Rate this post

Cùng với hoa đào, hoa mai, bánh chưng và bánh tét, mâm ngũ quả cũng là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Vậy ý nghĩa mâm ngũ quả là gì? Có những loại quả nào trong mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung và Nam. Cùng khám phá ngay tại bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Mâm ngũ quả ngày Tết - Đủ đầy, sung túc, vẹn toàn
Mâm ngũ quả ngày Tết – Đủ đầy, sung túc, vẹn toàn

Contents

Làm rõ ý nghĩa mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là mâm trái cây gồm 5 loại quả khác nhau. Chúng được bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết để thể hiện lòng thành kính của con cháu cùng những mong cầu được gửi gắm trong năm mới. Ngoài ra mâm ngũ quả cũng thể hiện nhiều tầng ý nghĩa tâm linh khác.

Theo văn hóa của người phương Đông, mâm ngũ quả đại diện cho ngũ hành. Đây cũng chính là học thuyết có ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của họ. Ngũ hành xoay quanh 5 yếu tố là: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ. Chúng có mối quan hệ tương sinh, tương khắc và tác động qua lại với nhau. Chính điều này giúp cuộc sống được duy trì và vận hành liên tục. 

Mặt khác với người Đông Nam Á, số 5 là đại diện cho may mắn và những điều tốt lành. Hơn hết nó cũng thể hiện ước muốn của gia chủ với “Ngũ phúc lâm môn” hay chính là phú, quý, thọ, ninh, khang. Như vậy mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện mong cầu hạnh phúc và những điều tốt lành trong năm mới. 

Ý nghĩa mâm ngũ quả là gì?
Ý nghĩa mâm ngũ quả là gì?

Những loại trái cây nào được bày trong mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả tức là 5 loại quả. Vậy những loại trái cây nào thường được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết của các gia đình?

  • Chuối xanh: Người ta thường lựa chọn các nải chuối có lẻ quả, trên 20 quả là tốt nhất. Những nải chuối đầy đặn, cong đẹp tựa như bàn tay ngửa tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi và mong cầu che chở, bình an. 
  • Dừa: Đây là loại quả tinh khiết nhất, chứa đựng tinh hoa của đất trời. Thêm nữa dừa cũng mang ý nghĩa là mong cầu tài lộc, sức khỏe vừa đủ. 
  • Sung: Những chùm sung đầy đặn được bày biện trên mâm ngũ quả mang hy vọng sung túc, đủ đầy. 
Sung với ý nghĩa sung túc
Sung với ý nghĩa sung túc
  • Mãng cầu: Mong cho tất cả lời nguyện cầu của gia chủ đều được thành sự thật. 
  • Đu đủ: Là sự mong ước vừa đủ cho tài lộc, bình an và sức khỏe. 
  • Táo: Thường là táo đỏ hoặc táo xanh. Loại quả này đại diện cho may mắn, phát tài. 
  • Hồng: Đại diện cho may mắn và phú quý. 
  • Đào: Những quả đào căng mọng tượng trưng cho hy vọng và hạnh phúc ở năm tới. 
  • Bưởi: Thường được lựa chọn quả căng tròn, cân đối với ý nghĩa mong cầu sung túc, đủ đầy và thịnh vượng. 
  • Lựu: Thể hiện mong ước năm mới con đàn cháu đống, sung túc, bình an. 
  • Thanh long: Là loại quả đại diện cho sự phồn thịnh, trang trọng. 
  • Xoài: Còn được người miền Nam gọi là “xài” với ước nguyện đủ tiền để tiêu xài cả năm. 
Những quả xoài chín vàng
Những quả xoài chín vàng
  • Cam, quất: Trong phiên âm tiếng Hán, loại quả này được đọc khá giống “cát”, ý chỉ đại cát, đại lợi, sung túc, khỏe mạnh. 
  • Lê ki ma (Quả trứng gà): Ý chỉ lộc trời ban. 
  • Phật thủ: Là loại quả có hình bàn tay Phật. Trong mâm ngũ quả nó đại diện cho sự chở che, phù hộ cho gia đình trong năm mới bình an.

