Đăng ký tần số bộ đàm ở đâu? Chi phí và thủ tục như thế nào?

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc của các cơ quan hoặc cá nhân, tổ chức sử dụng bộ đàm mà không có giấy phép đăng ký tần số bộ đàm dẫn đến tình trạng phạt tiền. Do đó, nếu đang có ý định ứng dụng bộ đàm vào các công việc của bản thân thì người sử dụng hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về đăng ký tần số bộ đàm. 

Đăng ký tần số bộ đàm

Quy định của Nhà nước về đăng ký tần số bộ đàm

Trong khoản 1 Điều 16, Luật Tần số vô tuyến điện thì mọi cá nhân, tổ chức có sử dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện hoặc các thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép đăng ký tần số. Ngoại trừ các trường hợp nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được phép sử dụng có điều kiện. 

Quy định của Nhà nước về đăng ký tần số bộ đàm

Tại điều 77 Nghị định 174/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện với mức xử phạt từ 2-50 triệu đồng. Theo đó, phạt tiền từ 2-5 triệu cho một thiết bị với hành vi sử dụng tần số và công suất phát nhỏ hơn hoặc bằng 150W khi không có giấy phép. Ngoài ra, phạt tiền từ 30-50 triệu cho mỗi thiết bị với hành vi sử dụng tần số và có công suất hoạt động lớn hơn 5KW, nhỏ hơn 10KW không có giấy phép đăng ký tần số. 

Tại điều 27 của Nghị định quy định với các trường hợp không cần có giấy phép khi thiết bị vô tuyến điện hoạt động ở cự ly ngắn và có công suất hạn chế, ít khả năng gây nhiễu sóng. Bên cạnh đó, đối với các thiết bị vô tuyến điện đặt trên tàu biển, tàu bay nước ngoài có đi qua lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ được miễn giấy phép đăng ký tần số theo thỏa thuận quốc tế và điều ước quy định trong Tổ chức mà Việt Nam tham gia. 

Chính vì vậy sau mỗi cá nhân hay tổ chức sau khi mua bộ đàm https://yenphat.vn/may-bo-dam.html xong thì cần phải đăng ký tần số cho máy bộ đàm thì mới có thể sử dụng và làm đúng pháp luật.

Tại sao phải đăng ký tần số bộ đàm trước sử dụng?

Bộ đàm là một thiết bị công nghệ hỗ trợ đắc lực trong vấn đề liên lạc của mọi ngành nghề. Với các đối tượng và công việc đặc thù thì nó nhằm tăng tốc độ đảm bảo truyền tải thông tin và tiết kiệm tối đa chi phí. Về nguyên tắc hoạt động thì việc kết nối liên lạc cùng 1 kênh và 1 tần số giữa các bộ đàm sẽ được thông qua 2 dải tần số UHF hoặc VHF. 

Tuy có nhiều thuận lợi và tốc độ liên lạc nhanh chóng, nhưng việc sử dụng chung dải tần số sẽ đem đến rất nhiều bất lợi. Đặc biệt, ở nước ta các cơ quan công quyền của Nhà nước có sử dụng bộ đàm nên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân dùng tùy tiện sẽ không được kiểm soát gây ảnh hưởng đến hệ thống liên lạc. Do đó, khi sử dụng máy bộ đàm cầm tay thì người sử dụng cần bắt buộc tuân theo quy định mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông về đăng ký tần số. Nếu không thực hiện thì các đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt theo hành vi sử dụng bộ đàm trái phép.

Tại sao phải đăng ký tần số bộ đàm trước sử dụng?

Một số lợi ích được đảm bảo khi tuân thủ đăng ký tần số bộ đàm như sau:

  • Được cấp riêng 1 tần số, đảm bảo không bị trùng lặp tần số với các thiết bị khác.
  • Gia tăng tính bảo mật thông tin trong công việc, khi có 1 tần số riêng thì rõ ràng chỉ có hệ thống của bạn mới có thể liên lạc, trò chuyện với nhau mà không ai có thể nghe được.
  • Hạn chế tối đa tình trạng bị nhiễu sóng từ các thiết bị xung quanh.
  • Được đảm bảo quyền lợi và sự bảo vệ của Nhà nước khi xảy ra tranh chấp hoặc khiếu nại. 

