Rate this post

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet đem đến những cơ hội lớn cho ngành truyền thông đa phương tiện. Chính vì vậy trong vài năm trở lại đây ngành nghề này liên tiếp lọt top tìm kiếm với nhu cầu nhân lực và thu nhập khủng. Học truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Có những chuyên ngành nào trong lĩnh vực này?

Truyền thông đa phương tiện là làm gì?
Truyền thông đa phương tiện là làm gì?

Contents

Tìm hiểu về truyền thông đa phương tiện

Trước đây truyền thông chỉ được nhắc đến qua những bài viết, quảng cáo đơn giản được đăng tải trên truyền hình hay báo giấy. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thời đại, internet và các phương tiện truyền thông, thông điệp ngày càng được truyền tải một cách tinh tế, sáng tạo và hấp dẫn hơn dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video,… Đó được hiểu là truyền thông đa phương tiện.

Ngành truyền thông đa phương tiện tên tiếng Anh là Multimedia Communication. Bằng cách áp dụng công nghệ và công cụ hỗ trợ, người làm truyền thông đa phương tiện có thể tạo và hoàn thiện những sản phẩm truyền thông dưới nhiều dạng khác nhau. Có thể nói đây là ngành kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông báo chí để cho ra đời các thông điệp sáng tạo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Phân biệt quan hệ công chúng (PR) và truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng là hai lĩnh vực thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên thực tế chúng có sự khác biệt rõ ràng về mục đích triển khai. Cụ thể như sau:

Bạn biết những gì về truyền thông đa phương tiện?
Bạn biết những gì về truyền thông đa phương tiện?

Giống nhau

Với tính phổ biến và lan truyền rộng, cả truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng đều là những công cụ được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch marketing. Từ đó gia tăng hiệu quả truyền tin, quảng cáo và mở rộng phạm vi tiếp cận, quảng bá với khách hàng.

Bên cạnh đó cơ hội nghề nghiệp của cả hai ngành này khá lớn. Thay vì bị bó hẹp trong một lĩnh vực, các công việc được chia làm nhiều mảng khác biệt. Tùy vào khả năng cũng như sở thích của từng người, bạn có thể theo đuổi công việc mà mình mong muốn.

Khác nhau

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai “công cụ” này chính là mục đích sử dụng. Cụ thể:

  • Quan hệ công chúng hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh và đặc điểm nhất định cho sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp.
  • Truyền thông đa phương tiện được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả lan truyền và tiếp cận thông tin.
Đưa thông điệp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng
Đưa thông điệp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng

Chính vì vậy tùy vào từng giai đoạn và hiệu quả mong muốn, các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh sử dụng công cụ phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.

Các chuyên ngành của truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện đã và đang có cho mình những bước tiến vượt bậc. Nó được coi như một trong những điều tất yếu của cuộc sống hiện đại và mặc nhiên trở thành một trong các ngành nghề “thời thượng” nhất hiện nay. Vậy có những chuyên ngành nào trong lĩnh vực này?

Quảng cáo

Dù ở thời đại nào thì quảng cáo vẫn luôn là một trong các công cụ truyền thông vô cùng hiệu quả. Nó được sử dụng trong nhiều giai đoạn của sản phẩm nhằm tăng hiệu quả quảng bá, ghi nhớ và thúc đẩy doanh số.

Là sản phẩm của sự sáng tạo, có khá nhiều quảng cáo hay, hấp dẫn mang đến doanh số mơ ước cho doanh nghiệp. Đó cũng là lý do chuyên ngành này được khá nhiều các bạn trẻ sáng tạo, năng động lựa chọn.

Quảng cáo giúp mang sản phẩm đến với khách hàng
Quảng cáo giúp mang sản phẩm đến với khách hàng

Truyền thông mạng xã hội

Truyền thông mạng xã hội hay social media là những chuyên ngành khá hot gần đây. Theo đó mạng xã hội không chỉ là không gian để mọi người liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau mà còn là phương thức tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Khi làm việc trong ngành social media, các bạn trẻ sẽ có cơ hội hiểu và tiếp xúc nhiều hơn trên đa dạng các nền tảng khác nhau. Quá trình làm việc đòi hỏi sự thay đổi và cập nhật liên tục để tiếp thu, hoàn thiện bản thân nhằm đạt được hiệu quả công việc tối ưu nhất.

