Dr. Ruth Pfau được biết đến là nữ bác sĩ người Đức nhưng có những đóng góp vô cùng to lớn trong kiểm soát dịch bệnh phong ở đất nước Pakistan, năm 1996. Công lao của bà đã được Google vinh danh vào đúng ngày sinh nhật bà 9/9. Vậy bác sĩ Dr. Ruth Pfau là ai? Hãy cùng khám phá về cuộc đời và sự nghiệp của bà dưới nội dung bài viết sau.
Contents
Dr. Ruth Pfau là ai?
Dr. Ruth Pfau là một nữ tu sĩ, bác sĩ nổi tiếng người Đức có những đóng góp to lớn và đi đầu trong công cuộc diệt trừ bệnh phong cùi tại Pakistan.
Bằng chuyên môn và tình yêu thương con người mãnh liệt, nữ bác sĩ đã cứu sống hàng nghìn người khỏi căn bệnh quái ác này. Do đó, bà đã được người dân tại quốc gia Nam Á tôn vinh làm “Mẹ Têrêsa Pakistan”.
1. Tiểu sử và cuộc đời của bác sĩ Ruth Pfau
Dr. Ruth Pfau là người phụ nữ gốc Đức, nhưng từ lâu đã sinh sống và định cư tại Pakistan. Bà sinh ngày 09/09/1929 ở Leipzig, Đức và có bố mẹ theo đạo Tin lành. Ngoài bà thì còn có 4 chị em gái và 1 người con trai.
Trong thế chiến thứ hai, gia đình bác sĩ Ruth Pfau bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom đạn phá hủy. Ngay sau khi Liên Xô chiếm đóng được Đông Đức thì cả nhà bà phải di chuyển qua Tây Đức để sinh sống. Bà tốt nghiệp cấp 3 và theo học trường Đại học Mainz, chuyên ngành Y khoa.
Trong thời gian học tập ở trường, Dr. Ruth Pfau đã có duyên gặp gỡ với người phụ nữ đạo Cơ Đốc – Đạo với chuyên môn là giảng dạy tình yêu và sự tha thứ trong các trại tập huấn. Đây cũng được xem là tín hiệu đầu tiên cảm hóa và có tác động mạnh mẽ đến hướng phát triển sự nghiệp của bà sau này.
Sau khi hoàn thành khóa học về kiểm tra lâm sàng, bà đã chuyển đến thành phố Marburg để tiếp tục theo học và nghiên cứu sâu hơn các kiến thức về bệnh phong. Trong thời kỳ này, đây là căn bệnh khủng khiếp nhất với con người. Vị nữ tu sau đó đã thực hiện nghi lễ rửa tội và chuyển sang đạo Công giáo La Mã vào năm 1953.
Năm 1957, sau khi tốt nghiệp Đại học thì bà dành thời gian đến Pháp du lịch rồi di chuyển luôn đến Ấn Độ để học hỏi và giao tiếp. Đến năm 1960, do một số trục trặc về thị thực nên bà bị mắc kẹt ở Karachi. Sau đó, để có thể tiếp tục hành trình của mình thì Pfau đã phải trải qua thời gian dài sống tại biên giới trước khi đến được Pakistan. Để bác sĩ Ruth Pfau giải cứu bệnh nhân bị gia đình bỏ rơi hoặc giam giữ trong nhà vì căn bệnh phong quái ác.
2. Khám phá dấu son vĩ đại của nữ Dr. Ruth Pfau
Ở Pakistan vào thời điểm bấy giờ, bệnh phong còn được gọi với cái tên bệnh Hansen có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp và những người mắc bệnh này thường bị xa lánh, hắt hủi. Nó là căn bệnh do một loại vi khuẩn nguy hiểm gây ra, người nhiễm bệnh sẽ dần bị cụt các ngón tay và ngón chân nhìn rất ghê sợ.