Thủ tục đăng ký tần số bộ đàm

1. Mức lệ phí đăng ký tần số bộ đàm 

Dưới đây là bảng lệ phí chi tiết cho quá trình làm thủ tục đăng ký tần số bộ đàm: 

STT Tiêu chí 

Mức thu cho một lần cấp

(1.000 đồng)

I Giấy phép sử dụng tần số và các thiết bị vô tuyến điện  
1 Đối với nghiệp vụ vô tuyến điện (trừ khoản từ 2 đến 5 mục I)  
P ≤ 1 W 50
1W< P ≤ 15W 300
P > 15W 600
2 Đối với các tuyến vi ba, đài tàu biển, tàu bay 500
3 Đối với mọi thiết bị vô tuyến điện nghiệp dư 240
4 Đối với thiết bị đài vô tuyến điện được đặt trên các phương tiện đánh bắt cá hoặc đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá 50
5 Đối với các lĩnh vực phát thanh, truyền hình:   
5.1 Thực hiện cấp cho các đơn vị là cơ quan báo chí, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình 1.000
5.2 Cấp cho các tổ chức và cá nhân khác 200
II Giấy phép để sử dụng dải băng tần 10.000
III Giấy phép cho phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh 10.000

2. Thủ tục đăng ký tần số bộ đàm chi tiết

Người cần đăng ký tần số bộ đàm phải chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký tần số bộ đàm bao gồm:

  • Đơn đăng ký tần số bộ đàm 
  • Thông số chính xác của thiết bị cần đo.
  • Phiếu đo kiểm nghiệm.
  • Giấy chứng nhận hợp quy được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Các bước thực hiện – Các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung cho giấy phép sử dụng tần số hoặc thiết bị sóng vô tuyến điện theo quy định chung của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010.

– Người sử dụng gửi hồ sơ xin phép đến Cục Tần số vô tuyến điện hoặc Trung tâm Tần số vô tuyến điện của khu vực hay Sở Thông tin và Truyền thông được Cục Tần số ủy quyền. 

– Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thụ lý hồ sơ cấp phép:

+ Tiến hành giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi và bổ sung nội dung trong giấy phép với thời hạn 20 ngày, tính từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định. 

+ Với những trường hợp đặc biệt, khi hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện của một cá nhân hoặc tổ chức gửi trong vòng 20 ngày cần phải có số lượng tần số vô tuyến điện vượt qua mức 100 tần số thì trong 5 ngày phải giao đủ hồ sơ theo quy định. Đồng thời, cục Tần số vô tuyến điện sẽ thông báo bằng văn bản đầy đủ lý do và thời gian dự kiến giải quyết giấy phép cho tổ chức, cá nhân (thời gian tối đa không quá 6 tháng). 

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ thì Cục tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức để bổ sung hoàn thiện hồ sơ. 

+ Đối với trường hợp từ chối cấp giấy phép, cục Tần số vô tuyến điện phải thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do từ chối tổ chức, cá nhân trong thời hạn 20 ngày hoặc tối đa không quá 6 tháng với các trường hợp đặc biệt. 

+ Đối với những trường hợp phải thay đổi tần số do không thể xử lý được các nhiễu có hại, thì thời hạn giải quyết cấp giấy phép sẽ không thể quá 10 ngày làm việc tính từ ngày có kết luận chính thức về xử lý nhiễu có hại.

+ Người sử dụng phải căn cứ vào văn bản nhận được từ Cục tần số vô tuyến điện để bổ sung hồ sơ và phí theo thông báo. Sau đó sẽ nhận giấy phép tại nơi thu phí hoặc thông qua đường bưu điện. 

Cách thức thực hiện hồ sơ – Đường bưu chính, chuyển phát

– Đến trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

– Thư điện tử 

Thành phần và số lượng hồ sơ – Hồ sơ cấp mới gồm:

+ Bản kê khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g ở Phụ lục 2 Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

+ Bản sao giấy phép quyền thiết lập mạng viễn thông riêng có liên quan theo quy định (không áp dụng với mạng thông tin vô tuyến điện trong nội bộ).

+ Bản sao phải có chứng thực theo quy định như bản sao của Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân được đề nghị cấp phép.

