4.5/5 - (2 bình chọn)

Nói đến “deadline”, chúng ta thường xem nó là những “cơn ác mộng” của con người. Theo đó, cụm từ này phổ biến với đa số các đối tượng từ người lao động đến học sinh, sinh viên,…Vậy  deadline là gì ? Những phương pháp chạy deadline hiệu quả nhất hiện nay ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới nội dung bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

Bạn đang tìm hiểu về deadline là gì?

Contents

Deadline là gì?

Deadline được gọi là thời gian cuối – trước mốc thời gian cụ thể đề ra để hoàn thành công việc hoặc nhiệm vụ được phân công. Hiện nay, thuật ngữ này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, công việc nhằm thúc đẩy nhân viên làm việc đúng tiến độ. Đối với nhóm học sinh, sinh viên thì phải thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành bài tập hoặc đề tài đúng thời hạn. 

Deadline là gì?

Và hệ quả của deadline mang đến sẽ là những ngày tháng “Chạy deadline” hay “trễ deadline”  “sấp mặt” sẽ là các cụm từ ám ảnh đối với nhiều người. Dẫu vậy, cũng không thể phủ nhận việc biết sắp xếp và thích nghi tốt với chúng sẽ là “bàn đạp” giúp bạn thực hiện công việc và nhiệm vụ một cách rất hiệu quả. 

Vai trò quan trọng của deadline là gì?

Ngày nay, deadline tạo yếu tố tâm lý lớn tác động trực tiếp vào nhân viên để họ tập trung cao độ cho công việc, đảm bảo quá trình làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Qua đó, thông qua việc hoàn thành deadline thì đội ngũ nhân viên cũng chứng minh được năng lực làm việc và tác phong chuyên nghiệp. 

Vai trò quan trọng của deadline là gì?

Về phía đơn vị quản lý, đây thường xem là một công cụ quản lý và thúc đẩy nhân viên dưới quyền làm việc hiệu quả giúp đánh giá khả năng làm việc của từng người. Đồng thời, trong các thương vụ làm ăn thì deadline chính là thước đo để đánh giá mức độ uy tín, khả năng và thực lực của các đối tác. 

Chạy deadline là gì? Tác hại của chạy deadline?

Chạy deadline được sử dụng để nói về những trường hợp khi đã gần kết thúc thời gian deadline nhưng khối lượng công việc thì còn rất nhiều. Khi đó, nhân viên sẽ phải “bác chân lên cổ” tăng tốc và gấp rút làm việc để kịp với tiến độ công việc đã đề ra từ đầu. 

Chạy Deadline là gì? Tác hại của chạy deadline?

Thực tế, hiện nay khái niệm “chạy deadline” đang có xu hướng tác động xấu đến tinh thần của nhân viên bởi nó chính là nỗi lo ngại và sợ hãi của nhiều người. Việc gấp rút chạy deadline dễ khiến nhân viên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và thậm chí chán nản không còn niềm đam mê, hứng thú với công việc. 

=> Xem thêm: Chu pa pi nha nhố nghĩa là gì? Những lưu ý cần biết khi sử dụng

Một số phương pháp giúp việc chạy deadline cực hiệu quả 

Để thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên gọi “trễ deadline”, bạn có thể tham khảo qua các giải pháp hỗ trợ được chúng tôi tổng hợp như sau:

Một số phương pháp giúp việc chạy deadline cực hiệu quả

1. Lên kế hoạch công việc chi tiết, rõ ràng

Hình thành thói quen lên kế hoạch cụ thể và rõ ràng sẽ mang lại cho bạn hiệu quả bất ngờ trong công việc. Bởi trong mỗi giai đoạn khác nhau, ngoài bản kế hoạch chung được sếp giao cho thì bạn hãy tự mình xây dựng một kế hoạch của riêng mình, rồi căn cứ vào mức độ quan trọng để sắp xếp chúng ở các vị trí và thời gian làm việc tương ứng. 