Quảng cáo kỹ thuật số

Trong chuyên ngành này, bạn sẽ được giảng dạy chuyên sâu về các hình thức quảng cáo kỹ thuật số hay công cụ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) hay Adobe Experience Cloud,… Bên cạnh đó là cách hoạt động hiệu quả trên các phương tiện truyền thông, tiếp thị, kỹ năng tạo video, âm thanh từ cơ bản đến nâng cao.

Quảng cáo kỹ thuật số - Hiện thực hóa những ý tưởng tuyệt vời
Quảng cáo kỹ thuật số – Hiện thực hóa những ý tưởng tuyệt vời

Công nghiệp truyền thông

Ngành học này giảng dạy chuyên sâu về những phương tiện truyền thông trên đa dạng các nền tảng. Cùng với đó là đặc điểm, công dụng, khán giả mục tiêu của từng loại công cụ. Đây đều là những thông tin cần thiết để tận dụng các phương tiện truyền thông một cách tối ưu, hiệu quả nhất.

Quan hệ công chúng và truyền thông

Chuyên ngành này mang tính tổng quan, khái quát cả về quan hệ công chúng và truyền thông. Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên được tập trung nghiên cứu về sản phẩm phân phối, giá và xúc tiến truyền thông. Cùng với đó là chức năng truyền tải thông điệp, thuyết phục khách hàng.

Trong quá trình theo đuổi ngành truyền thông và quan hệ công chúng, sinh viên được tập trung phát triển các kỹ năng như: Tổ chức sự kiện, quản lý dự án, viết báo, quản lý khủng hoảng,… Đây cũng là một trong những ngành học có cơ hội việc làm cực tốt sau khi ra trường.

Nghiên cứu điện ảnh, màn hình

Đây có lẽ là một ngành còn khá mới mẻ, ít được mọi người biết đến. Nó tập trung vào phong cách sản xuất, tương tác với người xem của các thể loại chương trình, phim ảnh khác nhau. Ngành học này sẽ phù hợp với các bạn trẻ yêu thích chương trình thực tế, quay TVC quảng cáo, gameshow,…

Gameshow nhận về lượt tương tác khủng từ khán giả
Gameshow nhận về lượt tương tác khủng từ khán giả

Nghiên cứu truyền thông

Theo học nghiên cứu truyền thông, sinh viên được học tập và nghiên cứu về quá trình phát triển, hình thành của truyền thông. Cùng với đó là các vấn đề tranh luận, khủng hoảng truyền thông, tin tức thời sự, quyền sở hữu, chính sách & quy định,…

Đặc biệt sinh viên ngành nghiên cứu truyền thông cũng được giảng dạy về cách xử lý, truyền tải thông điệp để tập trung sự chú ý của đối tượng nhận tin. Khi tốt nghiệp khóa học, bạn có thể thử sức tại các vị trí như: Xử lý khủng hoảng truyền thông, truyền thông nội bộ, PR.

Truyền thông thể thao

Bên cạnh phim ảnh và gameshow, các chương trình thể thao đặc biệt là bóng đá cũng nhận về khá nhiều sự quan tâm và yêu thích của các bạn trẻ. Nếu bạn có một niềm đam mê với thể thao thì có thể tham khảo ngành học này nhé!

Bình luận bóng đá, các chương trình thể thao
Bình luận bóng đá, các chương trình thể thao

Theo học phương tiện truyền thông thể thao, sinh viên được giảng dạy về cách triển khai truyền thông cho một chương trình thể thao, cách ghi âm, phỏng vấn,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự tin làm việc trong các đài truyền hình, lĩnh vực báo chí, truyền thông, bình luận viên,…

Chuyên ngành báo chí

Báo chí vẫn luôn là một chuyên ngành hot và khá được chú ý. Theo học báo chí, sinh viên được rèn luyện tốt các kỹ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, viết, biên tập,… Học viên sau tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như: Nhà báo, phóng viên, content,…

Chuyên ngành văn học sáng tạo

Sáng tạo không chỉ là thế mạnh mà còn là yêu cầu bắt buộc nếu muốn theo học và làm việc trong ngành truyền thông. Khi theo đuổi chuyên ngành văn học sáng tạo, bạn sẽ được rèn luyện, hoàn thiện khả năng viết và sáng tạo của mình. Mặt khác trong quá trình học tập, sinh viên được mở rộng tầm nhìn về văn học, có những hướng tư duy mới mẻ, thú vị, sáng tạo và táo bạo.