– Hồ sơ muốn gia hạn giấy phép bao gồm:

+ Bản kê khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g ở Phụ lục 2 Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

+ Bản sao giấy phép quyền thiết lập mạng viễn thông riêng có liên quan theo quy định (chỉ áp dụng nếu giấy phép được cấp trước đó có thay đổi).

– Hồ sơ mục đích sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép bao gồm:

+ Bản kê khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g ở Phụ lục 2 Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

+ Tài liệu giải thích cho nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung khi có yêu cầu.

– Số lượng bộ hồ sơ: 1 bộ

Thời gian giải quyết 20 ngày làm việc hoặc thời hạn tối đa không quá 6 tháng với các trường hợp đặc biệt.
Đối tượng thực hiện Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, công ty, cơ quan,…
Cơ quan liên quan đến thủ tục đăng ký – Cơ quan thẩm quyền quyết định: Bộ Thông tin và Truyền thông

– Cơ quan hoặc đối tượng được ủy quyền hay phân cấp thực hiện (nếu có):

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính: Cục Tần số vô tuyến điện

+ Cơ quan có chức trách phối hợp: Bộ Tài chính

Kết quả của thủ tục đăng ký tần số bộ đàm  Giấy phép đăng ký tần số riêng
Các loại lệ phí – Lệ phí cho việc cấp giấy phép

– Phí sử dụng dải tần số đăng ký

Mẫu đơn, tờ kê khai Bản khai mẫu 1g hoặc bản khai đề nghị cấp giấy phép quyền sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ và mạng viễn thông sử dụng riêng tần số VTĐ thuộc nghiệp vụ di động của Thông tư số 24/10/2010 Bộ Thông tin và Truyền thông quy định ngày 28/10/2010. 
Các yêu cầu và điều kiện của thủ tục đăng ký tần số bộ đàm – Điều kiện được cấp giấy phép sử dụng tần số và các thiết bị vô tuyến điện:

+ Có mục đích sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không vi phạm pháp luật;

+ Được cấp giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh hoặc truyền hình;

+ Phải có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện;

+ Các thiết bị vô tuyến điện phù hợp với chuẩn kỹ thuật trong phát xạ sóng vô tuyến điện đảm bảo an toàn bức xạ vô tuyến điện và khả năng tương thích điện từ;

+ Cam kết tuân thủ thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại tạo an toàn bức xạ vô tuyến điện;

– Điều kiện để gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:

+ Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định riêng đối với từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

+ Thời gian còn hiệu lực của giấy phép ít nhất là 30 ngày;

+ Tổng thời hạn cấp lần đầu và những lần gia hạn giấy phép tiếp theo không được vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng. Với trường hợp cấp lần đầu sẽ có thời hạn tối đa theo quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn thời gian tối đa 1 năm.

– Điều kiện để sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm:

+ Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải còn hiệu lực;

+ Các tổ chức, cá nhân khi được cấp giấy phép phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

+ Đối với việc sửa đổi, bổ sung phải đảm bảo phù hợp với quy định tại các điều 19, 20, 21 của Luật Tần số vô tuyến điện. 

Pháp lý của thủ tục hành chính đăng ký tần số bộ đàm – Các điều luật trong Luật Tần số vô tuyến điện

– Điều Luật Viễn thông

– Thông tư tại số 112/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định ngày 15/08/2013

– Thông tư tại số 24/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định ngày 28/10/2010. 

||Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm Kenwood đơn giản

Tìm hiểu đăng ký tần số bộ đàm ở đâu?

Chúng tôi xin cung cấp thông tin các điểm đăng ký tần số bộ đàm trên toàn quốc như sau:

Đăng ký tần số bộ đàm ở đâu?

1. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 1

Phạm vi quản lý: Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam và Ninh Bình.

Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Số 115, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

+ Số điện thoại liên lạc: 04.355.64914/ Fax: 04.355. 64913

+ Địa chỉ Email: tt1@rfd.gov.vn

2. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 2

Phạm vi quản lý: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

Cách thức liên hệ: 

+ Địa chỉ trực tiếp: Lô 6 khu E, Khu đô thị An Phú – An Khánh, phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 

+ Số điện thoại liên lạc: 08.37404179 / Fax: 08.37404966

+ Địa chỉ Email: tt2@rfd.gov.vn

3. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 3

– Phạm vi quản lý: Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Lô C1, đường Bạch Đằng Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

+ Số điện thoại liên lạc: 0511.3933626 / Fax: 0511.3933707

+ Địa chỉ Email: tt3@rfd.gov.vn

4. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 4 

– Phạm vi quản lý: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Số 386, đường Cách mạng Tháng Tám, Thành phố Cần Thơ

+ Số điện thoại liên lạc: 071.3832760 / Fax: 071.3832760

+ Địa chỉ Email: tt4@rfd.gov.vn

5. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 5

– Phạm vi quản lý: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Số 783, đường Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng.

