Rate this post

Nhờ có cuộc cách mạng công nghiệp mà cách thức con người làm việc, kết nối cũng có những thay đổi đáng kinh ngạc. Từ đây, hình thành nhiều lĩnh vực mới trong đó có cơ điện tử (dây chuyền tự động hóa, robot,…). Vậy ngành cơ điện tử là gì, cơ hội làm việc sau khi ra trường của sinh viên cao hay thấp? 

Contents

Tìm hiểu ngành cơ điện tử là gì?

Cơ điện tử tiếng Anh là Mechatronics Engineering. Theo Wiki đây là tên gọi của lĩnh vực có sự giao thoa giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện cùng khoa học máy tính để con người phát triển tư duy thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc và các thiết bị thông minh khác.

cơ điện tử là gì

Cơ điện tử là một trong những ngành nghề HOT trong tương lai

Những người kỹ sư cơ điện tử sẽ vận dụng sự hiểu biết về cơ khí, điện tử, tin học,… để áp dụng hệ thống điều khiển linh hoạt vào cơ khí để kết nối với hệ thống xử lý thông tin, từ đó tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh.

Ngành cơ điện tử là ngành học cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng về: Quá trình sản xuất, các nguyên tắc điều khiển công nghiệp (dụng cụ, mạch, linh kiện, kỹ thuật điều khiển…), hệ thống điều khiển và bộ điều khiển logic lập trình, điều khiển tự động hóa trong nhà máy,…

Người học được hướng dẫn cách kết hợp điện và cơ khí để đưa ra những sáng kiến hoặc cải tiến các thiết kế đang được sử dụng. Bạn cũng sẽ được rèn luyện thêm kỹ năng lập trình, lý luận cơ học,… nhờ các khóa học, các dự án thực tế.

Những người học cơ điện tử làm nghề gì?

Cơ điện tử là một trong những ngành học có tiềm năng phát triển rất lớn bởi nhu cầu nhân lực nên cơ hội việc làm rất rộng mở. Sinh viên sau khi học tập, tốt nghiệp đều có được nghề nghiệp với mức lương ưng ý.

Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử thì sinh viên có thể đảm nhận một số công việc như sau:

học cơ điện tử làm nghề gì

Lập trình phần mềm điều khiển hệ thống sản xuất tự động

  • Kỹ sư thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì của phần cứng, phần mềm điều khiển máy móc và các thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
  • Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế, lập trình, thi công, chuyển giao dây chuyền, hệ thống tự động.
  • Chuyên viên kỹ thuật cơ điện trong các phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền tự động trong các nhà máy.
  • Chuyên viên quản lý – vận hành – bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp của các dây chuyền sản xuất tự động.
  • Quản lý, giám sát kỹ thuật tại các nhà máy, doanh nghiệp.
  • Giảng viên ngành cơ điện tử hoặc nhà nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này…

Đánh giá tiềm năng của ngành học cơ điện tử trong tương lai

Lựa chọn ngành học chính xác đóng vai trò cực kỳ quan trọng với mỗi người, nó sẽ giúp nâng cao khả năng có việc làm trong tương lai.

Đánh giá các tiềm năng phát triển của ngành cơ điện tử

Để đánh giá tiềm năng của ngành học này, chúng ta cần xem xét các khía cạnh như:

xu hướng vận hành máy móc bằng hệ thống tự động

Xu hướng áp dụng công nghệ vào sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau

  • Kinh tế – chính trị – xã hội: Ngành cơ điện tử góp phần phát triển sản xuất theo hướng hiện đại. Từ đó nâng cao hiệu quả, năng suất để tạo được lợi thế cạnh tranh tốt hơn, góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Sự phát triển của nghề: Được xem là ngành mũi nhọn để phát triển khoa học, công nghệ trong thời gian tới nên ngành cơ điện tử có quy mô ngày càng được mở rộng và có tầm ảnh hưởng tốt hơn.
  • Xu hướng phát triển trong tương lai: Cơ điện tử phát triển tích hợp công nghệ cao với các sản phẩm thông minh hơn, kích thước nhỏ hơn (nhờ công nghệ micro/nano), nâng cao trí thông minh cho các sản phẩm cơ điện tử.

