Giải nghĩa lầy lội là gì?

GenZ được biết đến với khả năng sáng tạo và dùng từ vô cùng độc đáo. Thậm chí là sáng tạo cho mình một cuốn “từ điển” mà ai khi nhìn vào cũng thấy “hoa mắt chóng mặt”. Một ví dụ điển hình là cụm từ lầy lội. Vậy lầy lội là gì? Chúng ta cùng khám phá rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Lầy lội là gì? Lầy lội tiếng Anh là gì?
Lầy lội là gì? Lầy lội tiếng Anh là gì?

Lầy lội là gì?

Lầy lội được sử dụng rộng rãi trên nhiều nền tảng mạng xã hội và giao tiếp hằng ngày. Dù vậy không phải ai cũng hiểu rõ nghĩa của từ lầy lội là gì. Nếu bạn cũng đang ở trong trường hợp tương tự, chúng ta cùng giải nghĩa về cụm từ này dưới đây!

Lầy lội có nghĩa là gì?

Lầy là một từ đơn, thường được ghép chung với nhiều từ khác với các ý nghĩa nhất định. Ví dụ như: Đầm lầy, giỡn lầy,… Hoặc bạn cũng có thể hiểu lầy là đất bùn nhão, khu vực đất bị ngập nước khiến đất bị nhão nhoét. Ở trường hợp này lầy thường được ghép thành đầm lầy hoặc vũng lầy. Ý chỉ khoảng đất nhão, bẩn, nhớp. 

Lầy lội cũng có thể được hiểu theo nghĩa là khoảng đất bị ngập. Ngoài ra nó cũng được các bạn trẻ dùng theo cách sáng tạo hơn khi một ai đó làm việc không tốt, quá đáng, vô duyên, hoặc mang tính trêu chọc. Tùy vào ngữ cảnh và cách nói, lầy lội có thể được dùng theo nghĩa phàn nàn hoặc đùa vui. 

Lầy lội được các bạn trẻ GenZ dùng khá phổ biến
Lầy lội được các bạn trẻ GenZ dùng khá phổ biến

Nguồn gốc của từ lầy lội

Không nhiều người nắm được nguồn gốc của từ lầy lội. Thực ra cụm từ này xuất hiện trên Facebook từ khá lâu trước đó, khoảng năm 2015. Ngay sau khi xuất hiện, cụm từ “lầy lội” ngay lập tức oanh tạch khắp các mạng xã hội. Thậm chí nó còn trở thành trào lưu được mọi người sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Nhất là trong các comment Facebook, hội nhóm khi đó. 

Cách các bạn trẻ dùng từ lầy lội

Lầy lội được sử dụng cực kỳ phổ biến trong cả giao tiếp hằng ngày hoặc dưới dạng hình ảnh hay ngôn ngữ. Chúng ta cũng thường bắt gặp chúng trong các câu nói vui của các bạn trẻ với hàm ý chỉ sự đùa dai, đùa nhây. 

Nhìn chung, lầy lội là từ được GenZ sáng tạo ra nên thường chỉ nên dùng trên mạng xã hội và cuộc sống hằng ngày. Cũng vì vậy nó không được dùng trong các văn bản hành chính hoặc những tài liệu chuyên nghiệp. Bởi nó có thể gây khó hiểu, tối nghĩa thậm chí là hiểu lầm với những ai chưa nắm rõ nghĩa của cụm từ này. 

Ví dụ: 

  • Anh ta nổi tiếng với những trò đùa lầy lội.
  • Mệt quá đừng đùa nữa, lầy vừa thôi
  • Lầy khiếp vậy bay!
Lầy lội vừa thôi!
Lầy lội vừa thôi!

Một số câu nói hài hước, lầy lội nhận nghìn like

Cuối cùng sau khi đã nắm được cho mình nghĩa và cách dùng của cụm từ lầy lội, hãy cùng điểm nhanh qua một số câu nói hài hước, lầy lội đang nhận bão like trên mạng xã hội nhé!

