Rate this post

Tết Nguyên Đán là một dịp nghỉ lễ quan trọng của người Việt Nam. Đây cũng là dịp mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, thăm hỏi người thân bạn bè sau một năm làm việc vất vả. Cùng tìm hiểu các phong tục tết cổ truyền Việt Nam vẫn được gìn giữ đến ngày nay trong bài viết dưới đây nhé!

Tết nguyên đán là dịp lễ cực kỳ quan trọng của người Việt

Contents

Tết cổ truyền Việt Nam diễn ra vào khoảng thời gian nào?

Tết Nguyên Đán cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam tổ chức nhằm chào đón giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người ta còn gọi tết nguyên đán là tết âm lịch vì ngày lễ này sẽ được tính theo lịch âm. Tuy rằng thời khắc chuyển giao giữa hai năm chỉ có một vài phút nhưng người dân Việt Nam ăn tết cổ truyền trong nhiều ngày.

Thông thường thời gian ăn Tết Nguyên Đán truyền thống ở Việt Nam chỉ khoảng tầm 7-10 ngày. Tuy nhiên vẫn có một số vùng giữ phong tục ăn Tết lâu hơn, chừng nửa tháng hoặc hơn. Ngoài ý nghĩa tiễn đưa năm cũ qua để chào đón năm mới về thì Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt cũng mang ý nghĩa của sự đoàn tụ, sum họp và gặp mặt trong vui mừng và hạnh phúc.

Vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền, mỗi con người đất Việt cho dù đang đi xa đến mấy vẫn cố gắng về lại quê hương để sum họp cùng gia đình và chào đón năm mới. Mỗi khi đến Tết, người Việt sẽ tạm gác bỏ công việc, để cho tâm hồn có thể thảnh thơi, thư thái. Bạn có thể gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè người thân và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Rất nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán Cổ Truyền tuỳ theo phong tục và văn hóa của từng vùng miền.

Tết Nguyên Đán cũng là dịp để người Việt thể hiện lòng thành kính trước Trời Đất, các vị thần linh và lòng hiếu lễ đối với cha mẹ, những người đã mất. Do đó, mỗi dịp lễ Tết của người Việt có nhiều nghi lễ và phong tục, tập quán thờ cúng khá độc đáo. Tùy theo mỗi tôn giáo, tín ngưỡng mà những nghi lễ và phong tục thờ cúng có sự khác nhau nhất định.

Những phong tục tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu

Dưới đây là những phong tục tết cổ truyền truyền thống của Việt Nam mà ắt hẳn chúng ta đều đã rất quen thuộc.

Dựng cây nêu

Tương truyền cứ gần đến năm mới thì lũ quỷ thường đến phá đám, vì vậy muốn xua đuổi tà ma và những điều không may mắn thì mỗi nhà đều nên dựng cây nêu nhằm báo rằng nơi đây đã có chủ, ma quỷ không được tới quấy rầy. Thông thường cây Nêu sẽ được dựng trước ngày 23 tháng chạp – ngày Táo quân về trời sẽ được hạ đi sau ngày mùng 7 Tết.

Dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục truyền thống tại các dân tộc Việt Nam nhân dịp Tết cổ truyền xưa. Một cây tre cao khoảng 5 đến 6m sẽ được bộ thêm vàng mã, bùa trừ tà, cờ vải tây, vải điều hoặc hình cá chép giấy…sau đó đặt tất cả trên ngọn cây nêu.

Dựng cây nêu ngày tết

Đưa ông Công ông Táo về trời

Chắc hẳn chẳng còn ai lạ gì về ngày cúng ông Công, ông Táo, hay còn là gọi là ngày thả cá chép. Vào dịp 23 tháng Chạp thì các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo, theo lễ cúng truyền thống phải có cá chép để tiễn đưa ông về trời và hy vọng ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng nhiều điều tốt lành.

Vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ đón nhận lời báo cáo của các Táo của từng gia đình mà Táo đó cai quản. Sau đó Ngọc Hoàng sẽ đưa ra sự trách phạt hoặc khen thưởng đối với gia chủ, căn cứ trên những điều được các Táo báo cáo.

Gói bánh Chưng bánh Dày

Gói bánh Chưng bánh Dày là một nét đặc trưng của ngày tết cổ truyền đã có từ thời vua Hùng và không thể nào thiếu trong những ngày Tết của người Việt đến tận ngày nay.

Bánh Chưng vuông có màu xanh, đại diện cho Đất – Âm. Bánh dày sẽ có hình tròn, màu trắng đại diện cho Trời – Dương. Bánh Chưng dành cho mẹ và bánh Dày làm tặng Cha. Bánh Chưng bánh Dày là lễ vật thiêng liêng và quan trọng nhất dâng lên Tổ tiên, bày tỏ tấm lòng biết ơn, ghi nhớ công lao sinh thành nuôi dưỡng vĩ đại, mênh mông như đất trời của cha mẹ.

