thuần chỉ là tài lộc mà còn là sự may mắn, bình an, sinh trưởng, những điều tươi mới được hình thành qua những khó khăn, khắc nghiệt.

Hái lộc không đơn thuần chỉ là hành động ngắt từ trên cây một cành, một ngọn hoặc một nhánh mà còn mang theo đạo lý nhân quả. “Có làm thì mới có ăn” và những hạnh phúc, thành tựu đạt được phải xuất phát từ lời nói, hành động, phải dày công vun trồng và xây dựng.

Cách hái lộc đầu năm đúng và mang lại may mắn cho gia chủ

Hái lộc đầu xuân là việc làm quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách hái lộc sao cho đúng. Dưới đây là một số lưu ý và cách hái lộc đúng, mang lại nhiều may mắn cho năm mới mà bạn cần ghi nhớ:

Chọn cành lộc để hái

Hiện nay, phong tục hái lộc đang bị biến tướng, tạo nên những hình ảnh không hay, kém văn hóa. Thay vì xin cành lộc nhỏ thì nhiều người lại chặt cành bẻ lá, cành càng to càng tốt thậm chí có người còn nhổ cả cây non. Người ta chỉ biết rằng hái lộc đầu xuân là mang cành lộc về nhà, còn về kích cỡ, hái cành lộc ở đâu,… lại không nắm rõ.

Mua chậu cây, cây mía cũng là một hình thức hái lộc đầu năm
Mua chậu cây, cây mía cũng là một hình thức hái lộc đầu năm

Theo đó, người dân có thể đến các đền, chùa… để hái những cành lá non cắm trong nhà, trên bàn thờ. Cành lộc của từng loại cây lại mang đến những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, cành cây trứng gà mang lại may mắn về đường con cái (tượng trưng cho sự sum vầy), cành lộc của cây phát lộc mang lại sự may mắn tài lộc, công danh, cành lộc cây hoa hải đường thể hiện cho sự giàu sang, phú quý,…

Ngoài ra, hái lộc không nhất thiết là chúng ta phải bẻ cành, bứt cây mà có thể là hành động mua cây mía, mua cành vàng lá ngọc, mua chậu cây nhỏ,… Việc mua cây này cũng được xem giống như hình thức hái lộc sau khi đón giao thừa, viếng chùa, miếu.

Tâm của người hái lộc đầu năm

Hái lộc còn quan trọng ở cái tâm của người thực hiện hái lộc. Người hái lộc còn có tâm hướng thiện, sự vui vẻ thì cho dù là một cành lá bé nhỏ cũng mang lại nhiều phúc lộc, may mắn.

Khi hái lộc, bạn cần giữ cho mình tâm hồn thanh tịnh, thuần khiết để những lộc mà chúng ta hái được thật sự trở nên tốt đẹp và ý nghĩa. Bởi vì nếu như muốn có được cuộc sống tốt đẹp, nhiều may mắn, nhiều phước lành thì bản thân cần phải gieo những nhân lành trước tiên.

Đi hái lộc đầu xuân cần có tâm lành, tích thiện
Đi hái lộc đầu xuân cần có tâm lành, tích thiện

Do vậy, hành động hái lộc đầu xuân cần kết hợp nhiều yếu tố, tu tâm tích đức và làm nhiều việc thiện. Hạn chế việc chặt cành, bẻ cành lớn vừa làm mất đi nét đẹp truyền thống vốn có của tục hái lộc, vừa làm mất mỹ quan khung cảnh đền chùa.

Một số điều cần lưu ý khi hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu xuân có một số điều kiêng kỵ cần tránh trong tâm linh đồng thời cũng là vấn đề về môi trường như sau:

  • Khi hái lộc, cần chú ý lựa chọn cành tươi, có lộc non tránh mang cành lá héo úa, có gai nhọn về nhà bởi theo quan niệm lá héo úa, có nhiều gai tượng trưng cho sát khí, những điều không tốt lành.
  • Hái lộc đầu xuân chỉ cần hái một cành nhỏ, tượng trưng là đủ, đừng cố gắng chặt, bẻ cành thật lớn vì không phải cành càng to càng nhiều lộc.
Hái lộc lấy may một cách có văn hóa, không bẻ cành, vặt lá bừa bãi
Hái lộc lấy may một cách có văn hóa, không bẻ cành, vặt lá bừa bãi
  • Có thể hái lộc ở chùa, đền, miếu hoặc hái trong vườn nhà đều thể hiện mong ước năm mới nhiều tài lộc, may mắn. Nếu không hái được cành lộc ưng ý, bạn có thể thay bằng việc mua cành lộc, chậu cây nhỏ thay thế.
  • Để năm mới nhiều niềm vui, bình an, tài lộc thì bạn cũng cần thay đổi cách sống, cách nghĩ, lời ăn tiếng nói của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức, sống thiện lành.

Lời kết

Vừa rồi là những tìm hiểu về phong tục hái lộc đầu năm mà chúng tôi tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin của bài viết, bạn sẽ nắm được ý nghĩa của phong tục này để bắt đầu năm mới thuận lợi, như ý nhất!

Gợi ý những địa điểm du xuân hấp dẫn đầu năm Giáp Thìn 2024

Những ngày đầu năm là thời điểm lý tưởng để đi du xuân, thăm thú cảnh đẹp đó đây cũng như đi lễ cầu mong năm mới may mắn, bình an và tài lộc. Hãy cùng chúng tôi điểm nhanh những địa điểm du xuân nổi tiếng, hứa hẹn mang lại những chuyến đi đầu năm trọn vẹn nhất!

Gợi ý địa điểm du xuân miền Bắc

Trong những ngày đầu năm, người miền Bắc thường thích ngắm hoa, ngắm phong cảnh hoặc đi chùa, đi lễ cầu an lành. Một số địa điểm được nhiều người yêu thích tại miền Bắc mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

Địa điểm du xuân miền Bắc nổi tiếng với những ngôi chùa
Địa điểm du xuân miền Bắc nổi tiếng với những ngôi chùa

Du xuân đầu năm ở Hà Nội

Địa điểm du xuân Hà Nội, bạn có thể ghé thăm một số địa danh tiêu biểu như:

Chùa Hương (Mỹ Đức)

Chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch đầu năm không thể bỏ lỡ ở miền Bắc, cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình.Quần thể danh thắng bao gồm nhiều đền, chùa, đình thờ Phật và các vị thần khác trong tín ngưỡng Phật giáo. Lễ hội đầu năm tại chùa Hương thường bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến giữa tháng 3 âm lịch.

Địa điểm du xuân miền Bắc: Đền Ngọc Sơn – Hồ Gươm

Đền Ngọc Sơn được nhiều người Hà thành lựa chọn khi muốn du xuân đầu năm bởi địa điểm gần, thuận tiện với các con phố lớn. Đền Ngọc Sơn nằm trong quần thể hồ Hoàn Kiếm, được xây dựng từ thế kỷ 19 cùng với tháp Bút, cầu Thê Húc,… Những ngày đầu xuân, lượng người đổ về đền Ngọc Sơn vô cùng đông đúc để vừa vãn cảnh, vừa cầu bình an, tài lộc, thi cử đỗ đạt…

Văn miếu Quốc Tử Giám

Rất nhiều người ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày đầu năm
Rất nhiều người ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày đầu năm

Văn miếu Quốc Tử Giám cũng là một địa điểm gần trung tâm Hà Nội, thuận tiện đường đi và được nhiều người lựa chọn để du xuân. Mọi người, đặc biệt là các sĩ tử, học sinh thường ghé thăm địa điểm này để cầu may mắn trong học tập, thi cử cũng như thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên đảo nhỏ ở trung tâm của hồ Tây – là địa điểm du xuân Hà Nội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (thờ chúa Liễu Hạnh). Mọi người thường đến đây du xuân, ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành hoặc đi lễ, cầu bình an, được ban phúc lành.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc thuộc địa phận quận Ba Đình và là ý tưởng du xuân đầu năm lý tưởng. Mọi người thường đến chùa Trấn Quốc để cầu bình an gia đạo, năm mới hanh thông, tốt lành và may mắn. Ngoài ra, đến chùa Trấn Quốc, bạn còn có thể chiêm ngưỡng Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen cũng như tận hưởng không khí trong lành, dễ chịu vô cùng. 

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên là một trong mười di tích kiến trúc cổ đẹp nhất ở nước ta, được xây dựng từ thế kỷ 15 với ý tưởng bông hoa sen nở trên mặt hồ. Chùa mang đậm phong cách kiến trúc cung đình từ thời Lý.

Chùa Kim Liên - địa điểm du xuân Hà Nội 
Chùa Kim Liên – địa điểm du xuân Hà Nội

TOP những địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội

Xung quanh Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh mà bạn có thể lựa chọn cho chuyến du xuân đầu năm của mình thêm trọn vẹn:

Đền Hùng

Một trong những địa điểm nhiều người ghé thăm đó chính là đền Hùng – Phú Thọ. Đây là địa điểm đẹp để ngắm cảnh đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa, tâm linh quan trọng của nước ta. Du xuân tại Đền Hùng, chúng ta như được trở về với cội nguồn dân tộc, từ hào với truyền thống “con Rồng cháu Tiên”.

Đền Trần (Nam Định)

Địa điểm du xuân tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là Đền Trần, nằm ở thành phố Nam Định. Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, rất nhiều người lựa chọn ghé thăm ngôi đền này để xin ấn rằm tháng Giêng. Người ta tin rằng đầu năm xin ấn Đền Trần sẽ giúp cho công việc thăng tiến, sự nghiệp vươn lên.

Theo tương truyền, ấn Đền Trần sẽ linh nghiệm nhất trong khung giờ từ 23 – 24 giờ đêm ngày 14 tháng Giêng. Để có thể xin được ấn này, du khách thập phương phải xếp hàng và xin thẻ từ rất sớm.

Đền Trần thu hút du khách thập phương ghé thăm đầu năm
Đền Trần thu hút du khách thập phương ghé thăm đầu năm

Du xuân chùa Yên Tử (Quảng Ninh)

Ngôi chùa linh thiêng nằm trên núi Yên Tử (độ cao hơn 1000m), được xem là trung tâm Phật giáo của nước ta thời vua Trần Nhân Tông (thế kỷ 13). Chùa Yên Tử được nhiều người lựa chọn cho những chuyến du xuân ngày đầu năm từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đến với chùa Yên Tử, bạn được hòa mình cùng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. 

Địa điểm du xuân gần Hà Nội: Chùa Phật Tích (Bắc Ninh)

Chùa Phật Tích thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh với rất nhiều pho tượng cổ, trong đó nổi tiếng nhất là tượng Phật A Di Đà được chế tác bằng đá xanh nguyên khối từ thời nhà Lý. Vào dịp lễ hội chùa Phật Tích (từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tháng Giêng) nhiều du khách thập phương đã đến dâng hương, lễ bái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng và nhiều may mắn.

Chùa Tam Chúc (Hà Nam)

Cách Hà Nội khoảng 60km, những năm gần đây chùa Tam Chúc trở thành địa điểm du xuân lý tưởng của người dân miền Bắc cũng như một số tỉnh thành miền Trung. Đây là ngôi chùa lớn nhất ở Việt Nam với vị trí khá đặc biệt. Đến với chùa Tam Chúc, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh non nước hữu tình cũng như cầu mong năm mới bình an, tài lộc và hanh thông.

Chùa Tam Chúc những ngày đầu năm vô cùng đông vui, nhộn nhịp
Chùa Tam Chúc những ngày đầu năm vô cùng đông vui, nhộn nhịp

Chùa Tây Thiên (Tịnh viện Vân Sơn – Vĩnh Phúc)

Chùa Tây Thiên là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Vĩnh Phúc và cũng là địa điểm được nhiều người lựa chọn khi du xuân. Tại đây có hệ thống đền chùa và bia đá phong phú. Ngoài ra cảnh quan thiên nhiên vô cùng hùng vĩ chắc chắn sẽ làm cho chuyến đi đầu năm của bạn thật trọn vẹn và ý nghĩa.

Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

Đây là một ngôi đền nổi tiếng và tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu. Mỗi năm, lượng người từ khắp nơi đổ về Đền Bà Chúa Kho là vô cùng lớn. Đến ngôi đền, người ta thường cầu tài cầu lộc, may mắn và thuận lợi trong công việc, làm ăn, buôn bán. Dịp cuối năm cũ và đầu năm mới là thời điểm đông người đến với ngôi đền nhất bởi quan niệm “Đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”.

Quần thể Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình)

Tràng An với những hang động tuyệt đẹp thu hút đông đảo du khách
Tràng An với những hang động tuyệt đẹp thu hút đông đảo du khách

Địa điểm du xuân đầu năm khác được nhiều người lựa chọn đó là quần thể danh thắng Tràng An – Bái Đính tại Ninh Bình. Sự kết hợp giữa thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng kết hợp cùng tâm linh sẽ là điểm thú vị cho những ngày đầu năm mới. Quần thể danh thắng thu hút du khách gần xa bởi phong cảnh thơ mộng, các hang động kỳ ảo, những dải núi uốn lượn,…

Mộc Châu (Sơn La)

Mộc Châu có khí hậu mát mẻ với những màu sắc đẹp mắt, rực rỡ từ hoa đào, hoa mận,… Đến với Mộc Châu những ngày đầu xuân, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nao lòng trên những nẻo đường, trải dài đến các bản làng xa xôi. Bên cạnh ngắm nhìn sắc xuân thì bạn cũng có thể tham gia vào các lễ hội đầu năm của người Thái, H’Mông… và cùng thưởng thức những chén rượu ngô ấm nồng cho cả năm đầm ấm, tràn đầy hạnh phúc.

Sapa (Lào Cai)

Sa Pa là điểm đến vô cùng đẹp của miền Bắc bất kể mùa nào trong năm. Trong những ngày đầu năm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa, mang lại không khí tuyệt vời, thư giãn hứa hẹn năm mới bình an, hạnh phúc. Ngoài việc ngắm nhìn những loài hoa rừng nở rộ vào xuân thì “săn” tuyến cũng là thú vui đặc biệt khiến nhiều người mê đắm Sapa. 

Sapa mùa xuân khiến người ta nao lòng bởi sắc hoa
Sapa mùa xuân khiến người ta nao lòng bởi sắc hoa

Gợi ý TOP địa điểm du xuân tại miền Trung

Nếu như bạn là người miền Trung hoặc muốn ghé thăm miền Trung trong những ngày đầu năm mới, hãy thử tham khảo một số cái tên sau đây nhé!

Huế mộng mơ, ngọt ngào trong sắc xuân

Mùa xuân ở Huế khá đặc biệt với màu hồng đào phơn phớt xen lẫn những cành mai vàng rực rỡ, cùng những khóm cúc đại đóa xinh đẹp… Huế là cố đô, là nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống. Đến Huế du xuân, du khách được dịp vui hội trên sông Hương, thăm Đại nội Huế, vãn cảnh chùa Thiên Mụ cùng nhiều địa danh nổi tiếng khác.

Chùa Hương Tích – Hà Tĩnh

Một trong những địa điểm du xuân nổi tiếng của miền Trung đó là chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh. Đây là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng, chùa được xây dựng từ thời nhà Trần với lối kiến trúc đậm chất Á Đông. Để đến được ngôi chùa, bạn cần ngồi thuyền qua sông. Vừa ngồi thuyền vãn cảnh, ngắm nhìn non nước hữu tình,… đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị, 

Du xuân tại Đà Nẵng, Hội An

Một Đà Nẵng rực rỡ trong sắc xuân
Một Đà Nẵng rực rỡ trong sắc xuân

Nếu bạn yêu thích vẻ hiện đại, nhộn nhịp có thể ghé thăm thành phố “đáng sống nhất Việt Nam” – Đà Nẵng. Đến đây những ngày đầu năm cực kỳ mát mẻ, trong lành, bạn nên ghé thăm các địa danh nổi tiếng như Bà Nà, cầu sông Hàn, núi Ngũ Hành, biển Mỹ Khê,… Sau đó, du khách có thể đến với Hội An để tận hưởng cảm giác trầm mặc, nhẹ nhàng với đôi nét cổ xưa, cũ kỹ.

Địa điểm du xuân tại Đà Lạt

Đà Lạt luôn nổi tiếng bởi vẻ đẹp tựa như một bức tranh, thơ mộng rất đáng ghé thăm. Vào mùa xuân, bức tranh Đà Lạt lại càng trở nên quyến rũ và hấp dẫn lòng người hơn. Nếu ghé thăm Đà Lạt vào những ngày đầu xuân Giáp Thìn tới đây, bạn có thể đến những địa điểm như: Thung lũng hoa tình yêu, hồ Tuyền Lâm, khu du lịch LangBiang, chùa Linh Quy Pháp Ấn.