  1. Điềm tĩnh trước gái xinh, không giật mình với gái xấu. 
  2. Không đầu gấu với gái ngoan, không nhẹ nhàng với gái dữ. 
  3. Học hành như cá kho tiêu, kho nhiều thì mặn mà học nhiều thì ngu. 
  4. Còn… nói còn tát.
  5. Một điều nhịn, chín điều nhục. 
  6. Hãy đưa tôi một điểm tựa, tôi… hơi mỏi. 
  7. Tiền không phải là vấn đề, vấn đề là chưa có tiền.
Những câu nói hài, lầy lội trên mạng xã hội
Những câu nói hài, lầy lội trên mạng xã hội
  1. Yêu nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau chia cả đến đôi dép mòn. 
  2. Mỉm cười có bạn, nhăn mặt ắt có nếp nhăn. 
  3. Đường vào đại học thì xa, lối ra ruộng lúa thì “A đây nè”.
  4. Tiền là giấy mà thấy phải lấy. 
  5. Tình yêu là bất tử, chẳng qua là đổi người yêu. 
  6. Hài kịch thành bi kịch khi nào? Đó là khi ế vé. 
  7. Trong tình yêu, trái tim sẽ mở cửa hai lần. Một lần đón vào, một lần tống ra. 

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau giải nghĩa lầy lội là gì? Cách dùng và nguồn gốc của từ lầy lội. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết có thể đưa đến cho bạn thông tin tham khảo hữu ích. 

“Ô dề” là gì? Làm sao để mình không “ô dề”

“Ô dề” hiện là một trong những cụm từ được giới trẻ GenZ sử dụng rất nhiều trên các mạng xã hội và đời sống hằng ngày. Vậy Ô dề là gì? Sử dụng trong hoàn cảnh nào? Cùng theo dõi bài viết để có thể hiểu rõ về nghĩa của từ này cũng như cách làm sao để không bị nói là “ô dề” nhé!

“Ô dề” nghĩa là gì? 

Trong phần này của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về ý nghĩa, cách sử dụng, nguồn gốc của từ “ô dề”. 

Giải đáp “ô dề” nghĩa là gì?

“Ô dề” có phải là “oh yeah” không?

Có không ít người đang lầm tưởng “ô dề” là cách phát âm sai của cụm từ tiếng Anh “oh yeah”. Bởi khi nghe qua âm sắc của chúng có phần giống nhau. Tuy nhiên 2 từ này hoàn toàn khác nhau. “Oh yeah” là một từ cảm thán trong tiếng Anh, dùng để diễn đạt cảm xúc vui mừng, phấn khích… của con người.  Còn “ô dề” là từ được dùng để mỉa mai những hành vi làm quá đến mức lố lăng, không giống ai. 

=> Như vậy chúng ta có thể thấy “ô dề” không phải là “oh yeah”. “Ô dề” chỉ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, ít khi xuất hiện trong văn viết. Từ này chỉ sự thái quá, lố bịch…

Những trường hợp dùng từ “Ố dề”

Để hiểu rõ hơn về nghĩa và cách dùng của từ “ô dề” các bạn có thể tham khảo thêm về một số trường hợp sử dụng từ này ở dưới đây: 

  • Đi ăn ở các tiệm vỉa hè nhưng lại trang điểm và mặc đồ thật lộng lẫy bạn thân của bạn có thể “khịa” là “ăn mặc ô dề thế má”.
  • Trang điểm và ăn mặc với phong cách độc lạ sau đó đăng lên trang mạng để gây sự chú ý chắc chắn sẽ có nhiều bình luận dạng “ô dề quá”, “làm quá nó ô dề”,…
Từ “ô dề” thường được sử dụng để đùa hoặc trào phúng ai đó

Như vậy chúng ta có thể thấy cụm từ “ô dề” có thể được dùng để  trêu đùa bạn bè nhưng trong một số trường hợp nó sẽ mang hàm ý chỉ trích, châm biếm những hành vi quá lố, tạo ra cảm giác phản cảm cho người xem. 

Tại sao “Ô dề” lại trở nên phổ biến

Cụm từ “ô dề” trở nên phổ biến từ tháng 9/2021. Một đoạn video có nhân vật chính là một phụ nữ đứng tuổi với lớp trang điểm dày cộm, lem nhem nhìn rất lố nhưng vẫn nói “làm sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề! Ô dề là lố lăng!”. Chính sự “khiêm tốn” này đã tạo sự hài hước cho video, khiến video nhanh chóng viral trên tiktok và các nền tảng mạng xã hội khác.

Ngay sau đó nhiều người đã ghép câu thoại “làm sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề! Ô dề là lố lăng!” vào video của mình và đăng tải lên mạng xã hội. Kể từ đó “ô đề” trở thành cụm được sử phổ biến trên cả mạng xã hội và đời sống thực tế. 