+ Số điện thoại liên lạc: 031.33827420 / Fax: 031.33827857

+ Địa chỉ Email: tt5@rfd.gov.vn

6. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 6

– Phạm vi quản lý: Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Đại lộ 3/2, phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

+ Số điện thoại liên lạc: 038.33557660 / Fax: 038.33849518

+ Địa chỉ Email: tt6@rfd.gov.vn

7. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 7

– Phạm vi quản lý: Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Số 1, đường Phan Châu Trinh, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

+ Số điện thoại liên lạc: 058.3814063 / Fax: 058.3824410

+ Địa chỉ Email: tt7@rfd.gov.vn

8. Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 8

– Phạm vi quản lý: Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang.

– Cách thức liên hệ:

+ Địa chỉ trực tiếp: Phường Dữu Lâu, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Số điện thoại liên lạc: 0210. 840506/ 0210.3840507 & 0210.3840503/ Fax : 0210. 840504

+ Địa chỉ Email: tt8@rfd.gov.vn

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn nội dung đăng ký tần số bộ đàm và các thông tin xung quanh đến nó. Để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích cho bản thân, hãy truy cập website của mayruaxecongnghiep.com thường xuyên nhé!

Hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm Kenwood đơn giản, dễ hiểu

Kenwood là một thương hiệu máy bộ đàm nổi tiếng hàng đầu trên thế giới với doanh số bán hàng cao nhất trên thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm này nhưng còn đang thắc mắc về cách sử dụng bộ đàm Kenwood cùng một số thông tin cần thiết về bộ đàm này thì không thể bỏ qua bài viết của máy rửa xe công nghiệp chia sẻ dưới đây!

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy bộ đàm Kenwood

Để có một bản hướng dẫn về cách sử dụng bộ đàm Kenwood chi tiết và chính xác nhất. Bạn hãy thực hiện 2 bước sau đây: 

Cách sử dụng bộ đàm Kenwood dễ dàng là bạn làm quen các nút bấm

Trước tiên, hãy tìm hiểu chức năng các nút bấm trên thân máy bộ đàm Kenwood

  • Nút chuyển kênh cạnh Anten: Nút này có công dụng để chuyển kênh hoặc nhóm kênh mà bạn mong muốn. Chú ý, các máy có thể liên lạc với nhau phải để cùng một kênh.
  • Hệ thống đèn báo: Đèn đỏ là đang phát tín hiệu, đèn xanh là thu tín hiệu, đèn đỏ nháy là báo hiệu pin yếu cần phải sạc pin luôn để không gián đoạn công việc.
  • Nút bật/ tắt nguồn và điều khiển âm lượng: Sau khi bật máy thì xoay theo chiều kim đồng hồ để mở volume âm thanh, và thực hiện xoay ngược chiều kim đồng hồ để tắt máy.
  • Nút phát (PTT): Nằm ở sườn thân máy, nhấn và giữ khi muốn truyền tải thông tin tới các thiết bị khác, thả nút PTT khi muốn nghe phản hồi. 
  • Giắc cắm SP/ Mic: Đây là bộ phận để cắm tai nghe hoặc microphone, giúp âm thanh rõ ràng và chân thật. 

Xem thêm ngay thông tin của máy bộ đàm HYT TC-508 [ UP SALE tới 35%]

Bước hai, sau khi tìm hiểu và ghi nhớ chức năng của từng nút nhấn thì thực hiện vận hành bộ đàm Kenwood

Khi muốn sử dụng mua máy bộ đàm để đàm thoại, ta dùng nút chuyển kênh để chuyển kênh về cùng tần số như CH1, CH2,…CH16. Sau đó bấm và giữ nút PTT để trao đổi liên lạc.