Đà Lạt mùa nào cũng đẹp, mùa xuân lại càng đẹp hơn
Đà Lạt mùa nào cũng đẹp, mùa xuân lại càng đẹp hơn

Nha Trang (Khánh Hòa)

Nha Trang nổi tiếng với bãi biển tuyệt đẹp, bờ cát trắng, biển xanh, sóng nhẹ và cũng là địa điểm du xuân nổi tiếng của miền Trung. Ghé thăm Nha Trang, du khách có thể hòa mình cùng thiên nhiên cũng như tham gia các trò chơi hấp dẫn và thú vị làm cho kỳ nghỉ đầu năm của bạn thêm hoàn hảo, trọn vẹn hơn.

Những địa điểm du xuân đầu năm tại miền Nam

Những ngày đầu năm là thời gian mà những con người miền Nam phóng khoáng, yêu tự do, thích khám phá có cơ hội trải nghiệm, du lịch đó đây. Một số địa điểm được dự đoán là “hot” trong mùa đầu năm Giáp Thìn 2024 mà bạn có thể ghé thăm bao gồm:

Núi Bà Đen (Tây Ninh)

Tây Ninh trong những ngày đầu xuân vô cùng ôn hòa, dễ chịu, rất phù hợp để du xuân. Đây cũng là mảnh đất linh sơn thắng cảnh nổi tiếng của miền Nam thu hút đông đảo du khách. Nằm ở độ cao gần 1000m, bạn có thể trải nghiệm cắm trại, săn mây hoặc vãn cảnh tại chùa Bà Đen, chùa Linh Sơn Hòa Đồng, chùa Hang,… và thưởng thức những đặc sản tại địa điểm du xuân này.

Núi Bà Đen là địa điểm du xuân nổi tiếng của Tây Ninh
Núi Bà Đen là địa điểm du xuân nổi tiếng của Tây Ninh

Địa điểm du xuân: Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)

Nếu như yêu thích sông nước và muốn có trải nghiệm chuyến đi đầu năm thú vị, đặc biệt thì bạn có thể đến với chợ nổi Cái Răng. Cách trung tâm thành phố Cần Thơ chỉ khoảng 5km, chợ nổi luôn tấp nập người mua kẻ bán cùng hàng loạt các mặt hàng khác nhau. Ghé thăm khu chợ nổi nổi tiếng này đầu năm bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn cũng như sự sầm uất của nó.

Chùa Giác Lâm (TP HCM)

Chùa Giác Lâm là ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất của Tp. Hồ Chí Minh (với gần 300 năm lịch sử tồn tại). Chùa Giác Lâm có kiến trúc độc đáo với bảo tháp Xá Lợi được xây dựng theo hình lục giác. Chùa có tổng cộng 113 pho tượng cổ cùng nhiều tư liệu quý báu về kiến trúc, văn hóa tâm linh… hứa hẹn là địa điểm du xuân đầu năm rất đáng ghé thăm.

Chùa Tiên Châu (Vĩnh Long)

Chùa Tiên Châu ở Vĩnh Long được truyền tai nhau về sự linh thiêng và cũng bởi vậy nên ngôi chùa thu hút rất nhiều lượt du khách ghé thăm. Người ta đến với chùa Tiên Châu để cầu bình an, tài lộc và sức khỏe. Ngoài ra, khung cảnh xung quanh chùa cũng mang lại sự bình yên, thư thái tách biệt hẳn với sự ồn ào, xô bồ thường ngày.

Chùa Tiên Châu mang lại không khí bình yên
Chùa Tiên Châu mang lại không khí bình yên

Du xuân đầu năm tại chùa Linh Sơn (Đồng Nai)

Chùa Linh Sơn là gợi ý hay khi bạn đang tìm kiếm địa điểm để du xuân đầu năm. Chùa Linh Sơn tọa lạc trên núi Gia Ray, từ dưới chân lên đỉnh là quần thể các ngôi chùa, miếu có kiến trúc độc đáo cùng cảnh quan cực kỳ ấn tượng. Ngôi chùa là điểm du xuân, tham quan tâm linh, mọi người thường cầu nguyện, khấn vái cầu mong năm mới bình an, may mắn và tài lộc..

Địa điểm du xuân: Phú Quốc

Phú Quốc là địa điểm du lịch cực nổi tiếng, được rất nhiều người lựa chọn và đặc biệt trong kỳ nghỉ hè hoặc du xuân đầu năm. Đến với “đảo ngọc” Phú Quốc, du khách như có thể trút bỏ những lo toan, muộn phiền để tận hưởng trọn vẹn niềm vui của ngày đầu năm mới. Đến Phú Quốc, bạn có thể ghé thăm bãi Dài, bãi Sao, mũi Gành Dầu, Hòn Thơm, suối Đá Bàn, bảo tàng,…

Nhiều người lựa chọn Phú Quốc làm địa điểm du xuân đầu năm
Nhiều người lựa chọn Phú Quốc làm địa điểm du xuân đầu năm

Đi du xuân đầu năm Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp?

Bạn có thể lựa chọn địa điểm du xuân đầu năm gần hay xa, một ngày hay nhiều ngày tùy vào điều kiện, thời gian của mình. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo một số ngày đẹp để xuất hành, tránh những điều xui xẻo, không may mắn trong những ngày đầu năm nhé.

Thông thường, mọi người sẽ du xuân từ mùng 6 trở đi, không nên đi du xuân vào ngày mùng 5. Lý do bởi vì trong dân gian có câu: “Mồng năm, mười bốn, hăm ba; Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Đây được cho là những ngày không may mắn để đi chơi, đi làm ăn, xuất hành,…

Đầu năm Giáp Thìn, một số ngày đẹp có thể lựa chọn cho chuyến khai xuân, du xuân bao gồm:

  • Mùng 2 Tết (ngày 11/02/2024) thích hợp cho khai xuân, thăm hỏi người thân, bạn bè.
  • Mùng 4 Tết (ngày 13/02/2024) xuất hành, đi lại đều tốt, gặp nhiều thuận lợi.
  • Mùng 6 Tết (ngày 15/02/2024) thích hợp khai xuân, du xuân, bắt đầu công việc kinh doanh, học tập.
  • Mùng 7 Tết (ngày 16/02/2024)
  • Mùng 8 Tết (ngày 17/02/2024)
  • Mùng 9 Tết (ngày 18/02/2024)
  • Mùng 10 Tết (ngày 19/20/2024)

Kết luận

Vừa rồi, chúng tôi đã giúp bạn tổng hợp một số địa điểm du xuân đầu năm nổi tiếng để tham khảo. Bạn có thể lựa chọn địa điểm phù hợp cho chuyến đi đầu năm mới của mình để gặp được nhiều may mắn cũng như tài lộc nhé!

 

Ý nghĩa mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung, Nam

Cùng với hoa đào, hoa mai, bánh chưng và bánh tét, mâm ngũ quả cũng là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Vậy ý nghĩa mâm ngũ quả là gì? Có những loại quả nào trong mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung và Nam. Cùng khám phá ngay tại bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Mâm ngũ quả ngày Tết - Đủ đầy, sung túc, vẹn toàn
Mâm ngũ quả ngày Tết – Đủ đầy, sung túc, vẹn toàn

Làm rõ ý nghĩa mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là mâm trái cây gồm 5 loại quả khác nhau. Chúng được bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết để thể hiện lòng thành kính của con cháu cùng những mong cầu được gửi gắm trong năm mới. Ngoài ra mâm ngũ quả cũng thể hiện nhiều tầng ý nghĩa tâm linh khác.

Theo văn hóa của người phương Đông, mâm ngũ quả đại diện cho ngũ hành. Đây cũng chính là học thuyết có ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của họ. Ngũ hành xoay quanh 5 yếu tố là: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ. Chúng có mối quan hệ tương sinh, tương khắc và tác động qua lại với nhau. Chính điều này giúp cuộc sống được duy trì và vận hành liên tục. 

Mặt khác với người Đông Nam Á, số 5 là đại diện cho may mắn và những điều tốt lành. Hơn hết nó cũng thể hiện ước muốn của gia chủ với “Ngũ phúc lâm môn” hay chính là phú, quý, thọ, ninh, khang. Như vậy mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện mong cầu hạnh phúc và những điều tốt lành trong năm mới. 

Ý nghĩa mâm ngũ quả là gì?
Ý nghĩa mâm ngũ quả là gì?

Những loại trái cây nào được bày trong mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả tức là 5 loại quả. Vậy những loại trái cây nào thường được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết của các gia đình?

  • Chuối xanh: Người ta thường lựa chọn các nải chuối có lẻ quả, trên 20 quả là tốt nhất. Những nải chuối đầy đặn, cong đẹp tựa như bàn tay ngửa tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi và mong cầu che chở, bình an. 
  • Dừa: Đây là loại quả tinh khiết nhất, chứa đựng tinh hoa của đất trời. Thêm nữa dừa cũng mang ý nghĩa là mong cầu tài lộc, sức khỏe vừa đủ. 
  • Sung: Những chùm sung đầy đặn được bày biện trên mâm ngũ quả mang hy vọng sung túc, đủ đầy. 
Sung với ý nghĩa sung túc
Sung với ý nghĩa sung túc
  • Mãng cầu: Mong cho tất cả lời nguyện cầu của gia chủ đều được thành sự thật. 
  • Đu đủ: Là sự mong ước vừa đủ cho tài lộc, bình an và sức khỏe. 
  • Táo: Thường là táo đỏ hoặc táo xanh. Loại quả này đại diện cho may mắn, phát tài. 
  • Hồng: Đại diện cho may mắn và phú quý. 
  • Đào: Những quả đào căng mọng tượng trưng cho hy vọng và hạnh phúc ở năm tới. 
  • Bưởi: Thường được lựa chọn quả căng tròn, cân đối với ý nghĩa mong cầu sung túc, đủ đầy và thịnh vượng. 
  • Lựu: Thể hiện mong ước năm mới con đàn cháu đống, sung túc, bình an. 
  • Thanh long: Là loại quả đại diện cho sự phồn thịnh, trang trọng. 
  • Xoài: Còn được người miền Nam gọi là “xài” với ước nguyện đủ tiền để tiêu xài cả năm. 
Những quả xoài chín vàng
Những quả xoài chín vàng
  • Cam, quất: Trong phiên âm tiếng Hán, loại quả này được đọc khá giống “cát”, ý chỉ đại cát, đại lợi, sung túc, khỏe mạnh. 
  • Lê ki ma (Quả trứng gà): Ý chỉ lộc trời ban. 
  • Phật thủ: Là loại quả có hình bàn tay Phật. Trong mâm ngũ quả nó đại diện cho sự chở che, phù hộ cho gia đình trong năm mới bình an.

Cách làm mâm ngũ quả ngày Tết

Bày mâm ngũ quả ngày Tết có khó không? Theo dõi ngay 2 cách bày mâm ngũ quả đón Tết được chia sẻ dưới đây nhé!

Cách bày mâm ngũ quả theo truyền thống

Mâm ngũ quả truyền thống được bày không quá cầu kỳ. Theo đó nải chuối xanh được đặt phía dưới cùng. Trung tâm phía trên là các loại quả có kích thước lớn như dừa, dưa hấu, bưởi, phật thủ,… Kế đến là quả nhiều màu sắc khác được điểm xuyết xung quanh. Đây là cách bày khá phổ biến, truyền thống tại các gia đình Bắc Bộ. 

Một mâm ngũ quả truyền thống của người Bắc
Một mâm ngũ quả truyền thống của người Bắc

Với người dân miền Nam, họ thường bày biện mâm ngũ quả với mong ước “Cầu sung vừa đủ xài”. Tức là hy vọng năm mới sung túc, đủ đầy. Tương ứng với đó sẽ có 5 loại quả bao gồm: Mãng cầu, dừa, sung, xoài và đu đủ. Ngoài ra có thể có thêm trái dứa hoặc cặp dưa hấu xanh với nguyện vọng con cháu đầy nhà, may mắn cả năm. Những năm gần đây, người ta thường khắc dưa hấu để trang trí mâm ngũ quả, giúp trong bàn thờ trở nên đẹp, đa dạng, thu hút hơn.

Cách bày mâm ngũ quả của người miền Trung có phần đơn giản hơn cả 2 miền còn lại. Họ thường đặt dứa ở vị trí cao nhất, xung quanh đó là thanh long, xoài, táo, nho và quýt,…

Cách bày mâm ngũ quả theo ngũ hành

Bên cạnh cách bày truyền thống, cách bày mâm ngũ quả theo ngũ hành cũng được thực hiện tại nhiều gia đình. Với cách bày này, họ mong muốn có một năm mới hanh thông, tài lộc và bình an. 

Mâm ngũ quả theo ngũ hành
Mâm ngũ quả theo ngũ hành

Về mặt nguyên tắc, mâm ngũ quả được bày theo ngũ hành sẽ bao gồm 5 loại quả với màu sắc khác nhau. Chúng tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phúc gồm: Giàu có, thọ lâu, sang trọng, bình an và khỏe mạnh.

Các loại quả và màu sắc được sử dụng trong mâm ngũ quả theo ngũ hành bao gồm:

  • Màu đỏ: Hồng, thanh long và táo. 
  • Trắng: Lê, dưa lê, dưa lưới.
  • Xanh: Chuối, mãng cầu, na, đu đủ, dừa, dưa hấu, sung.
  • Vàng hoặc nâu: Cam, quýt, xoài chín, bưởi. 
  • Các loại quả tối màu như nho đen, hồng xiêm. 

Lưu ý chọn quả và bày mâm ngũ quả

Bên cạnh ý nghĩa, mâm ngũ quả thường được bày cúng xuyên suốt các ngày Tết. Vậy chúng ta cần chú ý những gì khi mua và bày trái cây để mâm ngũ quả được trọn vẹn ý nghĩa, tươi và đẹp lâu?

Mâm ngũ quả nên chọn quả tươi ngon và đẹp
Mâm ngũ quả nên chọn quả tươi ngon và đẹp

Chọn và bày mâm ngũ quả đẹp ngày Tết

Muốn có một mâm ngũ quả dâng lễ đẹp, chúng ta cần lựa chọn được những loại hoa quả tươi ngon nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn và bày ngũ quả:

  • Ưu tiên những quả chín tới để màu sắc tươi và bày được lâu hơn. 
  • Khi chọn quả nên chọn quả chắc tay, không bị xước, dập. 
  • Ngoài ý nghĩa có thể chọn quả theo màu sắc để tạo sự hài hòa. 
  • Không nên chọn quả quá lớn thay vào đó kích thước quả vừa vặn sẽ giúp tổng thể cân đối hơn. 

Những điều cần tránh khi bày mâm ngũ quả

Chọn và bày mâm ngũ quả cần tránh điều gì?

  • Tránh chọn những quả quá chín. Dù có màu đẹp và thơm song chúng thường không để được lâu.
  • Tránh các loại quả có nặng mùi hoặc có gai nhọn như mít, sầu riêng.
Không nên bày các loại quả nặng mùi và có gai
Không nên bày các loại quả nặng mùi và có gai
  • Hoa quả bị ướt sẽ nhanh hỏng hơn. Do đó bạn lên lau khô quả khi bày hoặc chỉ cần lau sạch bụi sau khi mua về. 
  • Trong miền Nam nhiều gia đình hạn chế chưng cam quýt (Quýt làm cam chịu) và lê (lê lết, thất bại). Vì vậy tùy vào ngữ cảnh và phong tục, hãy điều chỉnh để phù hợp hơn nhé!

Gợi ý mâm ngũ quả ngày tết

Nếu vẫn đang gặp khó khăn trong việc bày biện mâm ngũ quả thì bạn có thể tham khảo qua một vài hình ảnh dưới đây!

Mâm ngũ quả Tết đầy đủ, đón xuân sang
Mâm ngũ quả Tết đầy đủ, đón xuân sang
Mâm ngũ quả Tết nhiều tài lộc đón năm mới 2024 rực rỡ
Mâm ngũ quả Tết nhiều tài lộc đón năm mới 2024 rực rỡ
Mâm ngũ quả Tết đơn giản, ấm áp 
Mâm ngũ quả Tết đơn giản, ấm áp
Mâm ngũ quả đón Tết - Mong cầu mọi điều tốt đẹp trong năm mới!
Mâm ngũ quả đón Tết – Mong cầu mọi điều tốt đẹp trong năm mới!
Mâm ngũ quả đón Tết như ý, may mắn và bình an cho gia chủ
Mâm ngũ quả đón Tết như ý, may mắn và bình an cho gia chủ

Mâm ngũ quả 3 miền có gì giống và khác nhau?

