Rate this post

Chúc tết, hái lộc là những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, thể hiện mong muốn năm mới nhiều may mắn, thuận lợi. Trong bài viết ngày hôm nay, mayruaxecongnghiep.com sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm cũng như cách hái lộc đúng giúp mang lại may mắn, tài lộc nhé!

Contents

Tìm hiểu về tục hái lộc đầu năm mới và nguồn gốc của phong tục

Những ngày đầu năm mới, theo dân gian sẽ có những việc nên làm hoặc kiêng làm để cả năm bình an, thuận lợi. Tục hái lộc cũng được thực hiện nhằm mong muốn cho năm mới thêm tài lộc.

Hái lộc đầu năm là phong tục lâu đời tốt đẹp của người Việt
Hái lộc đầu năm là phong tục lâu đời tốt đẹp của người Việt

Tục hái lộc là tục gì? Diễn ra vào ngày nào của năm mới?

Hái lộc được hiểu đơn giản là việc bẻ cành cây (cành lộc) và mang về nhà để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến trong cả năm. Người ta thường lựa chọn những cành nhỏ thuộc loại cây quanh năm tươi tốt tượng trưng cho chồi lộc, sự sinh sôi nảy nở.

Việc hái lộc đầu năm thường được diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán, thường vào đêm giao thừa hoặc sáng ngày mùng 1 Tết. Người dân thường đi thăm viếng chùa chiền xin lộc, cầu phúc, cầu tài và hái lộc.

Đây được xem là tín ngưỡng, một nét văn hóa lâu đời của người Việt trong ngày đầu năm mới. Các tín ngưỡng này đều giúp con người tạo dựng niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Nguồn gốc của phong tục hái lộc ngày đầu năm

Phong tục này đã có từ lâu đời, từ thời các Vua Hùng. Truyền thuyết kể rằng một ngày đầu xuân, Vua Hùng đã  gọi các con, các Lạc Hầu, Lạc Tướng và thần dân truyền dạy rằng các vị hoàng tử đã khôn lớn, nhà vua muốn các con của mình đi dạy dân làm ăn, trấn cứ các nơi.

Hái lộc đầu năm được bắt nguồn từ thời Vua Hùng
Hái lộc đầu năm được bắt nguồn từ thời Vua Hùng

Các người con của Vua Hùng đều bịn rịn và không muốn rời đi. Thấy vậy, hoàng hậu có ý định tổ chức lễ tế trời đất, hái lộc chia cho mỗi đứa con, ai nhận được cành lộc đi phương nào thì sẽ đi về phương ấy.

Vua Hùng thấy hợp lý nên truyền các Lạc Hầu, Lạc Tướng, các con của mình về nhà nghỉ, đợi ngày lành tháng tốt tổ chức Lễ tế Trời – Đất (trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Phú Thọ ngày nay).

Lễ tế Trời – Đất cầu mưa thuận, gió hòa, no ấm đủ đầy. Khi trời vừa sang canh, Vua Hùng cùng hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu năm. Vào sáng sớm, Vua Hùng chia cành lộc cho các con và dặn con đi trấn giữ các phương, giúp người dân cách làm ăn, kiếm sống.

Cũng từ đây, người Việt đã hình thành tục hái lộc đầu xuân để được Thần, Phật ban tài lộc, may mắn. Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm lịch sử, tục hái lộc được lưu truyền qua các thế hệ và trở thành nét văn hóa đặc biệt không thể thiếu trong ngày đầu tiên của năm mới.

Ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm

Hái lộc được nhiều người, nhiều gia đình Việt xem là điều không thể thiếu trong thời khắc chuyển giao năm cũ – năm mới. Họ cho rằng việc này sẽ mang về những điều may mắn, đồng thời giúp xua đi những điều không may mắn, muộn phiền của năm cũ.

Cành lộc non thể hiện mong ước năm mới may mắn, nhiều tài lộc
Cành lộc non thể hiện mong ước năm mới may mắn, nhiều tài lộc

“Lộc” lúc này không đơn thuần chỉ là tài lộc mà còn là sự may mắn, bình an, sinh trưởng, những điều tươi mới được hình thành qua những khó khăn, khắc nghiệt.

Hái lộc không đơn thuần chỉ là hành động ngắt từ trên cây một cành, một ngọn hoặc một nhánh mà còn mang theo đạo lý nhân quả. “Có làm thì mới có ăn” và những hạnh phúc, thành tựu đạt được phải xuất phát từ lời nói, hành động, phải dày công vun trồng và xây dựng.