Tại sao từ “ô dề” trở nên phổ biến

Cụm từ “ô dề” có từ khi nào?

Mặc dù tháng 9/2021 từ “ô dề” mới được nhiều người biết đến và được sử dụng phổ biến nhưng thực chất cụm từ này đã có từ rất lâu. Hiện nay vẫn chưa ai biết được cụm từ “Ô dề” đã xuất hiện lần đầu tiên khi nào, trong hoàn cảnh nào nhưng trong 4 cuốn từ điển tiếng Việt được xuất bản trước năm 2000 đã có từ này. Cụ thể như sau:

  • Trong cuốn “Việt-Nam Tự-Điển” được xuất bản năm 1931 của Hội Khai trí Tiến Đức cụm từ “ô dề” được định nghĩa là quê kịch (từ cổ), thô tục. 
  • Trong cuốn “Việt Nam Tân tự điển minh họa” xuất bản năm 1965 của Thanh Nghị cụm từ  “ô dề” được định nghĩa là sự xấu xa, nhơ nhuốc. Ví dụ “bản mặt ô dề”. 
  • Theo cuốn Việt Nam từ điển được xuất bản năm 1970 của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cụm từ “ô dề” mang ý nghĩa là thô tục với. Ví dụ “ô dề kịch cợm”.
  • Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt được xuất bản năm 1999 do Nguyễn Như Ý chủ biên định nghĩa cụm từ “ô dề” là quê kệch, thô tục. Ví dụ “bộ dạng ô dề.”
Từ “ô dề” có từ bao giờ?

=> Như vậy chúng ta có thể thấy từ “ô dề’ đã có từ rất lâu trước đây. Đặc biệt khi đem so sánh ý nghĩa cụm từ “ô dề” trong các cuốn từ điển và ý nghĩa hiện tại chúng ta thấy được về cơ bản nghĩa của cụm từ vẫn được giữ, không có nhiều sự biến đổi theo thời gian. 

Làm sao để không bị nói là “ô dề”

Qua những gì chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì cụm từ “ô dề” không mang nghĩa tích cực, trong số trường hợp nó mang nghĩa phê phán. Vậy làm sao để không bị nói là “ô dề”? Dưới đây là một số gợi ý để các bạn tham khảo. 

Có cách ăn mặc phù hợp

Mỗi người có một cá tính và một gu ăn mặc riêng, tuy nhiên để không bị nói là “ô dề”, “làm lố” các bạn cần cân nhắc trang điểm, ăn mặc sao cho phù hợp với vóc dáng, tuổi tác và địa điểm và hoàn cảnh. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn mặc đồ nổi bật mà không bị “ô dề”. 

  • Khoe da khoe dáng một cách tinh tế: Để trở nên gợi cảm và hấp dẫn trong mắt mọi người không có nghĩa là bạn cần mặc những trang phục “thiếu vải”, cắt xẻ táo bạo. Bạn có thể chọn những trang phục khoe dáng khéo léo tránh những trang phục quá ngắn, quá bó,…
Chọn trang phục khoe dáng một cách tinh tế
  • Không sử dụng quá nhiều phụ kiện: Các loại phụ kiện sẽ giúp bạn nổi bật hơn tuy nhiên bạn không nên đeo quá nhiều phụ kiện lên người. Đồng thời bạn cũng không nên dùng trang sức quá lố, nên ưu tiên những món đồ có thiết kế trang nhã. 
  • Chọn trang phục phù hợp với dáng của mình: Bạn không cần phải chạy theo các xu hướng thời trang, hãy chọn những trang phục phù hợp với dáng của mình. Nên ưu tiên những bộ đồ che được các khuyết điểm của cơ thể. 
  • Chọn đồ phù hợp với hoàn cảnh: Bên cạnh những nguyên tắc trên thì khi chọn đồ các bạn cần đặc biệt lưu ý đến địa điểm và hoàn cảnh. Ví dụ, nếu bạn đến những nơi bình dân hãy ăn mặc giản dị và thanh lịch tránh việc lên đồ quá sang trọng. 