Tùy vào phong tục, khí hậu và quan niệm truyền thống, mâm ngũ quả của từng vùng miền sẽ có sự khác biệt nhất định. Vậy mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung, Nam giống và khác nhau điểm gì?

Giống nhau

Về mặt ý nghĩa, mâm quả cả 3 miền đều thể hiện sự tôn kính, thương nhớ của con cháu với ông bà, tổ tiên, đúng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt ta. Mặt khác đây cũng là những ước nguyện về một năm mới tốt đẹp, bình an và hạnh phúc. 

Thấy mâm ngũ quả là thấy Tết!
Thấy mâm ngũ quả là thấy Tết!

Khác nhau

Sự khác nhau giữa mâm ngũ quả của 3 miền được thể hiện như sau:

  • Miền Bắc: Mâm ngũ quả được trưng bày nhiều màu sắc, tuân theo ngũ hành. 
  • Miền Trung: Không quá câu nệ về hình thức, thường sử dụng trái cây đơn giản. 
  • Miền Nam: Mâm ngũ quả được bày theo ý nghĩa tốt đẹp, tránh các loại quả có ý nghĩa hoặc cách đọc không tốt. 

Ý nghĩa mâm ngũ quả không có quá nhiều khác biệt ở các vùng miền, nó đều thể hiện lòng thành, mong cầu bình an, tài lộc và sung túc cho gia chủ. Đây vẫn luôn là một nét đẹp văn hóa, phong tục Tết được người Việt lưu truyền qua nhiều thế hệ. 

 

8 mẹo dọn nhà đón Tết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian

Những ngày cuối năm đến gần, nhà nhà người người lại chuẩn bị cho việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Việc dọn nhà đón Tết tưởng đơn giản nhưng lại trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Hãy để chúng tôi giúp bạn có những TIP dọn nhà cửa sạch bong, không mất nhiều thời gian và công sức nhé!

Ý nghĩa của việc dọn nhà cuối năm và một số nguyên tắc cần nhớ

Dọn nhà cuối năm mang nhiều ý nghĩa đặc biệt nên nó luôn được duy trì qua nhiều thế hệ, trên mọi vùng miền cả nước. Một số ý nghĩa của việc dọn nhà cuối năm đón Xuân mới như:

  • Nhà cửa sạch sẽ, tinh tươm để đón năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
  • Nhà cửa sạch sẽ mang lại nhiều may mắn, niềm vui hơn.
  • Dọn những âu lo, muộn phiền của năm cũ để tinh thần của mọi người trong những ngày đầu năm được thoải mái hơn.
  • Cùng nhau dọn nhà là thời gian gắn kết các thành viên, đặc biệt là những người đi học, đi làm ăn xa nhà.
  • Đây cũng là thời gian để đỡ đần người phụ nữ, người mẹ, người vợ.
Dọn nhà đón Tết đón nhiều điều may mắn trong năm mới
Dọn nhà đón Tết đón nhiều điều may mắn trong năm mới

Việc dọn dẹp cuối năm có nhiều ý nghĩa nhưng cũng gây nhiều ám ảnh cho các thành viên trong gia đình và được đùa vui với cái tên là “quốc tế dọn nhà”. Để quá trình dọn nhà đón Tết được thuận tiện hơn, bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc như sau:

  • Hãy có kế hoạch cụ thể bởi việc này bao gồm nhiều công việc khác nhau (vệ sinh phòng ốc, giặt giũ, lau chùi, sắp xếp đồ đạc,…) tránh làm rối hoặc bỏ dở.
  • Thứ tự các công việc nên là từ trong ra ngoài, vệ sinh từ trên xuống dưới (trần tường rồi đến các cửa sổ, cửa ra vào, nội thất, lau sàn), từ phòng ngủ ra phòng khách, bếp và cuối cùng là nhà tắm, nhà vệ sinh, ở mỗi phòng cần tiến hành dọn vệ sinh dứt điểm.
Cần có kế hoạch về công việc, thời gian khi dọn nhà cuối năm
Cần có kế hoạch về công việc, thời gian khi dọn nhà cuối năm
  • Xác định thời gian dọn nhà cần thiết: Cần bao nhiêu thời gian để làm sạch nhà cửa để sắp xếp thời gian phù hợp cho cả gia đình.
  • Lên danh sách công việc, phân chia cho các thành viên: Mỗi người góp một chút sức thì công việc sẽ nhanh chóng hơn, tăng sự gắn kết giữa các thành viên hơn đấy nhé!

Tham khảo: Những phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt

Cách dọn nhà đón Tết khoa học, tiết kiệm công sức nhất

Thứ tự dọn nhà cuối năm nên bắt đầu từ phòng ngủ → phòng khách → nhà bếp, nhà ăn → nhà tắm, nhà vệ sinh → sân vườn. Cụ thể:

Cách dọn dẹp phòng ngủ đón Tết

Phòng ngủ thường được ưu tiên đầu tiên, mỗi thành viên sẽ có trách nhiệm dọn dẹp và giữ cho phòng ngủ của mình sạch sẽ nhất:

  • Bước 1: Loại bỏ mạng nhện bụi bẩn trên trần, góc tường:

Hàng ngày do quá bận rộn nên bạn không để ý đến những mạng nhện giăng góc tường. Dọn nhà đón Tết, hãy bắt đầu bằng việc vệ sinh sơ qua trần, tường phòng (che chắn giường ngủ, bàn ghế hoặc các đồ nội thất khác).

  • Bước 2: Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng lại:

Chăn gối cần được sắp xếp gọn gàng, khu vực học tập, bàn làm việc,… cũng cần được “chăm sóc”. Hạn chế sách vở, giấy tờ vương vãi, đồ đạc lộn trên bàn, trong ngăn kéo.

Sắp xếp chăn gối, đồ đạc trong phòng ngủ gọn gàng
Sắp xếp chăn gối, đồ đạc trong phòng ngủ gọn gàng
  • Bước 3: Dọn dẹp, sắp xếp tủ đồ:

Gấp gọn, phân loại quần áo, khăn, tất,… quét hoặc lau tủ để không gian sạch sẽ, loại bỏ mạng nhện, bụi bẩn.

  • Bước 4: Lau dọn lại toàn bộ phòng ngủ:

Sau khi đã thực hiện xong các bước trên, bạn lau chùi lại cửa sổ, cửa ra vào, quét dọn và lau sàn phòng ngủ là xong.

Dọn nhà đón Tết với phòng khách

Phòng khách là nơi đón tiếp họ hàng, bạn bè, đối tác,… đến thăm, chúc Tết nên sẽ là nơi cần vệ sinh, tân trang cẩn thận. Cũng như dọn phòng ngủ, khi dọn phòng khách cần chú ý các công đoạn từ dọn trần nhà, góc tường cho đến các đồ nội thất và cuối cùng là lau dọn mặt sàn:

  • Dùng chổi dài để quét trần nhà, góc tường và những nơi có nhiều bụi bẩn, mạng nhện khác. Rồi vệ sinh đến những vị trí khác như nóc tủ, gầm cầu thang… bằng máy hút bụi, chổi lông (có thể di chuyển nội thất ra ngoài hoặc phủ vải lên trên).
  • Các đồ nội thất nên được di chuyển ra ngoài để thuận tiện hơn khi làm sạch phòng khách, vừa dễ dàng vệ sinh. Những nội thất quá nặng, khó di chuyển thì có thể lau chùi tại chỗ. Nên dùng máy giặt thảm để vệ sinh thảm trải sàn, sofa, bàn chải nhỏ, máy rửa xe để làm sạch bàn ghế gỗ,…
Sử dụng máy rửa xe cao áp để vệ sinh bàn ghế gỗ
Sử dụng máy rửa xe cao áp để vệ sinh bàn ghế gỗ
  • Dùng khăn mềm và các loại nước tẩy rửa phù hợp để lau chùi bàn ghế, tủ, các vật trang trí trong tủ, chén đĩa cần được rửa và để khô ráo.
  • Sử dụng máy hút bụi hoặc chổi quét để thu gom toàn bộ bụi bẩn, rác thải, nước thải trên mặt sàn và lau sạch sẽ.

Dọn nhà đón Tết với phòng bếp, nhà ăn

Đây vốn là nơi khó vệ sinh bởi có nhiều loại vết bẩn cứng đầu, mất nhiều thời gian cho việc dọn dẹp. Việc dọn dẹp nhà bếp có thể được thực hiện sớm hơn, ngay từ trước ngày 23 tháng Chạp tiễn ông công ông táo về trời.

Nên sử dụng các loại nước tẩy rửa phù hợp sẽ giúp bạn lau chùi các vết bẩn, dầu mỡ bám chặt trên mặt bếp, mặt bàn, sàn nhà. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp các kệ đựng đồ, bát đĩa,… lau bụi trên các thiết bị nhà bếp và khử mùi khói, dầu mỡ, ẩm mốc cho bếp, nhà ăn được sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh nhất.

Dọn nhà tắm và nhà vệ sinh

Trong những công việc dọn nhà đón Tết thì nhà tắm, nhà vệ sinh sẽ khiến nhiều người e ngại. Bởi vì đây là không gian có nhiều mảng bám, cặn nước rất khó làm sạch. Bạn nên chuẩn bị các loại hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, các dụng cụ vệ sinh như gạt kính, gạt nước sàn nhà,…

Cọ bồn cầu về vệ sinh sàn nhà tắm, nhà vệ sinh
Cọ bồn cầu về vệ sinh sàn nhà tắm, nhà vệ sinh
  • Với những vị trí gồm bồn rửa mặt, vòi nước, vòi hoa sen,… chỉ cần dùng những loại nước vệ sinh thông thường là có thể làm sạch các cặn nước.
  • Dọn bồn cầu: Nên dùng nước tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch, hạn chế vi khuẩn cho bồn cầu. Với các cặn nước, vết bẩn xung quanh, dưới chân thì có thể dùng bàn chải chà sạch.
  • Các ngóc ngách trong phòng tắm cũng cần được quét dọn, tẩy rửa cẩn thận và vệ sinh toàn bộ sàn nhà tắm.

Bạn có thể đặt một vài chậu cây, sáp thơm trong nhà vệ sinh giúp khử mùi hôi hiệu quả.

Dọn sân vườn đón Tết

Nếu nhà bạn có ban công, sân vườn thì đừng quên những khu vực này khi dọn nhà đón Tết nhé. Nên cắt tỉa cây cảnh, sắp xếp lại chậu cây, dọn dẹp rác thải, lá khô,… để không gian sạch, thông thoáng nhất chào đón năm mới nhé!

Một số mẹo khi dọn nhà sạch bóng, nhanh chóng

Khi tiến hành tổng vệ sinh nhà cửa bạn có thể bỏ túi một số TIP nhỏ để giúp cho quá trình dọn dẹp nhanh, hiệu quả hơn:

TIP đánh bóng sàn nhà đón Tết

Vệ sinh và đánh bóng mặt sàn khi dọn nhà đón Tết
Vệ sinh và đánh bóng mặt sàn khi dọn nhà đón Tết

Thông thường, để làm sạch sàn nhà chúng ta sẽ sử dụng chổi lau và nước lau sàn hoặc các thiết bị như máy hút bụi, máy chà sàn. Tuy nhiên, để xử lý một số vết bẩn, bạn có thể vận dụng một số phương pháp khá đơn giản khi dọn nhà đón Tết như sau:

  • Làm trắng gạch men bị ố vàng bằng cách lau qua vết ố bằng xà phòng, rắc một ít muối hạt lên trên, dội nước sôi nấu với giấm vào. Sau đó chà lại và lai sạch nước bẩn là sàn nhà sẽ sáng bóng như mới mà không bị hỏng men gạch.
  • Làm bóng nền gạch hoa trong bếp thì bạn nên rắc bột mì, bột gạo lên trên vết dầu mỡ và đợi khoảng 30 phút và đánh lại bằng bàn chải sẽ giúp loại sạch dầu mỡ, sàn nhà sạch bóng.
  • Làm mới sàn gỗ bằng cách hòa giấm và nước (tỉ lệ 1:10) để lau sàn, bạn cũng có thể sử dụng nước trà tươi để vệ sinh mặt sàn giúp loại bỏ các vết bẩn nhanh chóng, không làm hỏng bề mặt sàn gỗ.
  • Tẩy rêu trên hiên nhà, sân gạch bằng cách rắc vôi hoặc hòa vôi với nước (thành hỗn hợp sánh) và quét đều lên vị trí có rêu. Đợi qua đêm và vệ sinh lại bằng nước sạch sẽ đánh bật rong rêu trên gạch đồng thời giúp hiên nhà, sân như mới.

TIP làm sạch rèm lưới cửa dọn nhà đón Tết

Dùng máy hút bụi hoặc máy giặt thảm để vệ sinh rèm nhanh chóng
Dùng máy hút bụi hoặc máy giặt thảm để vệ sinh rèm nhanh chóng

Rèm cửa, lưới che cửa lâu ngày sẽ bị bám bụi bẩn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Để làm sạch thông thường chúng ta thường tháo rèm ra giặt, phơi khô. Nếu như không có thời gian để tháo và giặt rèm, bạn có thể sử dụng máy hút bụi, máy giặt thảm để vệ sinh.

Đối với rèm cửa vải, có thể dùng khăn ẩm để lau dọn, với loại rèm nhựa, rèm nhiều lớp cần dùng chổi lông gà vệ sinh sơ qua và dùng khăn ướt để làm sạch các bụi bẩn, vết bẩn bám cứng đầu.

TIP vệ sinh cửa kính

Khi dọn nhà đón Tết, cửa kính cũng là những nơi bạn cần tiến hành vệ sinh cẩn thận. Bởi vì bề mặt cửa kính dễ bị xước, dễ để lộ các vết bẩn, đọng nước,… nên cần có cách làm sạch đúng.

Bạn có thể dùng giấm ăn và giấy báo để làm sạch cửa kính, tủ kính, gương như mới. Nếu có điều kiện, bạn có thể đầu tư một số dụng cụ như bông lau kính, cây gạt kính,… sẽ giúp đảm bảo hiệu quả của việc vệ sinh cửa kính đáng kể đấy nhé!

TIP đánh bóng đồ pha lê, thủy tinh

Dùng giấm ăn để đánh bóng đồ pha lê hoặc thủy tinh
Dùng giấm ăn để đánh bóng đồ pha lê hoặc thủy tinh

Với những bình hoa, bình nước, ly tách bằng pha lê, thủy tinh thì bạn có thể dùng cát mịn, vỏ trứng bóp vụn cùng nước sạch, lắc đều và rửa lại bằng nước sạch. Nếu trên bề mặt đồ vật có những vết bẩn bám lâu ngày, bạn có thể đun ấm giấm trắng, ngâm đồ vật khoảng 2 phút và rửa sạch, lau khô là được.

TIP làm bóng đồ gỗ dọn nhà đón Tết

Những đồ gỗ bóng đánh vecni sử dụng lâu ngày có thể bị mờ, để làm bóng, làm mới bạn có thể dùng sữa bò để lau lại bề mặt và lau lại thật sạch bằng nước. Ngoài ra, bạn có thể dùng giấm ăn, bia, nước trà,… cũng giúp vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn, làm mới đồ gỗ.

TIP làm sạch các vết ố trên tường

Khi dọn nhà đón Tết, làm sao bạn có thể bỏ qua những vết ố, vết bẩn do bùn đất, bụi bám,… trên tường nhà. Với những vết ố này, bạn có thể dùng nước rửa chén (hoặc bất cứ dung dịch tẩy rửa nào khác), baking soda để làm sạch.

Dùng kem đánh răng để vệ sinh vết mực trên tường
Dùng kem đánh răng để vệ sinh vết mực trên tường

Còn với những vết mực, vết bút chì, sáp màu,… thì có thể dùng máy sấy ở nhiệt độ cao thổi vào cho đến khi vết sáp màu, vết mực chảy ra và dùng khăn ẩm lau sạch. Bạn cũng có thể dùng cồn, giấm, kem đánh răng chà lên trên vết bẩn và rửa lại bằng khăn sạch nhé!

TIP làm sạch lò vi sóng

Lò vi sóng, lò nướng, nồi chiên không dầu lâu ngày có thể có mùi khá khó chịu, có các vết dầu mỡ, đồ ăn bắn lên… Hãy đặt một chén nước có vài lát chanh vào trong, khởi động lò vi sóng, nồi chiên trong vòng vài phút sẽ giúp làm mềm cách mảng bám, chỉ cần lau lại là bạn đã làm sạch các thiết bị này.

