4.4/5 - (7 bình chọn)

Cuối năm được xem là thời điểm diễn ra rất nhiều sự kiện, ngày lễ độc đáo tại các quốc gia trên toàn thế giới. Đi đôi với chúng là những ý nghĩa thú vị mà có lẽ bạn không thể hình dung ra được. Vậy mùa lễ hội cuối năm 2020 là gì? Cùng khám phá sự đặc biệt mà chúng mang lại trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu mùa lễ hội cuối năm 2020 là gì?

Contents

Mùa lễ hội cuối năm 2020 là gì?

Đây là mùa lễ hội có quy mô tổ chức trên toàn thế giới. Chúng sẽ được diễn ra từ ngày đầu tiên của tháng 12, tức là 01/12 hàng năm. Do đó, tháng 12 là tháng cuối cùng trong một năm sẽ được gọi với cái tên “mùa lễ hội toàn cầu”. Các quốc gia sẽ thực hiện tổ chức lễ hội, sự kiện,…theo cách thức trang trọng nhất phù hợp với lịch sử dân tộc họ. 

Sự kiện mùa lễ hội cuối năm 2020 Google Doodle

Google Doodle được hiểu là “những nét nguệch ngoạc”, chính là cách mà ứng dụng tìm kiếm Google thực hiện thay đổi logo trên trang chủ thường ngày bằng hình ảnh của những sự kiện và nhân vật đặc biệt. Những sự kiện hay nhân vật này sẽ gắn liền với nhân loại và được thiết kế với biểu tượng đặc trưng riêng biệt, khiến người dùng chỉ cần nhìn là hiểu được ý nghĩa của nó. Nó chính là một cách thức thông minh của đội ngũ kỹ thuật Google, giúp lan truyền và nâng cao tầm hiểu biết và kiến thức trong cuộc sống.

Hình nền trang chủ Google Doodle hướng đến mùa lễ hội

Và cũng như thường lệ, hình ảnh mùa lễ hội cuối năm 2020 với thiết kế theo dạng ảnh động Gif đã được Google Doodle lấy để thay đổi ảnh đại diện. Bởi, sự kiện này là một ngày lễ lớn và có ý nghĩa với nhiều quốc gia trên thế giới. Hình ảnh chú chim mang theo bên mình là chiếc dây trang trí có trang bị hệ thống bóng đèn đủ màu sắc được quấn quanh dòng chữ “Google” tạo nên nét đặc trưng, cuốn hút bất ngờ. Sự việc này nhằm khẳng định cho giai đoạn khởi động, chuẩn bị sẵn sàng để chào mừng không khí mùa lễ hội cuối năm 2020 thật tưng bừng và rộn ràng. 

=> Xem thêm: Mang chủng là gì? Lý giải ý nghĩa và nguồn gốc của mang chủng

Khám phá danh sách sự kiện, ngày lễ nổi bật trong mùa lễ hội cuối năm 2020

Chúng tôi xin điểm qua chuỗi sự kiện, ngày lễ nổi bật và ý nghĩa diễn ra trong mùa lễ hội cuối năm 2020 trên toàn thế giới như sau: 

  1. Ngày lễ Giáng sinh 

Lễ giáng sinh hay còn gọi là ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh, lễ Noel, Christmas hay Xmas (tiếng Pháp là Noël, viết tắt của từ Emmanuel) chính là một sự kiện lớn và được đa số người dân trên thế giới biết đến và đón chào. 

Ngày lễ Giáng sinh toàn thế giới

Về ý nghĩa, ngày lễ này được tổ chức để kỷ niệm ngày ra đời của chúa Jesus nên nó không giới hạn sự tham gia của người dân, tức là kể cả những người theo tôn giáo khác như đạo Phật, Hindu,…Thời gian chính thức của ngày lễ này là ngày 25/12 hàng năm, nhưng trên thực tế thì người ta thường tổ chức các hoạt động nhằm chào mừng từ tối ngày 24/12. Bởi, theo lịch Do Thái thì thời điểm bắt đầu tính một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải là nửa đêm. 