Tiếp cận văn học từ nhiều góc nhìn thú vị
Tiếp cận văn học từ nhiều góc nhìn thú vị

Học truyền thông trường nào?

Được mở rộng với nhiều chuyên ngành hấp dẫn, khoa truyền thông đa phương tiện hiện đang được giảng dạy tại khá nhiều trường đại học trên toàn quốc. Nếu bạn cũng đang có ý định theo đuổi chuyên ngành thú vị này thì có thể tham khảo một vài trường đại học dưới đây!

Khu vực miền Bắc

Tại khu vực miền Bắc, một số trường đại học có chất lượng giảng dạy truyền thông đa phương tiện khá tốt bao gồm:

  • Đại học FPT
  • Học viện Báo chí và tuyên truyền
  • Đại học Phương Đông
  • Đại học Công nghệ Bưu chính viễn thông
  • Học viện Ngoại giao

Khu vực miền Trung

Tại khu vực miền Trung, các bạn học sinh có thể tham khảo các trường đại học như:

  • Đại học Phan Thiết
  • Đại học Duy Tân
Nên học truyền thông đa phương tiện ở trường nào?
Nên học truyền thông đa phương tiện ở trường nào?

Khu vực miền Nam

Có khá nhiều trường đại học có khoa truyền thông đa phương tiện tại khu vực miền Nam. Điển hình như:

  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn HCM
  • Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Rmit
  • Đại học Công nghệ TP. HCM

Ngoài học tập tại các trường đại học, nếu muốn theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện, các bạn trẻ cũng có thể tham khảo các trường cao đẳng, trung tâm,… Lưu ý: Tùy vào cách phân chia chuyên ngành, mỗi trường sẽ có chương trình học khác biệt.

Bạn có phù hợp để theo học truyền thông đa phương tiện?

Được nhắc đến với sự năng động, sáng tạo và những trải nghiệm thú vị, liệu bạn có phù hợp với ngành truyền thông đa phương tiện hay không? Nếu cũng đang có những băn khoăn tương tự, dưới đây là một vài kỹ năng và đặc điểm cần có ở một người làm truyền thông, cũng theo dõi nhé!

Viết tốt, có thẩm mỹ

Phần lớn các hoạt động trong ngành truyền thông đa phương tiện đều có xu hướng thiên về nghệ thuật. Chính vì vậy ngoài kỹ năng chuyên môn như chụp ảnh, quay phim, viết tốt và khiếu thẩm mỹ cũng là một thế mạnh giúp bạn phát triển tốt hơn.

Viết tốt, có khiếu thẩm mỹ là một lợi thế
Viết tốt, có khiếu thẩm mỹ là một lợi thế

Khả năng viết “cứng” giúp truyền tải tốt, hiệu quả các thông điệp, ý tưởng trong các hoạt động truyền thông. Mặt khác có gu thẩm mỹ tốt giúp hoàn thiện sản phẩm tốt hơn, chọn lọc, đánh giá tác phẩm sâu sắc, hấp dẫn hơn.

Khả năng giao tiếp & thuyết trình

Giao tiếp và thuyết trình la hai kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng trong mọi ngành nghề. Đặc biệt là truyền thông đa phương tiện. Giao tiếp tốt không chỉ giúp bạn mở rộng, phát triển mối quan hệ mà còn đem đến nhiều lợi ích cho việc thu thập thông tin, cập nhật nhanh nhạy.

Trong khi đó kỹ năng thuyết trình giúp trình bày ý tưởng, quan điểm một cách rõ ràng, hấp dẫn hơn. Nếu biết kết hợp cả hai kỹ năng này, con đường sự nghiệp của bạn sẽ “bằng phẳng” hơn rất nhiều.