TIP khử mùi cho tủ lạnh dọn nhà đón Tết

Những chiếc tủ lạnh tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong những ngày Tết vì chúng giúp bạn bảo quản đồ ăn hoặc các thực phẩm dự trữ. Do đó, tủ lạnh trong ngày Tết thường ở trong tình trạng quá tải, các loại thực phẩm khác nhau có thể gây ra mùi khó chịu khi bạn mở cửa tủ.

Vệ sinh, sắp xếp lại tủ lạnh
Vệ sinh, sắp xếp lại tủ lạnh

Để hạn chế mùi khó chịu, bạn có thể đặt vào góc tủ lạnh một ít bã cafe, chanh tươi, vài lát dứa, vỏ quýt, túi trà lọc hoặc chè khô, 1 cốc giấm ăn (hoặc rượu),… Ngoài ra, các thực phẩm khi cất trong tủ lạnh cần được bỏ vào hộp có nắp đậy hoặc bọc kín để tránh làm lẫn lộn mùi.

Những lưu ý cần nhớ khi dọn nhà đón Tết

Để quá trình dọn nhà đón năm mới thuận tiện, đơn giản thì bạn cần lưu ý:

Bỏ đi hoặc cho những đồ dùng không cần thiết

Sau 1 năm, chắc chắn ngôi nhà sẽ có nhiều thứ mà bạn đã lâu hoặc không sử dụng đến. Bỏ đi hoặc đem cho những đồ đạc này sẽ giúp nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ hơn. Đừng luyến tiếc mà hãy mạnh dạn bỏ ngay những món đồ (giày dép, quần áo, phụ kiện,…) không sử dụng nhưng lại chưa nỡ vứt đi.

Để đón năm mới tươm tất, vui vẻ, nhà cửa thông thoáng thì bạn hãy mạnh dạn bỏ đi hoặc cho bớt những đồ cũ. Đây cũng là cách để xua đuổi những vận xui, nỗi buồn trong năm cũ khỏi ngôi nhà đấy.

Dọn nhà đón Tết và bỏ những đồ không cần đến
Dọn nhà đón Tết và bỏ những đồ không cần đến

Nên sắp xếp lại nội thất

Sau khi đã dọn nhà đón Tết sạch sẽ và tươm tất, bạn có thể sắp xếp lại các đồ đạc trong các phòng. Đây cũng là một cách rất hay để biến không gian phòng khách, phòng ngủ mới mẻ hơn mà không cần tốn tiền mua thêm nội thất. Bạn hãy sắp xếp đồ đạc một cách khoa học, hợp phong thủy để năm mới thêm may mắn, suôn sẻ nhé!

Khi dọn dẹp đừng bỏ quên các góc khuất

Khi làm sạch các phòng, cầu thang, hiên nhà,… bạn đừng quên các góc khuất như gầm giường, gầm tủ, nóc tủ, gầm cầu thang,… Có thể sử dụng các loại máy hút bụi, chổi lông, chổi quét để làm sạch bụi bẩn, mạng nhện bám lâu ngày. Để năm mới thuận lợi hơn, bạn hãy chú trọng những điều này và giải quyết chúng ngay khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết.

Lời kết

Vừa rồi là cách dọn nhà đón Tết và một số TIP sẽ giúp công việc trong những ngày “quốc tế dọn nhà” trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Hãy bỏ túi thông tin của bài viết để các thành viên trong gia đình cùng nhau đón một cái Tết thật vui và gắn kết nhé!

Những phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt

Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm trong chiều dài lịch sử, các phong tục ngày Tết vẫn luôn được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những phong tục độc đáo, ý nghĩa này nhé!

Phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt có gì?
Phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt có gì?

Tảo mộ tổ tiên

Tảo mộ hay chạp mã là phong tục không thể thiếu trong những ngày Tết đến xuân về. Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 của tháng Chạp, con cháu trong gia đình sẽ tề tựu đi thăm, dọn dẹp mồ mả của tổ tiên, người thân đã mất.

Sau khi dọn dẹp xong, mọi người dâng hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh người thân về nhà ăn Tết cùng gia đình. Không chỉ đơn thuần là một phong tục, đây cũng là cách để con cháu nhớ về những người thân đã mất, bày tỏ sự thành kính và lòng hiếu đạo.

Tảo mộ tổ tiên dịp Tết để tưởng nhớ người thân đã mất
Tảo mộ tổ tiên dịp Tết để tưởng nhớ người thân đã mất

Cúng ông Công, ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Vào ngày này các gia đình thường dọn dẹp sạch sẽ khu vực bếp nấu, chuẩn bị đồ cúng và cá vàng để cúng ông Công ông Táo về trời.

Theo quan niệm dân gian, sau lễ cúng ông Công ông Táo sẽ về chầu trời bằng cá vàng để bẩm báo với Ngọc Hoàng về mọi việc của gia chủ trong một năm qua. Cá vàng sau khi cúng được phóng sinh ra ao, sông hoặc suối gần nhà.

Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23/12 âm lịch hằng năm
Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23/12 âm lịch hằng năm

Dọn dẹp nhà cửa

Những ngày Tết cận kề cũng chính là lúc phong trào “Quốc tế dọn nhà” được khởi động. Dọn dẹp nhà đón Tết vẫn luôn là công việc thường niên của mỗi gia đình. Vốn không đơn giản là làm sạch để đón Tết, hoạt động này còn mang ý nghĩa là xóa bỏ những điều xui rủi, đen đủi của năm cũ để đón chào tài lộc, bình an và may mắn trong năm tới.

Ngày nay phong tục dọn nhà đón Tết vẫn đang được duy trì tại các gia đình Việt. Đây cũng là dịp để các thành viên từ người lớn đến trẻ nhỏ cùng nhau bắt tay vào tẩy rửa, lau chùi mọi đồ vật và ngóc ngách của gia đình. Chỉ cần nhìn những hình ảnh dọn dẹp nhà cửa đón Tết được các bạn trẻ chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội cũng đã đủ khiến mọi người háo hức, chờ mong.

Hình ảnh dọn dẹp, lau chùi bàn ghế đón Tết của các bạn trẻ
Hình ảnh dọn dẹp, lau chùi bàn ghế đón Tết của các bạn trẻ

Họp chợ Tết

Bạn đã bao giờ thử đi chợ ngày Tết chưa? Đây hẳn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời đấy! Những ngày cận Tết, các khu chợ trở nên nhộn nhịp hơn với rất nhiều các mặt hàng cùng đa dạng màu sắc để phục vụ nhu cầu sắm sửa đón Tết.

Chợ Tết của mỗi vùng sẽ có khác biệt song chắc chắn đều vô cùng náo nhiệt và thú vị. Những sạp bánh kẹo, quần áo có lẽ vẫn luôn là điểm đến hút khách đặc biệt là các bạn nhỏ được theo bố mẹ sắm Tết.

Cảm nhận không khí chợ Tết náo nhiệt
Cảm nhận không khí chợ Tết náo nhiệt

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả được tạo thành từ 5 loại trái cây quen thuộc với 5 màu sắc được bày trên bàn thờ tổ tiên của các gia đình trong dịp Tết. Dù tại các vùng miền các loại quả được sử dụng có thể khác biệt song ý nghĩa của mâm ngũ quả đều là cầu mong một năm mới thuận lợi, bình an, may mắn và sung túc.

Mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên 
Mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên

Dựng cây nêu

Cây nêu thực chất là các cây tre thẳng, dài được trang trí nhiều màu sắc. Với người Việt, câu nêu ngày Tết mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, quỷ dữ, những điều không may mắn. Đồng thời nó cũng thể hiện hy vọng về một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Phong trào dựng cây nêu Tết hiện đã dần mai một, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên nếu đã được trải nghiệm qua hẳn đó sẽ là những kỷ niệm khó quên với mỗi người.

Cây nêu Tết mang ý nghĩa xua đuổi vận xui
Cây nêu Tết mang ý nghĩa xua đuổi vận xui

Gói bánh chưng

Nhắc đến Tết chắc chắn không thể không nhắc đến cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Quả thật phong tục gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến vẫn luôn là “hoạt động” được mọi người mong chờ. Nhất là những người con xa quê.

Bánh chưng thường được gói bằng lá dong, gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Từng chiếc bánh chưng vuông vức sau khi gói được luộc trong chiếc nồi lớn. Có lẽ được quây quần bên nồi bánh chưng ấm áp sẽ luôn là kỷ niệm khó quên của nhiều người.

Gói bánh chưng tận hưởng trọn vẹn không khí Tết
Gói bánh chưng tận hưởng trọn vẹn không khí Tết

Bánh sau khi chín được vớt ra để ráo. Sau đó các gia đình sẽ chuẩn bị các cặp bánh để dâng lên bàn thờ gia tiên. Nếu như miền Bắc có bánh chưng thì bánh tét là món bánh truyền thống ngày Tết của người miền Nam và miền Trung.

Trưng bày hoa ngày Tết

Trong những ngày Tết, những lọ hoa tươi đẹp cũng được chuẩn bị như tô điểm thêm sắc xuân. Ngoài việc làm đẹp cho nhà cửa, phong tục này cũng mang ý nghĩa mong cầu một năm mới vạn sự như ý, tài lộc, thịnh vượng và thành công.

Tết đến xuân về cũng là thời điểm cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Có rất nhiều các loài hoa được lựa chọn để trưng Tết tại các gia đình. Ngoài những loài hoa đặc trưng như hoa đào, hoa mai thì hoa lan, hoa đồng tiền, hoa mận,… cũng rất được ưa chuộng.

Bình hoa đón Tết vừa đẹp vừa thơm
Bình hoa đón Tết vừa đẹp vừa thơm

Hướng dẫn: Gợi ý cách cắm hoa tuyết mai đẹp, tươi lâu đón Tết

Cúng tất niên

Cúng tất niên là nghi thức quan trọng, thường được tổ chức vào ngày giao thừa. Lễ cùng này được hiểu như một dấu mốc cho sự kết thúc của năm cũ và đón chào năm mới. Vào ngày này các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng thịnh soạn dâng lên bàn thờ gia tiên. Sau đó các thành viên trong gia đình sẽ tụ tập lại với nhau, ăn uống và đón chờ khoảnh khắc giao thừa của năm.

Lễ cúng tất niên là dịp sum họp gia đình
Lễ cúng tất niên là dịp sum họp gia đình

Tham khảo: 15 món ăn truyền thống ngày tết không thể thiếu trong mâm cơm

Thức đón giao thừa

Sau một năm dài bận rộn với công việc, các gia đình Việt thường dành trọn vẹn khoảnh khắc đón giao thừa bên nhau. Có thể là cùng sum vầy bên bếp bánh trưng hay ngồi ăn uống, trò chuyện,…

Cả gia đình bên nhau đón năm mới
Cả gia đình bên nhau đón năm mới

Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm được hiểu là cách bẻ lá hoặc một cành cây mang về nhà với hàm ý hy vọng một năm mới nhiều may mắn, tài lộc và bình an. Ngoài ra mọi người cũng cho rằng những cây được hái lộc sẽ phát triển tươi tốt hơn trong năm tới.

Hái lộc đầu năm với mong muốn gặp nhiều tài lộc, may mắn
Hái lộc đầu năm với mong muốn gặp nhiều tài lộc, may mắn

Xông đất – Phong tục ngày Tết của người Việt

Người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa chính là người xông đất của gia đình (hay còn được gọi là đạp đất). Thường để gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới, gia chủ sẽ chủ động nhờ người hợp tuổi với mình.

Xông đất đầu năm chúc tài lộc cho gia chủ
Xông đất đầu năm chúc tài lộc cho gia chủ

Xuất hành đầu năm

Xuất hành đầu năm hay chính là những bước chân đầu tiên ra khỏi nhà trong năm mới. Để mong cầu tài lộc và thuận lợi nhiều người cũng tham khảo thêm về thời gian và hướng đi hợp tuổi.

Xuất hành đầu năm chọn giờ, chọn hướng để gặp nhiều may mắn
Xuất hành đầu năm chọn giờ, chọn hướng để gặp nhiều may mắn

Chúc Tết và mừng tuổi

Chúc Tết vốn không chỉ là truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Vào ngày mùng 1 của năm mới, các gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết nội ngoại, hàng xóm và họ hàng.

Những lời chúc tốt đẹp được dành tặng cho những người thân yêu. Con cháu chúc ông bà, bố mẹ nhiều sức khỏe, bình an và may mắn. Sau đó người lớn sẽ chúc lại con cháu kèm theo những chiếc phong bao lì xì. Bên trong đó là những đồng tiền mới, tượng trưng cho tài lộc, may mắn và thành công. Tiền trong bao lì xì không quan trọng ít hay nhiều mà nó trân quý ở ý nghĩa khi được tặng.

Trao nhau những lời chúc tốt đẹp cùng bao lì xì may mắn
Trao nhau những lời chúc tốt đẹp cùng bao lì xì may mắn

Đi lễ chùa

Lễ chùa đầu năm là hoạt động vừa thể hiện lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên vừa để cầu mong một năm mới bình an, tài lộc cho cả nhà. Không chỉ vậy đi chùa đầu năm cũng giúp bản thân mỗi người được thanh tịnh hơn, khởi đầu một năm mới tốt đẹp, may mắn.

Lễ chùa đầu năm cầu bình an
Lễ chùa đầu năm cầu bình an

Xin chữ đầu năm

Mỗi dịp đầu xuân năm mới mọi người thường rủ nhau đi xin chữ về treo trong nhà. Phong tục này được lưu truyền với ý nghĩa mong cầu những điều tuyệt vời, tốt đẹp nhất đến với người thân, gia đình.

Những chữ mang nghĩa tốt đẹp như: An, Thọ, Minh, Tuệ, Thành, Phúc,… khá được yêu thích. Từng nét chữ được viết trên giấy đỏ chứa đựng những lời cầu chúc từ chính người xin và người cho chữ.

Xin chữ ông đồ mong cầu thuận lợi, tài lộc và may mắn
Xin chữ ông đồ mong cầu thuận lợi, tài lộc và may mắn

Tạm kết

Tết là mở đầu của một năm mới, cũng là dấu chấm hết cho năm cũ đã qua. Có lẽ bởi vậy mỗi người, mỗi gia đình đều mong cầu những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân và những người mình yêu thương.

Trên đây là những phong tục ngày Tết của người Việt và ý nghĩa ẩn chứa trong đó. Đó không chỉ là những phong tục được lưu truyền qua nhiều đời mà còn là truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ sau này cần trân trọng và lưu giữ.

Gợi ý các mẫu khắc dưa hấu đón Tết nhiều tài lộc, may mắn, bình an

Khắc dưa hấu đang là trào lưu nghệ thuật khá được yêu thích trong các dịp lễ, Tết. Chỉ cần một chút khéo léo, cẩn thận chúng ta hoàn toàn có thể tự khắc dưa hấu tại nhà vô cùng đơn giản. Khắc dưa hấu khó không? Bạn đã chọn được mẫu khắc dưa hấu đón Tết chưa? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ trong bài viết này nhé!

Các mẫu khắc dưa hấu ngày Tết tinh tế, đẹp mắt
Các mẫu khắc dưa hấu ngày Tết tinh tế, đẹp mắt

Dưa hấu và những ý nghĩa ngày Tết

Dưa hấu là loại quả được khá nhiều người yêu thích với vị ngọt nhẹ, thanh mát. Không chỉ chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, những quả dưa tròn đẹp cũng được lựa chọn cẩn thận để trang trí mâm ngũ quả trong dịp Tết cổ truyền của người Việt.

Theo quan niệm của ông bà ta, dưa hấu mang ý nghĩa tài lộc, may mắn và thịnh vượng. Chúng ta có thể điểm nhanh qua một vài ý nghĩa tốt đẹp của loại quả này như:

  • Dưa hấu gắn liền với sự tích Mai An Tiêm. Loại quả này tượng trưng cho ý chí kiên cường, tự lực cánh sinh. Dưa hấu được trưng bày trong dịp Tết với mong ước mọi người đều có thể vững vàng vượt qua mọi khó khăn trong năm mới.
  • Trước kia dưa hấu là loại quả quý thường chỉ được dâng lên vua chúa. Do đó Tết cúng dưa hấu cũng được hiểu là sự tôn kính, kính trọng của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
  • Màu đỏ của dưa hấu đại diện cho sự may mắn và tài lộc. Ngoài ra loại quả này cũng mang ý nghĩa đoàn viên, sung túc.
Mẫu khắc dưa hấu đẹp ngày Tết
Mẫu khắc dưa hấu đẹp ngày Tết

Cần chuẩn bị những gì để khắc dưa hấu?

Không chỉ được dâng lễ đơn thuần, những trái dưa hấu được chạm khắc tinh tế giúp tạo sự nổi bật, làm đẹp cho mâm cúng của gia đình. Ngoài đặt mua theo mẫu, chúng ta cũng có thể tự khắc dưa hấu tại nhà. Trước tiên hãy cùng bắt tay vào chuẩn bị nhé!

