Rate this post

“Trẻ trâu” và “sửu nhi” là những từ được các bạn trẻ sử dụng rất nhiều hiện nay trên các mạng xã hội và cả ở ngoài đời thực. Vậy trẻ trâu là gì? Sửu nhi là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nghĩa và cách sử dụng của 2 từ này trong bài viết dưới đây nhé!

Contents

Trẻ trâu là gì? Sửu nhi là gì?

“Trẻ trâu” hay “sửu nhi” trong tiếng Anh là Premature hiện có nhiều định nghĩa khác nhau như sau: 

trẻ trâu là gì, những hình ảnh về trẻ trâu
Những hình ảnh về “trẻ trâu”
  • Trẻ trâu cụm từ dùng để chỉ những người trẻ tuổi, thích thể hiện, luôn tỏ vẻ ta đây. Đồng thời có những lời nói, hành vi ngông cuồng thiếu suy nghĩ. 
  • Bên cạnh đó chúng ta có thể hiểu “trẻ trâu” là những những người trẻ tuổi có tính cách hiếu chiến thường hành động một cách bốc đồng và không suy nghĩ về những hậu quả. Những người “trẻ trâu” thường có hành vi đi ngược với các giá trị văn hóa truyền thống để gây chú ý. 
  • Ngoài ra trẻ trâu còn được nói đến người có tính cách cũng như cách cư xử giống như trẻ con, luôn muốn làm theo ý của mình, lì lợm và không tiếp thu những ý kiến từ những người khác. Sửu nhi không có sự phân biệt về tuổi tác hay là giới tính (bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể là trẻ trâu). 

=> Như vậy chúng ta có thể thấy sửu nhi là từ được dùng để chỉ những người có tính cách chưa trưởng thành, thích thể hiện và bốc đồng. Họ có thường làm ra các hành động thiếu suy nghĩ để thể hiện bản thân. 

Nguồn gốc của “trẻ trâu”, “sửu nhi”

Cụm từ “trẻ trâu” xuất hiện khá nhiều trên sách báo từ 70 năm về trước. Ban đầu cụm từ này được dùng để chỉ những đứa trẻ chăn trâu chứ không hề mang nghĩa lóng như ngày nay (ý nghĩa đã phân tích ở phần trên). Chúng ta có thể thấy điều này trong những tác phẩm dịch như: 

Định nghĩa “trẻ trâu” trước đây rất đẹp, không xấu như hiện nay
Định nghĩa “trẻ trâu” trước đây rất đẹp, không xấu như hiện nay
  • “Một đứa trẻ trâu ngồi hát” trong Liêu trai chí dị, tập 4, trang 645, của Bồ Tùng Linh, Đào Trinh Nhất dịch, NXB Bốn Phương năm 1954
  • “Có bến đò xưa, có trẻ trâu thổi sáo” trong Đại Nam Nhất thống chí, tập 16, trang 27, của Nhà Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục của chính quyền Sài Gòn, 1965.

Ngoài ra cụm từ “trẻ trâu” trong văn học còn được dùng để chỉ những người thời ấu thơ sống gian truân, vất vả hoặc chỉ những đứa trẻ hoạt bát, gan lì, nghịch phá và thậm chí là ăn chơi… Một số ví dụ có thể kể đến như: 

  • “Đã từng một thời trẻ trâu, trộm cam, trộm mít nhảy cầu tắm sông” được trích từ tác phẩm “Vinh trong ký ức: Vinh Xưa” ở trang 297 do Phạm Xuân Cần chủ biên)

=> Như vậy từ lóng “trẻ trâu” được dùng phổ biến hiện nay được xuất phát từ văn chương. Sau đó lan truyền trên các mạng xã hội và dần hình thành nghĩa mới như ngày nay. Hiện  nay do từ lóng “trẻ trâu” mang ý nghĩa có phần tiêu cực và nặng nề nên nhiều người đã dùng từ Hán Việt là “sửu nhi” để thay thế. 

Dấu hiệu để nhận biết “trẻ trâu”

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số dấu hiệu để các bạn có thể nhận diện được trẻ trâu trên mạng xã hội và đời thực: 

Những dấu hiệu để nhận diện “trẻ trâu”
Những dấu hiệu để nhận diện “trẻ trâu”
  • Profile trên các mạng xã hội thường có thông tin tốt dạng nghiệp từ Đại học Bôn Ba; tốt nghiệp trường đời; trai tổ lái – gái phê pha,…
  • Avatar  thường để hình chụp nửa mặt, chu môi, phồng má, trợn mắt hoặc để những hình chế,… 
  • Đặt tên mạng xã hội nhất định phải kèm các từ dạng như bé, baby, điệu, cute, cool… đôi khi là thêm ký tự ‘s hay ‘ss hoặc các ký hiệu loằng ngoằng khó hiểu.
  • Thường đăng bài kêu gọi mọi người thả tim, dạng bài nếu được “100 tim sẽ làm…”. 
  • Tay nhanh hơn não, thường xuyên để lại bình luận trên Facebook bằng những câu chửi bới, ra vẻ chuyện gì ta đây hiểu biết. Mẫu bình luận quen thuộc của “trẻ trâu ở các page thường là “quỳ luôn”, “chuối xanh cả nải”, “tao thách cả họ nhà mày”, “thằng ngu”…
  • Thường mặc nguyên cây đồ “đôn chề” đi xe Dream, mặc quần rách, áo đại bàng….
  • “Trẻ trâu” thường chơi game rất nhiều, đặc biệt những tựa game như Liên quân, Liên minh huyền thoại…
  • Thường thiếu kiểm soát về hành động và lời nói. Dễ có những hành động bốc đồng gây hậu quả nghiêm trọng. 
  • Rất thích khoe khoang và thể hiện bản thân
  • Không chú ý đến người xung quanh, thiếu thái độ tôn trọng người lớn tuổi…
  • Thường có các thói quen xấu như nhậu nhẹt, hút thuốc, đua xe, rồ ga, nẹt pô…
Các dấu hiệu để nhận biết “trẻ trâu”
Các dấu hiệu để nhận biết “trẻ trâu”

Cách để không trở thành “trẻ trâu”

Qua những gì chúng ta đã tìm hiểu ở trên có thể thấy “trẻ trâu” là một cái danh không mấy tốt đẹp trong mắt mọi người. Nếu bạn không muốn bị mọi người đánh giá là “trẻ trâu” thì có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Không dùng từ ngữ đả kích người khác

Để không trở thành một đứa “trẻ trâu” trong mắt mọi người bạn cần phải chú trọng hơn vào ngôn từ mình sử dụng hàng ngày. Hay sử dụng các từ ngữ một cách khéo léo, tránh nói các câu từ mang tính đả kích, làm tổn thương người khác. 

Trước khi nói, nhận xét bất cứ điều gì đều cần phải suy nghĩ thật kỹ. Nếu như không thể nói những lời tốt đẹp thì bạn nên im lặng. Đừng chỉ trích bất cứ ai để thể hiện sự hiểu biết của mình, thể hiện mình ưu tú hơn mọi người. Nếu muốn góp ý hãy góp ý một cách nhẹ nhàng và khiêm tốn. 

Cách để bạn trở nên trưởng thành trong mắt mọi người
Cách để bạn trở nên trưởng thành trong mắt mọi người

Ăn mặc trưởng thành

Cách ăn mặc thể hiện rất nhiều về con người bạn do đó để không là “trẻ trâu” trong mắt những người xung quanh bạn nên ăn mặc chỉn chu hơn. Mặc dù mỗi người có một phong cách, cá tính khác nhau tuy nhiên bạn vẫn nên loại bỏ các trang phục mang đậm chất trẻ trâu ra khỏi tủ đồ của mình như: 

  • Áo có in hình đại bàng, sói…
  • Quần rộng rách te tua
  • Đồ “Gucci” giá rẻ 

Khiêm tốn và tiếp thu ý kiến của người khác

Ngoài cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói bạn còn cần phải có tinh thần cầu tiến, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác. Hay luôn khiêm tốn, khi được ai đó nhận xét, khuyên bảo hãy lắng nghe và phân tích trước khi đưa ra ý kiến phản biện.

Việc bạn gân cổ lên cãi, và thể hiện bản thân mình luôn đúng sẽ khiến mọi người xung quanh đánh giá thấp bạn. Do đó hãy cư xử nhã nhặn ngay cả khi bị người khác chê. 

Giao tiếp như một người trưởng thành

Bạn hãy nói chuyện một cách chín chắn, người lớn, không tự phụ, kiêu căng hay hung hăng. Hãy thể hiện suy nghĩ và mong muốn của mình một cách rõ ràng, đồng thời, biết lắng nghe khi người khác.

Hãy nói chuyện một cách trưởng thành
Hãy nói chuyện một cách trưởng thành

Trong quá trình giao tiếp không sử dụng các câu chửi thề, thô tục. Nếu bạn có thói quen chửi thề mỗi khi bực bội thì cần phải bỏ ngay. Vì nó có thể làm người khác sốc và đánh giá bạn là người thiếu văn hoá. Thay vì chửi thề, nói lời thô tục hãy cố gắng mở rộng vốn từ của bạn để lời nói . Khi học những từ mới, bạn có thể dùng chúng để việc bạn diễn đạt trong giao tiếp của mình được hiệu quả hơn. 

Như vậy chúng ta có thể thấy trẻ trâu hiện nay được dùng với nghĩa lóng để chỉ những người không trưởng thành, có cái tôi lớn, thích thể hiện mình thường có hành động khác lạ để thu hút sự chú ý và khẳng định mình. trẻ trâu không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được trẻ trâu là gì cũng như làm sao để không trở thành “trẻ trâu” trong mắt mọi người. 

Website đang chạy thử nghiệm