Có cách cư xử và hành động đúng mực

Để không bị đánh giá là “ô dề” các bạn còn cần chú ý đến các hành vi cử chỉ của mình. Hạn chế thể hiện các hành vi, biểu cảm thái quá, phản cảm khi ở nơi đông người. Ví dụ: 

  • Không thực hiện các động tác nhảy nhót phản cảm trên đường phố. 
  • Không thể hiện các hành vi thân mật, phản cảm với người yêu ở những nơi công cộng.
  • Trước những điều mình không hài lòng hãy bày tỏ điều đó một cách nhẹ nhàng và lịch sự. 
  • Khi cáu giận ở nơi đông người không nên la hét lớn và làm các hành vi lố bịch,…

Qua bài viết chúng ta có thể thấy “ô dề” là từ dùng để chỉ sự thái quá, làm quá đến mức lố lăng. Do đó các bạn nên cẩn trọng khi dùng từ này để nói về ai đó. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được ô dề là gì cũng như làm sao để không “ô dề”.

[Giải đáp] Pềct nghĩa là gì? Rếpct Là gì?

“Pềct” và “rếpct” là 2 từ được các bạn trẻ thế hệ genZ sử dụng rất nhiều hiện nay. Nếu bạn chưa biết pềct nghĩa là gì và rếpct là gì? Sử dụng khi nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

“Pềct” nghĩa là gì?

“Pềct” chính là cách viết sai chính tả của từ tiếng Anh “perfect”. Khi dịch sang tiếng Việt từ này có nghĩa là “hoàn hảo”, “hoàn mỹ”. Trong một số trường hợp khác từ “perfect” còn có nghĩa là “tuyệt vời”. 

[Giải đáp] Pềct nghĩa là gì? Rếpct Là gì?
[Giải đáp] Pềct nghĩa là gì? Rếpct Là gì?

=> Như vậy: Pềct = Perfect = Hoàn hảo, hoàn mỹ, tuyệt vời… Hiện nay nhiều bạn trẻ thế hệ gen Z dùng “pềct” để thể hiện sự khen ngợi khi nhắn tin với bạn bè hoặc bình luận tại các bài viết trên mạng xã hội.

“Rếpct” nghĩa là gì?

“Rếpct” là cách viết sai của từ “respect” trong tiếng Anh. “Respect” vừa là danh từ vừa là động từ, khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “kính trọng”, “tôn trọng” hoặc “sự tôn trọng”, “sự kính trọng”. Bên cạnh đó ở một số trường hợp từ này còn có nghĩa là “phương diện”, “khía cạnh”…

“Rếpct” chính là “Respect”
“Rếpct” chính là “Respect”

=> Như vậy: Rếpct = Respect = Kính trọng, tôn trọng, sự tôn trọng, sự kính trọng,… Hiện nay giới trẻ dùng từ “rếpct” thay cho respect trên các mạng xã hội để tỏ ra ngưỡng mộ hay tôn trọng một ai đó.

Nguồn gốc của “Pềct” và “Rếpct”

Không ít người tò mò lý do “perfect” được viết thành “pềct” và “respect” được viết thành “rếpct” là gì. Vì vậy ngay dưới đây chúng tôi sẽ lý giải nguồn gốc cách viết “độc đáo” nửa Anh nửa Việt của 2 từ này để các bạn tham khảo. 

  • Cách viết “pềct” và “rếpct” thực chất là “sản phẩm” lỗi của “bộ gõ tiếng Việt Telex”. Khi viết “perfect và respect” không tắt bộ gõ này sẽ dẫn đến việc viết sai thành “Pềct và Rếpct ”. Do có quá nhiều người gõ sai như vậy dẫn đến cách viết “Pềct và Rếpct” dần trở nên quen thuộc và phổ biến.
  •  “Pềct” và “rếpct” trở nên phổ biến còn vì nhiều người cảm thấy việc sửa lại chính tả cho đúng khi gõ 2 từ này tương đối “phiền phức”. Nếu viết “Pềct” và “rếpct” bạn bè và mọi người vẫn hiểu được thì không có lý do gì cố chấp phải sửa lại.
“Pềct” và “rếpct” bắt nguồn từ đâu?
“Pềct” và “rếpct” bắt nguồn từ đâu?

Cách sử dụng từ pềct và rếpct hợp lý

Trong phần này của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về cách sử dụng “pềct” và “rếpct” để các bạn tham khảo

Những trường hợp được sử dụng

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì “pềct và rếpct” phù hợp để dùng khi nhắn tin với bạn bè, viết cap hoặc bình luận trên mạng xã hội. Dưới đây là một vài ví dụ để bạn hiểu rõ hơn.