Cách chọn dưa hấu

Dưa hấu bạn có thể chọn mua loại dưa dài hoặc dưa tròn đều được. Tuy nhiên nên ưu tiên những quả tươi chắc, vỏ dày, xanh thẫm, bóng và đều màu. Vỏ dưa phải còn nguyên vẹn, không bị xước hoặc nứt để đảm bảo hình khắc đẹp, hoàn thiện. Khi chọn dựa nên tránh những quả bị méo mó, dị tật, dập nát hoặc bị đục vỏ.

Bộ dụng cụ khắc dưa hấu

Sau khi chọn được quả dưa ưng ý, hãy chuẩn bị thêm cho mình một bộ dao khắc chuyên dụng. Bạn có thể tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng bán đồ dùng nhà bếp.

Việc sử dụng dao chuyên dùng sẽ giúp hình cắt tỉa được nét và tinh tế hơn. Thêm nữa thao tác thực hiện cũng đơn giản hơn.

Bộ dụng cụ chuyên khắc dưa hấu
Bộ dụng cụ chuyên khắc dưa hấu

Khắc dưa hấu có khó không?

Cách khắc dưa hấu có khó không? Thực tế chỉ cần dành thời gian cùng sự khéo léo, bạn có thể tự khắc dưa hấu theo mẫu tùy chọn. Cách khắc dưa đơn giản được thực hiện như sau:

Phác thảo hình vẽ

Đầu tiên hãy phác thảo hình muốn khắc lên giấy và điều chỉnh sao cho đẹp, cân bằng nhất có thể. Hoặc nếu không quá khéo tay, chúng ta cũng có thể sử dụng các hình in làm mẫu phác thảo.

Tiếp đến cố định mẫu phác thảo lên dưa hấu bằng một chút nước. Sử dụng bút vẽ đè lên phần đã phác họa. Cuối cùng so sánh và kiểm tra lại chi tiết các nét vẽ sao cho hoàn thiện nhất.

Phác thảo hình muốn khắc
Phác thảo hình muốn khắc

Khắc dưa hấu

Sử dụng dao tỉa mũi nhọn để khắc thật cẩn thận, khéo léo các đường đã được vẽ trên quả dưa. Sau khi hoàn tất các đường vẽ, sử dụng khăn để làm sạch mực. Tiếp đến chọn một chiếc dao tỉa khác với đầu mảnh để loại bỏ những phần vỏ dưa thừa. Điều này sẽ giúp tạo hiệu ứng giữa vỏ xanh và trắng để làm nổi bật lên phần họa tiết được khắc.

Tạo đường viền nổi bật

Dùng một chiếc bút nhũ để kẻ viền họa tiết bên ngoài hình vòng cung để tạo hình thêm phần bắt mắt, tinh tế. Sau đó dùng mũi dao cạo bỏ phần vỏ bên ngoài để lộ lớp vỏ xanh nhạt bên trong.

Tạo đường viền nổi bật
Tạo đường viền nổi bật

Ngoài ra có thể thêm các hình đặc trưng của ngày Tết như hoa đào, bánh chưng, dây pháo để thêm phần không khí. Gỡ phần viễn đã cắt và chiêm ngưỡng thành quả hoàn thiện.

Những lưu ý khi khắc dưa hấu

Quá trình khắc dưa hấu đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ và khéo léo cực cao. Muốn có một “tác phẩm” hoàn thiện, dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn!

  • Để hình khắc đẹp và cân đối, vẽ phác thảo vô cùng quan trọng. Hình phác thảo nên được vẽ tại trung tâm của quả dưa, đảm bảo cân xứng giữa các bên. Bạn có thể đánh dấu bằng chữ X hoặc kẻ ô để điều chỉnh.
  • Cách cầm dao tỉa cũng sẽ quyết định đến độ sắc nét của hình khắc trên dưa hấu. Theo đó bạn nên tỉa mũi nhọn theo hình thẳng đứng để các đường nét sắc, gọn hơn. Với các đường ngang và dọc nên cầm dao hơi nghiêng.
Cẩn thận tạo hình trên lớp vỏ dưa hấu
Cẩn thận tạo hình trên lớp vỏ dưa hấu
  • Không nên đi dao quá sâu vì sẽ khiến dưa dễ bị hỏng hơn. Quá trình khắc dưa hấu chỉ cần cạo nhẹ phần vỏ xanh để lộ lớp vỏ xanh nhạt và trắng để tạo điểm nhấn cho hình khắc.

Gợi ý một số mẫu khắc dưa hấu Tết cực ý nghĩa

Có rất nhiều mẫu khắc dưa hấu Tết từ đơn giản đến phức tạp. Tùy vào sự khéo tay cũng như sở thích, bạn có thể lựa chọn mẫu khắc phù hợp. Chúng ta cùng điểm qua vài mẫu dưa hấu khắc nổi bật nhé!

Khắc dưa hấu hình chữ Phúc, Lộc, Thọ

Mẫu khắc dưa hấu hình chữ Phúc, Lộc, Thọ khá đơn giản và cũng rất được ưa chuộng trong các dịp Tết. Với hàm ý mang đến may mắn, tài lộc và sức khỏe, tuổi thọ cho gia chủ. Nếu tự tin vào “tay nghề” của mình, bạn có thể thử sức với mẫu này. Đừng quên trang trí thêm đường viền và các họa tiết xung quanh để tăng thêm phần nổi bật và tinh tế.

Dưa hấu Phúc, Lộc Thọ vừa ý nghĩa lại tinh tế
Dưa hấu Phúc, Lộc Thọ vừa ý nghĩa lại tinh tế

Khắc dưa hình con vật của năm

Khắc hình con vật đại diện của năm cũng là một lựa chọn không tồi nếu chưa biết khắc dưa hấu hình gì. Mọi người thường cho rằng các mẫu khắc dưa hấu hình con vật của năm tượng trưng như một lời cầu nguyện để đón may mắn, bình an và suôn sẻ trong năm mới.

Năm 2024 sắp tới đây là năm con rồng. Bạn nghĩa sao về việc khắc dưa hấu với hình chú rồng oai hùng, dũng mãnh?

Khắc dưa hấu hình ông thần tài 

Nhắc đến các biểu tượng của ngày Tết chắc chắn không thể không nhắc tới ông thần tài. Thần tài tượng trưng cho tài lộc, Tết có thần tài tức là gia chủ sẽ có một năm mới phát đạt, tiền vào như nước. Vì thế khắc dưa hấu hình thần tài cũng là một ý tưởng hay ho, rất đáng để thử.

Dưa hấu với hình thần tài đón tài lộc cho cả năm may mắn
Dưa hấu với hình thần tài đón tài lộc cho cả năm may mắn

Khắc câu chúc may mắn

Ý nghĩa hơn bạn có thể khắc các câu chúc, câu đối Tết như: Chúc mừng năm mới, Vạn sự như ý, An khang thịnh vượng, Tấn tài tấn lộc,… Đây đều là những lời chúc may mắn, suôn sẻ, bình an được mọi người gửi tặng nhau trong mỗi dịp Tết đến xuân về.

Làm sao để dưa hấu tươi lâu?

Các mẫu khắc dưa hấu Tết mất khá nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Vì vậy bất kỳ ai cũng muốn giữ cho dưa hấu tươi thật lâu để trưng trong dịp Tết. Vấn đề đặt ra là: Có cách nào để dưa hấu luôn tươi không?

Mẫu khắc dưa hấu đón Tết 2024 
Mẫu khắc dưa hấu đón Tết 2024

Có một mẹo khá hay để dưa hấu tươi lâu chính là sử dụng sáp ong trắng. Cụ thể bạn hãy đun cách thủy một ít sáp ong trắng và bôi đều lên bề mặt dưa. Với cách làm này, dưa không chỉ tươi lâu mà còn có độ bóng vô cùng đẹp mắt.

Trong bài viết trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về cách khắc dưa hấu cũng như cách để chọn dưa và giữ cho dưa tươi lâu. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể đưa đến cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích!

Hướng dẫn 10 cách làm mứt Tết thơm ngon, đơn giản tại nhà

Mứt Tết được xem là một nét truyền thống đặc biệt của nước ta mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thay vì đi mua mứt được làm sẵn, nhiều người đã thể hiện sự “khéo tay hay làm” bằng cách trổ tài với những món mứt Tết siêu ngon mà lại vô cùng đơn giản. Cùng bắt tay vào thử ngay cách làm mứt tết để cùng nhau nhâm nhi hoặc làm quà tặng cho những người thân yêu nhé!

Cách làm các món mứt đơn giản cho ngày Tết thêm ấm áp

Với những loại củ, quả quen thuộc và một chút khéo léo là chúng ta có thể tạo nên những món mứt nhiều màu sắc, thơm ngon, hấp dẫn. Dưới đây là cách làm một số loại mứt quen thuộc, đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Mứt dừa nhiều màu được nhiều người lựa chọn
Mứt dừa nhiều màu được nhiều người lựa chọn

Mứt dừa sợi nhiều màu sắc

Mứt dừa là một trong những loại mứt truyền thống, quen thuộc trong ngày Tết ở cả 3 miền đất nước. Mứt dừa có mùi vị thơm béo, dễ ăn nên cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều yêu thích. Không chỉ là những sợi mứt dừa trắng, bạn có thể chế biến nhiều kiểu mứt khác nhau, màu sắc sinh động, hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Để làm mứt dừa sợi không đứt, bạn cần:

  • Cơm dừa: 500gr
  • Đường trắng: 250gr
  • Các loại bột tạo màu hoặc củ dền, hoa đậu biếc để xay, ngâm tạo màu

Cách làm mứt Tết dừa sợi nhiều màu:

Bước 1: Sơ chế dừa làm mứt

  • Nên chọn cơm dừa (cùi dừa) bánh tẻ không quá non và không quá già để mứt mềm và ngon hơn. Sau khi mua về bạn sẽ tiến hành bào thành các sợi dài và mỏng.
  • Cho dừa đã bào vào trong chậu, đổ ngập nước và khuấy đều để dừa tiết dầu ra. Khi nước chuyển sang màu đục thì đổ bỏ và tiếp tục thêm nước, khuấy đều cho đến khi nước trong, sợi dừa không còn nhờn rít.
  • Vớt dừa nạo sợi ra, để ráo nước tự nhiên.

Bước 2: Ướp dừa với đường

Ngâm dừa với đường và tạo màu cho mứt
Ngâm dừa với đường và tạo màu cho mứt

Sau khi dừa ráo nước, cho vào nồi để ướp cùng 250gr đường trắng từ 1 – 2 giờ. Có thể xóc nhẹ nhàng cho đường bám đều vào dừa, không xóc mạnh hoặc dùng đũa đảo dễ làm dừa bị đứt.

Nếu muốn tạo màu cho mứt dừa, bạn hãy thêm bột nghệ, bột trà xanh, bột cacao,… vào một chút nước hoặc xay củ dền, ngâm hoa đậu biếc lấy nước và ướp cùng dừa, đường để tạo màu sắc.

Bước 3: Sên mứt dừa

  • Khi đường tan hết, bắc nồi lên bếp, đun với lửa trung bình lớn đến khi nước trong nồi sệt lại thì hạ nhỏ lửa.
  • Khi có bong bóng nhỏ trong nồi, hạ lửa nhỏ nhất và đảo nhẹ tay để dừa thấm đều nước đường.
  • Cho đến lúc dừa khô, xuất hiện lớp đường cát bám trên sợi dừa, bạn tắt bếp, đảo nhanh tay hơn cho đến khi dừa khô hẳn và cứng lại.
  • Thực hiện sên mứt từng màu riêng biệt, nhớ rửa nồi/chảo khi sên mẻ mứt dừa mới tránh lẫn màu.

Với một số nguyên liệu đơn giản và cách làm không quá phức tạp là bạn đã có thể làm được món mứt dừa hấp dẫn, bắt mắt lại thơm ngon rồi đấy!

Cách làm mứt Tết từ vỏ bưởi lạ miệng

Mứt vỏ bưởi đẹp mắt và lạ miệng
Mứt vỏ bưởi đẹp mắt và lạ miệng

Mứt vỏ bưởi hơi cay the lại có màu sắc đẹp sẽ là một gợi ý thú vị trong khay kẹo ngày Tết năm nay của gia đình bạn. Cùng khám phá cách làm đơn giản với các bước như sau:

Nguyên liệu của mứt vỏ bưởi:

Để làm mứt vỏ bưởi lạ miệng, bạn cần:

  • Vỏ bưởi: 500gr
  • Đường trắng: 300gr
  • Muối
  • Nước vôi trong

Các bước làm mứt vỏ bưởi:

Bước 1: Sơ chế vỏ bưởi làm mứt

  • Vỏ bưởi nên cắt bỏ bớt phần cùi trắng và đem rửa sạch, thái thành sợi vừa ăn. Có thể dùng vỏ bưởi non để mứt có màu xanh hoặc dùng vỏ bưởi chín để mứt có màu vàng.
  • Cho vỏ bưởi vào nồi/tô cùng 1 muỗng muối, bóp vỏ bưởi và rửa lại nhiều lần với nước để vỏ bưởi mềm hơn, bớt đắng.
  • Ngâm vỏ bưởi cùng nước vôi trong từ 3 – 4 giờ rồi rửa lại thật sạch với nước.

Bước 2: Luộc vỏ bưởi

  • Đun sôi 1 nồi nước, cho 1 thìa cafe muối vào và luộc vỏ bưởi khoảng 3 phút. Đổ nước đi và thêm nước sạch vào, luộc vỏ bưởi thêm 2 – 3 lần.
  • Vớt vỏ bưởi ra và để ngâm trong nước lạnh 5 phút sau đó vớt ra, vắt nhẹ cho vỏ bưởi bớt nước.
Luộc vỏ bưởi với nước để làm bớt vị the, cay của vỏ
Luộc vỏ bưởi với nước để làm bớt vị the, cay của vỏ

Bước 3: Ướp vỏ bưởi:

  • Cho đường cát trắng vào vỏ bưởi đã luộc, trộn đều và ngâm trong khoảng 4 giờ cho ngấm.

Bước 4: Sên mứt bưởi:

  • Đặt nồi lên bếp đun với lửa vừa, thi thoảng đảo đều vỏ bưởi trong nồi. Khi nước đường cạn bớt thì bạn đảo liên tục với lửa nhỏ nhất.
  • Khi mứt khô hoàn toàn, có lớp đường mỏng bám trên mặt vỏ bưởi thì tắt bếp. Đảo đều tay cho đến khi mứt vỏ bưởi khô hẳn.

Mứt vỏ bưởi thành phẩm có màu sắc đẹp mắt, bên ngoài áo lớp đường ngọt, khi ăn sẽ có độ giòn và thơm đặc trưng.

Cách làm mứt Tết xoài dẻo

Những miếng mứt xoài mềm thơm, ngọt thanh lại chua chua sẽ vô cùng hấp dẫn trong mùa Tết năm nay. Bạn có thể chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản để tạo nên loại mứt đặc biệt, thơm ngon này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Để làm mứt xoài dẻo, bạn cần:

  • Xoài xanh: 1kg
  • Đường trắng: 600gr
  • Nước vôi trong
  • Phèn chua: 1 muỗng canh
Những miếng mứt xoài dẻo thơm ngọt, hấp dẫn
Những miếng mứt xoài dẻo thơm ngọt, hấp dẫn

Cách làm mứt xoài dẻo cho ngày Tết:

  • Xoài rửa sạch, gọt vỏ rồi bổ thành những miếng dày, dài và ngâm trong nước vôi trong khoảng 3 tiếng.
  • Sau khi ngâm, vớt xoài ra, rửa sạch với nước cho hết mùi hôi và trần qua cùng phèn chua, rửa lại thật sạch với nước và để ráo.
  • Cho xoài vào nồi, ngâm cùng đường trắng cho đến khi đường tan hết.
  • Đặt nồi lên bếp sên với lửa vừa, thi thoảng đảo đều cho xoài trong đều. Khi miếng xoài trở nên trong, nước đường cạn, sánh lại thì tắt bếp.
  • Nếu bạn muốn mứt xoài khô hơn thì có thể sấy nó trong tủ lạnh hoặc trong lò với mức nhiệt 100 độ C khoảng 40 – 60 phút.

Cách làm mứt Tết từ bí đao giòn ngọt

Mứt bí đao cũng là mứt truyền thống khá “ăn khách”, được nhiều người yêu thích. Cách làm mứt bí đao có một chút phức tạp hơn các loại mứt khác nhưng cho thành phẩm cực hấp dẫn và đáng thử đấy!

