Rate this post

Khi nghe các bài giải pháp của các vị sư thầy chúng ta thường thấy có nhắc đến đến “cõi Ta Bà”. Vậy cõi Ta Bà là gì? Ở đâu? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin chi tiết về cõi Ta Bà trong bài viết dưới đây nhé!

Contents

Cõi Ta Bà là gì?

Ta Bà (Sa Ha hay Sách Ha) mang nghĩa là nhẫn. Cõi Ta Bà (sahā-lokadhātu) có nghĩa là thế giới chịu đựng, nhẫn giới. Hiểu một cách đơn giản thì đây là thế giới mà mọi chúng sinh đều phải chịu đựng các phiền não, khổ sở.

Giải đáp cõi Ta Bà là gì?
Giải đáp cõi Ta Bà là gì?

Trong Phật giáo, chính thế giới chúng ta đang sống là một phần của cõi Ta Bà. Đồng thời “Ta Bà” là một chu kỳ của sự hiện hữu bao gồm sự sinh – sự tồn tại (sống) – cái chết – sự tái sinh. Đây là một chu kỳ lặp đi lặp lại dưới sự chi phối phối của duyên nghiệp. Tùy theo nghiệp báo đã tích ở từng kiếp sống mà mỗi sinh linh sẽ có chu kỳ này phát triển theo một định hướng khác nhau. Ví dụ có người sinh ra trong giàu sang, có người sinh ra trong nghèo hèn…

Cũng theo quan điểm của nhà Phật, cõi Ta Bà chỉ là cõi tạm, giống như một quán trọ (con người ta sống trên cõi đời này chỉ là một vị khách trọ). Tất cả mọi vật, mọi việc trên cuộc đời chỉ là tạm bợ, vô thường. Nó giống như một sân khấu kịch mà mỗi con người là một diễn viên ở trên sân khấu đó (mọi sự đều không có thật).

Giáo chủ của cõi Ta Bà

Theo kinh sách của Phật giáo thì Phật Thích Ca Mâu Ni chính là giáo chủ của cõi Ta Bà, Ngài là người có thật trên cõi đời này. Ngài sinh vào khoảng năm 563 TCN) là con trai của vua Suddhodana và hoàng hậu Maya. Mặc dù sinh ra trong cung vàng điện ngọc nhưng ngài đã thấy được cái khổ của thế gian và quyết tu hành, đi trên con đường giác ngộ giải thoát. 

Phật Thích Ca Mâu Ni - Giáo chủ của cõi Ta Bà
Phật Thích Ca Mâu Ni – Giáo chủ của cõi Ta Bà

Sau nhiều năm tu hành (đi tìm chân lý của cuộc đời) ngài đã giác ngộ, trở thành một Buddha (Phật, Bụt) và truyền dạy về chân lý giải thoát khổ đau, vượt thoát sinh tử luân hồi cho mọi người. Ngài đi khắp nơi thuyết giảng về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,… 

=> Như vậy: Do Phật Thích Ca Mâu Ni là đấng giác ngộ đầu tiên (nhìn thấu chân tướng của cõi Ta Bà) và đã  giảng giải cho chúng sanh khổ đau cũng như cách vượt thoát ra khỏi luân hồi sinh tử nên được coi là giáo chủ của cõi Ta Bà.

Những nỗi khổ khi sinh trong cõi Ta Bà

Đạo Phật quan niệm rằng “đời là bể khổ”. Đây không phải là cái nhìn tiêu cực như nhiều người vẫn nghĩ, đạo Phật chỉ ra bản chất của cuộc đời và đưa ra chân lý để giải thoát khỏi những điều ấy. Theo nhà Phật ở cõi Ta Bà con người sẽ phải chịu những khổ ải như sau: 

Sinh khổ

Đạo Phật nói “sinh là khổ”. Bởi từ khi sinh ra đến khi lìa đời chúng ta phải chịu khổ đau do vô thường đem lại. Con người sống trên cuộc đời này không ai là không khổ, nỗi khổ đến từ thân (già, bệnh, đói, khát…), nỗi khổ đến từ tâm (buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, tham, sân, si)…

Hiểu rõ về những nỗi khổ đau của cõi Ta Bà
Hiểu rõ về những nỗi khổ đau của cõi Ta Bà

Lão khổ

Khi đã được sinh ra trên đời dưới tác động của môi trường và thời gian con người sẽ lớn lên và từ từ già đi. Những dấu hiệu của “lão” như tóc bạc, da nhăn, chân tay run, mắt mờ, xương khớp đau mỏi, thiếu minh mẫn… khiến cho con người đau khổ. Lúc này con người vì cảm nhận được việc bắt đầu hoại (hư hỏng) của thân thể mà lo lắng, phiền não. 

