Rate this post

Vài năm trở lại đây, Coaching là một thuật ngữ khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ đời sống đến kinh doanh. Coaching đem đến khá nhiều lợi ích cho cả cá nhân và tổ chức, thông qua đó khai phá tiềm năng, đặt mục tiêu và đưa ra nhiều ý tưởng để mang đến giá trị, thúc đẩy phát triển. Chính xác Coaching là gì? Làm sao để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Coaching?

Bạn hiểu Coaching là gì?
Bạn hiểu Coaching là gì?

Contents

Coaching là gì?

Theo Wiki: Coaching được hiểu là huấn luyện hay chính là những hoạt động nhằm cải thiện hiệu suất của cá nhân hoặc tổ chức. Những người đảm nhận nhiệm vụ Coaching đóng vai trò là người hướng dẫn, đặt ra các câu hỏi mang tính gợi mở để thúc đẩy, tạo động lực để đối tượng tham gia huấn luyện có thể tìm được cách giải quyết. 

Thông qua quá trình Coaching, chúng ta có thể nắm được những điểm mạnh và hạn chế của bản thân. Từ đó có đánh giá về năng lực của mình, đưa ra phương hướng phát triển trong công việc và cuộc sống. 

Nguồn gốc và mục đích của Coaching

Coaching đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Nó đã và đang được áp dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, mang đến nhiều lợi ích cho cho quá trình phát triển của nhiều doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức. 

Coaching xuất hiện từ khi nào?

Coaching xuất hiện lần đầu tiên trong ấn phẩm nổi tiếng “ The Inner Game Of Tennis” của Timothy Gallwey vào năm 1974. Ngay sau đó nó dần được mọi người chú ý với những ứng dụng không thể ấn tượng hơn. Ví dụ như Coaching trong thể thao, mỗi đội bóng đều cần có một Coach giàu kinh nghiệm để đưa ra tư duy và lối chơi cho các trận đấu. 

Coaching đã xuất hiện khá lâu trước đây
Coaching đã xuất hiện khá lâu trước đây

Tiếp đó vào cuối năm 1980, John Whitmore tiếp nối Timothy Gallwey nghiên cứu và phát triển mô hình Grow nhằm nói rõ hơn về Coaching là gì cũng như mục đích và vai trò của hoạt động này. Cuốn sách “Coaching For Performance được xuất bản và trở thành tiêu chuẩn của ngành Coaching. Đồng thời John Whitmore – Tác giả của cuốn sách cũng được coi là “Cha đẻ của Coaching hiện đại”.

Mục đích của Coaching

Trong các hoạt động hay quá trình phát triển, đào tạo và tiếp thu kiến thức vấn luôn là yếu tố cơ bản nhất. Tuy nhiên thay vì tập trung vào kiến thức, trọng tâm của Coaching là giúp đối tượng huấn luyện đưa ra được điểm mạnh và hạn chế của bản thân, từ đó xác định mục tiêu và các giải pháp để đạt được nó. Cụ thể mục đích chính của Coaching được phân tích như sau:

  • Tạo môi trường thoải mái, lành mạnh và sáng tạo để mọi người bộc phá, phát triển tư duy của bản thân. 
  • Giúp đạt được mục tiêu đã đề ra. 
  • Thúc đẩy khả năng tự chủ, tự giải quyết các vấn đề của mình. 
  • Nắm được các điểm mạnh và yếu của bản thân để biết cách khắc phục hạn chế, phát huy năng lực tốt nhất. 
Đối tượng và mục đích của Coaching là gì?
Đối tượng và mục đích của Coaching là gì?

Có những loại Coaching nào?

Tính đến thời điểm hiện tại. Coaching đã và đang có những bước tiến đột phá. Hiện nó đang được ứng dụng và phát huy trong nhiều khía cạnh của cuộc sống nhằm đem đến kết quả tốt hơn trong cả sự nghiệp, gia đình, tình cảm hay mục tiêu phát triển bản thân. 

Huấn luyện cuộc sống – Life Coach

Mục tiêu của huấn luyện cuộc sống chính là xác định và đạt được những mục tiêu cho cuộc sống. Từ đó những người Coaching sẽ khai thác vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau giúp mọi người nhận ra được những giá trị thực tại mà mình đang có và muốn có. Mặt khác bạn cũng sẽ nhận thức được điểm mạnh và hạn chế của mình để ngày một hoàn thiện hơn. 

Huấn luyện kinh doanh – Business Coach

Để trở thành một Coaching huấn luyện kinh doanh, người thực hiện cần có kiến thức chuyên ngành và khả năng đàm thoại, giao tiếp tốt. Quá trình huấn luyện hướng tới mục tiêu thúc đẩy vận động trí não nhằm đưa ra các vấn đề và cách giải quyết chúng. Đây là phương hướng phát triển ổn định và lâu dài. 

Gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh
Gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh

Huấn luyện nghề nghiệp – Career Coach

Đối với huấn luyện nghề nghiệp, hoạt động này giúp đưa ra công việc phù hợp nhằm giúp bản thân tự tin và thành công chinh phục các lĩnh vực mới. Nếu bạn đang cảm thấy mất phương hướng, không biết mình giỏi, có năng lực ở lĩnh vực nào thì huấn luyện nghề nghiệp chính là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này. 

Huấn luyện phát triển mối quan hệ – Relationship Coach

Các mối quan hệ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự nghiệp của mỗi người. Theo đó huấn luyện phát triển mối quan hệ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách ứng xử, nuôi dưỡng và duy trì các mối quan hệ. Từ đó đem đến nhiều lợi ích cho cuộc sống và sự nghiệp sau này. 

Huấn luyện sức khỏe – Health Coach

Những chuyên gia Coaching sẽ trực tiếp trao đổi về sức khỏe, tình trạng thực tế và những thói quen ảnh hưởng xấu cho cả sức khỏe và tinh thần. Thông qua đó hình thành thói quen sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. 

Ổn định về thể chất và sức khỏe, vóc dáng
Ổn định về thể chất và sức khỏe, vóc dáng

Nhận biết Coaching và các phương pháp khác

Ngoài huấn luyện Coaching, có rất nhiều các phương pháp khác đều đang được áp dụng. Dù cách triển khai có ít nhiều khác biệt song nhiều người vẫn thường nhầm lẫn chúng với nhau. Do vậy dưới đây là một vài đặc điểm của từng loại để bạn dễ dàng phần biệt hơn. 

Mentoring – Cố vấn

Cố vấn là người hỗ trợ trong các lĩnh vực nhất định. Họ là các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm với chuyên môn vững. Nhờ vậy có thể đưa ra lời khuyên, cách xử lý các vấn đề phát sinh trong những công việc cụ thể. 

Therapy – Trị liệu

Đây là cách chữa lành tập trung vào quá khứ để hàn gắn những tổn thương ở đó. Khi áp dụng phương pháp này người ta sẽ làm việc với những đau buồn, khúc mắc đã xảy ra trước đó nhằm thay đổi hành vi và cải thiện cuộc sống một cách tốt hơn. 

Coaching khác với tất cả các phương pháp khác
Coaching khác với tất cả các phương pháp khác

Consulting – Tư vấn

Thông qua các bảng số liệu, phân tích những người tư vấn sẽ đưa ra đề xuất cùng các phương pháp, chiến lược phù hợp tại từng thời điểm nhằm đem lại lợi ích tốt nhất. 

Training – Đào tạo

Đào tạo vẫn luôn là một trong những điều quan trọng để nâng cao năng lực bản thân, chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo không chỉ được áp dụng cho các cá nhân mà còn được chú trọng trong các tổ chức. Thông qua đó nâng cao năng suất công việc cho đơn vị. 

Quy trình và công việc của một chuyên gia Coach

Được chia sẻ với nhiều lợi ích trong đa dạng các lĩnh vực từ cuộc sống đến kinh doanh, văn phòng,…. Coaching đang là một trong các ngành nghề hot với mức thu nhập đáng mơ ước. Vậy một quy trình huấn luyện được diễn ra như thế nào? Công việc của một Coaching là gì?

Các bước trong quy trình Coaching

Tương ứng với từng lĩnh vực mà mục tiêu, quy trình Coaching được triển khai theo nhiều cách, mức độ nhằm đạt được mục đích được đặt ra trước đó. Vậy quy trình Coaching hiện đang được triển khai như thế nào?

  • Xác định mục tiêu

Mục tiêu vấn đề được xác định thông qua việc lắng nghe, quan sát, phân tích tình hình thực tế. 

Cần có mục tiêu rõ ràng 
Cần có mục tiêu rõ ràng
  • Đặt câu hỏi

Các huấn luyện viên – Coach sẽ đưa ra các câu hỏi với mục đích gợi mở ý tưởng để người tham gia tự tìm ra câu trả lời cho bản thân. 

  • Lên kế hoạch

Sau khi đã có mục tiêu và câu trả lời cho các vấn đề của mình, cả hai sẽ ngồi lại để đưa ra kế hoạch đồng hành, hướng tới mục tiêu cuối cùng thông qua việc đưa và và hoàn thành các công việc trước mắt. 

  • Theo dõi kết quả

Trong suốt quá trình đồng hành, huấn luyện viên cần theo sát người được huấn luyện. Mặt khác liên tục động viên và tạo động lực để họ tự tin hơn vào bản thân mình, hoàn thành mục tiêu lớn của bản thân. 