Trong xu hướng thu gọn biên giới các ngành khoa học, liên kết các ngành kỹ thuật hiện nay thì các sản phẩm đa dạng, nhiều tính năng mới được ra đời. Hiện nay, cơ điện tử được phát triển như một ngành tối ưu hệ thống phát triển các ứng dụng của khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả tối ưu nhất cho sản xuất.

Những ông lớn trong ngành kỹ thuật cơ – điện tử như Samsung, LG,… đều mở rộng cánh cửa để tuyển dụng và chiêu mộ các nhân tài của ngành với mức lương cạnh tranh. Nhu cầu phát triển các dây chuyền tự động hóa sản xuất linh kiện, máy móc phân loại, đóng gói hàng hóa,… chính là tiềm năng đặc biệt để cơ điện tử ngày càng phát triển, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

tiềm năng phát triển của ngành cơ điện tử

Cơ điện tử có tiềm năng nghề nghiệp rộng mở

Tham khảo: Điện từ học là gì? Phương pháp nghiên cứu điện từ học

Tham khảo mức lương của ngành cơ điện tử

Thời gian theo học của những người theo ngành cơ – điện tử sẽ trong khoảng 3 – 4 năm tùy theo từng chương trình đào tạo Đại học hay Cao đẳng, hệ Thạc sĩ sẽ mất khoảng 2 năm đào tạo.

Với những đặc thù nổi bật riêng của nghề, các công việc đòi hỏi người học cần có  kiến thức với tay nghề chuyên môn cao, tính chất công việc khá phức tạp nên chế độ đãi ngộ cho các vị trí công việc cơ điện tử được đánh giá là khá cao.

Mức lương của ngành này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, chức vụ đảm nhiệm (trợ lý, chuyên viên, quản lý, trưởng phòng…), nơi làm việc (doanh nghiệp trong nước/quốc tế…). Bạn có thể tham khảo chi tiết mức lương theo từng vị trí của ngành này như sau:

Kỹ sư điện công nghiệp

Đây là những người trực tiếp thiết kế, thi công và đảm bảo ổn định cho hệ thống điện cũng như tiếp nhận, xử lý các sự cố… Kỹ sư điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng và mức lương cũng khá “ổn”, tùy theo tay nghề, thời gian làm việc mà mức lương có thể đạt:

  • Với sinh viên mới ra trường lương từ 4 – 6 triệu đồng/tháng.
  • Với những người có kinh nghiệm 1 – 2 năm lương dao động từ 7 – 12 triệu đồng mỗi tháng.
  • Với những người tay nghề cao, thành thạo ngoại ngữ thì lương có thể đạt từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Ký sư sửa hệ thống điện

Kỹ sư điện công nghiệp xử lý các sự cố về điện công nghiệp

Kỹ sư điện viễn thông

Đây là những vị trí quan trọng của ngành cơ điện tử được nhiều doanh nghiệp săn đón, chịu trách nhiệm quản lý, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống mạng viễn thông. Bên cạnh đó, những người có tư duy tốt, kiến thức chuyên môn còn có thể kiểm tra phần mềm, viết chương trình cho máy tính, điện thoại…

Lương của kỹ sư điện tử viễn thông đa dạng với các mức như:

  • Với sinh viên, người mới chưa có kinh nghiệm làm việc lương dao động từ 7 – 8 triệu đồng/tháng.
  • Nếu có trên 2 năm kinh nghiệm làm việc, lương kỹ sư viễn thông có thể từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Thậm chí các kỹ sư làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài thì mức lương có thể đạt mức 40 – 50 triệu/năm.

Kỹ thuật viên điện tử

Đây là những người trực tiếp giám sát các thiết bị điện tử, vẽ sơ đồ, tiến hành thử nghiệm và lắp đặt các linh kiện. Người kỹ thuật viên cần thành thạo máy tính cũng như các thiết bị điện tử, đọc hiểu sơ đồ dây điện và cần có đầu óc linh hoạt giúp phân tích vấn đề, đưa ra các phương pháp giải quyết tối ưu nhất.

Mức lương của kỹ thuật viên điện tử sẽ phụ thuộc vào khối công việc, quy mô doanh nghiệp… và từ 11 – 18 triệu/tháng. Tất nhiên, những người làm việc tạo doanh nghiệp nước ngoài, quy mô lớn sẽ có mức lương tốt hơn người làm việc tại các công ty vừa và nhỏ.

Kỹ thuật viên điện tử

Kỹ thuật viên điện tử có khả năng lắp đặt các linh kiện điện tử

Kỹ sư cơ điện tử tự động hóa

Các kỹ sư tự động hóa có cơ hội việc làm rất cao, đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghiệp tự động hóa đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Kỹ sư tự động hóa sẽ theo dõi, phát hiện các sai sót trong hệ thống, đưa ra cách khắc phục, bảo trì, để máy móc hoạt động ổn định, trơn tru nhất.

Thu nhập của kỹ sư tự động hóa sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, ví dụ:

  • Sinh viên mới ra trường, người có ít kinh nghiệm mức lương ở mức 4 – 9 triệu/tháng.
  • Kỹ sư có trên 3 năm kinh nghiệm mức lương từ 9 – 15 triệu/năm.

Kỹ sư thiết kế hệ thống điện

Đây là những người làm trong ngành điện với sự thông thạo các nguyên tắc kỹ thuật, khoa học vật liệu để có thể nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt vào bảo trì các hệ thống điện. Công việc này khá nguy hiểm và đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng bởi bất cứ sai sót nào cũng đều ảnh hưởng đến sự an toàn của con người và hoạt động của toàn bộ tòa nhà, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, mức lương của kỹ sư thiết kế hệ thống điện khá hấp dẫn nên thu hút khá nhiều bạn trẻ. Những người mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương dao động trong khoảng 10 – 15 triệu/tháng còn những người đã làm việc lâu năm thì mức lương có thể từ 20 – 30 triệu/tháng.

Ngành học cơ điện tử

Kỹ sư thiết kế hệ thống điện giám sát và đảm bảo hệ thống hoạt động

Theo học ngành cơ điện tử học trường nào?

Cơ hội nghề nghiệp của ngành cơ – điện tử là rất lớn, cùng với đó là mức lương tương đối hấp dẫn nên đã thu hút được nhiều bạn trẻ quan tâm, đăng ký thi tuyển. Có khá nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo các chuyên ngành của cơ điện tử.

Để có thể đảm nhận được các công việc của một kỹ sư cơ điện tử thì người học cần được trang bị các kiến thức cần thiết cùng với đó là được thực hành, nghiên cứu bài bản thông qua các khóa thực tập, thực hành, chuyên đề, hội thảo,…

Một số trường đào tạo ngành cơ điện tử mà bạn có thể tham khảo như Đại học Công nghiệp HN, Điện lực, Công nghệ Giao thông Vận tải, Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ,… với các khối thi gồm: A00 (Toán – Lý – Hóa), A16 (Toán – KHTN – Văn), C01 (Văn – Toán – Lý), C02 (Văn – Toán – Hóa), D01 (Văn – Toán – Anh), D07 (Toán – Hóa – Anh), D90 (Toán – KHTN – Anh).

Những thông tin vừa rồi về ngành đào tạo, cơ hội việc làm, mức lương của ngành cơ điện tử vừa rồi, mong rằng bạn đã hiểu hơn về ngành học này để giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn khi lựa chọn ngành học, trường học của mình.

Website đang chạy thử nghiệm