Nguyên liệu làm mứt bí đao:

Để làm mứt bí đao, bạn cần:

  • Bí đao: 1.5kg
  • Đường trắng: 400gr
  • Nước vôi trong
  • Nước hoa bưởi: 1 thìa cafe
Mứt bí đao ngọt thanh ngày Tết
Mứt bí đao ngọt thanh ngày Tết

Cách làm mứt Tết bí đao:

  • Nếu không có sẵn nước vôi trong, bạn hòa tan vôi bột cùng 1,5 lít nước lạnh và lọc lấy phần nước trong.
  • Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột và thái thành các miếng khoảng bằng một ngón tay đều nhau.
  • Rửa bí qua nước lạnh sau đó ngâm vào nước vôi trong ít nhất 8 giờ (nên để qua đêm).
  • Rửa sạch bí đao với nước lạnh nhiều lần vào để ráo nước, trải ra khay hong khô bí từ 4 – 5 tiếng.
  • Cho một phần đường trắng vào nồi nước, hòa tan và đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi bạn cho bí vào luộc để bí chính và trong rồi vớt xếp ra khay. Tiếp tục phơi bí khoảng 4 giờ.
  • Cho lượng đường còn lại vào nồi cùng nước lạnh, đun cho đến khi nước đường sôi khoảng 2 phút thì cho bí đã phơi vào, sên đến khi nước đường cạn, hơi sánh.
  • Cho nước hoa bưởi vào trong nồi, sên cho đến khi đường kết tinh bám xung quanh bí, bí hơi khô lại thì tắt bếp.
  • Trải bí đã sên ra khay, đặt tại nơi thông thoáng để mứt khô hơn trước khi mang đi bảo quản.

Làm mứt hạt sen

Cách làm mứt Tết hạt sen đơn giản 
Cách làm mứt Tết hạt sen đơn giản

Mứt hạt sen truyền thống có vị ngọt dịu, nhâm nhi cùng một tách trà thì còn gì bằng đúng không nào? Món mứt tết này có cách làm không quá phức tạp, bất cứ ai cũng đều có thể thực hiện được.

Nguyên liệu cần có:

Để làm được món mứt hạt sen, bạn cần:

  • Hạt sen khô: 220gr
  • Đường trắng: 200gr
  • Muối
  • Chanh: 1 thìa cafe nước cốt hoặc ¼ quả
  • Vani

Cách làm mứt Tết hạt sen:

  • Rửa sơ qua hạt sen và ngâm trong nước vôi trong khoảng 6 giờ nếu hạt sen còn vỏ hoặc ngâm 2 giờ nếu hạt sen đã bỏ vỏ.
  • Hòa muối cùng nước sạch, bỏ tim sen và ngâm trong nước muối khoảng 5 phút và rửa lại nhiều lần với nước để hạt sen thật sạch.
  • Luộc hạt sen với ½ thìa cafe muối, nước cốt chanh để hạt sen được trắng hơn. Luộc 2 lần, mỗi lần 15 phút để hạt sen mềm, khử vị chát rồi vớt hạt sen ngâm trong thau nước đá 10 phút.
  • Vớt hạt sen ra, để ráo nước và ngâm cùng đường trắng trong 6 giờ để đường ngấm vào hạt sen.
  • Sên mứt hạt sen trên lửa lớn, khi nước đường sôi thì vặn nhỏ lửa và rác vani vào. Sên mứt cho đến khi đường khô lại, áo một lớp đường xung quanh hạt sen là có thể tắt bếp.

Hướng dẫn làm mứt Tết chuối dẻo

Hướng dẫn cách làm mứt Tết chuối dẻo độc đáo
Hướng dẫn cách làm mứt Tết chuối dẻo độc đáo

Mứt chuối với hương vị độc đáo, mới lạ sẽ gây nhiều ngạc nhiên cho các vị khách ghé thăm nhà bạn. Món mứt Tết này dễ ăn, lạ miệng lại có cách làm đơn giản, nguyên liệu sẵn có…

Nguyên liệu làm mứt chuối dẻo:

Để làm nên món mứt chuối lạ miệng, bạn cần:

  • Chuối sứ/chuối ngự
  • Đường trắng
  • Dầu ăn

Cách làm mứt Tết chuối dẻo:

  • Lột vỏ chuối, cắt thành 2, 3 theo chiều dọc tùy vào độ lớn của quả chuối.
  • Xếp chuối ra mâm/khay và phơi nắng trong khoảng 1 – 2 giờ để chuối dẻo, khô mặt.  Có thể ướp chuối với nước cốt gừng trước khi phơi để mứt thơm hơn.
  • Khi chuối đã khô mặt, bạn tiến hành chiên chuối ngập dầu cho vàng giòn, không bị cháy cạnh và để ráo dầu.
  • Nếu không thích dầu mỡ, bạn có thể không chiên mà chỉ phơi nắng để chuối khô lại. Cách này thường mất nhiều thời gian và đòi hỏi trời phải đủ nắng. Khi phơi chuối cần chọn nơi thoáng mát, tránh côn trùng.
  • Bắc nồi lên bếp, thêm 1 chút nước, đường và khuấy cho tan hết đường. Để lửa vừa, khuấy cho tới khi có thể kéo chỉ được thì cho chuối đã phơi khô hoặc đã chiên vào ngào. Đảo đều tay để đường, chuối quyện vào nhau, khi chuối ngả màu vàng đẹp mắt thì có thể tắt bếp.

Cách làm mứt Tết mứt tắc dẻo ngon

Miếng mứt quất dẻo trong vô cùng hấp dẫn
Miếng mứt quất dẻo trong vô cùng hấp dẫn

Mứt quất (mứt tắc) với tạo hình đẹp mắt, vị chua ngọt hấp dẫn và có cách làm tương đối đơn giản. Ngoài ra món mứt này còn có công dụng tốt trong việc trị ho. Bạn có thể làm mứt tắc không cần nước vôi trong để đãi khách hoặc cùng nhâm nhi với nhau trong những ngày Tết.

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm mứt tắc

Để làm mứt quất, cần có:

  • Quất/tắc: 500gr
  • Đường trắng: 250gr
  • Muối

Cách làm mứt quất không cần vôi:

Bước 1: Sơ chế quất/tắc

  • Quất/tắc sau khi mua về cần bỏ cuống lá và rửa sạch, dùng dao sắc khứa các cạnh xung quanh thành 4 – 6 phần tùy ý giúp lấy hạt dễ dàng hơn và tạo hình cho miếng mứt quất đẹp hơn.
  • Dùng tay ấn quả quất xuống để nước và hạt chảy ra ngoài, hạn chế mứt bị đắng sau khi sên. Lọc bỏ hạt và giữ lại phần nước cốt vừa vắt ra.
  • Với cách làm mứt Tết không cần nước vôi này, bạn bắc 1 nồi nước và chút muối hạt, đun sôi và cho quất đã loại bỏ nước + hạt vào trụng sơ rồi tắt bếp. Ngâm tắc khoảng 10 phút để loại bỏ tinh dầu ngoài vỏ, hạn chế tình trạng mứt quất bị the, đắng.
Luộc quất với muối để bỏ bớt tinh dầu của vỏ
Luộc quất với muối để bỏ bớt tinh dầu của vỏ
  • Vớt quất ra, ngâm trong đá lạnh để quất nhanh nguội, không bị mềm. Rửa sạch lại một lần nữa, nên dùng tay ấn các quả quất để nước chảy hết ra ngoài.
  • Cho đường vào nồi chứa quất, thêm 2 thìa canh nước cốt tắc và trộn nhẹ nhàng để không làm nát vỏ. Dùng màng thực phẩm bọc kín, để ngâm khoảng 4 giờ cho đường tan, ngấm đều vào tắc.
  • Bắc nồi/chảo lên bếp và sên quất với lửa lớn. Khi đường trong nồi sôi thì hạ lửa, đun cho đến khi nước đường sệt lại. Có thể lật mặt để quất ngấm đều đường, sên đến khi quất trong là được.
  • Nếu muốn làm mứt chay cay mặn ngọt, bạn thêm ⅓ thìa cafe muối, 1 thìa cafe ớt bột vào và đun với lửa nhỏ khoảng 2 phút để đường sôi trở lại, muối tan ra, bột ớt bám đều trên mứt.
  • Đem mứt quất vừa sên ra phơi nắng 2 – 3 giờ hoặc sấy với nhiệt độ 100 độ C 30 phút để mứt khô hoàn toàn trước khi bảo quản.

Cách làm mứt Tết dâu tây

Màu hồng đỏ đẹp mắt của mứt dâu tây càng làm cho không khí ngày tết thêm ấm áp và vui vẻ hơn. Vị chua ngọt tự nhiên của dâu tây thêm độ giòn khi sấy khô sẽ làm nên một món mứt ấn tượng, phù hợp để thưởng thức cùng nhau hoặc mang đi tặng, biếu.

Mứt dâu tây sấy giòn
Mứt dâu tây sấy giòn

Nguyên liệu làm mứt dâu tây:

Để làm mứt dâu tây sấy giòn, bạn cần:

  • Dâu tây: 1kg
  • Đường: 600gr

Hướng dẫn cách làm mứt Tết dâu tây:

  • Dâu tây rửa sạch, cắt bỏ phần cuống và ngâm cùng nước muối pha loãng từ 20 – 30 phút rồi rửa lại với nước, vớt ra rổ cho ráo nước.
  • Cho dâu tây và đường vào chảo, đun cho đến khi dâu mềm, nước đường chuyển sang màu hồng.
  • Tiếp tục đun với lửa vừa thêm 30 phút và vớt dâu tây ra, phần nước đường vẫn đun cho đến khi đặc lại.
  • Khi nước đường đặc lại, tiếp tục cho dâu tây trở lại, rim cho ngấm đều đường. Khi nước đường chuyển sang nâu sẫm thì tắt bếp.
  • Sấy dâu tây ở nhiệt độ 100 độ C khoảng 2 giờ để dâu tây khô hoàn toàn, để mứt nguội hẳn thì có thể cho vào lọ để bảo quản.

Cách làm mứt Tết me viên

Mứt me viên là loại mứt khá lạ với hương vị vô cùng độc đáo lại có cách làm cực đơn giản. Bên cạnh những món mứt truyền thống như mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen… thì một đĩa mứt me viên chắc chắn sẽ được mọi người yêu thích.

Mứt me viên chua chua, ngọt ngọt rất hợp nhâm nhi ngày Tết
Mứt me viên chua chua, ngọt ngọt rất hợp nhâm nhi ngày Tết

Nguyên liệu cần có cho món mứt me viên:

Để làm được món mứt me viên cho ngày Tết, chúng ta cần chuẩn bị:

  • Me vắt: 300gr
  • Đường: 400gr
  • Nước: 200ml
  • Mật ong: 20ml
  • Muối

Cách làm mứt me viên:

  • Với cách làm mứt Tết me viên, bạn cho me vắt vào chảo, thêm nước và 150gr đường rồi khuấy cho tan đường. Loại bỏ các hạt me rời và tiến hành sên me cho đặc sệt lại.
  • Sau khi me đã sệt lại, thêm 150gr đường trắng, mật ong và muối vào và tiếp tục khuấy cho đến khi me sệt lại, màu sẫm hơn thì tắt bếp.
  • Đợi cho me trong nồi nguội bớt, đeo bao tay và vo me thành từng viên tròn nhỏ. Lăn các viên me qua đường là hoàn thành, với những người thích vị cay nhẹ, có thể thêm 1 chút bột ớt vào đường, trộn đều lên trước khi lăn viên me.

Cách làm mứt cà rốt siêu đơn giản

Màu sắc đẹp mắt, hương vị ngọt nhẹ, hấp dẫn và cách làm tương đối đơn giản đã giúp mứt cà rốt được khá nhiều người lựa chọn. Bạn có thể tự tay làm nên những miếng mứt độc đáo từ cà rốt vô cùng dễ dàng.

Mứt cà rốt đẹp mắt, hương vị hấp dẫn
Mứt cà rốt đẹp mắt, hương vị hấp dẫn

Nguyên liệu cho cách làm mứt Tết cà rốt dẻo:

Để làm mứt cà rốt dẻo, bạn cần có:

  • Cà rốt: 1kg
  • Đường: 500gr
  • Vani: 1 ống

Cách làm mứt cà rốt dẻo:

  • Cà rốt mua về gọt vỏ và rửa sạch, tạo hình theo ý muốn của mình (tỉa hoa hoặc cắt khúc, cắt sợi, cắt khoanh tròn). Sau đó đem cà rốt trần qua nước sôi với một chút muối từ 1 – 2 phút để loại bỏ bớt mùi hăng.
  • Vớt cà rốt ra, ngâm trong nước đá khoảng 3 – 5 phút cho giòn và để ráo nước.
  • Ướp cà rốt với đường, trộn đều và để 3 – 4 giờ cho đường tan ra và ngấm vào cà rốt.
  • Bắc nồi lên bếp, gạn lấy phần nước đường đã tan vào trước, đun sôi 3 – 5 phút. Sau đó mới cho cà rốt vào và đảo liên tục với lửa nhỏ.
  • Sên mứt cùng lửa nhỏ cho đến khi đường khô và áo một lớp đường mỏng xung quanh miếng cà rốt thì cho vani vào, đảo thêm 2 – 3 lần nữa là được.
Sên mứt tắc với vani để tăng mùi hương cho mứt cà rốt
Sên mứt tắc với vani để tăng mùi hương cho mứt cà rốt

Một số lưu ý để cách làm mứt Tết luôn thành công

Thực ra cách làm các loại mứt Tết đều khá đơn giản, không có nhiều công đoạn và nguyên liệu phức tạp nên mọi người đều có thể thực hiện. Tuy nhiên, một số công đoạn khi làm mứt là bắt buộc và để có được món mứt tết thành công, bạn cần lưu ý:

  • Quy trình cơ bản khi làm mứt Tết bao gồm việc sơ chế, tạo hình → ngâm nước vôi trong/luộc trong phèn chua → ngâm đường → sên mứt.
  • Ngâm nước vôi trong để miếng mứt có độ cứng cần thiết, thường dùng cho các loại mứt như bí đao, khoai, cà rốt,… tránh miếng mứt bị mềm như nấu canh. Khi ngâm nước vôi, cần rửa sạch nhiều lần với nước để mứt không bị hôi.
  • Luộc với phèn chua thường có trong cách làm mứt Tết của những nguyên liệu dễ bị vỡ giúp tăng độ cứng, độ giòn. Luộc với lượng phèn chua vừa đủ để miếng mứt không bị cứng quá và phải xả lại dưới vòi nước nhiều lần để làm sạch.
Luộc phèn chua giúp tăng độ cứng, giòn cho các nguyên liệu làm mứt
Luộc phèn chua giúp tăng độ cứng, giòn cho các nguyên liệu làm mứt
  • Khi sên mứt nên để lửa lớn → lửa vừa → lửa nhỏ khi mứt đã khô tránh làm mứt cháy, có mùi khét, lớp áo đường bị vàng.
  • Lượng đường khi ngâm cùng các nguyên liệu có thể gia giảm theo sở thích ăn nhạt, ăn ngọt hoặc có thể sử dụng các loại đường ăn kiêng.
  • Để mứt nguội, khô hoàn toàn trước khi bảo quản, tốt nhất nến bỏ vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp hoặc cho vào túi zip, túi buộc kín. Vì mứt không có chất bảo quản nên cần được cất trong tủ lạnh hoặc nên sử dụng trong vòng 2 tuần, tránh để quá lâu mứt dễ bị ướt, mốc.

Lời kết

Vừa rồi, chúng tôi đã tổng hợp nhanh cách làm mứt Tết với 10 loại mứt siêu đơn giản, dễ thực hiện và hấp dẫn. Mong rằng những gợi ý của bài viết này sẽ giúp bạn trổ tài, mang đến những món mứt tuyệt vời cho mùa Xuân năm nay nhé!

Hướng dẫn cách làm giỏ quà Tết đơn giản, đẹp mắt và độc đáo

Nếu như trang trí mâm ngũ quả là để hi vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc, sung túc. Thì những giỏ quà Tết được dành tặng nhau thay cho lời chúc mừng năm mới An khang – Thịnh vượng. Để món quà thêm ý nghĩa và ưng ý nhất, nhiều người lựa chọn cách tự tay làm và gói giỏ quà Tết thay vì mua sẵn. Hãy cùng thử những cách làm giỏ quà Tết dưới đây để có thể tự tay mình tạo những món quà chất lượng, vừa ý nghĩa và giúp tối ưu chi phí nhất nhé!