Lưu ý khi sử dụng máy bộ đàm Kenwood

Để duy trì tính ổn định và chất lượng máy có thể đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất cho người dùng trong thời gian lâu dài. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý đặc biệt như sau:

Gắn Anten khi sử dụng máy bộ đàm Kenwood
  • Khi sử dụng bộ đàm, đảm bảo gắn anten để tránh làm hỏng hóc máy và nâng cao chất lượng đường truyền âm thanh. 
  • Trong mỗi lần nhấn nút PTT không thực hiện nhấn quá 50s khi bộ đàm phát. Bởi, khi nhấn quá lâu có thể gây ra cháy hoặc ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu của bộ đàm. 
  • Sạc pin khi đèn báo nháy đỏ, cho báo hiệu pin sắp hết. Sau khi sạc đầy thì hãy rút pin ra khỏi nguồn sạc để pin không bị chai. Với loại pin mới 100%, nên sạc từ 8 – 16 giờ rồi mới tiến hành lắp vào bộ đàm để hoạt động, đảm bảo khả năng dự trữ năng lượng có thời gian tối đa.

Hướng dẫn cách bảo quản máy bộ đàm Kenwood

Để bảo quản tốt cho máy bộ đàm Kenwood, đồng thời gia tăng tuổi thọ của thiết bị. Người dùng cần nắm được 3 điểm cơ bản sau: 

Để bộ đàm ở nơi khô mát, tránh tiếp xúc nước

Thứ nhất, hạn chế tối đa việc bộ đàm tiếp xúc trực tiếp với nước. Bởi, nước và đồ điện tử luôn đối nghịch nhau. Mặc dù hiện nay có một số model máy bộ đàm sở hữu khả năng chống nước. Tuy nhiên, tính năng này cũng chỉ ở một mức nhất nhất định. Vì vậy, để đảm bảo linh kiện bộ đàm đạt hiệu quả hoạt động tối đa thì hãy để chúng ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc nước và ánh nắng mặt trời. Lưu ý, pin bộ đàm phải để trong môi trường mát mẻ, độ ẩm thấp. 

Thứ hai, thực hiện vệ sinh bộ đàm thường xuyên hoặc theo chu kỳ nhất định. Bụi bẩn là tác nhất lớn nhất gây ra hiện tượng nóng máy, giảm hiệu năng làm việc và thậm chí còn có thể gây hỏng hóc một số linh kiện bên trong. Do đó, hãy duy trì tính sạch sẽ của bộ đàm và đi bảo dưỡng máy khuyến cáo của nhà sản xuất. 

Thứ ba, sạc pin đúng cách. Khi mua bộ đàm, quý khách hãy check xem bộ sạc có phải chính hãng và phù hợp với sản phẩm bạn đã mua để tránh tình trạng xung đột giữa các thiết bị với nhau. Bên cạnh đó, không nên sạc pin trực tiếp vào nguồn điện vì nguồn điện nhà bạn sẽ không có tính ổn định. Đồng thời, có thể sử dụng thêm ổn áp hoặc bộ lưu điện hỗ trợ sạc nguồn cho thiết bị giúp hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình sạc pin. 

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về cách sử dụng bộ đàm Kenwood. Hy vọng chúng đã giúp bạn có nhiều hiểu biết về máy bộ đàm thương hiệu này. Do đó, hãy theo dõi website của chúng tôi nhé để có thể cập nhật các tin tức bổ ích mỗi ngày.

||Xem thêm bài viết liên quan khác:

Các ứng dụng bộ đàm trên Iphone và cách kích hoạt

Iphone đang trở thành dòng máy điện thoại được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Với đặc điểm và các tính năng vượt trội của từng model máy thì đây chắc chắn là sự chọn lựa sở hữu của rất nhiều người. Bởi, ngoài các vai trò như nghe gọi, mua hàng, dò tìm kim loại,… thì nó còn một tính năng vô cùng quan trọng nữa đó chính là  bộ đàm trên Iphone.

Các ứng dụng bộ đàm trên Iphone

Bạn có thể “hô biến” chiếc điện thoại Iphone của mình thành một chiếc máy bộ đàm thông dụng chỉ cần có ứng dụng Push-to-talk. Ứng dụng này có sẵn ở hầu hết các hệ điều hành thông minh như IOS, Android và Windows.

