Rate this post

Chợ Tết là một trong những nét đẹp văn hóa bao đời của người dân Việt Nam. Không chỉ là nơi trao đổi buôn bán, chợ Tết còn tái hiện màu sắc văn hóa của người Việt. Do vậy, chợ ngày tết vẫn luôn được coi là một phần quan trọng trong những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới.

Contents

Tại sao gọi là chợ Tết?

Những ngày gần Tết, khi mọi ngóc ngách tràn ngập sắc đỏ, sắc vàng thì cũng là thời gian nhà nhà, người người rộn ràng đi chợ sắm Tết. Chợ ngày Tết mang lại nhiều ý nghĩa, chứa đựng cả sự háo hức, chờ mong của mọi người.

Chợ Tết đông vui nhộn nhịp và rực rỡ sắc màu
Chợ Tết đông vui nhộn nhịp và rực rỡ sắc màu

Chợ Tết là tên gọi chung của những phiên chợ được họp vào dịp Tết (thường từ ngoài 20 đến 29 hoặc 30 tháng Chạp) được mở ra để phục vụ nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho ngày Tết ở từng vùng miền. Chợ có thể diễn ra ở thành phố, nông thôn, vùng núi, vùng sông nước,…

Từ xưa đến nay, chợ ngày Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Bỏ lại sau lưng những xô bồ, mệt mỏi của cuộc sống thường ngày, chợ ngày Tết mang lại không khí rộn ràng, đông vui từ người mua, người bán.

Những đặc điểm nổi bật của chợ Tết

Chợ ngày Tết bán nhiều mặt hàng nhưng nhiều nhất vẫn là những mặt hàng phục vụ riêng trong dịp Tết như: lá dong, gạo nếp, lá chuối, ống giang, gà trống, các loại trái cây, hoa quả,… Hầu hết các gia đình đều cần phải chuẩn bị những vật dụng cần thiết để gói bánh chưng, đồ xôi, làm mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên…

Chợ Tết bày bán các loại mặt hàng cần thiết cho ngày Tết
Chợ Tết bày bán các loại mặt hàng cần thiết cho ngày Tết

Chợ Tết có thể họp cả ngày lẫn đêm nhưng đều sẽ chấm dứt trước khoảnh khắc giao thừa. Một đặc điểm khác đó là các mặt hàng của chợ ngày Tết đa phần đều tăng giá, thậm chí có những loại hàng tăng gấp đôi so với ngày thường nhưng vẫn đắt hàng.

Ngoài chợ truyền thống, hiện nay chợ ngày Tết còn có thêm phiên bản online vô cùng hiện đại. Bạn có thể tham khảo tất cả các mặt hàng từ thực phẩm, thời trang, gia dụng cho đến các dịch vụ như đổi tiền lẻ, đào quất,… trên Internet. Với các phương thức thanh toán đa dạng (tiền mặt, chuyển khoản, qua ứng dụng thanh toán,…).

Tuy nhiên, với những chợ Tết online, người mua cần kiểm tra sự uy tín của các gian hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh lừa đảo làm mất tiền và mất niềm vui trong việc chuẩn bị đồ cho ngày Tết.

Những bí quyết khi đi chợ Tết

Khi chuẩn bị đón Tết việc đi chợ cũng là dịp để chị em phụ nữ thể hiện sự đảm đang, tháo vát, quán xuyến mọi việc trong nhà. Bởi không phải ai cũng có thể đảm bảo một cái Tết đầy đủ nhưng chi tiêu hợp lý. Do đó, bạn có thể bỏ túi những kinh nghiệm đi chợ Tết hữu ích dưới đây:

  • Cần lên kế hoạch mua sắm, ưu tiên những vật phẩm cần thiết (về số lượng, địa điểm bán, giá tham khảo) tránh vung tay quá trán gây lãng phí với những món đồ không thật sự cần thiết.
  • Nên cân đối món đồ nào cần mua trước, cần mua sau và chia ra những ngày đi chợ cho hợp lý, khi đi chợ Tết nên mang theo danh sách đã lập trước đó để hạn chế quên nhớ, mất nhiều thời gian cho việc đi chợ.
Nên lên danh sách và cân nhắc đồ trước khi đi chợ Tết
Nên lên danh sách và cân nhắc đồ trước khi đi chợ Tết
  • Tùy vào điều kiện thực tế của gia đình mà bạn sẽ cần chuẩn bị những món đồ khác nhau nhưng cần đảm bảo một số vật phẩm cơ bản như đồ cúng kiếng, trang hoàng nhà cửa, thực phẩm ăn Tết vì nhiều nơi phải đến mùng 2, mùng 3 mới có chợ đầu năm.
  • Khi đi chợ online, hãy mua hàng của đơn vị uy tín (cửa hàng đã từng mua, siêu thị lớn…), có hình ảnh, thông tin sản phẩm rõ ràng, có thể đổi trả nếu hàng hóa không đảm bảo. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo cả review của khách hàng để đánh giá, lựa chọn được mặt hàng tốt nhất cho gia đình vào dịp Tết.