Gợi ý cách lựa chọn quà tặng cho từng đối tượng cụ thể

Lựa chọn giỏ quà phù hợp với từng đối tượng là vô cùng quan trọng, thể hiện sự quan tâm, trân trọng mà người tặng dành tặng. Ngoài những sản phẩm thông thường như cafe, bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia,… Một số sản phẩm trong giỏ quà có thể tham khảo gồm:

  • Dành tặng cho gia đình, người thân: Những món quà, giỏ quà Tết nên là những sản phẩm dễ sử dụng, có lợi cho sức khỏe. Điều này thể hiện sự quan tâm, tình cảm dành cho những người thân yêu.
  • Dành tặng cho người lớn tuổi, ông bà: Những sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chăm sóc sức khỏe,… là lựa chọn tinh tế, thông minh thay cho các loại bánh kẹo thông thường.
  • Dành tặng gia đình người yêu: Nên lựa chọn một số sản phẩm hỗ trợ sức khỏe hoặc có lợi cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Dành tặng sếp, cấp trên: Người ta thường chú trọng chất lượng của giỏ quà hơn là số lượng. Có thể lựa chọn các sản phẩm cao cấp, các đặc sản địa phương, những món hiếm, giới hạn về số lượng,… sẽ là gợi ý không tồi mà bạn có thể cân nhắc.
  • Dành tặng đối tác, khách hàng: Bạn nên có danh sách để cân đối giữa sở thích từng người, chi phí có thể dành tặng một số sản phẩm của công ty, đơn vị hoặc các loại giỏ bánh kẹo, giỏ hoa quả, lịch để bàn,… gửi gắm thông điệp thuận buồm xuôi gió, phát lộc, mong muốn hợp tác lâu dài…
Lựa chọn giỏ quà Tết phù hợp với từng đối tượng nhận quà
Lựa chọn giỏ quà Tết phù hợp với từng đối tượng nhận quà

Tùy từng đối tượng và ngân sách mà bạn có thể tham khảo các loại giỏ quà khác nhau. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng cho dù đối tượng được tặng là ai thì chúng ta cũng cần chuẩn bị giỏ quà một cách nghiêm túc, chỉn chu, thể hiện được thành ý của người tặng.

Giỏ quà cần thể hiện sự chỉn chu, thành ý của người tặng
Giỏ quà cần thể hiện sự chỉn chu, thành ý của người tặng

Một số lưu ý khi lựa chọn và bắt đầu cách làm giỏ quà Tết

Để có thể tạo nên những giỏ quà Tết ý nghĩa, đầy đủ thì trong quá trình chọn và làm giỏ quà, bạn cần lưu ý như sau:

Lựa chọn sản phẩm phù hợp đặt trong giỏ quà

Tùy vào từng đối tượng nhận mà bạn sẽ chọn các thành phần bên trong cho phù hợp. Có thể tham khảo những gợi ý mà chúng tôi đã nhắc tới trong phần bên trên. Việc lựa chọn kỹ lưỡng sẽ giúp bạn có thể cân đối tài chính cũng như thể hiện sự quan tâm, thành ý của mình trong từng món quà.

Những vật phẩm đặt bên trong chính là cốt lõi của giỏ quà, thông thường người ta lựa chọn 5 – 7 vật phẩm (1- 2 sản phẩm là chủ đạo). Một số sự kết hợp giỏ quà Tết mà bạn có thể tham khảo như:

  • Giỏ quà kết hợp rượu vang, bánh mứt kẹo + đặc sản vùng miền,…
  • Giỏ quà đồ nguội kết hợp bia, sâm panh…
  • Giỏ quà trái cây nhập khẩu, rượu hoa quả dành cho những người thích rượu nhẹ, các sản phẩm tốt cho sức khỏe.
  • Giỏ quà các loại hạt dinh dưỡng kết hợp cùng bánh mứt, hoa quả sấy, trà…
Giỏ quà Tết với các loại hạt dinh dưỡng được lựa chọn khá nhiều
Giỏ quà Tết với các loại hạt dinh dưỡng được lựa chọn khá nhiều

Chuẩn bị các phụ kiện làm giỏ quà Tết

Để có giỏ quà Tết đẹp và ấn tượng, bạn cần lưu ý chuẩn bị một số phụ kiện, vật trang trí như:

Giỏ quà

Để lên được những giỏ quà tặng Tết thì việc chọn giỏ đựng khá quan trọng. Nó quyết định hình dạng, bố cục, cách trang trí,… Hiện nay trên thị trường bày bán nhiều loại giỏ quà khác nhau từ mây tre, cọng dừa, nhựa,… với đầy đủ các hình dạng từ vuông, tròn, elip…

Lựa chọn giỏ quà phụ thuộc vào đối tượng nhận, số lượng những món quà sẽ tặng. Ngoài ra khi chọn giỏ quà Tết, bạn nên chọn những loại cứng cáp, dễ dàng đứng vững, nhẵn bóng, không lộ gai hoặc cọng dư thừa, tránh làm rách bọc kính khi gói giỏ quà.

Đồ trang trí (decor) cho giỏ quà

Ngoài các vật phẩm chính như bánh mứt, rượu, bia,… thì để tăng sự bắt mắt, hấp dẫn cho giỏ quà chúng ta cần thêm một số phụ kiện. Một số đồ trang trí giỏ quà Tết cơ bản như ruy băng, nơ vừa đơn giản vừa giúp cho giỏ quà xinh xắn, có điểm nhấn hơn.

Phụ kiện làm giỏ quà Tết tạo nên sự hoàn hảo cho giỏ quà
Phụ kiện làm giỏ quà Tết tạo nên sự hoàn hảo cho giỏ quà

Bên cạnh đó, có thể kết hợp nhiều phụ kiện khác như hoa, sticker, thiệp chúc Tết, giấy màu, cành rẻ quạt, câu đối, chữ… vừa để trang trí, che các khoảng trống của giỏ quà. Bạn nên lên ý tưởng, phong cách hoặc gam màu chủ đạo để chọn các sản phẩm chính và phụ kiện phù hợp.

Một số lưu ý khác khi làm giỏ quà Tết

Ngoài việc lựa chọn vật phẩm và đồ trang trí cho giỏ quà, bạn cũng cần lưu ý:

  • Xác định đối tượng nhận để làm giỏ quà phù hợp, ý nghĩa nhất.
  • Giỏ quà không cần có quá nhiều vật phẩm bên trong nhưng cần được sắp xếp bố cục hợp lý, đảm bảo sự chắc chắn, đẹp mắt.
  • Hài hòa giữa màu sắc của các phụ kiện trang trí tránh gây mất thẩm mỹ, làm rối mắt.
  • Nên sử dụng keo nến thay vì băng dính vì có độ dính tốt và không dễ bị lộ.
  • Các sản phẩm trong giỏ quà Tết cần đảm bảo được chất lượng, chính hãng đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Lựa chọn loại giỏ quà, cách đóng giỏ quà phù hợp, đặc biệt nếu cần di chuyển xa.
Các giỏ quà tết có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa
Các giỏ quà tết có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa

Các bước làm giỏ quà Tết đơn giản, dễ thực hiện

Để hoàn thiện một giỏ quà, chúng ta có thể thực hiện theo các bước cơ bản bao gồm:

Bước 1: Lên ý tưởng, lựa chọn sản phẩm và bố cục của giỏ quà Tết

Bạn nên có ý tưởng về giỏ quà muốn tạo ra với hình dạng như thế nào, điểm nhấn của giỏ quà là gì… Để giỏ quà đẹp mắt, cân đối thì chúng ta nên chọn các vật phẩm với kích thước đa dạng (nhưng nên đồng đều, không nên quá lớn).

Ví dụ: Ý tưởng về giỏ quà trái cây thì điểm nhấn thường là một loại quả lớn ở giữa, có dán chữ hoặc lời chúc mừng. Ý tưởng giỏ quà bánh mứt thường có điểm nhấn là chai rượu/hộp bánh mứt sang trọng, bắt mắt,…

Bước 2: Sắp xếp và tạo hình cho giỏ quà Tết

Để định hình cho giỏ quà Tết, đầu tiên bạn cần căn cứ vào hình dáng, chất liệu của giỏ quà để sắp xếp các vị trí tạo nên sự cân đối nhất. Với các cách làm giỏ quà Tết thì chúng ta ưu tiên những món đồ kích thước lớn, nặng đặt phía dưới hoặc phía sau để làm nền, trụ vững cho cả giỏ quà.

Sắp xếp bố cục các vật phẩm trong giỏ quà cho hợp lý
Sắp xếp bố cục các vật phẩm trong giỏ quà cho hợp lý

Sau đó sẽ là những sản phẩm trọng lượng, kích thước nhỏ nhẹ hơn, có thể chồng tầng kết hợp cùng các phụ kiện khác. Những sản phẩm nổi bật, có giá trị thường được đặt phía trước để giỏ quà ấn tượng, lộng lẫy hơn. Nhìn chung có nhiều cách để sắp xếp nhưng cần định hình giỏ quà sao cho tổng thể hài hòa, đẹp mắt.

Bước 3: Cố định vị trí các vật phẩm của giỏ quà

Sau khi định hình bố cục của giỏ quà, bạn cần dùng băng dính hoặc keo nến để cố định vị trí. Các vật phẩm được cố định chắc chắn sẽ hạn chế sự xô lệch, mất đi ý tưởng thiết kế ban đầu khi gói quà hoặc khi di chuyển. 

Có thể sử dụng băng dính trong suốt để tăng tính thẩm mỹ cho giỏ quà Tết hoặc keo nến cho khả năng cố định tốt hơn, không bị lộ điểm kết dính.

Bước 4: Gói và trang trí giỏ quà Tết

Đây là bước cuối cùng của cách làm giỏ quà Tết, giúp hoàn thiện giỏ quà. Sau khi định hình, cố định vị trí và hình dạng của giỏ quà, bạn có thể dùng bóng kính để bọc lại xung quanh giỏ.

Bọc giỏ quà và trang trí thêm với ruy băng hoặc nơ
Bọc giỏ quà và trang trí thêm với ruy băng hoặc nơ

Nên lựa chọn những loại giấy bóng kính trong suốt hoặc có các họa tiết bắt mắt, tươi tắn giúp tăng sự xinh xắn cho giỏ quà. Quá trình bọc cần chú ý tránh làm rách giấy bóng hoặc làm rơi những món đồ bên trong. Sau đó, điểm xuyết thêm bằng một chiếc ruy băng hoặc nơ, thiệp nhỏ đi kèm là đã hoàn thành một giỏ quà Tết.

Hướng dẫn chi tiết cách làm giỏ quà Tết đơn giản tại nhà

Dưới đây là cách làm một số loại giỏ quà phổ biến mà bạn có thể tham khảo, áp dụng cho nhiều vật phẩm khác nhau:

Làm giỏ quà màng co nhiệt

Loại giỏ quà Tết này có tính thẩm mỹ cao, giúp cố định chắc chắn vị trí của các vật phẩm bên trong. Ngoài ra, loại giỏ quà màng co nhiệt còn có khả năng chống bụi, chống ẩm mốc, hư hỏng:

  • Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cho giỏ quà Tết:

Bạn sẽ cần chuẩn bị giỏ quà, các vật phẩm chính, ruy băng trang trí, keo nến, màng co, máy sấy tóc,… Trong đó, loại màng co nhiệt POF mềm mỏng và trong suốt hơn còn loại màng co PVC dày dặn hơn, hạn chế bị rách trong quá trình sấy nhiệt.

  • Bước 2: Định hình, cố định giỏ quà:

Bạn thực hiện lên ý tưởng, sắp xếp bố cục và định hình từng vị trí các vật phẩm trong giỏ quà và các vật trang trí. Sau đó sử dụng keo nến hoặc băng dính để cố định chắc chắn chúng lại.

Cố định các vật phẩm và phụ kiện trang trí giỏ quà Tết
Cố định các vật phẩm và phụ kiện trang trí giỏ quà Tết
  • Bước 3: Bọc giỏ quà bằng màng co nhiệt:

Bọc toàn bộ giỏ quà với màng co, bật máy sấy để có được nhiệt độ phù hợp. Tiến hành sấy đều tay xung quanh màng bọc chiều từ trên xuống (tăng nhiệt độ từ từ để không làm cháy màng bọc). Sau đó khi giỏ quà Tết đã gọn gàng, chắc chắn thì bạn có thể trang trí thêm nơ, ruy băng ở bên ngoài là hoàn thành.

Cách làm giỏ quà tết bằng giấy bóng kính

Đây là tạo hình các giỏ quà tặng truyền thống, vô cùng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể làm. Giỏ quà Tết này đơn giản, dễ thực hiện và có khả năng chống bụi, chống ẩm mốc tương đối tốt. Cách làm giỏ quà Tết này tương tự như giỏ quà màng co nhiệt, nhưng thay vì sử dụng màng co nhiệt, bạn dùng túi bóng kính để bọc giỏ quà.

Bọc giấy bóng kính cho giỏ quà một cách khéo léo
Bọc giấy bóng kính cho giỏ quà một cách khéo léo

Cách làm giỏ quà Tết không cần giỏ, màng bọc

Ngoài cách đặt các vật phẩm trong giỏ tre, mây, nhựa,… thì bạn cũng có nhiều ý tưởng khác để làm quà tặng ngày Tết. Cách làm này khá đơn giản, dễ dàng chuẩn bị nhưng vẫn mang lại món quà đẹp, ý nghĩa. Loại giỏ quà này thường phù hợp với các loại trái cây, đặc sản vùng miền, các loại trái cây sấy, hạt khô,…

Chúng ta có thể tham khảo nhiều mẫu hộp quà Tết và sử dụng bìa carton cứng, hộp gỗ để tạo hình. Lựa chọn cách gói hộp quà bằng khăn lụa tăng sự đẹp mắt, lịch sự và mới lạ hoặc những loại túi trang trí sẵn trên thị trường được bày bán rộng rãi.

Gợi ý một số mẫu giỏ quà Tết đơn giản và đẹp

Bạn có thể thỏa sức sáng tạo để làm nên những giỏ quà tặng độc đáo cho riêng mình. Dưới đây là 3 dạng giỏ là Tết cơ bản, phổ biến mà bạn có thể tham khảo cho ý tưởng của riêng mình nhé!

Cách làm giỏ quà Tết bánh kẹo, bánh mứt

Có thể lựa chọn các loại bánh mứt tùy ý cho giỏ quà Tết
Có thể lựa chọn các loại bánh mứt tùy ý cho giỏ quà Tết

Đây là loại giỏ quà Tết cơ bản, phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay bởi nó có tính linh hoạt cao, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Với một số vật phẩm như bánh kẹo, mứt, các loại hạt, trà… đa dạng màu sắc, kích thước sẽ giúp bạn có được giỏ quà tươm tất nhất. Nên lựa chọn theo màu sắc chủ đạo (đỏ, vàng, cam, xanh…) để tạo được sự hài hòa cho giỏ quà.

Giỏ quà Tết trái cây

Mẫu giỏ quà tết trái cây vừa sang trọng, vừa đẹp mắt
Mẫu giỏ quà tết trái cây vừa sang trọng, vừa đẹp mắt

Với giỏ quà trái cây, bạn nên lựa chọn những loại quả tươi ngon, nên chọn quả còn hơi xanh để không bị quá chín khi sử dụng. Nên có loại quả chính làm trung tâm, số quả là số lẻ. Hiện nay các giỏ quà cũng được nhiều người lựa chọn cho nhiều đối tượng khác nhau. Sau khi lựa chọn các loại quả, bạn có thể sử dụng giấy bóng kính để giỏ quà thêm bắt mắt, tránh sự xâm nhập của côn trùng.

Giỏ quà Tết chứa rượu vang

Mẫu giỏ quà Tết rượu vang làm vật phẩm trung tâm
Mẫu giỏ quà Tết rượu vang làm vật phẩm trung tâm

Rượu vang, rượu sâm banh,… cũng như một số loại rượu mạnh khác là một món quà Tết khá phổ biến hiện nay. Cách gói giỏ quà này cũng không quá phức tạp và thường được đặt cùng với một số loại bánh kẹo khác để thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng.

Lời kết

Trên thị trường đang có bán rất nhiều sản phẩm giỏ quà Tết đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và giá thành. Tuy nhiên, với cách làm giỏ quà Tết thì những món quà tặng sẽ thêm phần ý nghĩa, thay bạn gửi gắm tình cảm chân thành. Mong rằng với bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng để sáng tạo giỏ quà, tiết kiệm chi phí cho dịp Tết sắp tới.

