Rate this post

Nền văn học cách mạng Việt Nam trong mỗi thời kỳ đều có những nét đặc trưng và độc đáo riêng. Đặc biệt là giai đoạn hoạt động cách mạng được đẩy lên cao trào hướng tới tự do và thống nhất đất nước. Văn học trong giai đoạn này còn được gọi là văn học cách mạng. Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về những đặc điểm và tác phẩm nổi bật của văn học cách mạng nhé!

văn học cách mạng Việt Nam
Văn học cách mạng là gì? Bạn hiểu gì về văn học cách mạng?

Contents

Văn học cách mạng – Nền văn học vị con người

Văn học cách mạng Việt Nam được xác định là nền văn học của chế độ mới, mang khuynh hướng nhà văn – chiến sĩ. Bắt đầu từ Cách mạng tháng 8/1945 đến 1975, đây là giai đoạn chứa đựng rất nhiều sự kiện lịch sử lớn của dân tộc. Đặc biệt là sự phát triển lớn mạnh của các phong trào cách mạng, 

Trong giai đoạn này nhận thức của toàn thể dân tộc đều hướng về các cuộc đấu tranh, giành lại tự do, độc lập và giải phóng đất nước. Trước 1945, phong trào cách mạng không có quá nhiều tác động đến nhận thức hay tư tưởng của các nhà văn. Lúc này các cuộc đấu tranh, phong trào cách mạng liên tiếp thất bại, bị đàn áp dữ dội. 

Tuy nhiên thành công của Cách mạng tháng 8 đã mang đến một làn gió mới khích lệ tinh thần và niềm tin của toàn dân tộc, khơi trào cảm hứng cho các nhà văn. Đây cũng là thời điểm văn học lãng mạn và văn học hiện thực dần nhường chỗ cho sự ra đời của văn học cách mạng. 

Các giai đoạn phát triển của văn học cách mạng

Mang đến giá trị tinh thần cho toàn thể nhân dân và chiến sĩ, văn học cách mạng từng bước phát triển nở rộ trong suốt giai đoạn 1945 – 1975. Chi tiết dưới đây là một vài thông tin về các giai đoạn phát triển của thể loại này, cùng theo dõi nhé!

Văn học cách mạng có những bước tiến lớn với kho tàng tác phẩm đồ sộ
Văn học cách mạng có những bước tiến lớn với kho tàng tác phẩm đồ sộ

Từ năm 1945 đến năm 1954

Trong giai đoạn từ 1945 đến 1954, văn học cách mạng phản ánh không khí vui sướng và hồ hởi của dân tộc khi giành chiến thắng trong cuộc chiến chống Pháp. Sau nhiều năm cơ cực dưới sự đàn áp của thực dân, bằng sự kiên cường và đoàn kết, các chiến sĩ bộ đội đã mang về vinh quang cùng nền độc lập, tự do cho đất nước.

Các tác phẩm văn học cách mạng trong giai đoạn này thường tập trung khai phá sức mạnh và các phẩm chất tốt đẹp của nhân dân và người chiến sĩ cụ Hồ. Không chỉ vậy các tác giả cùng tập trung thể hiện niềm tự hào với dân tộc và niềm tin vào chiến thắng, tương lai của đất nước. 

Từ năm 1955 đến năm 1964

Giai đoạn từ năm 1955 đến 1964 là chặng đường văn học cách mạng hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội tại khu vực miền Bắc và cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Các tác phẩm văn học được ra đời trong thời điểm này lấy ca ngợi chủ nghĩa xã hội làm chủ đề, khơi gợi niềm hứng khởi, cuộc sống mới, niềm vui mới và sự hăng say lao động vì một tương lai tốt đẹp.