Cách hái lộc đầu năm đúng và mang lại may mắn cho gia chủ

Hái lộc đầu xuân là việc làm quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách hái lộc sao cho đúng. Dưới đây là một số lưu ý và cách hái lộc đúng, mang lại nhiều may mắn cho năm mới mà bạn cần ghi nhớ:

Chọn cành lộc để hái

Hiện nay, phong tục hái lộc đang bị biến tướng, tạo nên những hình ảnh không hay, kém văn hóa. Thay vì xin cành lộc nhỏ thì nhiều người lại chặt cành bẻ lá, cành càng to càng tốt thậm chí có người còn nhổ cả cây non. Người ta chỉ biết rằng hái lộc đầu xuân là mang cành lộc về nhà, còn về kích cỡ, hái cành lộc ở đâu,… lại không nắm rõ.

Mua chậu cây, cây mía cũng là một hình thức hái lộc đầu năm
Mua chậu cây, cây mía cũng là một hình thức hái lộc đầu năm

Theo đó, người dân có thể đến các đền, chùa… để hái những cành lá non cắm trong nhà, trên bàn thờ. Cành lộc của từng loại cây lại mang đến những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, cành cây trứng gà mang lại may mắn về đường con cái (tượng trưng cho sự sum vầy), cành lộc của cây phát lộc mang lại sự may mắn tài lộc, công danh, cành lộc cây hoa hải đường thể hiện cho sự giàu sang, phú quý,…

Ngoài ra, hái lộc không nhất thiết là chúng ta phải bẻ cành, bứt cây mà có thể là hành động mua cây mía, mua cành vàng lá ngọc, mua chậu cây nhỏ,… Việc mua cây này cũng được xem giống như hình thức hái lộc sau khi đón giao thừa, viếng chùa, miếu.

Tâm của người hái lộc đầu năm

Hái lộc còn quan trọng ở cái tâm của người thực hiện hái lộc. Người hái lộc còn có tâm hướng thiện, sự vui vẻ thì cho dù là một cành lá bé nhỏ cũng mang lại nhiều phúc lộc, may mắn.

Khi hái lộc, bạn cần giữ cho mình tâm hồn thanh tịnh, thuần khiết để những lộc mà chúng ta hái được thật sự trở nên tốt đẹp và ý nghĩa. Bởi vì nếu như muốn có được cuộc sống tốt đẹp, nhiều may mắn, nhiều phước lành thì bản thân cần phải gieo những nhân lành trước tiên.

Đi hái lộc đầu xuân cần có tâm lành, tích thiện
Đi hái lộc đầu xuân cần có tâm lành, tích thiện

Do vậy, hành động hái lộc đầu xuân cần kết hợp nhiều yếu tố, tu tâm tích đức và làm nhiều việc thiện. Hạn chế việc chặt cành, bẻ cành lớn vừa làm mất đi nét đẹp truyền thống vốn có của tục hái lộc, vừa làm mất mỹ quan khung cảnh đền chùa.

Một số điều cần lưu ý khi hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu xuân có một số điều kiêng kỵ cần tránh trong tâm linh đồng thời cũng là vấn đề về môi trường như sau:

  • Khi hái lộc, cần chú ý lựa chọn cành tươi, có lộc non tránh mang cành lá héo úa, có gai nhọn về nhà bởi theo quan niệm lá héo úa, có nhiều gai tượng trưng cho sát khí, những điều không tốt lành.
  • Hái lộc đầu xuân chỉ cần hái một cành nhỏ, tượng trưng là đủ, đừng cố gắng chặt, bẻ cành thật lớn vì không phải cành càng to càng nhiều lộc.
Hái lộc lấy may một cách có văn hóa, không bẻ cành, vặt lá bừa bãi
Hái lộc lấy may một cách có văn hóa, không bẻ cành, vặt lá bừa bãi
  • Có thể hái lộc ở chùa, đền, miếu hoặc hái trong vườn nhà đều thể hiện mong ước năm mới nhiều tài lộc, may mắn. Nếu không hái được cành lộc ưng ý, bạn có thể thay bằng việc mua cành lộc, chậu cây nhỏ thay thế.
  • Để năm mới nhiều niềm vui, bình an, tài lộc thì bạn cũng cần thay đổi cách sống, cách nghĩ, lời ăn tiếng nói của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức, sống thiện lành.

Lời kết

Vừa rồi là những tìm hiểu về phong tục hái lộc đầu năm mà chúng tôi tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin của bài viết, bạn sẽ nắm được ý nghĩa của phong tục này để bắt đầu năm mới thuận lợi, như ý nhất!

Website đang chạy thử nghiệm