Lễ Giáng sinh sẽ có cách tổ chức và hoạt động khác nhau, tùy thuộc vào quốc gia và phong tục tập quán. Nó như là dịp nghỉ ngơi, thư giãn để mọi người có thể hướng đến giây phút bên cạnh người thân yêu. 

Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên những người thân yêu

Chẳng hạn, tại Xứ sở cờ hoa thì người dân Mỹ sẽ đón lễ Giáng sinh với các hoạt động truyền thống như nướng bánh, trang trí cây thông,…Hoặc tại Nhật Bản, khi nhắc tới Noel là không thể thiếu những bữa tiệc gà rán KFC. Ở Việt Nam, vào những ngày giáp lễ thì các nhà thờ hay hội thánh sẽ chuẩn bị trang trí cây thông, các hoạt động văn nghệ và những giây phút thiêng liêng ở cuối để thực hiện nghi lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa. 

  1. Ngày lễ tặng quà

Lễ tặng quà hay Boxing day, là sự kiện diễn ra sau dịp Noel. Nó có nguồn gốc từ Vương Quốc Anh thời kỳ Trung Cổ, và được diễn ra vào ngày 26/12 hàng năm.

Ngày lễ của những hộp quà

Đúng như tên gọi, đây chính là ngày lễ của những món quà hay hộp quà. Khi đó, những chiếc hộp khất thực, hộp thu tiền cho người khó khăn ở những nhà thờ sẽ được mở ra. Nó được mang đi phân phát theo nội dung đã được ghi sẵn. Đồng thời, trong ngày lễ này thì cũng là dịp để người hầu cận được nghỉ ngơi để đón Giáng sinh bên gia đình. 

Với ý nghĩa mang giá trị nhân văn sâu sắc, lễ tặng quả khá phổ biến ở các nước phương Tây như Canada, New Zealand, Australia,…Tuy nhiên, đến hiện nay thì nó đã trở thành ngày lễ chung và quy mô rộng lớn, được đông đảo các quốc gia trên thế giới hưởng ứng. Đặc điểm tiêu biểu là mọi người sẽ cùng nhau chuẩn bị các hộp quà đủ màu sắc, để dành tặng cho những người thân yêu bên cạnh. 

  1. Lễ hội Klaus Jurgen, Thụy Sĩ

Xếp trong danh sách mùa lễ hội cuối năm 2020, lễ hội Klaus Jurgen của Thụy Sĩ diễn ra vào đêm ngày 05/12 tại thị trấn Küssnacht trước ngày Thánh Nicholas.

Vào ngày này, có khoảng 1.500 người dân địa phương sẽ sử dụng những cây roi có độ dài hơn 2m để đuổi theo ông già Noel đến đúng bờ phía Bắc hồ Lucerne. 

Khám phá sự thú vị về ngày lễ hội Klaus Jurgen, Thụy Sĩ

Sau đó, khoảng 200 người sẽ bắt đầu đội trên đầu những chiếc mũ khổng lồ, màu sắc rực rỡ và đi diễu hành trên phố. Sau khi kết thúc màn diễu hành thì hơn 1.000 người còn lại sẽ trang bị cho mình những thiết bị phát ra âm thanh như lục lạc, chuông,…đi tuần hành dọc đường phố. Bởi người dân tại đây tin rằng, những âm thanh đó sẽ xua đuổi được tà ma và đặc biệt, âm thanh càng lớn thì sẽ xua đuổi được nhiều hơn. 

  1. Lễ hội Mevlana, Thổ Nhĩ Kỳ

Lễ hội Mevlana được diễn ra tại vùng Konya, Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài từ ngày 10/12 đến 17/12 hàng năm. Theo thống kê, mỗi năm tại đây đón hàng triệu du khách từ khắp mọi nơi để cùng hòa mình vào không khí các hoạt động kỷ niệm. 