Trước đây, mỗi gia đình cứ đến gần ngày Tết sẽ nhộn nhịp người rửa lá, người vo gạo nếp. … để chuẩn bị gói những chiếc bánh Chưng đem cúng giao thừa, nhưng trẻ con thì lại yêu thích chông bếp lửa khi làm bánh Chưng. Đến ngày nay, dù cuộc sống bận rộn nhưng mọi người đều muốn gìn giữ những hương vị của cái Tết truyền thống này.

phong tục tết cổ truyền việt nam

Gói bánh chưng bánh dày

Thưởng hoa ngày tết

Người Việt thường hay mua những loại hoa tượng trưng cho sự may mắn như: đào, mai, quất… nhằm xua đuổi tà ma, cầu mong cho một năm mới thật vui tươi, may mắn và an lành, hạnh phúc cho cả gia đình.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng của ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của người dân thuộc miền Bắc. Bởi màu hồng đỏ của hoa đào tượng trưng cho sự thịnh vượng. Người miền Bắc trưng hoa đào trong nhà để tượng trưng cho sự bình an, may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình.

Hoa mai là biểu tượng của con dân miền Nam và miền Trung. Theo quan niệm của người dân thì hoa mai tượng trưng cho cuộc sống cao sang của vua chúa thời phong kiến, do đó loài hoa này cũng là biểu tượng cho sự may mắn phát tài.

Tuy mỗi miền một màu sắc, một sắc hoa khác biệt nhưng nó đều tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc cho mỗi gia đình. Ngày nay, nhiều gia đình cũng chọn cả những loại hoa đẹp khác để trưng cho năm mới như hoa lan, hoa cúc, hoa thuỷ tiên…

⇒Xem thêm: / Cách đặt tên cho con trai 2023 ý nghĩa, hợp phong thủy, may mắn 

Bày mâm ngũ quả

Phong tục bày mâm ngũ quả cũng là điều không thể thiếu trong các gia đình ngày tết. Mâm ngũ quả sẽ tượng trưng cho Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, 5 yếu tố tạo nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo. Mâm ngũ quả mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn liền với lòng hiếu thảo và ước nguyện rằng những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới.

Tuy rằng mâm ngũ quả sẽ sử dụng 5 loại quả khác nhau, tuy nhiên tùy theo truyền thống văn hoá này vùng miền mà hoa quả bày mâm sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Một mâm ngũ quả đúng chuẩn miền Bắc sẽ không thể thiếu nải chuối xanh và quả bưởi (cũng có thể thay thế bằng quả phật thủ, thanh trà hoặc tỳ bà), bên cạnh đó cần phải bày thêm một số loại quả khác như quả quýt, quả cam, hồng, chanh, đào, quất… tùy theo điều kiện hoặc sở thích của từng gia đình.

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành của văn hoá phương Đông là vạn vật hòa hợp cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thuỷ màu đen, Hoả màu đỏ và Thổ màu vàng. Vì vậy, mâm ngũ quả miền Bắc luôn có các loại trái cây tương ứng với 5 màu như: chuối, bưởi, hồng, đào, quýt.

Ngày nay, các loại hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng khiến mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn và người Việt cũng không câu nệ việc phải cúng “ngũ quả”. Thay vào đó, họ có thể bày mâm bát, cửu hay thậm chỉ là thập quả, miễn sao màu sắc của mâm được bắt mắt. Bạn có thể cho thêm vào đó chùm nho mọng, thêm táo xanh, thanh long, na… Tuy bày biện nhiều loại quả như vậy song người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả miền Trung

Vì miền Trung là nơi nghèo khó, đất đai cằn cỗi với khí hậu khắc nghiệt, hoa quả  rất ít nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức. Mâm ngũ quả ngày Tết của họ chủ yếu là có gì cúng nấy, miễn sao bản thân thành tâm dâng kính tổ tiên.

Do đó mà mâm ngũ quả của những gia đình miền Trung sẽ không giống nhau, quả gì cũng được nhưng sẽ phải chọn lựa những loại quả tươi ngon nhất, đẹp nhất có thể. Một số loại quả được phổ biến được chọn như: thanh long, mãng cầu, chuối, dứa, dưa hấu, cam, quýt…

Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam sẽ bao gồm các loại quả là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Những loại quả này khi ghép lại sẽ đọc thành “cầu vừa đủ xài sung” hoặc “cầu sung vừa đủ xài”. Người miền Nam cũng rất kiêng kỵ khi chưng lên mâm những trái có tên mang ý nghĩ không hay như chuối – chúi nhủi, lê – lê lết, cam –  cam chịu, sầu riêng, bom (táo)… Họ cũng không lựa chọn cúng những trái có vị đắng, cay.

Thăm mộ

Trước ngày Tết, con cháu sẽ đi thăm viếng mộ Tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, chúng ta sẽ tiến hành lau chùi, quét dọn và thể hiện lòng biết ơn và mời vong linh Tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu.

Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng nơi yên nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt nhằm bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đến đấng sinh thành cùng những vị tổ tiên đã khuất.