Các ứng dụng trên App Store giúp biến điện thoại thành bộ đàm

 iPTT

Đây là một ứng dụng Push-to-talk gốc của App Store. Nó cho khả năng cung cấp liên lạc giữa một với nhiều nhóm, giữa một với một nhóm trong giao tiếp cùng kênh nhóm. Khi đó, chúng ta gọi đó là “cách truyền thông tin thì thầm”. Đồng thời, ứng dụng này còn hỗ trợ trao đổi một – một các thiết bị với nhau. IPTT được dùng đơn giản và miễn phí khi chỉ cần tải về là có thể sử dụng cho người dùng Iphone. 

TiKL Touch Talk Walkie Talkie

Một ứng dụng tuyệt vời khác thuộc Push-to-talk, tất cả những gì bạn cần làm là tạo danh sách liên lạc và gói dữ liệu trên chiếc Iphone của mình. Ứng dụng hỗ trợ tin nhắn nhóm và các cuộc gọi Push-to-talk. Đồng thời, nó cũng được miễn phí để tải xuống cho người dùng cả Iphone và Android. 

Voxer

Ứng dụng này có chức năng tương tự như TiKL Touch Talk Walkie Talkie, nó cho phép người dùng gửi tin nhắn trực tiếp chứ không phải chờ đợi công văn thời gian thực hiện. Người dùng có thể kết nối sử dụng với mọi dữ liệu, kể cả Wifi và đồng thời, thực hiện gửi tin nhắn văn bản, tin nhắn vị trí và hình ảnh. Voxer hỗ trợ trên cả IOS và Android. 

HeyTell

Về cơ bản, HeyTell rất giống Voxer nhưng nó có nhiều tùy biến hơn. Ứng dụng này có 3 cấp độ riêng tư nên cho phép người dùng thêm hoặc chặn bạn bè từ Facebook và Twitter. Đồng thời, nó được sử dụng hoàn toàn miễn phí và có thể chạy trên Windows, iPhone và Android.

Zello

Đây có thể coi là một ứng dụng cao cấp, phục vụ nhu cầu sử dụng chức năng Push-to-talk một cách chuyên nghiệp và có thể thêm ứng dụng này màn hình điện thoại. Tuy nhiên, một lời khuyên chân thành cho những người có mong muốn trên đó là bạn có thể sử dụng Zello để biến chiếc điện thoại của mình thành một chiếc Walkie-Talkie thật tiện dụng cho quá trình trao đổi. Ứng dụng hoạt động miễn phí trên iPhone, Android và Blackberry.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn cách thức kích hoạt ứng dụng bộ đàm trên Iphone

Sau khi nắm rõ thông tin về các ứng dụng cơ bản trên, bạn có thể sử dụng bộ đàm trên Iphone theo quy trình như sau: 

Các bước cơ bản để biến chiếc điện thoại thành máy bộ đàm

Bước 1: Tải xuống ứng dụng và thiết lập tài khoản cá nhân

  • Không sử dụng số điện thoại để lập tài khoản
  • Tạo một tài khoản cá nhân của bạn, chứa thông tin tìm kiếm dễ dàng

Bước 2: Yêu cầu bạn bè và người thân, hoặc những người trong công ty,…tải ứng dụng và lập tài khoản mỗi người riêng biệt.

Bước 3: Tạo nhóm hoạt động

Bước 4: Nhấn “Talk” để nói chuyện với những người có trong danh sách liên lạc của bạn hoặc gửi tin nhắn tới nhóm của bạn. 

Lợi ích khi sử dụng bộ đàm trên Iphone

Thông thường ứng dụng Push-to-talk thường chiếm một dung lượng dữ liệu rất nhỏ trên chiếc điện thoại của bạn. Do đó, bạn có thể dễ dàng liên lạc với mọi người cùng một điều kiện là điện thoại của bạn đảm bảo kết nối Wifi hoặc gói đăng ký Internet của nhà mạng bạn đang dùng. Ngoài việc gọi điện nói chuyện trực tiếp, người dùng cũng có thể gửi tin nhắn văn bản và hình ảnh tới nhóm hoặc bất kỳ người bạn nào trong danh sách liên lạc. 

Ứng dụng này không giới hạn về phạm vi liên lạc

Phạm vi hoạt động của ứng dụng này là không giới hạn, bạn có thể ở bất kỳ vị trí nào trên thế giới mà vẫn có thể dễ dàng liên lạc. Đây là một điểm đánh bại hoàn toàn tính năng của một chiếc bộ đàm thông thường. 