Bệnh khổ

Đã sinh ra, có thân xác thì ai cũng sẽ có bệnh, dù là người giàu hay người nghèo đều phải chịu sự dày vò của bệnh tật. Theo Phật giáo thì con người ta có 3 loại bệnh đó là: Thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh. 

  • Thân bệnh là những bệnh trên thân thể từ nhẹ nhất như xây xước chân tay cho đến các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bại não… 
  • Tâm bệnh là những bệnh về tâm lý. Không phải chỉ những người bệnh tâm thần mới coi là mắc tâm bệnh. Xã hội hiện nay ngày càng phát triển kéo theo đó là rất nhiều áp lực khiến tâm của con người ngày càng mệt mỏi và dễ mắc các bệnh về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm…
  • Nghiệp bệnh là tên gọi chung của các bệnh do nghiệp sinh ra đù đi khám ở đâu cũng không ra được nguyên nhân, cách chữa trị.
Bệnh là một trong những nỗi khổ ở cõi Ta Bà
Bệnh là một trong những nỗi khổ ở cõi Ta Bà

Tử khổ (chết là khổ)

Có sinh ắt sẽ có tử. Cái chết là điều mà không ai trên thế gian này có thể tránh được. Thời gian của chúng sinh trên đời này là hữu hạn và không một ai có thể đảm bảo được thọ mạng của mình sẽ kéo dài trong bao nhiêu lâu. 

Khi sinh mạng chấm dứt chúng ta phải bỏ lại tất cả ở thế gian. Bao nhiêu công sức nỗ lực, tiền bạc,… đều không thể đem theo. Không chỉ vậy giây phút cuối của cuộc đời đa số con người đều không cam tâm, bao tiếc nuối oán hận đều ùa về trong tâm thức; cơ thể đau đớn, co giật vì hơi thở không thông. 

Cầu bất đắc khổ 

Cầu bất đắc khổ có nghĩa muốn mà không nên khổ. Sinh ra là con người ai cũng có những nhu cầu, mong muốn của riêng mình, khi không đạt được những điều đó tâm sẽ vô cùng đau khổ. Ví dụ: 

  • Muốn giàu sang nhưng phải sống trong cảnh nghèo đói là khổ
  • Muốn có con bồng bế nhưng mãi không có là khổ
  • Muốn người thương mình nhưng không được là khổ

Ái biệt ly khổ

“Ái” là yêu còn “ly” là chia cách, xa cách. Ái biệt ly khổ có nghĩa là nỗi khổ khi yêu mà phải rời xa. Ở đây không chỉ tính nói đến tình cảm giữa người với người mà còn nói tới mối quan hệ yêu thích giữa người và động vật hoặc một đồ vật nào đó. Ái biệt ly khổ được làm hai loại đó là:

  • Khổ sinh ly: Tức là sống nhưng không được gần người mình thương. Nỗi khổ này chúng ta có thể thấy rõ nhất trong thời kỳ chiến tranh. Khi chiến tranh nổ ra bao người phải rời xa người thân để đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cả người đi và người ở đều đau buồn. 
  • Khổ tử biệt: Đây có là một trong những nỗi đau tột cùng của con người. Ai sinh ra cũng phải chịu nỗi đau âm dương cách biệt, không còn có thể gặp lại người mình thương yêu.

Oán tắng hội khổ

Oán tắng hội khổ là nỗi khổ khi phải ở cạnh, gặp những điều, người mà ta ghét. Nhà Phật đã chỉ ra rằng ghét ai đó khiến tâm ta phải chịu dày vò bởi khổ đau, ăn không ngon, ngủ không yên và thậm chí còn là con đường khiến ta tạo ra những nghiệp xấu. Chính vì vậy đạo Phật luôn hướng con người đến việc buông xả không khinh ghét ai.

Qua bài viết chúng ta có thể thấy cõi Ta Bà là cõi mà ở đó mọi chúng sinh phải chịu khổ đau dày vò, phải học hạnh nhẫn nhịn, tu tập để vượt thoát ra khỏi. Trần thế nơi chúng ta đang sống cũng là một phần của cõi Ta Bà. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được cõi Ta Bà là gì cũng như hiểu được các nỗi khổ của cõi này. 

Website đang chạy thử nghiệm