2. Luôn quyết tâm, nỗ lực không ngừng

Không chỉ đối với các công việc có deadline, mà ở bất kỳ việc nào bạn cũng cần có sự tập trung và nỗ lực cao độ. Vì những yếu tố này sẽ đảm bảo ý chí kiên định của con người, giúp công việc hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả. Khi thiếu đi yếu tố này khiến nhiều người nhụt chí, dừng lại và thậm chí buông bỏ mọi thứ. 

3. Biết cách thương lượng thời hạn deadline

Thông thường, với mỗi công việc và năng lực của mỗi người thì nhà quản trị phải xem xét để xây dựng deadline phù hợp với từng nhân viên. Và với chính bản thân người nhân viên cũng phải cân nhắc về khối lượng công việc cũng như thời hạn deadline xem khả năng của bản thân có làm được không. Không thể để diễn ra tình trạng cộng dồn khối lượng công việc của cả tháng và lên kế hoạch hoàn thành tất cả trong 1 tuần được. 

Biết cách thương lượng thời hạn deadline

Do đó, việc thương lượng thời hạn deadline giữa nhân viên và người quản trị sẽ đóng góp một vai trò then chốt tránh để nhân viên bị quá tải công việc hoặc dư thừa quá nhiều thời gian thực hiện làm deadline. 

3. Ghi chú các thông báo

Để đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ thì việc ghi chú các thông báo trong từng giai đoạn luôn là điều cần thiết. Theo đó, sau khi triển khai kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể thì nhân viên cần ghi chú để nhắc nhở bản thân hoàn thành đúng các công việc và mốc thời gian được đặt ra từ đầu. Hoặc mỗi lần nhìn vào giấy ghi chú, đội ngũ có thể góp phần thôi thúc sự tập trung làm việc.

4. Bố trí đội ngũ và công cụ phù hợp cho từng kế hoạch 

Về bản chất, các công việc luôn có một sự đặc thù riêng biệt nên yêu cầu bắt buộc đặt ra chính là đội ngũ nhân viên phải có chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp. Phải bố trí và phân đội nhóm nhân viên có năng lực hỗ trợ lẫn nhau, tổ chức tìm kiếm các sáng kiến từ chính nhân viên. Đồng thời, nhà quản trị cần lắng nghe và xem xét để quyết định phương án tốt nhất đem lại hiệu quả cao nhất, tương ứng với các phân công, yêu cầu và thời hạn deadline. 

Bố trí đội ngũ và công cụ phù hợp cho từng kế hoạch

Các công cụ hỗ trợ có thể kể đến như máy tính, máy chiếu, khảo sát thực tế, đồ ăn thức uống, chế độ phụ cấp, lương thưởng,…nhằm tạo động lực cho các cá nhân làm việc. 

5. Yêu cầu hỗ trợ, tăng cường

Thực tế, trong quá trình làm việc có rất nhiều trường hợp bị phát sinh các vấn đề không mong muốn như ốm, nghỉ việc, gia đình có việc đột xuất,…Lúc này, các phương án yêu cầu sự hỗ trợ của mọi người để tìm phương hướng giải quyết sẽ được phát huy cao độ. Nó đảm bảo không làm chậm tiến độ chung của cả nhóm hoặc cả công ty. 

Điểm qua một số sai lầm mắc phải khi chạy deadline

Sau khi bạn hiểu deadline là gì cũng như chạy dealine thì hãy đọc tiếp để biết những sai lầm khi chạy deadline. Khi thiết lập deadline, có thể do hiểu sai về chúng hoặc chưa áp dụng phương pháp đúng đắn nên các đối tượng liên quan thường xuyên mắc phải các lỗi sau đây:

Điểm qua một số sai lầm mắc phải khi chạy deadline

1. Nhiều deadline “chồng chéo” lên nhau

Người quản trị cần tìm hiểu khả năng làm việc của từng nhân viên để đưa khối lượng và thời hạn deadline hợp lý. Bởi, hiện tượng “quá tải” hoặc deadline trùng nhau sẽ đẩy công việc hoặc dự án bị giảm chất lượng đáng kể. 

