Rate this post

Thơ Đường luật là tên gọi của một thể thơ được ra đời vào thời Đường, Trung Hoa. Thể thơ này vô cùng phong phú, đa dạng và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa thi ca của nhiều quốc gia, trong đó có thơ Việt Nam. Để hiểu hơn về thể thơ Đường luật cũng như những đặc điểm, bố cục cũng như các tác giả tiêu biểu…, mời quý vị cùng theo dõi những thông tin trong bài viết hôm nay của chúng tôi!

Contents

Tìm hiểu các thông tin cơ bản về thể thơ Đường luật

Thơ Đường luật (thơ luật Đường, thơ Đường) là một thể thơ với các quy luật riêng được xuất hiện vào thời Đường của Trung Quốc cổ. Thơ Đường là một trong những dạng thi ca phát triển mạnh mẽ, lan tỏa sang nhiều quốc gia lân bang khác.

tho-duong-luat

Thơ Đường luật là gì tại sao thơ Đường nổi tiếng và phổ biến?

Thơ Đường sở hữu các hệ thống quy tắc khá phức tạp thể hiện cả ở hệ thống niêm, vần, đối, bố cục,… với các dạng khác nhau (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú,…).

Thơ Đường luật là một kho tàng thơ ca phong phú, đa dạng và cũng là thời thịnh nhất của thơ ca Trung Quốc phong kiến. Đến thời Đường, các thể thơ mới được đặt theo những quy định cụ thể, phát triển đến mức các đời vua của Trung Quốc, Việt Nam sử dụng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước.

Thơ Đường có luật chặt chẽ nhưng khi được thi sĩ Việt Nam tiếp nhận, nó đã được Việt hóa (đặc biệt trong phong trào thơ mới sau này). Các tác giả Việt Nam đã làm giảm những gò bó, nghiêm ngặt để các tác phẩm trở nên lãng mạn, bay bổng và gần gũi với người Việt hơn.

Những bài thơ Đường, Nôm Đường luật cũng là nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn hiện nay. Vì thế, nắm rõ đặc điểm, bố cục sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi phân tích, tìm hiểu các bài thơ.

Một số đặc điểm quan trọng của thơ Đường luật

Thơ Đường là hệ thống các quy tắc khá phức tạp thể hiện trong cả luật thơ, luật gieo vần, bố cục,… như sau:

luật đối âm trong thơ đường luật

Ví dụ về quy luật đối âm trong các câu thơ Đường

Về các luật của thơ Đường

Một bài thơ theo thể Đường luật sẽ có quy luật chặt chẽ, nghiêm ngặt mà mọi nhà thơ cần tuân thủ:

Luật đối âm trong thơ Đường

Luật đối âm hay còn gọi là luật bằng – trắc được dựa vào thanh trắc – thanh bằng tại các chữ nằm ở vị trí 2 – 4 – 6 – 7 của câu thơ để tạo nên. Trong đó, thanh bằng là những chữ không có dấu (thanh không, thanh ngang) hoặc dấu huyền. Thanh trắc sẽ bao gồm các dấu còn lại gồm có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng.

Những bài thơ Đường luật luật bằng là những bài thơ có sử dụng thanh bằng trong chữ thứ 2 của câu đầu tiên bài thơ. Ngược lại nếu bài thơ có chữ thứ 2 câu đầu là thanh trắc sẽ theo luật trắc.

Các chữ thứ 2, thứ 6 trong cùng câu thơ sẽ phải cùng thanh điệu (cùng là thanh bằng hoặc cùng là thanh trắc). Chữ thứ 4 trong câu đó phải có thanh điệu khác với chữ thứ 2 và thứ 6. Ví dụ, chữ thứ 2 – 6 là thành bằng thì chữ thứ 4 sẽ là thanh trắc và ngược lại.

Quy luật đối ý, đối chữ trong thơ Đường luật

Ngoài luật đối âm thì các câu thơ trong bài thơ Đường còn cần phải tuân theo quy luật đối ý nghiêm ngặt. Theo đó, ý nghĩa của câu thứ 3 và thứ 4 phải đối nhau. Ngoài ra, câu thứ 5 và câu thứ 6 cũng phải đối ý với nhau.

luật đối ý trong thơ đường luật

Ví dụ về luật đối ý trong thơ Đường luật là gì

Theo đó, đối ý là sự tương phản nghĩ của cả từ đơn, từ láy hoặc các từ ghép cũng như cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Theo đó, động từ đối với động từ, danh từ đối với danh từ, đối cảnh động với cảnh tĩnh,…

Trường hợp bài thơ có các câu thứ 3 – 4 hoặc câu thứ 5 – 6 không đối nhau thì sẽ được gọi là “thất đối”.

