5/5 - (2 bình chọn)

Với những ai có niềm đam mê với bộ môn leo núi thì cái tên Junko Tabei hẳn đã trở nên quen thuộc. Bởi đây là người đã làm lên những điều phi thường cho bộ môn thể thao mạo hiểm này. Vậy Junko Tabei là ai? Hãy cùng mayruaxecongnghiep.com tìm hiểu kỹ hơn về người phụ nữ đặc biệt này nhé!

Junko Tabei là ai?

Contents

Junko Tabei là ai?  

Bà Junko Tabei được biết đến là người phụ nữ đầu tiên chinh phục thành công đỉnh núi Everest, vào ngày 16/05/1975. Đây chính là đỉnh núi được mệnh danh “nóc nhà thế giới” với chiều cao 8.848 mét. 

Đặc biệt, tính đến năm 2016 thì Junko Tabei cũng chính là người phụ nữ đầu tiên chinh phục thành công 7 đỉnh núi cao nhất của 7 châu lục. Những thành này khiến bất kỳ nhà leo núi nào cũng phải thốt lên sự ngưỡng mộ tột cùng, cụ thể là:

Bà Junko Tabei
  • Đỉnh núi Everest ở Châu Á có độ cao 8.849 m
  • Đỉnh núi Kilimanjaro ở Châu Phi có độ cao 5.895 m
  • Đỉnh núi Denali ở Bắc Mỹ có độ cao 6.190 m
  • Kim tự tháp Carstensz châu Úc có độ cao 4.884 m
  • Đỉnh núi Vinson ở Nam Cực có độ cao 4.892 m
  • Đỉnh núi Elbrus ở Châu Âu có độ cao 5.642 m
  • Đỉnh núi Aconcagua ở Nam Mỹ có độ cao 6.959 m

Đôi nét về tiểu sử và cuộc đời của Junko Tabei

Tiểu sử chung của Junko Tabei

  • Họ và tên thật: Junko Tabei 
  • Tên bằng tiếng Nhật: 田部井淳子
  • Ngày sinh – ngày mất: 22/9/1939 – 20/10/2016
  • Quê quán: tỉnh Fukushima, Nhật Bản
  • Nghề nghiệp: Một nhà leo núi

Điểm qua các sự kiện về cuộc đời Junko Tabei

Junko Tabei được sinh ra ở tỉnh Fukushima, là tỉnh cực Nam của vùng Tohoku thuộc phía Bắc thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Gia đình bà có 7 anh chị em, bà là người con thứ 5. Nhà Junko Tabei không quá khá giả khi cha làm nghề thợ in và từ lúc sinh ra bà đã là một đứa trẻ khá yếu ớt. 

Lúc lên 10 tuổi, bà đã thể hiện khả năng leo núi của mình khi đi trải nghiệm ở núi Nasu. Từ đó, Junko Tabei đã nhận ra niềm đam mê và sự yêu thích thực sự của mình với bộ môn leo núi này. Tuy nhiên, bà nhận phải sự phản đối kịch liệt của bố mẹ và chỉ tham gia leo núi thêm vài lần.

Các sự kiện liên quan đến cuộc đời của Junko Tabei

Để chiều lòng bố mẹ, bà thi đỗ ngành văn học của một trường đại học và đam mê lại trỗi dậy khi tham gia câu lạc bộ leo núi của trường. Điều đặc biệt, bà chính là nữ giới duy nhất của câu lạc bộ này. 

Năm 1969, sau khi tốt nghiệp bà đã trực tiếp thành lập “Câu lạc bộ leo núi nữ Nhật Bản với khẩu hiệu “Hãy tự mình thám hiểm nước ngoài”. Thời điểm đó, có rất nhiều phụ nữ từ chối tham gia hoặc nếu tham gia thì cũng có mục đích tìm chồng. Do đó, câu lạc bộ của bà gặp rất nhiều khó khăn vào thời điểm mới thành lập. 

Câu chuyện tình cảm của Junko Tabei

Năm 1965, Junko Tabei kết hôn với ông Masanobu Tabei cũng là một nhà leo núi chuyên nghiệp tại Nhật Bản. Ông bà có 2 người con là Noriko và Shinya.

Câu chuyện tình cảm của Junko Tabei

Được biết, bà Junko Tabei luôn cùng có chồng đồng hành khi thực hiện leo núi và thám hiểm. Cụ thể, hai người đã từng cùng nhau chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ và một ngọn núi có cao ở Nhật Bản. 

=> Xem thêm: 

Junko Tabei và hành trình chinh phục thành công đỉnh núi  Everest

Một số thông tin về đỉnh núi Everest 

Đỉnh núi Everest nằm ở vị trí giữa biên giới của Tây Tạng và Nepal. Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới và theo số liệu năm 2007, đỉnh núi này có độ cao 8.848 mét so với mực nước biển. Tuy nhiên, do sự vận động kiến tạo của địa chất nên mỗi năm đỉnh núi này có thể cao thêm tới 2.5 cm.

Theo người dân Nepal, đỉnh núi này được lấy tên Sagarmatha có nghĩa là “Trán trời”. Còn với người dân Tây Tạng thì nó được gọi là Chomolangma, dịch ra là “Thánh mẫu vũ trụ”. Nó được mệnh danh là khu vực sở hữu điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất trên hành tinh với mức nhiệt độ trung bình khoảng -19०C vào mùa hè, còn mùa đông là -36०C. 