2. Deadline không thực tế

Với các deadline hoàn toàn không có tính khả thi, do không phù hợp với khả năng hay không liên quan đến mục tiêu cuối cùng của công việc dễ khiến nhân viên làm việc quá sức mà lại không có tác dụng gì cả. Vì vậy, hãy xác định tính chất khả thi trong từng deadline khi được tạo ra. 

3. Không chia nhỏ từng giai đoạn cụ thể

Đây là vấn đề mà nhiều người hay mắc phải, khi đó họ sẽ thực hiện và triển khai theo kế hoạch chung ban đầu đề ra mà không phân chia từng giai đoạn cụ thể. Điều này khiến quá trình làm việc dễ rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, công việc sẽ bị bế tắc bất kỳ lúc nào và để tháo gỡ nó bạn sẽ bị rơi vào áp lực thời hạn deadline. 

4. Thiếu nhận định đúng đắn về deadline

Tùy thuộc vào tính chất công việc mà đối tượng quản lý sẽ đưa ra quyết định có nên thiết lập deadline hay không.

Thiếu nhận định đúng đắn về deadline

Bởi, deadline chỉ thực sự phù hợp với công việc cần có sự chuyên môn hóa cao giúp phát huy khả năng của mỗi cá nhân căn cứ vào kết quả công việc. Ngược lại, đối với những công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, nhất quán trước sau thì deadline thường không có hiệu quả và thực sự cần thiết. 

5. Làm theo người khác

Với các deadline được tạo ra theo kiểu rập khuôn, máy móc sẽ đẩy nhân viên đến gần hơn với thất bại. Bởi, con người sinh ra luôn có trong mình bản năng “ngồi mát ăn bát vàng”, khi có cơ hội lợi dụng và dựa dẫm người khác thì họ sẽ làm bất chấp. Việc copy hoặc ăn cắp ý tưởng đã cướp đi sự nghiệp của rất nhiều người. 

Tìm hiểu sự khác biệt giữa dateline và deadline

Thêm một khái niệm nữa có liên quan đến deadline mà chúng ta cần phải nhắc đến. Theo đó, “dateline” và “deadline” có cách phát âm khá là tương đồng nhưng thực tế nó lại được hiểu với ý nghĩa khác biệt:

1. Dateline là gì?

Dateline chính là mốc thời gian xảy ra 1 vụ việc cụ thể. 

Dateline là gì?

Ví dụ như trường hợp thông báo cuộc họp lúc 15h ngày 14 tháng 1 năm 2021 thì thời gian đó sẽ được gọi là dateline. 

2. Khám phá vai trò của dateline

Trong công việc, mốc thời gian luôn là thứ vô cùng quan trọng và nó thường xuất hiện trong các báo cáo, văn bản, kế hoạch,…của doanh nghiệp. Ngoài ra, dateline còn liên quan đến thông tin khách hàng như thời gian đặt lịch, thời gian gặp gỡ, thời gian mua bán,…

Việc nắm chắc dateline giúp các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, nhà quản lý thực hiện công việc đón tiếp được chu đáo và hiệu quả hơn. 

3. So sánh sự khác nhau giữa dateline và deadline là gì?

Dateline cho biết về mốc thời gian xảy ra một sự kiện hoặc sự việc nhất định. Còn deadline lại chỉ thời hạn kết thúc hoặc phải hoàn thành công việc cụ thể. 

Sự khác nhau giữa dateline và deadline là gì?

Trong một dự án, từng nhân viên sẽ được giao một deadline và các dateline có mục đích giúp quản lý nhân sự theo dõi và nắm bắt thông tin dễ dàng để chuẩn bị phương án làm việc chuyên nghiệp. Do vậy, deadline hay dateline đều rất cần thiết cho quá trình hoàn thành các nhiệm vụ được giao của mỗi người. Deadline như một cam kết và đảm bảo và dateline mang tính chất thông báo thực hiện. 

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã gửi đến bạn đọc các thông tin cần thiết nhất về deadline là gì cùng hệ thống phương pháp chạy deadline chuẩn nhất. Vì vậy, hãy thường xuyên truy cập website chính thức máy rửa xe công nghiệp để cập nhật nhiều hơn các bài viết hữu ích nhé!

Website đang chạy thử nghiệm