Rate this post

Thiết bị bơm mỡ bò bằng tay là một trong những thiết bị bơm mỡ cực kỳ nhỏ gọn và linh động, được sử dụng nhiều để bảo quản các bộ phận và các loại máy móc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những chiếc máy bơm mỡ bò này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

bom-mo-bo-bang-tay

Máy bơm mỡ bò vận hành bằng tay có thể hỗ trợ bơm mỡ ở nhiều vị trí

>> XEM THÊM NGAY: Ưu nhược điểm của dòng máy bơm mỡ khí nén mini

Contents

Thế mạnh của những chiếc máy bơm mỡ bò bằng tay

Những chiếc máy bơm mỡ bò bằng tay hiện đang sở hữu những thế mạnh dưới đây. Cùng tham khảo xem liệu thiết bị này có thích hợp cho nhu cầu bảo dưỡng cho máy móc của bạn hay không nhé!

Thế mạnh

  • Thiết kế của những sản phẩm bơm mỡ bò dùng tay vô cùng nhỏ gọn, hầu hết đều là dạng 1 xi lanh vừa tay, vậy nên có tính linh động cao trong công việc.
  • Cách sử dụng của những chiếc máy này vô cùng dễ dàng, người dùng thậm chí còn có thể kéo tay bơm dài hay ngắn tùy theo nhu cầu và vị trí mà bạn cần sử dụng.
  • Đây là dòng súng phù hợp cả với người sử dụng mỡ bò vì dung tích của những thiết bị này khá nhỏ.
  • Một số dòng máy bơm còn được lắp ráp thêm công nghệ chống tắc nghẽn, làm giảm thiểu tối đa việc nghẽn mỡ hoặc không khí có trong mỡ không ra.
  • Do hoạt động bằng cơ năng nên thiết bị không bị phụ thuộc vào nhiên liệu khác nên bảo đảm an toàn hơn.
  • Mức giá của những thiết bị bơm mỡ bằng tay rẻ hơn rất nhiều so với những dòng máy bơm mỡ khác.

Điểm yếu

  • Lượng mỡ ra cùng tốc độ không được ổn định do thiết bị hoạt động hoàn toàn theo lực tay của người dùng.
  • Dây dẫn mỡ bò bị giới hạn nên gây bất tiện khi bơm mỡ bôi trơn nhất là tại những vị trí nằm ngoài tầm với của dây dẫn mỡ.

bom-mo-bo-bang-tay2

Lượng mỡ ra của thiết bị phụ thuộc vào cơ tay của người sử dụng

Những mẫu máy bơm mỡ bò bằng tay nào đang được ưa chuộng hiện nay

Dưới đây là một số dòng thiết bị bơm mỡ bò bằng tay đang được ưa chuộng hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị bơm mỡ này thì có tham khảo các thông số kỹ thuật và mức giá trong bảng dưới đây nhé!

Tên mẫu máy bơm mỡ Thông tin về thông số kỹ thuật Mức giá (VNĐ/máy)
Palada PD-6S ●     Dung tích bình chứa: 12 lít