Những tác phẩm văn học mang đến niềm hy vọng và sự tự hào của dân tộc
Những tác phẩm văn học mang đến niềm hy vọng và sự tự hào của dân tộc

Từ năm 1965 đến năm 1975

Văn học cách mạng năm 1965 đến 1975 tập trung khai thác ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần yêu nước. Điểm nhấn trong giai đoạn này chính là văn học vùng địch tạm chiếm. Đặc biệt là các chủ đề chống cộng, lên án đồi trụy và khích lệ tiến bộ, cách mạng và yêu nước. 

Không chỉ vậy miền Nam Việt Nam cũng được đề cập đến như trung tâm của các tác phẩm. Trong đó là những nét đặc sắc về văn hóa hay tinh thần chống giặc kiên cường, anh dũng của người dân nơi đây. 

Những nét đặc trưng của văn học cách mạng Việt Nam

Sau những tác phẩm nở rộ của phong trào văn học lãng mạn và hiện thực, cách mạng luôn có sức hút diệu kỳ với đông đảo tri thức văn nghệ và thi sĩ. Họ đồng cảm, hứng khởi và sẵn sàng hết lòng vì đất nước. Có lẽ vì vậy những tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam luôn mang đậm những nét đặc trưng riêng biệt. 

Hình ảnh người lính, tinh thần bất khuất là chủ đề của tác phẩm văn học
Hình ảnh người lính, tinh thần bất khuất là chủ đề của tác phẩm văn học

Chủ đề hấp dẫn

Các tác phẩm văn học cách mạng được sáng tác trong thời điểm này có sự gắn bó sâu sắc về tình hình chiến tranh và vận mệnh đất nước. Theo đó nhà văn cũng là một người chiến sĩ, tác phẩm văn học chính là vũ khí giúp khơi dậy tinh thần, cổ vũ cho cách mạng của nhân dân. Hơn hết chủ đề của văn học cách mạng cũng được lựa chọn khéo léo, ăn nhịp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử toàn dân tộc. Cụ thể:

  • Ca ngợi cách mạng và cuộc sống (Năm 1945 – 1946)
  • Cổ vũ các cuộc kháng chiến, theo sát chiến dịch và biểu dương những chiến công lừng lẫy (1946 – 1954).
  • Ca ngợi sự phục hồi của nền kinh tế và chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc. Đặc biệt là hợp tác hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa XHCN (1954-1965).
  • Cổ vũ tinh thần chiến sĩ và nhân dân trước cao trào chống Mỹ cứu nước (1964-1975).
Người lĩnh bộ đội cụ Hồ được ca ngợi trong thơ ca
Người lĩnh bộ đội cụ Hồ được ca ngợi trong thơ ca

Chủ đề chính của nền văn học cách mạng chính là hình tượng người lính anh hùng, bất khuất. Hình ảnh các chiến sĩ cụ Hồ luôn xuất hiện trong các tác phẩm với lý tưởng cao đẹp và tinh thần chiến đấu quật cường, quên mình vì nhân dân.

Bên cạnh đó hiện thực chiến trường tàn khốc cũng được mô tả trực quan, một lần nữa làm nổi bật lên vẻ đẹp anh dũng của người lính cách mạng. Hơn nữa các tác phẩm được sáng tác trong thời điểm này thường không chấp nhận sự thi vị, bi lụy hay thứ tình cảm cá nhân.

Là nền văn học đại chúng

Tại sao nói văn học cách mạng là nền văn học của đại chúng? Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ chủ tịch, các nhà văn đã bỏ qua cái tôi của bản thân để hướng đến cái ta rộng lớn của đất nước. Quan điểm văn học này của Đảng cũng đã được chấp nhận một cách tự giác. Bởi không chỉ yêu nghệ thuật, họ cũng là những trí thức yêu nước. 

Sự đoàn kết của toàn dân chính là chìa khóa mang đến thắng lợi, độc lập
Sự đoàn kết của toàn dân chính là chìa khóa mang đến thắng lợi, độc lập

Dù không vác súng đấu tranh ngoài chiến trường khốc liệt, song họ cảm phục trước những người chiến sĩ quên mình vì đất nước, những người nhân dân lao động gánh cả cuộc chiến trên vai. Bằng chính ngòi bút của mình, văn học ca ngợi quần chúng nhân dân, xây dựng hình tượng đoàn kết của công nhân, dân công, bộ đội và nông dân một cách khí thế và tràn đầy sức mạnh.

Mang đậm khuynh hướng sử thi 

Khuynh hướng sử thi ở đây chính là các vấn đề có tính chất toàn dân tộc và có ý nghĩa lịch sử. Nhân vật chính được khai thác trong các tác phẩm chính là con người với những tinh hoa, phẩm chất và khí phách, ý chí của dân tộc. Họ là đại diện tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng, vượt qua khát vọng cá nhân. Con người chủ yếu được khai thác từ khóa cạnh lẽ sống và tình cảm lớn. 

Văn học cách mạng được gọi là khuynh hướng sử thi vì ít nhiều nó cũng có những đặc điểm tương đối với yếu tố sử thi trong văn học dân gian. Các tác phẩm văn học được ra đời trong giai đoạn này thường đề cao lý tưởng của nhân dân, gắn số phận của cá nhân với đất nước. Bằng giọng văn nghiêm trang và hào hùng, các phẩm chất và nét đẹp cộng đồng được khắc họa rõ nét. 

Khuynh hướng sử thi là điểm độc đáo trong các tác phẩm văn học cách mạng
Khuynh hướng sử thi là điểm độc đáo trong các tác phẩm văn học cách mạng

Dâng tràn cảm hứng lãng mạn 

Cảm hứng lãng mạn của văn học cách mạng được thể hiện thông qua hình ảnh lạc quan và yêu đời của người lính. Đối lập với chiến trường tàn khốc, họ nhìn cuộc đời bằng góc nhìn đậm chất thơ ca. Chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ niềm tin mãnh liệt của những người chiến sĩ với nền độc lập của dân tộc. 

Đây cũng chính là điểm nổi bật giúp cân bằng giữa khát vọng và hiện thực về một tương lai hạnh phúc, tự do hơn. Ngoài ra tinh thần lạc quan và yêu đời của người lĩnh cũng được thể hiện một cách chân thực. 

Các tác phẩm văn học cách mạng nổi bật

Cũng như nhiều thể loại văn học khác, văn học cách mạng cũng được thể hiện đa dạng và phong phú với nhiều hình thức. Từ truyện ngắn, văn xuôi đến thơ ca, kịch hay lý luận phê bình,… Dĩ nhiên cũng có rất nhiều các tác phẩm và tác giả nổi bật trong kho tàng văn học Việt Nam. Điển hình như:

Thơ

Có đóng góp không nhỏ trong kho tàng văn học cách mạng Việt Nam, Tố Hữu là nhà thơ đi đầu trong phong trào cách mạng. Điển hình phải kể đến các bài thơ như: Việt Bắc, Máu Và Hoa, Gió Lộng,… Ngoài ra vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta – Hồ Chí Minh cũng sở hữu cho mình khá nhiều tập thơ hay. Một số tác phẩm nổi bật như: Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng.

Việt Bắc là một trong những bài thơ nổi tiếng của văn học cách mạng Việt Nam
Việt Bắc là một trong những bài thơ nổi tiếng của văn học cách mạng Việt Nam

Bên cạnh những bài thơ tiêu biểu phía trên, chúng ta cũng có thể điểm nhanh qua một số tác phẩm nổi tiếng khác như: Ánh Sáng Và Phù Sa (Chế Lan Viên), Quê Hương (Giang Nam),… 