Cách làm mâm ngũ quả ngày Tết

Bày mâm ngũ quả ngày Tết có khó không? Theo dõi ngay 2 cách bày mâm ngũ quả đón Tết được chia sẻ dưới đây nhé!

Cách bày mâm ngũ quả theo truyền thống

Mâm ngũ quả truyền thống được bày không quá cầu kỳ. Theo đó nải chuối xanh được đặt phía dưới cùng. Trung tâm phía trên là các loại quả có kích thước lớn như dừa, dưa hấu, bưởi, phật thủ,… Kế đến là quả nhiều màu sắc khác được điểm xuyết xung quanh. Đây là cách bày khá phổ biến, truyền thống tại các gia đình Bắc Bộ. 

Một mâm ngũ quả truyền thống của người Bắc
Một mâm ngũ quả truyền thống của người Bắc

Với người dân miền Nam, họ thường bày biện mâm ngũ quả với mong ước “Cầu sung vừa đủ xài”. Tức là hy vọng năm mới sung túc, đủ đầy. Tương ứng với đó sẽ có 5 loại quả bao gồm: Mãng cầu, dừa, sung, xoài và đu đủ. Ngoài ra có thể có thêm trái dứa hoặc cặp dưa hấu xanh với nguyện vọng con cháu đầy nhà, may mắn cả năm. Những năm gần đây, người ta thường khắc dưa hấu để trang trí mâm ngũ quả, giúp trong bàn thờ trở nên đẹp, đa dạng, thu hút hơn.

Cách bày mâm ngũ quả của người miền Trung có phần đơn giản hơn cả 2 miền còn lại. Họ thường đặt dứa ở vị trí cao nhất, xung quanh đó là thanh long, xoài, táo, nho và quýt,…

Cách bày mâm ngũ quả theo ngũ hành

Bên cạnh cách bày truyền thống, cách bày mâm ngũ quả theo ngũ hành cũng được thực hiện tại nhiều gia đình. Với cách bày này, họ mong muốn có một năm mới hanh thông, tài lộc và bình an. 

Mâm ngũ quả theo ngũ hành
Mâm ngũ quả theo ngũ hành

Về mặt nguyên tắc, mâm ngũ quả được bày theo ngũ hành sẽ bao gồm 5 loại quả với màu sắc khác nhau. Chúng tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phúc gồm: Giàu có, thọ lâu, sang trọng, bình an và khỏe mạnh.

Các loại quả và màu sắc được sử dụng trong mâm ngũ quả theo ngũ hành bao gồm:

  • Màu đỏ: Hồng, thanh long và táo. 
  • Trắng: Lê, dưa lê, dưa lưới.
  • Xanh: Chuối, mãng cầu, na, đu đủ, dừa, dưa hấu, sung.
  • Vàng hoặc nâu: Cam, quýt, xoài chín, bưởi. 
  • Các loại quả tối màu như nho đen, hồng xiêm. 

Lưu ý chọn quả và bày mâm ngũ quả

Bên cạnh ý nghĩa, mâm ngũ quả thường được bày cúng xuyên suốt các ngày Tết. Vậy chúng ta cần chú ý những gì khi mua và bày trái cây để mâm ngũ quả được trọn vẹn ý nghĩa, tươi và đẹp lâu?

Mâm ngũ quả nên chọn quả tươi ngon và đẹp
Mâm ngũ quả nên chọn quả tươi ngon và đẹp

Chọn và bày mâm ngũ quả đẹp ngày Tết

Muốn có một mâm ngũ quả dâng lễ đẹp, chúng ta cần lựa chọn được những loại hoa quả tươi ngon nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn và bày ngũ quả:

  • Ưu tiên những quả chín tới để màu sắc tươi và bày được lâu hơn. 
  • Khi chọn quả nên chọn quả chắc tay, không bị xước, dập. 
  • Ngoài ý nghĩa có thể chọn quả theo màu sắc để tạo sự hài hòa. 
  • Không nên chọn quả quá lớn thay vào đó kích thước quả vừa vặn sẽ giúp tổng thể cân đối hơn. 