Một số thông tin về đỉnh Everest

Do đó, để chinh phục đỉnh núi Everest thì bất cứ nhà leo núi nào cũng phải đối mặt với vô vàn các khó khăn và thử thách như thiếu oxy, tai nạn trượt ngã, gió bão, thời tiết khắc nghiệt,…Nguy hiểm hơn đó chính là vấn đề các cột băng kích thước khổng lồ như một tòa nhà hay những tháp băng bấp bênh rộng lớn có thể sẵn sàng sụp xuống bất kỳ lúc nào. 

Tại Nepal, Chính phủ nước này thực hiện chính sách cấp phép cho mỗi người leo núi sau khi thu các khoản phí. Cụ thể, số tiền trước kia sẽ là 25.000 USD/ người. Và đến đầu năm 2014, nó đã giảm xuống còn 12.000U USD/ người. Khoản phí này bao gồm phí thuê người Sherpa – là một tộc người địa phương leo núi cực kỳ giỏi và một con trâu Yak để chờ hành lý. 

Cơ duyên của Junko Tabei với đỉnh núi Everest

Năm 1972, báo Yomiuri và đài Truyền hình Nihon đã quyết định tổ chức nhóm leo núi nữ đến Napal chinh phục đỉnh núi Everest. Junko Tabei đã nộp đơn xin cấp phép của Chính phủ Nepal và khi sinh con gái được nửa năm thì bà cùng một số phụ nữ khác đã tham gia huấn luyện để đảm bảo sức khỏe. Bà và nhóm của mình chuẩn bị kỹ các dụng cụ như đinh thép đóng vào sườn núi, oxy, mặt nạ dưỡng khí độ cao trên 7.500 mét. 

Cơ duyên của Junko Tabei với đỉnh núi Everest

Sự khó khăn đối với phụ nữ leo núi là một điển hình thời điểm đó, bởi không chỉ đối với xã hội Phù Tang mà cuộc cách mạng này còn nặng nề bởi tính truyền thống khi đây là lĩnh vực thể thao leo núi được coi là độc quyền của nam giới. 

May mắn thay, các nữ vận động viên đã được báo Yomiuri và Đài truyền hình Nihon đứng lên bảo trợ tài chính. Nnăm 1975, giấy cấp phép của Chính phủ Nepal đã gửi về. Quá trình chinh phục đỉnh núi Everest mới thực sự bắt đầu.  

Quá trình chinh phục đỉnh núi Everest của bà Junko Tabei

Năm 1975, sau thời gian trải qua khóa huấn luyện khắc nghiệt và đầy mệt nhọc thì Junko Tabei đã đến thủ đô Nepal, Kathmandu để tuyển thêm 9 người địa phương ở đây phục vụ cho công việc hướng dẫn. 

Hành trình trình chinh phục đỉnh núi Everest

Tháng 5/1975, khi nhóm người phụ nữ leo núi này đi cắm trại ở độ cao 6300m thì một trận tuyết lở đổ xuống và các thành viên đã bị chôn vùi dưới tuyết. Junko Tabei đã bất tỉnh khoảng 6 phút trước khi được người dẫn đoàn kéo lên. Sau 12 ngày kể từ trận tuyết lở thì bà Junko Tabei đã trở thành người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi Everest lúc 12 giờ 30 phút ngày 16/5/1975. 

Sau đó, bà từng có những chia sẻ chân thực nhất của mình về quá trình chinh phục thành công đỉnh núi cao nhất thế giới. Bà nói rằng, bà muốn cho cả thế giới biết đến mình là người thứ 36 đặt chân thành công lên đỉnh núi Everest, chứ không phải là một người phụ nữ đầu tiên. 

Tại sao Junko Tabei được Google vinh danh?

Khi bạn đọc tới đây thì bạn đã biết bà Junko Tabei là ai? Tiếp theo cùng tìm hiểu lý do bà được Google vinh danh. Trước khi qua đời, bà Junko Tabei trở thành giám đốc của “Sự thật về phiêu lưu trên Himalaya” – một tổ chức chuyên bảo vệ và giữ gìn môi trường trên các ngọn núi của Nhật Bản. 

Junko Tabei được Google vinh danh

Năm 2000, Junko Tabei nhận bằng Thạc sĩ Văn hóa xã hội được cấp bởi trường Đại học Kyushu vì đã có những nghiên cứu thành công dự án “Đặt những lò đốt rác tại các trạm nghỉ” trước tác động của rác thải trên đỉnh núi Everest mà bà đã thực hiện. 

Với sự kiên trì và những thành tích đáng nể của bà thì vào ngày 22/9/2019 Google Doodle đã kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Junko Tabei, tôn vinh những đóng góp của bà với nhân loại hiện nay. 

Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin cần thiết về Junko Tabei là ai và những lý do khiến Google vinh danh bà. Hy vọng, trong một khía cạnh nào đó thì các thành tựu của Junko Tabei đã tạo ra động lực lớn cho bạn đọc khi gặp phải khó khăn. Đồng thời, hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để cập nhật các bài viết ý nghĩa cho bản thân nhé! 

=> Tham khảo thêm nhiều tin tức hay tại https://mayruaxecongnghiep.com/

Website đang chạy thử nghiệm