Công việc cụ thể của một Coach

Tương tự như các quy trình Coaching, công việc của các huấn luyện viên – Coach cũng sẽ thay đổi dựa theo mục đích và lĩnh vực triển khai. Song các đầu mục cơ bản có thể bao gồm: 

  • Trò chuyện, giao tiếp với các học viên để nắm rõ được mong muốn và mục tiêu mà họ hướng tới. 
  • Thực hiện thiết kế, đảm nhận các kế hoạch huấn luyện phù hợp với khả năng và nhu cầu. 
  • Đồng hành cũng người được huấn luyện trong quá trình rèn luyện, khám phá và phát triển bản thân. 
  • Quan sát, đưa ra đánh giá về những điểm mạnh và hạn chế của từng đối tượng. Từ đó khai thác điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. 
  • An ủi, tạo động lực, đồng hành và hướng dẫn trong quá trình theo đuổi và chinh phục mục tiêu. 
  • Theo dõi, đưa ra nhận xét trong xuyên suốt thời gian thực hiện. 
Một Coach cần làm gì?
Một Coach cần làm gì?

Để trở thành một chuyên gia Coaching cần gì?

Coaching được đánh giá là một trong những ngành nghề hot với tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Vậy làm thế nào để trở thành một chuyên gia Coaching? Nếu bạn cũng đang có ý định theo ngành này thì hãy trang bị ngay cho mình những kỹ năng, kiến thức dưới đây!

Bằng cấp, kinh nghiệm thực tiễn

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Coaching chính là bằng cấp và kinh nghiệm. Dĩ nhiên để có thể đưa ra lời khuyên hay giúp đỡ người khác ít nhất bạn phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng và cần thiết nếu muốn phát triển lâu dài trong lĩnh vực này.

Kinh nghiệm và bằng cấp đặc biệt quan trọng
Kinh nghiệm và bằng cấp đặc biệt quan trọng

Ngoài ra bằng cấp hay kinh nghiệm cũng là một trong các “thế mạnh” giúp bạn tạo dựng uy tín cho bản thân mình. Mặt khác khách hàng cũng sẽ bị thu hút bởi những kinh nghiệm thực chiến, không được đề cập trong lý thuyết.  

Hoà đồng, biết cảm thông

Đồng cảm với người khác cũng là một kỹ năng quan trọng của một nhà Coaching chuyên nghiệm và tài năng. Điều này sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn, dễ khai thác thông tin từ đối phương. Hơn nữa phần lớn những người hòa đồng và biết cảm thông đều khá thành công với mạng lưới quan hệ lớn. Qua đó đem đến nhiều lợi ích cho cuộc sống và công việc.

Trong quá trình trao đổi, huấn luyện, Coaching cần biết cách chia sẻ và đồng cảm với khách hàng. Nhờ vậy tạo sự thoải mái khi chia sẻ cũng như trao đổi thông tin trong quá trình huấn luyện nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Giao tiếp tốt

Giao tiếp tốt là chìa khóa thành công của ngành Coaching nói riêng và tất cả các lĩnh vực từ cuộc sống, tình cảm, sự nghiệp nói chung. Thực tế những người giao tiếp tốt luôn được mọi người yêu mến, tin tưởng. Quan trọng nhất là họ có thể trình bày rõ ràng điều mà mình muốn truyền đạt. 

Giao tiếp tốt với mọi người
Giao tiếp tốt với mọi người

Trong Coaching, phần lớn mọi người đều có yêu cầu cao về phản hồi, chia sẻ một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm. Vì vậy việc biết cách giao tiếp sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả, cải thiện hiệu suất, tạo môi trường hòa nhập.

Biết lắng nghe

Lắng nghe cũng là một kỹ năng quan trọng nếu muốn trở thành nhà Coaching tài năng. Không đơn giản chỉ là lắng nghe những chia sẻ từ mọi người, với tư cách là một huấn luyện viên, bạn cần duy trì lắng nghe một cách tập trung và hiệu quả. Thông qua đó thu thập những thông tin hữu ích giúp người nhận huấn luyện nhanh chóng cải thiện và đạt được mục tiêu đã đặt ra. Không chỉ vậy lắng nghe cũng giúp tạo sự gắn kết và tạo động lực để mọi người tự tin hoàn thiện bản thân hơn.

Biết tạo động lực

Trong suốt quá trình rèn luyện, huấn luyện viên nên biết cách tạo động lực cho học viên của mình. Bằng cách này sẽ giúp khích lệ tinh thần, giúp họ tự tin hơn để đối mặt và vượt qua bản thân. Ngoài ra thay vì chủ động đưa ra phương án, hướng đi cho họ, chúng ta có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở để tăng tính hấp dẫn và khả năng chủ động. Điều này vừa giúp phát triển tư duy vừa hạn chế tình trạng phụ thuộc vào người huấn luyện. 

Biết cách tạo động lực, khích lệ
Biết cách tạo động lực, khích lệ

Thái độ không phán xét

Nếu muốn trở thành một người huấn luyện chuyên nghiệp, bạn tuyệt đối không nên có thái độ phán xét. Thay vào đó hãy cảm thông, lắng nghe và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Cách làm này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách để học viên tiếp nhận và thay đổi tốt hơn. 

Hỏi & đáp về Coaching và những điều bạn cần biết

Cuối cùng để hiểu rõ hơn về Coaching và những thông tin về ngành nghề này, dưới đây là một số thông tin chia sẻ mà bạn nên tham khảo!

Coaching có phải một ngành nghề hot trong tương lai?

Trong nhiều năm trở lại đây, Coaching luôn lọt top những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất. Theo thống kê của ICF, doanh thu của ngành này trong năm 2016 đạt tới hơn 2 tỷ USD và có xu hướng tăng nhanh trong những năm sắp tới. Dù mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam không lâu, song thị trường Coaching quốc tế đã và đang có những bước tiến lớn mạnh. Không thể phủ nhận rằng nó đem đến cho các cá nhân, tổ chức rất nhiều lợi ích cả trong quá trình phát triển và giá trị kinh tế. 

Làm Coaching có giàu không?
Làm Coaching có giàu không?

Khi nào cần áp dụng Coaching?

Khi nào chúng ta nên áp dụng Coaching? Hiện đối tượng chính của Coaching là cá nhân và doanh nghiệp. Trong một số trường hợp dưới đây bạn nên áp dụng Coaching để có những bước phát triển tốt hơn. 

Đối với doanh nghiệp

  • Khi cần có những bước tiến mạnh mẽ trong kinh doanh.
  • Khi đơn vị gặp phải nhiều khó khăn và cần có người đồng hành.
  • Khi nhân viên và ban lãnh đạo cần phát triển bản thân, bứt phá trong công việc và sự nghiệp. 
  • Khi cần sự trợ giúp của một người có chuyên môn và kinh nghiệm. 

Đối với cá nhân

  • Khi cần phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ, hoàn thiện hơn. 
  • Khi gặp phải căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống. 
  • Khi cần định hướng nghề nghiệp hoặc muốn thăng tiến hơn. 
  • Khi cần vượt qua vùng an toàn của bản thân. 

AI có ảnh hưởng như thế nào đến Coaching?

Sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI đã và đang mở ra cơ hội phát triển cho hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Coaching cũng không ngoại lệ. Tất cả các công cụ như Chatbot, tìm kiếm thông tin, tương tác giọng nói,… đều giúp nâng cao chất lượng chương trình huấn luyện để học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức.

AI là trợ thủ của Coaching
AI là trợ thủ của Coaching

Không chỉ vậy việc ứng dụng công nghệ AI vào Coaching cũng giúp giảm thiểu đáng kể thời gian và chi phí cho quá trình đào tạo. Tuy nhiên AI chỉ có thể hỗ trợ và không thể thay thế hoàn toàn vai trò của người huấn luyện. Tức là công nghệ AI chỉ đóng vai trò như một “trợ thủ” để quá trình huấn luyện và tiếp thu thuận lợi hơn. Trong khi đó yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu trong Coaching.

Thu nhập của ngành Coaching?

Có thể bạn chưa biết: Coaching được ghi nhận là một trong những ngành nghề có thu nhập khá cao. Cũng theo một khảo sát khác của ICF năm 2016, 53.000 huấn luyện viên tại Mỹ đều có thu nhập trung bình khoảng 51.000 đô la Mỹ thậm chí có thể đạt đến hơn 100.000 đô la Mỹ với những Coaching chuyên nghiệp. 

Tại Việt Nam ngành Coaching chưa thực sự phát triển mạnh. Theo khảo sát của CLB Coach Hà Nội có hơn 49% Coaching chưa có thu nhập, hơn 12% người có mức thu nhập khoảng 10 đến 30 triệu/tháng, 4% người có thu nhập ngưỡng 30 đến 50 triệu/tháng và còn lại là thu nhập hơn 100 triệu/tháng. Dù tỉ lệ còn nhiều chênh lệch song nhìn chung ngành Coaching tại Việt Nam vẫn luôn được đánh giá cao về tiềm năng phát triển. 

Bạn có phù hợp với Coaching?
Bạn có phù hợp với Coaching?

Trên đây là câu trả lời cho Coaching là gì? Cũng như nguồn gốc, vai trò, phân loại và cách để trở thành một chuyên gia Coaching. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin và chinh phục ngành nghề siêu hot này nhé!

Website đang chạy thử nghiệm