4.7/5 - (3 bình chọn)

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc của các cơ quan hoặc cá nhân, tổ chức sử dụng bộ đàm mà không có giấy phép đăng ký tần số bộ đàm dẫn đến tình trạng phạt tiền. Do đó, nếu đang có ý định ứng dụng bộ đàm vào các công việc của bản thân thì người sử dụng hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về đăng ký tần số bộ đàm. 

Đăng ký tần số bộ đàm

Contents

Quy định của Nhà nước về đăng ký tần số bộ đàm

Trong khoản 1 Điều 16, Luật Tần số vô tuyến điện thì mọi cá nhân, tổ chức có sử dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện hoặc các thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép đăng ký tần số. Ngoại trừ các trường hợp nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được phép sử dụng có điều kiện. 

Quy định của Nhà nước về đăng ký tần số bộ đàm

Tại điều 77 Nghị định 174/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện với mức xử phạt từ 2-50 triệu đồng. Theo đó, phạt tiền từ 2-5 triệu cho một thiết bị với hành vi sử dụng tần số và công suất phát nhỏ hơn hoặc bằng 150W khi không có giấy phép. Ngoài ra, phạt tiền từ 30-50 triệu cho mỗi thiết bị với hành vi sử dụng tần số và có công suất hoạt động lớn hơn 5KW, nhỏ hơn 10KW không có giấy phép đăng ký tần số. 

Tại điều 27 của Nghị định quy định với các trường hợp không cần có giấy phép khi thiết bị vô tuyến điện hoạt động ở cự ly ngắn và có công suất hạn chế, ít khả năng gây nhiễu sóng. Bên cạnh đó, đối với các thiết bị vô tuyến điện đặt trên tàu biển, tàu bay nước ngoài có đi qua lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ được miễn giấy phép đăng ký tần số theo thỏa thuận quốc tế và điều ước quy định trong Tổ chức mà Việt Nam tham gia. 

Chính vì vậy sau mỗi cá nhân hay tổ chức sau khi mua bộ đàm https://yenphat.vn/may-bo-dam.html xong thì cần phải đăng ký tần số cho máy bộ đàm thì mới có thể sử dụng và làm đúng pháp luật.

Tại sao phải đăng ký tần số bộ đàm trước sử dụng?

Bộ đàm là một thiết bị công nghệ hỗ trợ đắc lực trong vấn đề liên lạc của mọi ngành nghề. Với các đối tượng và công việc đặc thù thì nó nhằm tăng tốc độ đảm bảo truyền tải thông tin và tiết kiệm tối đa chi phí. Về nguyên tắc hoạt động thì việc kết nối liên lạc cùng 1 kênh và 1 tần số giữa các bộ đàm sẽ được thông qua 2 dải tần số UHF hoặc VHF. 

Tuy có nhiều thuận lợi và tốc độ liên lạc nhanh chóng, nhưng việc sử dụng chung dải tần số sẽ đem đến rất nhiều bất lợi. Đặc biệt, ở nước ta các cơ quan công quyền của Nhà nước có sử dụng bộ đàm nên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân dùng tùy tiện sẽ không được kiểm soát gây ảnh hưởng đến hệ thống liên lạc. Do đó, khi sử dụng máy bộ đàm cầm tay thì người sử dụng cần bắt buộc tuân theo quy định mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông về đăng ký tần số. Nếu không thực hiện thì các đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt theo hành vi sử dụng bộ đàm trái phép.

Tại sao phải đăng ký tần số bộ đàm trước sử dụng?

Một số lợi ích được đảm bảo khi tuân thủ đăng ký tần số bộ đàm như sau:

  • Được cấp riêng 1 tần số, đảm bảo không bị trùng lặp tần số với các thiết bị khác.
  • Gia tăng tính bảo mật thông tin trong công việc, khi có 1 tần số riêng thì rõ ràng chỉ có hệ thống của bạn mới có thể liên lạc, trò chuyện với nhau mà không ai có thể nghe được.
  • Hạn chế tối đa tình trạng bị nhiễu sóng từ các thiết bị xung quanh.
  • Được đảm bảo quyền lợi và sự bảo vệ của Nhà nước khi xảy ra tranh chấp hoặc khiếu nại. 