Những điều cần tránh khi bày mâm ngũ quả

Chọn và bày mâm ngũ quả cần tránh điều gì?

  • Tránh chọn những quả quá chín. Dù có màu đẹp và thơm song chúng thường không để được lâu.
  • Tránh các loại quả có nặng mùi hoặc có gai nhọn như mít, sầu riêng.
Không nên bày các loại quả nặng mùi và có gai
Không nên bày các loại quả nặng mùi và có gai
  • Hoa quả bị ướt sẽ nhanh hỏng hơn. Do đó bạn lên lau khô quả khi bày hoặc chỉ cần lau sạch bụi sau khi mua về. 
  • Trong miền Nam nhiều gia đình hạn chế chưng cam quýt (Quýt làm cam chịu) và lê (lê lết, thất bại). Vì vậy tùy vào ngữ cảnh và phong tục, hãy điều chỉnh để phù hợp hơn nhé!

Gợi ý mâm ngũ quả ngày tết

Nếu vẫn đang gặp khó khăn trong việc bày biện mâm ngũ quả thì bạn có thể tham khảo qua một vài hình ảnh dưới đây!

Mâm ngũ quả Tết đầy đủ, đón xuân sang
Mâm ngũ quả Tết đầy đủ, đón xuân sang
Mâm ngũ quả Tết nhiều tài lộc đón năm mới 2024 rực rỡ
Mâm ngũ quả Tết nhiều tài lộc đón năm mới 2024 rực rỡ
Mâm ngũ quả Tết đơn giản, ấm áp 
Mâm ngũ quả Tết đơn giản, ấm áp
Mâm ngũ quả đón Tết - Mong cầu mọi điều tốt đẹp trong năm mới!
Mâm ngũ quả đón Tết – Mong cầu mọi điều tốt đẹp trong năm mới!
Mâm ngũ quả đón Tết như ý, may mắn và bình an cho gia chủ
Mâm ngũ quả đón Tết như ý, may mắn và bình an cho gia chủ

Mâm ngũ quả 3 miền có gì giống và khác nhau?

Tùy vào phong tục, khí hậu và quan niệm truyền thống, mâm ngũ quả của từng vùng miền sẽ có sự khác biệt nhất định. Vậy mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung, Nam giống và khác nhau điểm gì?

Giống nhau

Về mặt ý nghĩa, mâm quả cả 3 miền đều thể hiện sự tôn kính, thương nhớ của con cháu với ông bà, tổ tiên, đúng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt ta. Mặt khác đây cũng là những ước nguyện về một năm mới tốt đẹp, bình an và hạnh phúc. 

Thấy mâm ngũ quả là thấy Tết!
Thấy mâm ngũ quả là thấy Tết!

Khác nhau

Sự khác nhau giữa mâm ngũ quả của 3 miền được thể hiện như sau:

  • Miền Bắc: Mâm ngũ quả được trưng bày nhiều màu sắc, tuân theo ngũ hành. 
  • Miền Trung: Không quá câu nệ về hình thức, thường sử dụng trái cây đơn giản. 
  • Miền Nam: Mâm ngũ quả được bày theo ý nghĩa tốt đẹp, tránh các loại quả có ý nghĩa hoặc cách đọc không tốt. 

Ý nghĩa mâm ngũ quả không có quá nhiều khác biệt ở các vùng miền, nó đều thể hiện lòng thành, mong cầu bình an, tài lộc và sung túc cho gia chủ. Đây vẫn luôn là một nét đẹp văn hóa, phong tục Tết được người Việt lưu truyền qua nhiều thế hệ. 

 

Website đang chạy thử nghiệm