Sáng tạo, nhạy bén với cái mới

Không phải ngành nghề nào cũng có yêu cầu về sự nhạy bén, sáng tạo và cập nhật nhanh. Tuy nhiên đó lại là điều kiện cần khi muốn theo đuổi truyền thông đa phương tiện.

Bắt trend nhanh, sáng tạo tốt
Bắt trend nhanh, sáng tạo tốt

Nếu muốn là người tạo ra nội dung, cập nhật thông tin, giải trí cho cộng đồng, bạn phải là người đầu tiên sáng tạo, phát hiện ra nó. Vì vậy muốn phát triển lâu dài, người làm truyền thông buộc phải không ngừng sáng tạo, nhạy bén với xu hướng để đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghiệp sáng tạo, giải trí hiện đại.

Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi

Muốn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, bên cạnh tài năng bạn cần có sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng. Đối với truyền thông đa phương tiện cũng không ngoại lệ. Để có được thành phẩm ưng ý, chúng ta cần không ngừng hoàn thiện năng lực bản thân, tích cực rèn luyện sử dụng các công cụ, kỹ thuật xử lý hình ảnh, video,… Tất cả những điều đó sẽ giúp hoàn thiện kỹ năng của bạn.

Kỹ năng thiết kế, chỉnh sửa ảnh, dựng video

Nếu theo đuổi các công việc edit, design thì khả năng thiết kế, sửa ảnh và dựng video là một trong các yêu cầu cơ bản nhất. Đặc biệt đừng quên thường xuyên cập nhật, nắm bắt các phong cách, trend thiết kế độc đáo và không ngừng thực hành để nâng cao tay nghề nhé!

Khả năng quay dựng, thiết kế tốt
Khả năng quay dựng, thiết kế tốt

Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ sẽ là một lợi thế lớn đối với những người làm việc trong ngành truyền thông nói chung, truyền thông đa phương tiện nói riêng. Khả năng ngoại ngữ giúp bạn có thể tham khảo, tiếp cận đa dạng các nguồn tài liệu.

Bên cạnh đó nó cũng mang đến cơ hội tiếp cận với những dự án lớn từ nước ngoài. Từ đó gia tăng thu nhập, tạo dựng uy tín và nâng cao chuyên môn ngày một tốt hơn.

Tổng hợp, phân tích thông tin

Trong thời đại truyền thông và công nghệ bùng nổ như hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Là một người làm truyền thông, bạn nên biết cách tiếp nhận, tổng hợp và phân tích chuyên sâu với những nguồn tin hữu dụng, bỏ qua tin rác.

Việc làm truyền thông đa phương tiện thu nhập khủng
Việc làm truyền thông đa phương tiện thu nhập khủng

Học truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?

Ở thời điểm hiện tại, truyền thông đa phương tiện đang được ứng dụng rộng rãi với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu vẫn đang băn khoăn không biết học truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì thì bạn có thể tham khảo một số công việc dưới đây!

  • Chuyên viên thiết kế logo, hình ảnh, sản phẩm, các ấn phẩm truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp.
  • Trở thành phóng viên, biên tập viên, quản lý cho các sản phẩm như ấn phẩm điện tử, bìa sách tại các cơ quan báo trí, nhà sách, nhà xuất bản.
  • Chuyên viên phòng truyền thông, content marketing.
  • Xử lý hình ảnh, âm thanh, thiết kế nội dung, biên tập viên truyền hình, xử lý kỹ xảo điện ảnh tại các hãng phim.
  • Nhân viên phụ trách xử lý âm thanh, hình ảnh tại các hãng sản xuất, đài truyền hình, công ty âm nhạc,…
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục liên quan đến chuyên ngành.
Giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm, cao đẳng
Giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm, cao đẳng
  • Nhân viên thiết kế, hoàn thiện nội dung, giao diện, chức năng cho website.
  • Nhân viên mô phỏng không gian, hình ảnh, thiết kế đồ họa.
  • Nhân viên quay phim, chụp hình, dựng phim tại các đài truyền hình, studio.
  • Tư vấn quảng cáo, thiết kế nhãn hiệu, bao bì, logo, TCV quảng cáo, hệ thống nhận diện thương hiệu.
  • Làm Blogger, KOL, Content Creator trên những nền tảng xã hội, admin fanpage, kênh truyền thông, group,…  

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi truyền thông đa phương tiện

Xã hội ngày một phát triển, vai trò của các hoạt động truyền thông cũng dần được công nhận trong mọi hoạt động của kinh tế và xã hội. Vậy khi theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện, bạn sẽ phải đối mặt với cơ hội và thách thức gì?