Văn xuôi

Các bài văn xuôi cũng đặc biệt được yêu thích trong giai đoạn này. Nhắc đến văn xuôi, chắc chắn phải nhắc đến các tác phẩm đình đám như: Vợ Chồng A Phủ (Tô Hoài), Mùa Lạc (Nguyễn Khải), Vợ Nhặt (Kim Lân) hay Hương Rừng Cà Mau (Sơn Nam), Thương Nhớ Mười Hai (Vũ Bằng). Một số cái tác phẩm xuất sắc khác như: Rừng Xà Nu, Người Mẹ Cầm Súng, Đất Quê Ta Mênh Mông,… 

Rất nhiều bài văn xuôi được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục
Rất nhiều bài văn xuôi được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục

Tùy bút

Ngày Mùa là một tùy bút khá nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nội dung viết về sự hồi sinh của đất nước và lòng người khi ông trở về thăm quê. Ngoài ra vào năm 1946, vở kịch Bắc Sơn – Mở màn cho sân khấu cách mạng cũng đã được thực hiện. 

Nội dung vở kịch tái hiện không khí hào hùng và tự hào trong cuộc đấu tranh, khởi nghĩa của quần chúng nhân dân giành lại nền độc lập của dân tộc. Mặt khác “Dân Khí Miền Trung” của Hoài Thanh cũng là một tác phẩm nổi bật được biết đến với nội dung về “cuộc tái sinh màu nhiệm”.

Âm nhạc

Âm nhạc vẫn luôn là liều thuốc bổ tinh thần, khích lệ toàn quân toàn dân trong suốt các cuộc đấu tranh. Không chỉ thành công với thơ văn, Nguyễn Đình Thi cũng hoạt động đặc biệt sôi nổi với ca khúc “Diệt phát xít”. 

Ngay sau khi cách mạng thành công, ca khúc này đã trở thành nhạc hiệu của các buổi phát thanh thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam. Mỗi lần nhạc hiệu nổi lên, người dân như được sống lại trong không khí bi phẫn mà hào hùng, tự hào về sức mạnh đoàn kết và tinh thần của cả dân tộc. 

Ca khúc “Diệt phát xít” với giai điệu hào hùng, tự hào
Ca khúc “Diệt phát xít” với giai điệu hào hùng, tự hào

Một vài thể loại khác

Nam Cao là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học để đời. Góp mặt trong kho tàng văn học cách mạng Việt Nam là bản thảo Sống Mòn. Ban đầu nó tên là Chết Mòn, được viết năm 1945. 

Tác giả thể hiện cuộc sống cùng cực của tầng lớp tiểu tư sản nghèo trước cách mạng một cách chân thực. Họ phải đối mặt với cuộc sống cùng cực, bế tắc và quẩn quanh. Đây là nỗi khốn cùng của người dân sống trong cảnh chiến tranh loạn lạc. Điều này cũng được Nguyên Hồng thể hiện trong các tác phẩm như: Hơi Thở Tàn, Cuộc Sống, Vực Thẳm, Miếng Bánh, Lò Lửa hay Địa Ngục,… 

Sau này cách mạng Tháng 8 thành công giành lại nền độc lập và các cuộc đấu tranh thù trong giặc ngoài sau đó cũng là chất liệu, nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ. Từ đó các tác phẩm đình đám như Đường Về Thăng Long (Nguyễn Thế Quang) hay Gió Bụi Đầy Trời (Thiên Sơn) được chấp bút ra đời. 

Đường Về Thăng Long - Nguyễn Thế Quang
Đường Về Thăng Long – Nguyễn Thế Quang

Mang đậm những nét độc đáo và bản sắc riêng có, văn học cách mạng quả thật là một minh chứng cho sự oai hùng mà đoàn kết của toàn dân tộc. Khi mà những sự tình cảm cá nhân được hy sinh để nhường chỗ cho tinh thần dân tộc rộng lớn và cao cả. Ngày nay với những người đã và đang được sống trong thời bình, các tác phẩm văn học chính là món quà, là sự tự hào cũng là lời nhắc nhở về công lao của ông cha và sứ mệnh bảo vệ đất nước sau này. 

Website đang chạy thử nghiệm