Về bố cục của thơ Đường luật

Thơ Đường tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt về kể cả luật gieo vần, ý, đối chữ lẫn bố cục. Theo đó, mỗi dạng thơ sẽ có những quy định cụ thể.

Ví dụ như thể thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ sẽ được chia thành 4 phần gồm: Đề – Thực – Luận – Kết. Trong đó:

  • Phần Đề là 2 câu đầu với câu đầu là phá đề, câu thứ 2 là thừa đề giúp chuyển tiếp các ý để đi vào những phần sau của bài thơ.
  • Phần Thực là 2 câu tiếp theo của bài thơ giúp làm rõ ý nghĩa của các câu đầu.
  • Phần Luận là 2 câu sau thường là phần bình của 2 câu Thực.
  • Phần Kết là 2 câu cuối của bài thơ, kết thúc ý của toàn bộ bài, tóm lại những câu bên trên. Câu thứ 7 là câu thúc và câu thứ 8 là câu hợp.

Luật và bố cục thể thất ngôn bát cú

Phân tích luật và bố cục của thể thơ Thất ngôn bát cú

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật này có luật lệ khá gò bó nhưng lại được những thi sĩ xưa yêu thích. Thơ Đường thất ngôn bát cú thường được sử dụng để bày tỏ tình cảm, ý chí, xướng họa,… hoặc tuyển chọn người tài trong các kỳ thi thời phong kiến.

Tuy nhiên, khi thơ Đường được Việt Hóa thì những bài thơ Nôm Đường đã được cải biên khá nhiều. Các bài thơ ngoài bám sát, tuân thủ theo những sự chia bố cục của thể thơ thì đặc biệt chú trọng theo mạch cảm xúc của tác giả hơn. Đó là lý do vì sao khi phân tích một số bài thơ thất ngôn bát cú Nôm Đường lại thấy nhiều kiểu bố cục khác (bố cục 1/7 của Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan, 1/6/1 hoặc 7/1 của Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến).

Một số dạng thơ Đường luật nổi tiếng và phổ biến nhất

Về hình thức thì thơ Đường có dạng chính và chuẩn nhất là thất ngôn bát cú mà chúng ta đã vừa phân tích ở trên (bài thơ 8 câu, mỗi câu có 7 chữ).

Bên cạnh đó còn có thêm một số dạng biến thể như thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú,… được người sáng tác tuân thủ theo các quy tắc chung:

  • Thể thơ Đường luật: Thể Thất ngôn bát cú

bài thơ qua đèo ngangQua đèo Ngang – ví dụ thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Đây là những bài thơ cổ, xuất hiện khá sớm ở Trung Hoa và đến thời Đường đã được đặt lại một số quy tắc và trở nên phát triển mạnh mẽ. Thơ thất ngôn bát cú sẽ có 8 câu mỗi bài, mỗi câu thơ có 7 chữ. Thể thơ với các quy luật nghiêm khắc về luật, niêm, vần và bố cục.

  • Thơ Đường thi: Thể thất ngôn tứ tuyệt

Đây giống như một bài thơ Thất ngôn bát cú nhưng được bỏ đi 4 câu đầu hoặc 4 câu cuối (bài thơ 4 câu, mỗi câu 7 chữ). Các quy tắc về Luật, Niêm, Vần đều được giữ nguyên như thể thơ chuẩn. Tuy nhiên, người làm thơ có thể bỏ luật đối ở 2 câu 3, 4 hoặc ở những câu 5, 6 để trở thành bài thơ 4 câu 3 vần.

  • Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú Đường thi

Thể thơ này cũng là một biến thể từ những bài thơ thất ngôn bát cú nhưng được bỏ bớt 2 chữ ở đầu của mỗi câu. Các từ còn lại của câu sẽ giữ nguyên quy luật bằng – trắc, niêm và vần như thể thơ thất ngôn bát cú.

  • Thể thơ Đường thi: Ngũ ngôn tứ tuyệt

Hiểu một cách đơn giản, thể thơ Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được bỏ đi 2 chữ ở đâu mỗi câu. Các chữ, luật sử dụng còn lại vẫn được giữ đúng luật bằng – trắc cũng như niêm, vần.

Các nhà thơ tiêu biểu trong thơ Đường luật

Các bài thơ Đường nổi tiếng và được rất nhiều người biết đến cũng bởi những tác giả nổi bật, dưới đây là một số cái tên chúng ta không thể bỏ qua khi nhắc đến thơ Đường:

Lý Bạch (701 – 762)

Lý Bạch là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn vô cùng nổi tiếng của thơ Đường. Ông được hậu thế gọi là “thi tiên” với nhiều bút danh khác như Thái Bạch, Thanh Liên cư sĩ, Tửu trung tiên,…

Khác hẳn với các ngòi bút đương thời, Lý Bạch ưa thích sự viển vông, phóng túng, gắn với cảnh đẹp, gió trăng chứ không động chạm nhiều đến thế sự nhân tình bấy giờ. 

Một số bài thơ hay và nổi bật của Lý Bạch có thể kể đến như:

  • Các bài thơ về sự phóng túng, vấn vương hoài cổ như: Phù phong hào sĩ ca, Việt trung lãm cổ,…
  • Các bài thơ về cảnh thiên nhiên tươi đẹp như: Cổ phong, Quan san nguyệt,…
  • Các bài thơ nói về tình bạn như: Tống hữu nhân, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng Lăng,…
  • Các bài thơ cảm thông cho người chinh phụ như: Khuê tình, Trường can hành, Tử dạ thu ca,…
  • Các bài thơ nhớ quê hương như: Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn,…
  • Các bài thơ về rượu như: Bả tửu vấn nguyệt, Xuân nhật độc chước, Tương Tiến tửu,…)

Tình dạ tứ - Lý Bạch

Lý Bạch và “Tĩnh dạ tứ” – Ngũ ngôn tứ tuyệt

Nhà thơ Đường luật Đỗ Phủ (712–770)

Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của thời Đường và cùng với Lý Bạch thì Đỗ Phủ là 2 vĩ nhân vĩ đại của văn học Trung Hoa. Đỗ Phủ lớn lên trong gia đình có học thức, được tiếp thu nền giáo dục truyền thống, thi ca và triết học Khổng giáo. 

Sau khi bị đánh trượt trong khoa thi năm 730, Đỗ Phủ đi ngao du sơn thủy và gặp được Lý Bạch và trở thành tri kỉ của nhau. Mặc dù từng có thời gian làm quan nhưng cuộc đời của Đỗ Phủ lại gần như gắn bó với đau khổ và bệnh tật, những năm cuối đời ông trải qua cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng lại vô cùng yên bình.

Thơ của Đỗ Phủ thể hiện lòng yêu thương người dân, phản kháng thế lực cường quyền cũng như tinh thần yêu nước tha thiết. Thơ ca cũng chính là một bức tranh ký sự về chính cuộc đời thăng trầm của Đỗ Phủ với các tác phẩm như: Bình xa hành, Nguyệt dạ, Đăng nhạc dương lâu, Vọng nhạc,…

Nhà thơ Đường luật Bạch Cư Dị (772-846)

Bạch Cư Dị (Hương Sơn cư sĩ) là nhà thơ Đường nổi tiếng sinh ra trong gia đình quan lại nhỏ. Thời nhỏ, Bạch Cư Dị đã chứng kiến cảnh loạn lạc, chứng kiến cảnh đói khổ lầm than nên những điều này đã có tác động rất lớn đến quá trình trưởng thành của nhà thơ.

nhà thơ bạch cư dị

Nhà thơ Đường luật Bạch Cư Dị

Bạch Cư Dị làm thơ từ năm mới 15 tuổi và sau này trở thành người chủ trương đổi mới thơ ca. Các tác phẩm của ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, thường gắn bó với đời sống, phản ánh hiện thực xã hội – chống lại những thứ văn chương hình thức.

Một số tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị như Tỳ bà hành, Mại thán ông, Trường hận ca, Quan ngải mạch, Thu tứ, Trung thu nguyệt, Tự khuyết, Vấn hữu,…

Vương Bột (nhà thơ Đường luật 647–675)

Vương Bột được xem là một trong những nhà thơ kiệt xuất của giai đoạn Sơ Đường (đầu thời Đường). Ông cùng những người khác đã vô cùng thành công trong việc phát triển, hoàn chỉnh thể thơ Ngũ ngôn Đường luật trong thời Sơ Đường.

Vương Bột xuất thân trong gia đình thế gia vọng tộc, nổi tiếng là thần đồng, biết làm thơ từ năm 6 tuổi, đạt khôi nguyên kỳ thi đối sách của triều đình năm 14 tuổi.

Các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Đường luật Vương Bột có thể kể đến như Đằng Vương Các tự, Đêm đậu thuyền ở bến Mã Đường, Biệt nhân kỳ, Đăng thành xuân vọng, Tự quy,…

Vừa rồi là những thông tin để bạn hiểu hơn về thể thơ Đường luật cũng như những nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những bài thơ Đường kết hợp cùng bài viết này để hiểu hơn về thể thơ Đường luật và làm các bài tập phân tích được dễ dàng hơn.

Website đang chạy thử nghiệm