Lễ hội Mevlana, Thổ Nhĩ Kỳ

Được biết, lễ hội này nhằm tôn vinh một nhà thờ Hồi giáo Mevlana có vai trò và được sự kính nể, tôn trọng của người dân trong cuối thế kỷ XII. 

  1. Lễ hội Hornbill, Ấn Độ

Đây được xem là ngày lễ đặc trưng, mang đậm nét văn hóa mới lạ của đất nước Ấn Độ. Nó được tổ chức trong tuần đầu tiên của tháng 12 mỗi năm, tại vùng đồi núi phía Tây Bắc Ấn Độ. Nơi đây thường tập trung sự sinh sống của đa số bộ lạc dân tộc Ấn Độ xưa. 

Các hoạt động thú vị, mang đậm nét văn hóa Ấn Độ

Theo đó, các hoạt động diễn ra như trưng bày đồ thủ công, đua xe địa hình, triển lãm ảnh, cuộc thi Marathon, cùng những điệu múa điêu luyện từ người dân bản địa,…Mỗi năm, lễ hội này luôn đón nhận sự quan tâm của số lượng khủng các du khách 5 châu. Họ sẽ được trực tiếp khám phá và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Bạn chắc chắn sẽ phải choáng ngợp, ngây ngất trước những sự thú vị của nó. 

  1. Lễ hội mua sắm

Nghe đến tên gọi thì chắc bạn cũng đã đoán được phần nào mục đích của lễ hội này rồi. Theo đó, lễ hội mua sắm diễn ra vào ngày 12/12 hàng năm trên quy mô rộng lớn. Nguồn gốc của ngày lễ này xuất phát từ Trung Quốc, với cái tên lễ hội ShuangShi và là ngày ăn theo của ngày 11/11 lễ độc thân nổi tiếng. 

Cùng tham gia ngày lễ săn hàng sale 12/12 toàn cầu nào!

Về bản chất, lễ hội mua sắm chính là lễ hội của các đơn vị kinh doanh Trung Quốc. Với mục đích chính là nhằm “vớt” thêm khách hàng không kịp săn hàng giảm giá trong đợt 11/11 vừa rồi. Đến thời điểm hiện nay, ngày lễ mua sắm 12/12 đang trở nên rộng rãi và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có người tiêu dùng Việt Nam.

  1. Lễ hội Chichibu Yomatsuri

Nhật Bản là quốc gia được biết đến với nhiều biệt danh và tên gọi đặc trưng, chúng thường gắn liền với nét văn hóa của đất nước này như “Mặt trời mọc”, “Xứ sở hoa anh đào”. Hàng năm, nước này luôn tổ chức các sự kiện, lễ hội đa dạng và đặc sắc. Một số hoạt động tiêu biểu như bắn pháo hoa, rước kiệu,…Và trong số đó phải kể đến lễ hội về đêm Chichibu Yomatsuri tổ chức hàng năm vào 3 ngày đầu tiên của tháng 12.

Tìm hiểu nét đẹp từ lễ hội Chichibu Yomatsuri, Nhật Bản

Theo tìm hiểu, Chichibu Yomatsuri là một trong 3 lễ rước kiệu lớn nhất Nhật Bản và thời gian diễn ra chính thức và long trọng là vào tối ngày 03/12. Khi đó, 6 chiếc kiệu được trang trí hàng nghìn chiếc đèn lồng, khăn thêu và các chi tiết chạm gỗ mạ vàng tỉ mỉ, tinh tế sẽ được bố trí sẵn vị trí ở mỗi quận, thành phố và trong đền Chichibu. Sau đó, chúng được rước rộng khắp các con phố đến toàn bộ tòa nhà thị chính. 

Như vậy, qua bài viết trên mayruaxecongnghiep.com đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin cần thiết về mùa lễ hội cuối năm 2020. Hy vọng những nội dung trên sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa cũng như nắm rõ tên gọi các lễ hội lớn trên thế giới. Đồng thời, hãy ghé thăm website mayruaxecongnghiep.com thường xuyên để theo dõi tin tức cập nhật hàng ngày nhé!

Website đang chạy thử nghiệm