Thủ tục đăng ký tần số bộ đàm

1. Mức lệ phí đăng ký tần số bộ đàm 

Dưới đây là bảng lệ phí chi tiết cho quá trình làm thủ tục đăng ký tần số bộ đàm: 

STT Tiêu chí 

Mức thu cho một lần cấp

(1.000 đồng)

I Giấy phép sử dụng tần số và các thiết bị vô tuyến điện  
1 Đối với nghiệp vụ vô tuyến điện (trừ khoản từ 2 đến 5 mục I)  
P ≤ 1 W 50
1W< P ≤ 15W 300
P > 15W 600
2 Đối với các tuyến vi ba, đài tàu biển, tàu bay 500
3 Đối với mọi thiết bị vô tuyến điện nghiệp dư 240
4 Đối với thiết bị đài vô tuyến điện được đặt trên các phương tiện đánh bắt cá hoặc đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá 50
5 Đối với các lĩnh vực phát thanh, truyền hình:   
5.1 Thực hiện cấp cho các đơn vị là cơ quan báo chí, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình 1.000
5.2 Cấp cho các tổ chức và cá nhân khác 200
II Giấy phép để sử dụng dải băng tần 10.000
III Giấy phép cho phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh 10.000

2. Thủ tục đăng ký tần số bộ đàm chi tiết

Người cần đăng ký tần số bộ đàm phải chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký tần số bộ đàm bao gồm:

  • Đơn đăng ký tần số bộ đàm 
  • Thông số chính xác của thiết bị cần đo.
  • Phiếu đo kiểm nghiệm.
  • Giấy chứng nhận hợp quy được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Các bước thực hiện – Các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung cho giấy phép sử dụng tần số hoặc thiết bị sóng vô tuyến điện theo quy định chung của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010.

– Người sử dụng gửi hồ sơ xin phép đến Cục Tần số vô tuyến điện hoặc Trung tâm Tần số vô tuyến điện của khu vực hay Sở Thông tin và Truyền thông được Cục Tần số ủy quyền. 

– Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thụ lý hồ sơ cấp phép:

+ Tiến hành giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi và bổ sung nội dung trong giấy phép với thời hạn 20 ngày, tính từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định. 

+ Với những trường hợp đặc biệt, khi hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện của một cá nhân hoặc tổ chức gửi trong vòng 20 ngày cần phải có số lượng tần số vô tuyến điện vượt qua mức 100 tần số thì trong 5 ngày phải giao đủ hồ sơ theo quy định. Đồng thời, cục Tần số vô tuyến điện sẽ thông báo bằng văn bản đầy đủ lý do và thời gian dự kiến giải quyết giấy phép cho tổ chức, cá nhân (thời gian tối đa không quá 6 tháng). 

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ thì Cục tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức để bổ sung hoàn thiện hồ sơ. 

+ Đối với trường hợp từ chối cấp giấy phép, cục Tần số vô tuyến điện phải thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do từ chối tổ chức, cá nhân trong thời hạn 20 ngày hoặc tối đa không quá 6 tháng với các trường hợp đặc biệt. 

+ Đối với những trường hợp phải thay đổi tần số do không thể xử lý được các nhiễu có hại, thì thời hạn giải quyết cấp giấy phép sẽ không thể quá 10 ngày làm việc tính từ ngày có kết luận chính thức về xử lý nhiễu có hại.

+ Người sử dụng phải căn cứ vào văn bản nhận được từ Cục tần số vô tuyến điện để bổ sung hồ sơ và phí theo thông báo. Sau đó sẽ nhận giấy phép tại nơi thu phí hoặc thông qua đường bưu điện. 

Cách thức thực hiện hồ sơ – Đường bưu chính, chuyển phát

– Đến trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

– Thư điện tử 

Thành phần và số lượng hồ sơ – Hồ sơ cấp mới gồm:

+ Bản kê khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g ở Phụ lục 2 Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

+ Bản sao giấy phép quyền thiết lập mạng viễn thông riêng có liên quan theo quy định (không áp dụng với mạng thông tin vô tuyến điện trong nội bộ).

+ Bản sao phải có chứng thực theo quy định như bản sao của Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân được đề nghị cấp phép.

– Hồ sơ muốn gia hạn giấy phép bao gồm:

+ Bản kê khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g ở Phụ lục 2 Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

+ Bản sao giấy phép quyền thiết lập mạng viễn thông riêng có liên quan theo quy định (chỉ áp dụng nếu giấy phép được cấp trước đó có thay đổi).

– Hồ sơ mục đích sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép bao gồm:

+ Bản kê khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g ở Phụ lục 2 Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

+ Tài liệu giải thích cho nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung khi có yêu cầu.