=> Xem thêm: Top 3 model bộ đàm Xiaomi hot hiện nay https://yenphat.vn/bo-dam-xiaomi.html

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã cung cấp tới bạn thêm nội dung về bộ đàm trên Iphone. Do đó, để có thể đảm bảo về mức độ tin cậy về những thông tin trên thì quý khách có thể áp dụng trực tiếp với thiết bị điện thoại của mình bằng cách tham khảo kỹ quy trình trên. Hãy để lại bình luận hoặc nhận xét phía dưới bài viết chia sẻ cho chúng tôi về cách làm của bạn nhé!

Bộ đàm giá bao nhiêu? Tiêu chí chọn bộ đàm như nào?

Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại thì máy bộ đàm là một thiết bị hỗ trợ truyền đạt thông tin quan trọng trong mọi lĩnh vực và đời sống xã hội. Chính vì thế, khi lựa chọn sản phẩm bộ đàm phù hợp với công việc và hoạt động của bản thân thì câu hỏi về giá luôn được người dùng quan tâm. Vậy máy bộ đàm giá bao nhiêu? Các mức giá mua bộ đàm như thế nào? Bài viết sau đây, chúng tôi xin cung cấp tới bạn câu trả lời hoàn hảo nhất!

Tiêu chí lựa chọn máy bộ đàm

Với sự bão hòa các sản phẩm bộ đàm trên thị trường thì việc lựa chọn được một sản phẩm tốt cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, qua tổng quan các tài liệu về tính năng hoạt động và thực trạng sử dụng máy bộ đàm thì các tiêu chí dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm bộ đàm ưng ý: 

Những tiêu chí nào để lựa chọn máy bộ đàm khi mua?
  • Mục đích sử dụng: Hãy lựa chọn loại bộ đàm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ phạm vi hoạt động, 
  • Thương hiệu bộ đàm: Việc lựa chọn các thương hiệu máy bộ đàm nổi tiếng và lâu đời sẽ tạo cho người dùng sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm hàng đầu. Một số thương hiệu bộ đàm nên mua như bộ đàm HYT, Kenwood, Motorola, bộ đàm Icom https://yenphat.vn/Bo-dam-cam-tay-ICOM.html, TYT,…
  • Giá thành sản phẩm hợp lý: Để đảm bảo vừa có thể mua được bộ đàm chất lượng tốt, lại vừa mua được với mức giá cạnh tranh thì quý khách hãy thực hiện tốt quá trình tham khảo giá cả thị trường tại nhiều đơn vị phân phối sản phẩm bộ đàm. 
  • Lựa chọn nơi mua sản phẩm uy tín: Máy bộ đàm đang là thiết bị thông dụng, do đó trên thị trường có rất nhiều các cơ sở chuyên cung ứng bộ đàm. Hãy sáng suốt trong việc tìm hiểu uy tín và nguồn gốc bộ đàm chính hãng từ các đơn vị này. 

Bộ đàm giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, bộ đàm có giá thành dao động trong khoảng từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng. Tùy vào mức độ công suất, chức năng, phạm vi sử dụng, thương hiệu sản xuất,… Do vậy, bạn hãy lưu ý lựa chọn kỹ sản phẩm máy bộ đàm giá rẻ cho phù hợp với nhu cầu sử dụng với mức giá cạnh tranh và hợp lý nhất. Để giúp bạn có thêm thông tin máy bộ đàm bao nhiêu tiền? Sau đây là giá các loại máy bộ đàm thông dụng, sử dụng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh.

Bạn có biết bộ đàm giá bao nhiêu không?
  • Giá bộ đàm Motorola: 390.000 vnđ – 12.400.000 vnđ
  • Giá bộ đàm Kenwood: 380.000 vnđ – 2.300.000 vnđ
  • Giá bộ đàm Icom: 1.700.000 vnđ – 3.200.000 vnđ
  • Giá bộ đàm TYT: 1.400.000 vnđ – 3.500.000 vnđ
  • Giá bộ đàm HYT: 1.500.000 vnđ – 2.500.000 vnđ

Bộ đàm chuyên dùng cho nhà hàng,  khách sạn

Với yêu cầu công việc cần di chuyển nhiều, nên bộ đàm sử dụng cho nhà hàng, khách sạn đòi hỏi phải nhỏ gọn và có dung lượng pin lớn, hoạt động trong thời gian kéo dài. Đồng thời, phạm vi liên lạc của máy bộ đàm trong khoảng từ 500 – 1km tương ứng từ 2 – 15 tầng và công suất phát dưới 5W. 