Khi chứng kiến cảnh tượng đau đớn này, vị nữ tu Dr. Ruth Pfau đã không khỏi xúc động và mủi lòng, thương cảm. Ở độ tuổi 31, bà đã có một quyết định vô cùng táo bạo chính là ở lại Pakistan để giúp đỡ và chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm nhiễm bệnh phong.
Công việc đầu tiên mà bà thực hiện đó chính là điều trị y tế cho các bệnh nhân phong nghèo khổ ở các khu ổ chuột, không có tiền và điều kiện đến thăm khám tại những cơ sở chuyên nghiệp có đầy đủ trang thiết bị.
Sau thời gian 2 năm, một trung tâm Marie có tên Adelaide Leprosy dành riêng cho bệnh nhân nhiễm phong được xây dựng bởi Tiến sĩ IK Gill.
Đến tháng 04/ 1963, các bệnh nhân mắc phong đến từ khắp các thành phố Karachi, Pakistan và Afghanistan đã tìm đến trung tâm này với hy vọng được nhận và tiến hành chữa trị.
Những cống hiến và công lao to lớn mà Dr. Ruth Pfau dành riêng với Pakistan.
Với quyết định ở lại Pakistan, nó như một mốc son chói lọi đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp và trong chính cuộc đời của bà. Cụ thể, Doctor Ruth Pfau đã trở thành một vĩ nhân, tượng đài không chỉ riêng đối với Pakistan mà còn với cả nhân loại.
Từ 1 vị nữ tu sĩ trẻ tuổi, ở cái độ tuổi 31 với quyết định liều lĩnh khi ở lại tâm dịch và cùng chiến đấu bệnh tật với các bệnh nhân khiến nó bị đẩy lùi. Cùng với hướng đi đúng đắn về cách thức điều trị, bà đã chữa khỏi và thắp lên nguồn sống cho hàng triệu con người.
Vào năm 1979, Dr. Ruth Pfau được bổ nhiệm làm cố vấn liên bang căn bệnh phong cho Bộ Y tế của Chính phủ Pakistan. Trong khoảng thời gian làm việc, nữ tu sĩ đã di chuyển đến mọi nơi hẻo lánh nhất của Đức và Pakistan để giảng các kiến thức về công tác phòng chống, chữa bệnh cho các Y bác sĩ và người dân tại đây.
Năm 1996, ghi nhận các nỗ lực liên tục của Dr. Ruth Pfau thì Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố đất nước Pakistan chính là một trong những quốc gia Châu Á đầu tiên đã kiểm soát thành công căn bệnh phong. Theo tờ báo Dawn, số ca nhiễm bệnh phong ở Pakistan đã giảm đáng kể từ đầu năm 1980 với 19.398 căn bệnh xuống còn 531 vào năm 2016. Đây được xem là những thành công vang dội với ngành Y học Pakistan nói riêng và với nền Y học thế giới nói chung.
Bác sĩ Ruth Pfau được phong hàm tiến sĩ, nhận nhiều giải thưởng và huy chương lớn. Đến ngày 23/03/1989, Pfau đã vinh dự được đích thân Tổng thống Pakistan đương nhiệm trao giải thưởng Hilal-i-Pakistan. Phát biểu trong buổi lễ, vị Tổng thống này đã ca ngợi Pfau như “Mẹ Têrêsa Pakistan”.
Ngày 19/08/2017, Bộ trưởng Sindh Syed Murad Ali Shah đã chính thức đổi tên Bệnh viện Dân sự Karachi thành bệnh viện Tiến sĩ Pfau. Nó giống như 1 ghi nhận và tri ân đối với cống hiến của bà đối với ngành Y học nước nhà.
=> Xem thêm:
- Junko Tabei là ai? Tìm hiểu lý do Google Doodle vinh danh bà
- Giáo sư Rapee sagarik là ai? Lý do gì mà Googe Doodle vinh danh?
- Mùa lễ hội cuối năm 2020 có gì thú vị mà lại được Google Doodle vinh danh?