– Số lượng bộ hồ sơ: 1 bộ

Thời gian giải quyết 20 ngày làm việc hoặc thời hạn tối đa không quá 6 tháng với các trường hợp đặc biệt.
Đối tượng thực hiện Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, công ty, cơ quan,…
Cơ quan liên quan đến thủ tục đăng ký – Cơ quan thẩm quyền quyết định: Bộ Thông tin và Truyền thông

– Cơ quan hoặc đối tượng được ủy quyền hay phân cấp thực hiện (nếu có):

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính: Cục Tần số vô tuyến điện

+ Cơ quan có chức trách phối hợp: Bộ Tài chính

Kết quả của thủ tục đăng ký tần số bộ đàm  Giấy phép đăng ký tần số riêng
Các loại lệ phí – Lệ phí cho việc cấp giấy phép

– Phí sử dụng dải tần số đăng ký

Mẫu đơn, tờ kê khai Bản khai mẫu 1g hoặc bản khai đề nghị cấp giấy phép quyền sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ và mạng viễn thông sử dụng riêng tần số VTĐ thuộc nghiệp vụ di động của Thông tư số 24/10/2010 Bộ Thông tin và Truyền thông quy định ngày 28/10/2010. 
Các yêu cầu và điều kiện của thủ tục đăng ký tần số bộ đàm – Điều kiện được cấp giấy phép sử dụng tần số và các thiết bị vô tuyến điện:

+ Có mục đích sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không vi phạm pháp luật;

+ Được cấp giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh hoặc truyền hình;

+ Phải có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện;

+ Các thiết bị vô tuyến điện phù hợp với chuẩn kỹ thuật trong phát xạ sóng vô tuyến điện đảm bảo an toàn bức xạ vô tuyến điện và khả năng tương thích điện từ;

+ Cam kết tuân thủ thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại tạo an toàn bức xạ vô tuyến điện;

– Điều kiện để gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:

+ Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định riêng đối với từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

+ Thời gian còn hiệu lực của giấy phép ít nhất là 30 ngày;

+ Tổng thời hạn cấp lần đầu và những lần gia hạn giấy phép tiếp theo không được vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng. Với trường hợp cấp lần đầu sẽ có thời hạn tối đa theo quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn thời gian tối đa 1 năm.

– Điều kiện để sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm:

+ Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải còn hiệu lực;

+ Các tổ chức, cá nhân khi được cấp giấy phép phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

+ Đối với việc sửa đổi, bổ sung phải đảm bảo phù hợp với quy định tại các điều 19, 20, 21 của Luật Tần số vô tuyến điện. 

Pháp lý của thủ tục hành chính đăng ký tần số bộ đàm – Các điều luật trong Luật Tần số vô tuyến điện

– Điều Luật Viễn thông

– Thông tư tại số 112/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định ngày 15/08/2013

– Thông tư tại số 24/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định ngày 28/10/2010. 

||Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm Kenwood đơn giản

Tìm hiểu đăng ký tần số bộ đàm ở đâu?

Chúng tôi xin cung cấp thông tin các điểm đăng ký tần số bộ đàm trên toàn quốc như sau:

Đăng ký tần số bộ đàm ở đâu?

1. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 1

Phạm vi quản lý: Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam và Ninh Bình.

Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Số 115, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

+ Số điện thoại liên lạc: 04.355.64914/ Fax: 04.355. 64913

+ Địa chỉ Email: tt1@rfd.gov.vn

2. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 2

Phạm vi quản lý: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

Cách thức liên hệ: 

+ Địa chỉ trực tiếp: Lô 6 khu E, Khu đô thị An Phú – An Khánh, phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 

+ Số điện thoại liên lạc: 08.37404179 / Fax: 08.37404966

+ Địa chỉ Email: tt2@rfd.gov.vn

3. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 3

– Phạm vi quản lý: Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Lô C1, đường Bạch Đằng Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

+ Số điện thoại liên lạc: 0511.3933626 / Fax: 0511.3933707

+ Địa chỉ Email: tt3@rfd.gov.vn

4. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 4 

– Phạm vi quản lý: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Số 386, đường Cách mạng Tháng Tám, Thành phố Cần Thơ

+ Số điện thoại liên lạc: 071.3832760 / Fax: 071.3832760

+ Địa chỉ Email: tt4@rfd.gov.vn

5. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 5

– Phạm vi quản lý: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Số 783, đường Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng.

+ Số điện thoại liên lạc: 031.33827420 / Fax: 031.33827857

+ Địa chỉ Email: tt5@rfd.gov.vn

6. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 6

– Phạm vi quản lý: Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Đại lộ 3/2, phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

+ Số điện thoại liên lạc: 038.33557660 / Fax: 038.33849518

+ Địa chỉ Email: tt6@rfd.gov.vn

7. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 7

– Phạm vi quản lý: Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Số 1, đường Phan Châu Trinh, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

+ Số điện thoại liên lạc: 058.3814063 / Fax: 058.3824410

+ Địa chỉ Email: tt7@rfd.gov.vn

8. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 8

– Phạm vi quản lý: Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Phường Dữu Lâu, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Số điện thoại liên lạc: 0210. 840506/ 0210.3840507 & 0210.3840503/ Fax : 0210. 840504

+ Địa chỉ Email: tt8@rfd.gov.vn

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn nội dung đăng ký tần số bộ đàm và các thông tin xung quanh đến nó. Để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích cho bản thân, hãy truy cập website của mayruaxecongnghiep.com thường xuyên nhé!

Website đang chạy thử nghiệm