Các thương hiệu bộ đàm được lựa chọn sẽ là máy bộ đàm cầm tay Motorola https://yenphat.vn/may-bo-dam-motorola.html, Kenwood, HYT. Tiêu biểu các model như Motorola MT-308, Kenwood TK-3207, HYT TC-320,…

Bộ đàm dùng cho lĩnh vực bảo vệ

Máy bộ đàm dùng cho bảo vệ đòi hỏi phải có dung lượng pin lớn từ 1500 – 3500mAh, đảm bảo dùng trong 1 ngày. Đồng thời, máy có khả năng chống bụi và chống nước cho hiệu quả liên lạc từ 1-3km.

Các model bộ đàm thích hợp như Motorola GP-2000, Motorola GP-3188, Kenwood TK-3102,…Với mức giá trong khoảng 600.000 vnđ đến 2.250.000 vnđ.

Máy bộ đàm dùng trong bảo vệ có giá dao động từ 600.000 vnđ đến 2.250.000 vnđ.

Bộ đàm dùng trong xây dựng

Công trường là địa điểm khắc nghiệt, không gian rộng rãi nên đòi hỏi các dòng bộ đàm có tính năng hoạt động cao và pin có dung lượng từ 1800 – 3800mAh. Đồng thời, có khả năng chịu va đập và tuổi thọ bền bỉ. 

Một số dòng bộ đàm sử dụng phổ biến tại lĩnh vực này là Icom V82, Kenwood TK-2000/3000, Icom V80, HYT TC-700,…Với mức giá thành từ 600.000 vnđ đến 3.950.000 vnđ.

Bộ đàm dùng cho quán bar, karaoke

Máy bộ đàm dùng trong các quán Bar, Karaoke yêu cầu thiết kế nhỏ gọn từ 180g đến 230g cùng dung lượng pin trong khoảng 1800 – 3000mAh. Đồng thời, do tính chất công việc khá ồn ào nên máy bộ đàm cần được trang bị tai nghe để đảm bảo chất lượng đường truyền tín hiệu. 

Một số dòng máy chuyên sử dụng tại địa điểm này như bộ đàm Kenwood, Motorola GP-328 Plus, Icom IC V80,…Mức giá bộ đàm dao động trong khoảng từ 750.000 vnđ đến 2.350.000 vnđ.

Các máy bộ đàm trong quán bar, karaoke mức giá không quá cao từ 750.000 vnđ đến 2.350.000 vnđ.

Bộ đàm dành cho các khu du lịch, resort

Thiết bị bộ đàm dùng trong các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng hoặc resort có yêu cầu trọng lượng khoảng 180 – 320g và đáp ứng nhu cầu phạm vi liên lạc từ 1 đến 4,5 km. Đặc biệt, pin bộ đàm cần dung lượng từ 2200 – 3800mAh cho thời gian làm việc một ngày. 

Một số loại bộ đàm được dùng phổ biến là Motorola GP-3688, Kenwood TK-328,…Mức giá trung bình từ 1.850.000 vnđ đến 3.950.000 vnđ. 

Bộ đàm dùng trong sản xuất

Trong các khu sản xuất công nghiệp thường xuất hiện từ trường, nên việc truyền tải thông tin liên lạc bộ đàm sẽ bị gặp phải vấn đề cản trở lớn. Do đó, bộ đàm sử dụng tần số UHF 400-520mAh sẽ được lựa chọn hàng đầu cho lĩnh vực này.

Một số dòng máy bộ đàm dùng phổ biến như Icom IC-V80 UHF, Motorola GP-2000 UHF, Kenwood TH-3170 UHF,…Mức giá khoảng từ 2.450.000 vnđ đến 4.980.000 vnđ. 

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến bạn thông tin cần thiết về bộ đàm giá bao nhiêu? Để biết thêm các tin tức hữu ích, hãy ghé thăm mayruaxecongnghiep.com để cập nhật hàng ngày nhé!

||Bài viết liên quan khác: