Ngày nay, để đáp ứng được nhu cầu làm mát cao từ các nhà máy cùng xưởng sản xuất thì thường có rất nhiều loại thiết bị giải nhiệt được ra đời ví dụ như: tháp giải nhiệt tuần hoàn kín, tháp giải nhiệt tuần hoàn hở hay cả tháp giải nhiệt không tuần hoàn,… Trong đó có tháp giải nhiệt tuần hoàn kín đã và đang được rất nhiều người tiêu dùng ưu ái và lựa chọn đánh giá rất cao. Vậy, hãy cùng tìm hiểu đôi chút về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt tuần hoàn kín qua bài viết sau đây nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng và vận hành tháp giải nhiệt
Contents
Khái niệm tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
Tháp giải nhiệt kín là một trong những thiết bị giúp trao đổi nhiệt hiệu suất rất cao, nó được phát triển dựa trên nền công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Xem thêm: Liệt kê loại hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt chuyên dụng
Hơn nữa, trong hệ thống tuần hoàn của dòng tháp giải nhiệt tuần hoàn kín thường sẽ có một lượng nước nhất định được chảy bên trong ống xoắn và bên ngoài cũng được bao bọc bởi một lớp nước phun. Do đó, không khí sẽ được đưa vào tháp và qua cửa nạp của đáy để tạo thành một dòng chảy ngược được xen kẽ với các dòng nước vừa phun xuống.
Sau đó, nhờ vào khả năng hoạt động linh hoạt của cánh quạt nhiệt mà được tách ra khỏi nước và chuyển đổi thành dạng hơi. Cùng với đó, lượng nước lạnh sẽ được đưa xuống thùng chứa ở đáy bồn trước khi được mang đi giải nhiệt máy móc hay các thiết bị trong nhà máy.
Cấu tạo tháp giải nhiệt kín
– Vỏ tháp:
Đây là bộ phận được làm từ vật liệu thép tấm mạ kẽm nhập khẩu giúp cho ra khả năng chống ăn mòn tốt cùng sự chịu nhiệt ổn và bền đẹp với thời gian.
– Máy bơm nước tuần hoàn:
Đây là thiết bị được ứng dụng kỹ thuật hàn kín bằng các cơ khí có chất lượng cực kỳ tốt với tuổi thọ dài lâu, không rò rỉ cùng công suất tiêu hao điện năng rất thấp, cũng như tốc độ dòng chảy cao và ít bị rung động trong suốt quá trình vận hành.
– Cánh quạt chân vịt:
Với tháp giải nhiệt kín thường sử dụng quạt chân vịt được làm từ các vật liệu hợp kim nhôm và cánh của nó thường nghiêng về đằng trước. Đặc biệt, trong suốt quá trình vận hành ít gây ra tiếng ồn, mang trọng lượng nhẹ cùng kích thước nhỏ gọn, làm việc đáng tin cậy và hơn nữa là có độ bền cao.
– Ống xoắn trao đổi nhiệt:
Bộ phận này được chế tạo từ vật liệu thép chất lượng tốt và được thiết kế làm việc với áp suất 2.0 Mpa, giúp cho ra hiệu quả trao đổi nhiệt rất tốt và bền đẹp theo thời gian.
– Lớp lót trao đổi nhiệt PVC:
Đây là tấm giải nhiệt được thiết kế theo dạng tổ ong, có thể chống chịu được nhiệt độ lên tới 68℃ và đặc biệt có ưu điểm là vô cùng bền bỉ, chống lão hóa cũng như hệ số cản gió nhỏ, giúp cho hiệu suất giải nhiệt tối ưu nhất có thể và có độ bền tương đối cao.
– Hệ thống phân phối nước:
Đây là loại được sử dụng dòng chảy tốc độ cao và giỏ lọc có tác dụng chống tắc, giúp đảm bảo quá trình phun nước được liên tục vào các phần của ống xoắn. Hơn nữa, nhờ vai trò của khí cảm ứng mà nước sẽ được phun và phủ đều trên tất cả ống xoắn, giúp cho hiệu suất trao đổi nhiệt được cao. Bên cạnh đó, vòi phun của nó cũng được nối với các nhánh của ống phun, giúp cho việc vệ sinh, bảo dưỡng thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết.
– Bộ khử nước tháo lắp rời:
Bộ phận này được chế tạo từ vật liệu PVC giúp chống ăn mòn và có cấu trúc đặc biệt có thể mang lại hiệu quả rất tốt trong việc loại bỏ những hơi ẩm được thoát ra từ ống xoắn, giảm đáng kể tỷ lệ rò rỉ nước xuống chỉ còn có 0.001%. Hơn nữa, bộ phận này cũng rất dễ dàng được tháo rời nếu khi người dùng phải làm vệ sinh tháp giải nhiệt công nghiệp.
– Dụng cụ đánh tan cặn bằng điện tử:
Với tháp giải nhiệt nước tuần hoàn khép kín thường được trang bị những dụng cụ đánh tan cặn bằng điện tử. Do đó mà chúng có thể thực hiện được việc phân tách các tạp chất, chống cặn giúp khử trùng và loại bỏ các loại rêu tảo xung quanh nhờ vào việc sử dụng kỹ thuật xung – điện. Khi đó, người vận hành tháp giải nhiệt kín chỉ cần thao tác đơn giản kết nối với nguồn điện 220V là ngay sau đó dụng cụ này sẽ tự động quay vòng nước tuần hoàn, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các cặn bẩn trên thành ống xoắn và các lớp lót rất hiệu quả.
Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt kín
– Trong quá trình làm việc của hệ thống tuần hoàn kín, thì có rất ít hoặc thậm chí là không có quá nhiều mất mát về nước (có nghĩa là sẽ luôn có một lượng nước được xác định trong đường ống). Nước cấp dùng để duy trì cho hệ thống luôn được đầy. Hơn nữa, trong hệ thống tuần hoàn kín thì nước sẽ luôn có áp lực vì vậy khí dư thừa có thể được loại bỏ triệt để thông qua các thiết bị tiện lợi thông khí tự động.
– Việc xử lý nước cho hệ tuần hoàn kín lại không phải là yêu cầu quan trọng nhất. Tuy nhiên, thay vào đó thì quá trình này lại đòi hỏi cần phải có các giải pháp giúp chống ăn mòn và ngừa vi sinh hiệu quả. Do đó, để xử lý được vấn đề này thì hóa chất xử lý sẽ được đưa vào lúc đầu và sau đó chất lượng của nước tuần hoàn cần phải được theo dõi một cách định kỳ, thường xuyên và cần bổ sung các hóa chất khác để có thể duy trì theo nồng độ theo các khuyến cáo.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt tuần hoàn kín. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những thông tin hữu ích này để có thể áp dụng vào thực tế tốt hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!