Cơ hội nhận được

Học tập và làm việc trong ngành truyền thông đa phương tiện đem đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội như:

Bạn có phù hợp theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện?
Bạn có phù hợp theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện?
  • Việc làm đa dạng và hấp dẫn

Với sự mới mẻ và đa dạng, chuyên ngành này mang đến cơ hội việc làm cho rất nhiều bạn trẻ sáng tạo, năng động. Đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực chất lượng trong ngành truyền thông đa phương tiện ngày càng tăng cao với chế độ, thu nhập cực hấp dẫn.

  • Môi trường làm việc thoải mái

Khác với nhiều ngành nghề đặc thù, các công việc truyền thông đa phương tiện không quá gò bó về thời gian và địa điểm làm việc. Thêm nữa đây cũng là một trong số ít những ngành có môi trường làm việc luôn tươi mới và thú vị. Không có quá nhiều yêu cầu về trang phục, giờ làm việc được đặt ra nhằm tạo sự thoải mái để phát huy tốt năng lực và khả năng sáng tạo của mỗi người.

Không gian làm việc thoải mái & vui vẻ
Không gian làm việc thoải mái & vui vẻ
  • Cơ hội thăng tiến tốt

Lĩnh vực này cũng có sự phân chia cấp bậc rõ ràng như nhiều ngành nghề khác. Chỉ cần bạn có đủ năng lực, kinh nghiệm và sự nhạy bén hoàn toàn có thể bước nhanh và xa trên con đường thăng tiến công việc. Đặc biệt đừng quên trang bị thêm cho mình các kỹ năng mềm, rèn luyện kiến thức chuyên môn để phát triển hơn mỗi ngày nhé!

Thách thức

Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn trên, khi học tập và làm việc trong ngành truyền thông đa phương tiện, mọi người cũng cần phải đối mặt với nhiều vấn đề như:

  • Áp lực công việc

Là người sáng tạo, tạo trend và cập nhật thông tin, thời hạn hoàn thành công việc của các nhân viên truyền thông rất quan trọng. Chỉ cần chậm vài phút cũng đủ gây rối loạn, chồng chéo công việc của mọi người. Đặc biệt trong các “mùa” sự kiện dồn dập.

Áp lực công việc, deadline tần suất cao
Áp lực công việc, deadline tần suất cao

Phải khẳng định rằng truyền thông đa phương tiện là một trong top các ngành có áp lực công việc cực lớn. Do vậy hãy chuẩn bị sẵn tinh thần, quản lý, phân chia thời gian để tránh bị “ngộp” trong deadline.  

  • Thời gian không ổn định

Thay vì làm đủ 8 tiếng giờ hành chính, giờ làm việc của nhân viên truyền thông đa phương tiện không cố định. Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng với một vài bộ phận nhất định. Ví dụ như: Biên tập viên, người đưa tin,…

Do đặc thù công việc họ có thể phải thức khuya, dậy sớm thậm chí là làm việc liên tục trong cường độ cao hoặc đi công tác dài ngày để đảm bảo tiến độ. Điều này có thể gây khó khăn cho nhiều người trong việc cân bằng thời gian cho bản thân, gia đình, bạn bè.

 Không cố định thời gian làm việc
 Không cố định thời gian làm việc

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu nhanh về ngành truyền thông đa phương tiện cũng như các cơ hội việc làm, lợi ích và thử thách khi theo đuổi ngành nghề này. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về ngành, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, kỹ năng và kiến thức để chinh phục giấc mơ.

Website đang chạy thử nghiệm