●     Áp suất bơm: 200 – 250 bar

●     Trọng lượng: 10kg

●     Lượng mỡ ra: 0.5g/lần

●     Chiều dài dây: 2.5 mét

●     Kích thước: 360x280x630mm

2.450.000
Kocu GZ-6J ●     Áp suất bơm: 200-250 bar

●     Dung tích bình chứa: 12 lít

●     Trọng lượng: 10kg

●     Lượng mỡ ra: 0.5g/lần

●     Chiều dài dây: 2.5mét

●     Kích thước: 540x540x360 mm

1.950.000
Masada MD-25 ●     Dung tích: 16 lít

●     Độ dài dây bơm: 1,8m

●     Lượng mỡ ra tối đa 1 lần: 10g

●     Trọng lượng: 9kg

●     Kích thước: 38 x 25 x 54 cm

2.100.000
Kocu GZ-30 ●     Dung tích bình chứa: 30l

●     Áp suất bơm: 200-250 bar

●     Trọng lượng: 15kg

●     Lượng mỡ ra: 0.5g/lần

●     Chiều dài dây: 2.5 mét

●     Kích thước: 360x280x630 mm

4.200.000
Palada PD-30B ●     Dung tích bình: 30l

●     Áp suất bơm mỡ: 200-250 bar

●     Chiều dài dây: 2.5m

●     Lượng mỡ ra: 0.5g/lần

●     Trọng lượng máy: 15kg

3.740.000
Yato YT 07063 ●     Dung tích thùng chứa: 8kg

●     Chiều dài dây dẫn mỡ: 1.5m

●     Áp suất bơm mỡ: 3.000 PSI

●     Trọng lượng: 5 kg

1.300.000

Mức giá thực tế của các sản phẩm máy bơm mỡ bò bằng tay phía trên có thể khác với mức giá tham khảo. Giá sản phẩm sẽ còn phụ thuộc vào thời điểm bạn mua hàng cũng như địa chỉ phân phối mua sắm.

Tham khảo ngay máy bơm mỡ bằng chân giá rẻ tài sàn thương mại Hoàng Liên.

bom-mo-bo-bang-tay3

Hãy chọn những thiết bị bơm mỡ bò bằng tay có dung tích thích hợp với công việc của bạn

Hướng dẫn cách sử dụng máy bơm mỡ bò đơn giản

Dưới đây là một cách đơn giản để bạn có thể sử dụng bơm mỡ bò bằng tay dễ dàng:

  • Bước 1: Kiểm tra lại xem các bộ phận của máy bơm mỡ cầm tay có hoạt động bình thường. Không được sử dụng thiết bị nếu bạn phát hiện ra những vấn đề hỏng hóc.
  • Bước 2: Đổ mỡ vào bên trong bình chứa sau khi vặn mở đầu van máy.
  • Bước 3: Tiến hành đổ mỡ chuyên dụng vào bên trong thùng chứa. Đây là bước đòi hỏi bạn phải khéo léo để mỡ không bị lẫn bọt. Bạn nên cho mỡ vào bình chứa một các từ từ cho đến khi mỡ đầy bình.
  • Bước 3: Lắp tại những phụ kiện cần thiết trước khi bắt đầu việc bơm mỡ, bóp tay cầm để tạo ra áp lực giúp mỡ phun từ súng bơm ra bên ngoài.
  • Bước 4: Bơm mỡ lên các chi tiết, các bộ phận cần bôi trơn. Bạn hãy điều chỉnh lực tay để lượng mỡ phun ra một lượng đầy đủ.

Sau khi sử dụng máy bơm mỡ bò bằng tay thì cần lưu ý gì?

Dưới đây là những lưu ý mà bạn nên biết nếu làm việc với thiết bị bơm mỡ bò bằng tay.

  • Luôn nhớ lau sạch sẽ phần súng phun và thân máy bơm trong quá trình sử dụng. Cẩn thận để không bị dây mỡ ra quần áo hoặc da bạn nhé!
  • Khi không còn cần sử dụng máy bơm mỡ, bạn hãy lau chùi thiết bị thật sạch sẽ trước khi đem cất. Vì nếu trên máy còn dính mỡ, lâu ngày lớp mỡ này sẽ bám chặt lên các linh kiện gây nên những ảnh hưởng không tốt cho lần dùng phía sau.
  • Địa điểm cất giữ và bảo quản máy bơm mỡ nên là những nơi khô ráo, không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ mặt trời hay độ ẩm cao.
  • Tuyệt đối không để cho mỡ đọng lại bên trong máy bơm gây tắc mỡ.
  • Trường hợp bạn chưa dùng hết mỡ thì có thể bảo quản cho lần sau sử dụng, miễn là bạn đóng chặt nắp đậy. Mỡ bảo quản chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.

Hy vọng thông qua bài viết phía trên bạn đã nắm được thông tin hữu ích về sản phẩm máy bơm mỡ bò bằng tay. Liệu đây có là thiết bị bơm mỡ hữu ích mà bạn cần hay không?

>>> Có thế bạn quan tâm: Những mẫu máy bơm mỡ bò bằng khí nén

Website đang chạy thử nghiệm