3.7/5 - (3 bình chọn)

Máy đánh giày tự động là trong những thiết bị vô cùng hoàn hảo cả trong việc chăm sóc cho những đôi giày dễ thương của bạn mà còn giúp bảo vệ đôi giày một cách tốt nhất. Trước đây, để có thể vệ sinh cho một đôi giày thì người dùng phải rất tỉ mỉ và có khi loay hoay mất đến cả tiếng đồng hồ mới xong. Thế nhưng, giờ đây máy đánh giày tự động đã ra đời để xua tan sự vất vả cũng như giúp người dùng tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí. Hãy cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết của máy đánh giày tự động bao gồm những gì nhé!

Máy đánh giày tự động tiện ích

Máy đánh giày tự động tiện ích

Xem thêm: Mẹo làm sạch giày trắng trong nháy mắt không phải ai cũng biết?

Contents

Máy đánh giày tự động là gì?

Máy đánh giày là một trong những thiết bị gia đình hữu ích mang chức năng làm sạch giày dép một cách tự động. Máy được chế tạo từ gỗ và thép chống rỉ, hơn nữa còn được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Máy ra đời mang sứ mệnh nhằm thay thế cho các phương pháp đánh giày thủ công – truyền thống, vừa giúp tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn có thể đảm bảo hiệu quả vệ sinh giày ở mức cao và tốt nhất. 

Cấu tạo của máy đánh giày tự động

Với loại máy đánh giày tự động thì nhìn tổng thể bên ngoài người dùng vẫn có thể dễ dàng nhận thấy được nó có cấu tạo không mấy phức tạp. Bao gồm:

– Bàn chải đánh giày: Đa số tất cả các máy đánh giày đều sẽ có hai bàn chải, một là bàn chải dùng để làm sạch bụi và một bàn chải còn lại được dùng để đánh bóng.

– Mô tơ: Máy sở hữu mô tơ quay cực mạnh, giúp chuyển hóa điện năng thành cơ năng để từ đó làm cho quay trục và bàn chải quay bắt đầu làm sạch giày.

– Trục: Trục được dùng để gắn bàn chải đánh giày cũng như mô tô.

– Bộ cảm biến: Bộ phận này thường chỉ có ở những model máy đánh giày tự động bởi chúng sẽ tiếp nhận thông tin và sau đó gửi về bộ xử lý giúp điều khiển máy hoạt động.

– Tay vịn: Thường chỉ xuất hiện ở những model máy sử dụng tay vịn. 

– Hộp xi: Hộp có chứa xi giúp phục vụ cho quá trình đánh bóng. Ở dưới hộp xi sẽ có 1 van bi để giúp cho quá trình lấy xi được dễ dàng hơn.

Cấu tạo của máy đánh giày tự động

Cấu tạo của máy đánh giày tự động

– Thảm để chân: Hầu hết tất cả các loại máy đánh giày đều được thiết kế thêm thảm để chân để nhằm đảm bảo cho việc vệ sinh máy được tăng tính sang trọng, tinh tế. Hơn nữa, máy đánh giày thường có cấu tạo khá đơn giản, gọn nhẹ mà lại không có quá nhiều các chi tiết rườm rà, rắc rối. Máy sở hữu từ 2 đến 3 chổi để giúp làm sạch bụi ở giày, dép và hộp đựng xi để giúp đánh giày da được bóng đẹp hơn, tăng thẩm mỹ cao.

– Sản phẩm máy đánh giày tự động thường được thiết kế sử dụng thiết bị cảm ứng: Là loại máy dùng để cố định,kiểu dáng hình hộp chữ nhật hoặc hình vuông và mỗi loại lại có kích thước lớn bé khác nhau, đa số các máy đều được thiết kế thêm quai xách để nhằm thuận tiện cho việc di chuyển. Phần vỏ máy cũng được chế tạo bằng hợp kim không rỉ hay kết hợp với gỗ rất hiện đại.

– Nhược điểm của loại máy đánh giày tự động này là có chổi gắn cố định một chỗ do đó không thể đánh sạch được hai bên phía hông và mũi giày. Chính vì vậy, người sử dụng phải tự nghiêng giày qua trái, sang phải hay phía trước mới có thể làm sạch giày.

Có thể bạn quan tâm: Nên chọn mua thiết bị máy đánh giày gia đình nào hiện nay?

Nguyên lý hoạt động của máy đánh giày tự động

Về nguyên lý hoạt động của máy đánh giày nói chung thì được thiết kế rất đơn giản. Máy có bộ phận mắt đọc cảm ứng hiện đại, chỉ cần đưa giày vào khi đó mắt thần sẽ cảm nhận vật cản và truyền thông tin tới các chổi và tự động chạy, làm sạch bụi bẩn và đánh xi cho giày, sau khi vệ sinh xong chỉ cần bỏ giày ra là máy sẽ tự tắt sau 60 giây. 

Cách thức hoạt động của máy đánh giày tự động

Cách thức hoạt động của máy đánh giày tự động vô cùng đơn giản

Như vậy, trên đây là một số thông tin về cấu tạo chi tiết của máy đánh giày tự động. Hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cấu tạo của máy để giúp ích cho bạn trong suốt quá trình sử dụng. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Website đang chạy thử nghiệm