Cúng giao thừa

Các gia đình sẽ làm đủ các món ăn tết cổ truyền đặc trưng như canh miến, gà luộc, nem, mọc…để mời thần linh, gia tiên tới nhà ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết như một cách để chào tạm biệt một năm cũ và bắt đầu đón chào năm mới.

Giao thừa là giây phút chuyển giao giữa năm mới và năm cũ cũng là thời khắc quan trọng khi đất trời giao hoà. Lễ cúng giao thừa thường được coi là lễ chính diễn ra vào đêm cuối cùng của năm với mục đích đem bỏ tất cả những điều xấu của năm cũ để chào đón những điều tích cực cho năm mới.

phong tục tết cổ truyền việt nam

Cúng giao thừa

Cúng giao thừa thông thường được làm hai lễ, một là lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Đối với người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa bởi vì tin rằng: Một năm mới đến, ắt phải có mở đầu. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là: rũ bỏ đi những điều xui xẻo và ân oán năm cũ để nghênh đón năm mới cùng với tiền tài và những điều may mắn.

Xông đất

Xông đất là phong tục quan trọng của người Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền nhằm cầu chúc những điều may mắn và mọi sự tốt lành đến tất cả thành viên trong gia đình. Theo quan niệm dân gian, người đầu tiên đi vào nhà mình ngay sau thời khắc giao thừa với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.

Xông đất là một phong tục rất truyền thống của người Việt Nam bởi họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ như một báo hiệu cho cả một năm vui vẻ, thuận lợi hoặc không may mắn cho gia đình. Do đó người ta thường mời người có vận tốt và có mệnh hợp với chủ nhà để xông đất bởi họ tin rằng người này sẽ đem lại may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm.

Xuất hành

Vào thời điểm ngày đầu năm mới, người ta sẽ chọn hướng, thời gian và các phương tiện đi ra khỏi nhà với mong muốn khi bước qua một năm mới tất cả sẽ thuận lợi, trong năm gặp điều tốt lành, không gặp điều xui xẻo hay những điều không may mắn.

Chúc tết và mừng tuổi

Người Việt có tục lệ đi chúc Tết gia đình và họ hàng trong mấy ngày Tết. Thời điểm bắt đầu chúc tết sẽ từ mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ và mừng tuổi ông bà, cha mẹ mừng tuổi các con bằng những đồng tiền mới được đựng trong những phong bao màu đỏ như một lời chúc may mắn, chúc cho các con hay ăn chóng lớn, học hành đỗ đạt, có nhiều hạnh phúc và vui vẻ trong năm mới.

Chúc tết và mừng tuổi

Số tiền mừng tuổi sẽ không quan trọng là nhiều hay ít vì nó giống như vật lấy may. Vì vậy, nhiều người vẫn quan niệm lựa chọn những đồng tiền mang màu sắc đỏ để thể hiện sự may mắn, hay những đồng tiền mang số đẹp để mừng tuổi cho người khác.

Đi lễ và hái lộc

Phong tục đi lễ chùa và hái lộc trong dịp đầu năm mới là một nét đẹp văn hoá tâm linh trong đời sống của người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu mong một năm mới may mắn, phúc lộc mà còn thể hiện tấm lòng thành kính của mình đối với đức phật và Tổ tiên.

Hái lộc vào dịp đầu xuân là nét đẹp truyền thống thường gặp trong năm mới của người Việt. Hái lộc còn được tổ chức vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết nhằm cầu may mắn và rước lộc vào nhà. Tuy nhiên ngày nay, để tránh việc phá hoại cảnh quan chùa, tập tục hái lộc không còn phổ biến như xưa. Việc đi lễ chùa đầu năm cũng là cách để tâm hồn bạn thanh tịnh hơn, có thể gột rửa những điều cũ và bước vào một năm mới với nhiều điều may mắn, tốt lành.

Xin chữ

Cứ mỗi độ tết đến xuân về là nhiều người lại rủ nhau đi xin chữ đầu năm để treo trong nhà với mong muốn mang những điều tốt lành nhất sẽ đến với người thân của mình.

Xin chữ đầu năm

Từng nét chữ hiện ra, cả người cho chữ và người xin chữ sẽ cùng nhận được lộc đầu năm, mỗi người xin một chữ khác nhau với những ý nghĩa khác nhau. Nhưng tất cả đều chung mục đích là mong muốn một năm mới mọi việc hanh thông, gia đình con cái thuận hoà, hạnh phúc, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Việc xin chữ ngày nay ngày càng phổ biến và dần đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt vào mỗi độ Tết đến Xuân về. Chữ nghĩa luôn có sự giá trị hơn những lời lẽ sáo rỗng và đem đến bài học giáo dục sâu sắc hơn cho con người.

Qua bài viết phía trên, mong rằng bạn đã hiểu thêm về tết nguyên đán và các phong tục tết cổ truyền Việt Nam. Văn hóa dịp tết trở thành một phần không thể thiếu vào tết nguyên đán, là truyền thống mà mỗi chúng ta nên giữ gìn.

Website đang chạy thử nghiệm