Những chợ Tết nổi tiếng, đặc biệt tại Hà Nội

Chợ Hàng Lược sôi động, thu hút đông đảo người dân thủ đô
Chợ Hàng Lược sôi động, thu hút đông đảo người dân thủ đô

Mỗi địa phương đều có chợ Tết để mọi người tụ họp trao đổi mua bán. Nếu như bạn ở Hà Nội thì không thể bỏ qua những khu chợ nổi tiếng dưới đây:

Chợ Tết Hàng Lược

Hàng Lược được xem là một trong những khu chợ hoa Tết lớn nhất tại thủ đô. Chợ được họp từ khoảng ngày 15 – 30 tháng Chạp mỗi năm, nằm ở giữa phố Gầm Cầu lên phố Chả Cá. Nhờ có phiên chợ này mà con đường vốn đã nhộn nhịp lại càng đông đúc, sôi động hơn.

Bạn có thể tìm thấy vô vàn loài hoa trang trí khác nhau đỏ màu sắc, kích cỡ như hoa tulip, hoa cúc,… cùng với một số hoa đặc trưng trong ngày Tết (đào, quất, mai, hoa ban,…). Bên cạnh đó, mọi người cũng ghé thăm chợ Tết Hàng Lược để sắm thêm các món vật dụng trang hoàng ngôi nhà thêm rực rỡ.

Chợ Đồng Xuân

Đây là một khu chợ nổi tiếng và sầm uất của Hà Nội không chỉ vào dịp lễ Tết. Nhưng vào những ngày cận Tết, khu chợ này càng trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn. Chợ Đồng Xuân họp từ sáng đến đêm khuya thu hút đông đảo người dân đến mua sắm và du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chợ Đồng Xuân tấp nập đông vui cả ngày thường lẫn ngày Tết
Chợ Đồng Xuân tấp nập đông vui cả ngày thường lẫn ngày Tết

Đến chợ Đồng Xuân, bạn có thể tìm mua đủ loại hàng hóa khác nhau, từ hoa quả, đồ khô, quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử, đồ trang sức,… Trong những ngày cuối năm, chợ Đồng Xuân Hà Nội còn bày bán thêm nhiều sản phẩm truyền thống bao gồm bánh chưng, bánh tét, các loại hoa quả, bàn thờ Tết, phong bao lì xì, đồ trang trí Tết, quà tặng Tết,…

Chợ Tết Hàng Mã

Phố Hàng Mã vô cùng nổi tiếng trong bất cứ dịp lễ, Tết nào bởi sự đa dạng của các mặt hàng trang trí. Trên con phố dài vài trăm mét, rực rỡ các loại vật phẩm trang trí Tết khác nhau, đồ chơi trẻ em hoặc các món đặc sản ăn uống.

Người ta thường tìm tới chợ Hàng Mã để mua sắm đồ cho những ngày lễ hoặc tìm mua đồ trang trí nhà cửa, giỏ quà,… Các gian hàng tại chợ Tết Hàng Mã thường lung linh đèn lồng, hoa mai, hoa đào, các loại cây cảnh, đèn nháy,… Chợ Hàng Mã cùng với chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Lược đã tạo nên một khu tổ hợp mua sắm Tết cực nhộn nhịp trong phố cổ mà nếu có dịp bạn nên thử ghé thăm.

Chợ Hàng Bè

Người người đến chợ Hàng Bè để mua sắm các món đồ cúng làm sẵn
Người người đến chợ Hàng Bè để mua sắm các món đồ cúng làm sẵn

Hàng Bè vốn nổi tiếng chuyên bán các loại đồ ăn chế biến sẵn với chất lượng nhất nhì thủ đô. Vào dịp Tết, khu chợ này lại càng sôi động hơn khi mọi người đều ghé vào để mua những món Tết truyền thống như gà luộc, xôi, giò chả, cá kho,… Nếu như bạn muốn trải nghiệm không khí chợ Tết đậm chất truyền thống thì có thể ghé qua chợ Hàng Bè nhé!

Chợ hoa đào Lạc Long Quân

Những ngày tháng Chạp hàng năm, chợ đào trên đường Lạc Long Quân lại được mở, thu hút đông đảo mọi người đến thăm quan, mua sắm chuẩn bị cho dịp Tết.

Chợ hoa Lạc Long Quân dài khoảng 2km (tập trung ở đoạn vườn hoa đến ngã ba giao với đường Âu Cơ). Người ta bày bán hoặc cho thuê các loại gốc đào, cây đào, cành đào với mức giá vô cùng đa dạng từ vài chục, đến vài trăm, vài triệu hoặc hàng chục triệu.

Đây cũng được xem là một địa điểm thú vị, hấp dẫn để tận hưởng không khí chợ Tết, và chắc chắn bạn sẽ lựa chọn được cho mình một cành đào, cây đào đẹp và ưng ý tại chợ.

Ghé chợ hoa Lạc Long Quân để lựa đào trưng ngày Tết
Ghé chợ hoa Lạc Long Quân để lựa đào trưng ngày Tết

Chợ Hoa Hoàng Hoa Thám

Đầu đường Hoàng Hoa Thám vô cùng nổi tiếng với việc buôn bán cây cảnh từ lâu đời. Những ngày gần Tết thì chợ hoa ở đây lại càng sầm uất hơn. Bạn có thể tìm thấy những loại cây cảnh, hoa trang trí Tết đủ kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ, chủng loại.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin về chợ Tết và một số khu chợ nổi tiếng ngày cuối năm tại Hà Nội. Ở địa phương bạn có chợ Tết nào nổi tiếng hay không? Đừng ngại chia sẻ với chúng tôi để có thêm nhiều người biết đến nhé!

Website đang chạy thử nghiệm