Gợi ý cách cắm hoa tuyết mai đẹp, tươi lâu đón Tết

Một vài năm trở lại đây, bên cạnh hoa đào, mai thì hoa tuyết mai cũng được đặc biệt ưa chuộng vào những ngày Tết. Mang nét đẹp tinh khiết và trong sáng, những bình hoa tuyết mai mang đến không khí tươi mới, hạnh phúc cho những ngày Tết của gia đình. Nếu bạn cũng đang có ý định cắm một bình tuyết mai trong dịp Tết năm nay, đừng bỏ qua những chia sẻ siêu hữu ích tại bài viết này nhé!

Hoa tuyết mai với vẻ đẹp tinh tế mà sang trọng
Hoa tuyết mai với vẻ đẹp tinh tế mà sang trọng

Hoa tuyết mai – Nguồn gốc và ý nghĩa

Tuyết mai vốn là một loài hoa đẹp tương xứng với cái tên mỹ miều. “Tuyết” ở đây là những bông tuyết trắng tinh khôi của mùa đông lạnh giá, “mai” hẳn có lẽ là nét đẹp đặc trưng của ngày Tết. Mang vẻ đẹp tinh tế cùng nhữ dấu ấn riêng biệt, hoa tuyết mai là một trong những loài hoa được mọi người vô cùng yêu thích.

Nguồn gốc và ý nghĩa

Dù đã rất quen thuộc với người Việt, song ít người biết rằng tuyết mai là loài hoa có nguồn gốc từ xứ Trung. Chính vẻ đẹp thuần khiết, mang đậm nét thanh cao mà loài hoa này vẫn luôn là biểu tượng của sự thanh nhã và tinh khôi.

Khác với dáng vẻ kiều diễm của những loài hoa khác khi Tết đến xuân về, tuyết mai nổi bật với nét đẹp riêng biệt đó là những cánh hoa màu trắng giữa những tán lá dày đặc. Điều này tượng trưng cho sự thịnh vượng, thành đạt và may mắn. Có lẽ vì vậy loài hoa này thường được lựa chọn làm hoa trang trí trong những ngày Tết tại các gia đình.

Tuyết mai là loài hoa có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc
Tuyết mai là loài hoa có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc

Đặc điểm của hoa tuyết mai

Trở thành xu hướng hoa Tết liên tục trong nhiều năm trở lại đây, sức hút của tuyết mai là điều không cần bàn cãi. Cụ thể chúng ta cùng điểm nhanh qua một số đặc điểm nổi bật của loài hoa này dưới đây nhé!

  • Tuyết mai là loài hoa có khá nhiều cành, chiều dài mỗi cành tương đối lớn, từ 1 đến 2m.
  • Hoa tuyết mai có màu trắng tinh khiết với 5 cánh nhỏ.
  • Lá cây cũng là một trong những điểm đặc biệt tạo nên vẻ đẹp cho loài hoa này. Lá của tuyết mai khá nhỏ chỉ khoảng 1, 2 cm với hình thuôn dài, uốn lượn ở 2 đầu.
  • Tất cả hoa và lá đều được phân bổ dọc theo cành cây, nhất là phần đầu cành với mật độ dày tạo nên vẻ đẹp xum xuê với ý nghĩa may mắn.
  • Hoa tuyết mai thường nở rộ trong khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Đây cũng là thời khắc chuyển giao giao của mùa đông và mùa xuân, trùng với dịp Tết cổ truyền của người Việt.

Hướng dẫn cách cắm hoa tuyết mai đón Tết cực đẹp

Có rất nhiều cách cắm hoa tuyết mai đang được chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội. Nếu bạn cũng đang có ý tưởng cắm một bình tuyết mai chưng Tết thì có thể tham khảo nhanh những hướng dẫn dưới đây!

Bình tuyết mai đẹp chuẩn không khí đón Tết 
Bình tuyết mai đẹp chuẩn không khí đón Tết

Cắm hoa tuyết mai dáng thác đổ

Cắm hoa tuyết mai dáng thác đổ là kiểu phổ biến nhất được hội chị em nội trợ yêu thích. Những cành tuyết mai cong cong với những đóa hoa trắng muốt mới thật đẹp làm sao. Đặc biệt cách cắm hoa dáng thác đổ cũng không hề khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ

Chuẩn bị:

  • Một cành tuyết mai lớn làm dáng chính
  • Các cành nhỏ làm dáng cong
  • Kéo và bình hoa

Cách cắm hoa dáng thác đổ:

  • Bước 1: Cắm cành toa to nhất vào bình để định hình.
  • Bước 2: Cắm các cành nhỏ dọc theo dáng của cành to để hoàn thành tạo hình.
  • Bước 3: Bổ sung vào bình hoa bằng các cành phụ để tạo tổng thể hài hòa.
Bình hoa tuyết mai được cắm kiểu thác đổ
Bình hoa tuyết mai được cắm kiểu thác đổ

Cắm hoa dáng tán xòe

Bên cạnh dáng thác đổ, những bình hoa tán xòe cũng được yêu thích bởi ý nghĩa may mắn, tài lộc sum vầy. Để cắm một bình hoa tuyết mai dáng tán xòe, bạn có thể thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • Một chiếc bình cao khoảng 30cm
  • Cành tuyết mai với nhiều dáng khác nhau
  • Kéo để cắt tỉa hoa

Cách cắm hoa: 

  • Bước 1: Cắm 2 cành chính với dáng cong hướng về 2 phía (ngược chiều nhau).
  • Bước 2: Sau khi đã có cành chính, tiếp tục dùng các cành phụ để tạo hiệu ứng tỏa đều ra các phía xung quanh cành chính.
  • Bước 3: Sử dụng các cành nhỏ để bổ sung vào các góc, phía khác của lọ hoa để hoàn thành tạo hình.
Hoa tuyết mai ngày tết
Bình hoa tuyết mai dáng tán xòe ngập tràn lộc lá

Cách cắm bình hoa tuyết mai dáng vạn tuế

Bình hoa tuyết mai dáng vạn tuế với ý nghĩa mang đến sự bình an cùng mọi điều may mắn cho gia chủ. Cách cắm hoa tuyết mai dáng vạn tuế cũng đặc biệt đơn giản.

Chuẩn bị:

  • Bình cắm hoa và kéo để cắt tỉa hoa
  • Một cành tuyết mai lớn
  • Các cành hoa nhỏ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắm cành hoa lớn vào đúng trọng tâm bình để định hình.
  • Bước 2: Tiếp tục cắm các cành nhỏ xung quanh với xu hướng tán rộng ra ngoài tạo tổng thể hài hoà.
  • Bước 3: Bổ sung các cành nhỏ theo hướng tỏa ra ngoài tại tầng dưới cùng của bình hoa.
Bình tuyết mai dáng vạn tuế siêu mê
Bình tuyết mai dáng vạn tuế siêu mê

Cắm hoa tuyết mai với thanh liễu

Không chỉ được cắm một mình, hoa tuyết mai đặc biệt hợp để cắm kết hợp với thanh liễu. Thanh liễu là loài hoa khá tượng trưng cho sự giàu có, sung túc và lâu bền. Hoa có nhiều màu sắc rực rỡ và rất bền màu nên sẽ thật tuyệt nếu được kết hợp với sắc trắng tinh khôi của tuyết mai.

Chuẩn bị:

  • Hoa tuyết mai khoảng 6 bông
  • Hoa thanh liễu khoảng 4 bông
  • Bình cắm hoa và kéo để cắt tỉa hoa

Cách cắm hoa:

  • Bước 1: Tỉa sạch phần lá ở dưới của các cành hoa và cắt vát 45 độ để hoa hút nước tốt hơn.
  • Bước 2: Đổ nước vào bình hoa, có thể thêm một số thuốc giúp hoa tươi lâu, không bị mùi.
  • Bước 3: Cắm tuyết mai vào bình để tạo hình ban đầu cho bình hoa.
  • Bước 4: Tiếp tục cắm hoa thanh liễu xen kẽ những khoảng trống để hoàn thành tạo hình.
  • Bước 5: Cắm các cành nhỏ của thanh liễu và tuyết mai để tạo tổng thể hài hòa cho lọ hoa.
Bình tuyết mai và thanh liễu khiến nhiều người mê mẩn
Bình tuyết mai và thanh liễu khiến nhiều người mê mẩn

Cắm hoa tuyết mai kết hợp tùng nho, lá chanh

Những bình hoa tuyết mai cùng lá chanh và tùng nho vẫn luôn nhận về nhiều lời khen từ mọi người. Nhìn thì có vẻ phức tạp song cách cắm không quá khó, chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây bạn hoàn toàn có thể tự cắm tại nhà!

Chuẩn bị:

  • Các cành tuyết mai với nhiều kích thước, ưu tiên cành vừa và nhỏ.
  • Các nhánh lá chanh
  • Các nhánh tùng nho
  • Mút xốp, chậu và bình hoa lớn
  • Kéo để cắt tỉa hoa

Cách cắm hoa:

  • Bước 1: Ngâm mút xốp vào nước để hoa tươi lâu hơn rồi đặt vào bình, chậu hoa lớn.
  • Bước 2: Cắt các nhánh nhỏ tùng nho và cắm vào xung quanh mút xốp vừa nhúng nước.
  • Bước 3: Cắt và cắm tuyết mai theo 3 hướng. Sau đó tập trung vào khu vực chính giữa mút ẩm.
  • Bước 3: Dùng lá chanh cắm xen kẽ giữa tuyết mai và lá tùng để tạo điểm nhấn và sự hài hòa cho lọ hoa. Lưu ý để tạo sự khác biệt bạn có thể dùng bình xịt đổi màu cho lá chanh. Cách làm này sẽ giúp lọ hoa thêm ấn tượng hơn.
Tự cắm bình tuyết mai, tùng và lá chanh tại nhà
Tự cắm bình tuyết mai, tùng và lá chanh tại nhà

Giải đáp thắc mắc về hoa tuyết mai và cách chọn, cắm hoa

Không chỉ cách cắm hoa đẹp mà để có một bình hoa tuyết mai đúng ý việc chọn hoa, chọn bình hay cách giữ hoa tươi lâu cũng đặc biệt quan trọng. Dưới đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách chơi hoa tuyết mai đẹp và bền, theo dõi ngay nhé!

Cách chọn hoa tuyết mai

Được yêu thích bởi vẻ đẹp tinh tế, hoa tuyết mai được tìm mua khá nhiều khi vào mùa. Với lượng cầu lớn, các nguồn cung cũng đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Vậy chọn mua hoa tuyết mai cần chú ý những điều gì?

  • Đầu tiên bạn nên chọn những cành hoa có cả nụ và hoa đã nở, cành non. Điều này sẽ giúp bình hoa sinh động hơn khi có cả nụ cả hoa. Hơn nữa thời gian chơi hoa cũng lâu hơn.
  • Nên chọn những cành hoa có hoa, lá và nụ phân bố đều từ trên xuống dưới. Những cành hoa này sẽ giúp bình hoa cắm được cân xứng hơn, tạo sự hài hòa và vẻ đẹp tự nhiên cho hoa.
  • Chỉ nên mua những cành hoa còn tươi, không có dấu hiệu bị dập nát, khô héo. Nhiều người sẽ lấy lý do vận chuyển chỉ cần cắm hoa vào nước sẽ tươi trở lại. Tuy nhiên tốt hơn hết hãy chọn cành tươi ngay từ khi mua bạn nhé!
  • Để tạo sự hài hòa và dễ dàng tạo dáng cắm khi mua hoa bạn nên chọn cả những cành thẳng và cong với các độ dài ngắn khác nhau. Lưu ý muốn tạo hình cho bình hoa cần chọn những cành chính có dáng và hoa đẹp để nâng tầm vẻ đẹp cho tổng thể.
Chọn hoa tuyết mai nên chú ý những chi tiết nào?
Chọn hoa tuyết mai nên chú ý những chi tiết nào?

Cắm hoa tuyết mai nên dùng bình hoa kiểu nào?

Nhiều người thường có xu hướng chỉ chú tâm vào chọn hoa đẹp mà không quá quan tâm đến bình cắm hoa. Tuy nhiên chọn lựa bình hoa phù hợp cũng giúp bình hoa đẹp và sang hơn.

Hoa tuyết mai mang vẻ đẹp của sự trang nhã, sang trọng và tinh tế. Do đó bạn có thể lựa chọn các loại bình gốm, bình thủy tinh cao. Tùy vào kiểu cắm tỏa hoặc cắm thác nước cũng như kích thước mong muốn để lựa chọn kiểu bình và kích thước bình phù hợp. Về họa tiết hoa tuyết mai không quá kén họa tiết và màu sắc bình, dù sử dụng bình sặc sỡ nhiều họa tiết hay đơn giản đều tạo nên nét đẹp riêng.

Bình gốm hoặc bình thủy tinh là lựa chọn tốt nhất để cắm hoa tuyết mai
Bình gốm hoặc bình thủy tinh là lựa chọn tốt nhất để cắm hoa tuyết mai

Tuyết mai nên cắm chung với hoa gì?

Tuyết mai mang vẻ đẹp của sự thanh tao mà đơn giản. Dù chỉ đứng một mình, loài hoa này vẫn luôn có sức hút kỳ diệu, làm đẹp cho không gian sống. Không chỉ vậy để tạo sự độc đáo và ấn tượng hơn, bạn hoàn toàn có thể kết hợp tuyết mai với các loại hoa đào, thanh liễu, tùng nho và lá chanh để bình hoa có điểm nhấn và thu hút hơn.

Làm sao để tuyết mai nhanh nở?

Có không ít người gặp phải tình trạng mua tuyết mai chưng Tết tuy nhiên Tết đã cận kề nhưng hoa không có dấu hiệu nở. Vậy làm sao để giúp hoa nở nhanh và đẹp hơn?

Có một mẹo khá hay giúp kích hoa nở nhanh và đẹp hơn là cắm hoa với nước ấm khoảng 40 độ. Song song với đó bạn có thể dùng các bình xịt dạng sương để xịt lên hoa 1 đến 2 lần mỗi ngày. Với cách làm này hoa sẽ đủ ẩm và đủ nước, nụ hoa nhanh nở, đều và đẹp hơn.

Bạn đã biết cách để hoa tuyết mai nhanh nở đón Tết chưa?
Bạn đã biết cách để hoa tuyết mai nhanh nở đón Tết chưa?

Lưu ý: Khi tuyết mai đã nở bung thì không nen phun nước bởi thao tác này sẽ khiến cánh hoa bị dập, thối.

Bí quyết giữ hoa tuyết mai tươi lâu

Muốn tuyết mai đẹp và tươi lâu không khó, tuy nhiên bạn phải biết cách “chăm”. Áp dụng ngay một số mẹo được chia sẻ dưới đây để bình tuyết mai luôn đẹp và tươi nhé!

  • Chẻ gốc của cành hoa thành 2 hoặc 4 phần với độ dài từ 3 đến 5cm tùy kích thước cành. Đối với cành chính nên giữ nguyên gốc để hoa được tươi lâu hơn. Tuy nhiên nếu muốn cắm hoa trong bình thấp bạn có thể cắt bớt gốc và chẻ cành để hấp thụ nước tốt hơn.
  • Nên rửa sạch cành hoa trước khi đem cắm vào bình để chưng.
  • Phun nước lên cành và nụ hoa sẽ giúp hoa nở đều và đẹp hơn. Tuy nhiên khi có dấu hiệu bắt đầu nở nên hạn chế phun nước để tránh làm hỏng, nát hoa.
  • Nên thay nước cho hoa khoảng 3 đến 5 lần một ngày hoặc chỉ cần bổ sung nước mới cho bình cắm. Khi hoa đã nở cần hạn chế tác động mạnh cũng như thay nước hoặc đổi bình để tránh làm rụng hoa.
  • Khi cắm hoa tuyết mai bạn cũng có thể dùng nước ấm để hoa nở nhanh hơn. Ngoài ra có thêm các loại chất dưỡng hoa hoặc vitamin B, Aspirin để “nuôi” hoa tươi, đẹp lâu hơn.
  • Bình tuyết mai sau khi cắm nên đặt tại nơi thông thoáng, đủ ánh sáng mặt trời để bình hoa luôn đẹp và tươi. Lưu ý không để bình hoa ngoài trời vì gió có thể khiến hoa bị rụng.
Bình hoa tuyết mai là điểm nhấn cho phòng khách thêm ấm cúng, sang trọng 
Bình hoa tuyết mai là điểm nhấn cho phòng khách thêm ấm cúng, sang trọng

Cận Tết thị trường hoa tuyết mai đã bắt đầu nhộn nhịp hơn. Không thể phủ nhận đây là một loài hoa đẹp và ý nghĩa, rất thích hợp để chưng tại các gia đình, văn phòng. Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về hoa tuyết mai, cách cắm hoa tuyết mai và một số lưu ý để bình hoa luôn đẹp và tươi. Hy vọng bài viết chia sẻ sẽ đưa đến cho bạn thông tin hữu ích!