Một người Cơ Đốc không theo đạo Hồi lại được tổ chức tang lễ
Vào khoảng 4h sáng ngày 10/08/2017, sau phần lớn thời gian của cuộc đời cống hiến cho Y học và cho căn bệnh phong thì nữ bác sĩ Dr. Ruth Pfau đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Aga Khan, Karachi.
Sự ra đi đột ngột của bà là niềm tiếc thương vô hạn đối với người dân Pakistan nói riêng và thế giới nói chung. Và để bà có thể yên tâm nhắm mắt thì Tổng thống Mam Chiều Hussain đã đưa ra tuyên bố không để những cống hiện và dự định chữa bệnh phong của bà bị dở dang. Nó phải được tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa.
Nguyên văn lời nói của Thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi: “Tiến sĩ Dr. Ruth Pfau sinh ra ở Đức, nhưng lựa chọn cuối cùng của trái tim bà là ở Pakistan. Bà đến đây vào buổi bình minh ở một quốc gia non trẻ, giúp đất nước ta tốt hơn nhờ những cải tiến về suy nghĩ trong Y học và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Đối với những bệnh nhân mắc phong, bà đã họ có cơ hội thấy được ánh sáng và cho họ biết rằng họ cũng có một ngôi nhà. Vì vậy, chúng ta đứng ở đây phải luôn nhớ và biết ơn về tấm lòng can đảm của bà ấy, sự nhiệt huyết tối đa trong công cuộc xóa bỏ căn bệnh phong và hơn hết là lòng yêu đất nước Pakistan, nỗ lực chữa trị bệnh phong trên toàn thế giới”.
Ngay sau tuyên bố đó, Thủ tướng cũng đã phát biểu thêm về cách thức tổ chức đám tang của bác sĩ Dr. Ruth Pfau phải long trọng như quốc tang trên toàn Pakistan. Theo đó, tang lễ của bà được tổ chức ở Nhà thờ Saint Patrick, các lá cờ của Pakistan và Thành phố Vatican được treo ở nửa cột buồm. Và tang lễ của bà được chủ trì bởi Đức Tổng Giám mục Joseph Coutts.
Lễ tiễn biệt bà về nơi an nghỉ có sự hỗ trợ của pháo, được thực hiện bởi lực lượng vũ trang Pakistan. Và buổi lễ truy điệu của bà được truyền hình trực tiếp trang trọng trên Đài truyền hình Pakistan.
Đây cũng được xem như một lời tri ân sâu sắc mà nhân dân và lãnh đạo Pakistan gửi đến bà. Bởi Dr. Ruth Pfau chính là người Cơ đốc đầu tiên không theo đạo Hồi mà được tiến hành tổ chức lễ tang cấp Nhà nước ở quốc gia Nam Á này. Sau lễ tiễn đưa thì linh cữu của bà được chôn cất tại Gora Qabarista – Một nghĩa trang ở thành phố Karachi.
Google Doodle đã vinh danh những cống hiến cao cả của Dr. Ruth Pfau
Bác sĩ Ruth Pfau được người dân Pakistan tôn vinh và ví như “Mẹ Têrêsa Pakistan”. Không chỉ riêng đối với Pakistan, những công lao và đóng góp của vị nữ tu đã góp phần to lớn trong công cuộc diệt trừ căn bệnh phong trên toàn thế giới. Vào đúng ngày sinh nhật của bà 09/09 thì Google Doodle đã thay đổi logo trên trang chủ của mình bằng hình ảnh của bác sĩ Doctor Ruth Pfau.
Bức hình đăng tải mô tả tiến sĩ Dr. Ruth Pfau đang tận tình chăm sóc các bệnh nhân nhiễm phong trong bệnh viện. Bà không ngại các gian khổ hay sợ sệt mang thức ăn, nước uống và thuốc chữa trị đến cho họ.
Qua nội dung của bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu biết hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị nữ bác sĩ Dr. Ruth Pfau. Với những nỗ lực và cống hiến cả cuộc đời mình với những người mắc căn bệnh phong hiểm ác thì bà xứng đáng được người dân và toàn nhân loại biết ơn, nhớ mãi.