  • Khi bạn của bạn nhắn tin “ mày thấy tao mặc cái váy này thế nào?”. Bạn có thể nhắn lại là “Pềct mày ơi”.
  • Khi thấy một tấm ảnh bạn mình mới đăng rất đẹp bạn có thể bình luận “Pềct” để khen. 
  • Khi nhận được tin nhắn “kỳ này tao được học bổng đấy, tối ăn gì tao bao”. Bạn có thể nhắn “Rếpct” để bày tỏ sự sùng bái. 
Sử dụng khi nhắn tin với bạn bè
Sử dụng khi nhắn tin với bạn bè

Những trường hợp không được sử dụng

Vì  “pềct và rếpct” là cách viết sai chính tả của 2 từ tiếng Anh lần lượt là “perfect và respect” nên chúng ta không sử dụng cách viết này trong các trường hợp sau: 

  • Tuyệt đối không sử dụng “pềct và rếpct” khi nói chuyện với những người lớn tuổi, cấp trên của mình. Bởi điều này dễ khiến người nhận được tin nhắn hiểu là bạn đang cố ý viết sai chính tả để thể hiện thái độ không tôn trọng họ.
  • Không phải ai cũng hiểu nghĩa của “pềct và rếpct” vì thế bạn không nên sử dụng chúng trong tin nhắn, văn bản mang tính chất thông báo hoặc các văn bản hành chính. Điều này rất dễ gây ra những sự hiểu lầm cho người đọc, đồng thời làm mất đi tính nghiêm túc của văn bản. Ngoài ra nó còn kiến bạn bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp khi làm việc.
Không sử dụng “pềct và rếpct” cho các văn bản trong công việc
Không sử dụng “pềct và rếpct” cho các văn bản trong công việc

Xem thêm: Một số từ gen Z hay sử dụng khác

Ngoài “pềct và rếpct” các bạn trẻ thế hệ gen Z còn sáng tạo ra rất nhiều từ “độc lạ”. Dưới đây chúng tôi sẽ giải thích nghĩa của một số “từ vựng mới của genZ” để khi vô tình bắt gặp một đoạn hội thoại hay một chiếc comment dạo của một gen Z nào đó bạn sẽ không bị “hoang mang”. 

  • Cpink: Từ này có nghĩa là “chồng”, bởi vì Cpink = C + Pink = C + hồng = Chồng. 
  • Gét gô: Đây thực chất là cách phát âm sai của từ “let’s go” trong tiếng Anh, có nghĩa là “đi nào”, “mau lên”, “đi thôi”, “làm thôi nào”. 
  • Chằm Zn: từ này có nghĩa là “trầm cảm”. Bởi chằm = trằm và  ZN = Kẽm => Chằm Zn = Trằm Kẽm = Trầm Cảm. 
  • Lemỏn: Từ này có nghĩa là “chảnh”. Bởi lemon là từ tiếng Anh có nghĩa là “chanh”,  khi “lemon” cộng thêm dấu hỏi sẽ thành “chảnh”. 
  • Fishu: Có nghĩa là “cáu” do fishu được cấu thành bởi “fish” (cá) và chữ “u”. Cụ thể fish + u = Cá + u = Cáu.
  • Bigc: Nghe qua nhiều người sẽ nghĩ đây là tên một siêu thị nổi tiếng trong quá khứ nhưng không phải vậy. Với các bạn gen Z từ này có nghĩa là “bực”. Bởi  big + c = bự + c = bực 

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn là bạn đã có thể nắm rõ được ý nghĩa “Pềct là gì”, “Rếpct là gì” rồi phải không? Đồng thời chúng ta cũng thấy rõ được rằng ngôn ngữ của giới trẻ genZ thật là thú vị, sáng tạo và bá đạo. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp các bạn có thể hiểu thêm về những thuật ngữ độc đáo của Gen Z.

“Chằm Zn” là gì? Làm sao để không “chằm Zn”?

Các bạn trẻ genZ ngày càng sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới, “chằm zn” là một trong số đó. Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp từ này trên khắp các trang mạng xã hội. Vậy chằm Zn là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu nghĩa của từ này cũng như cách để không bị “chằm Zn” nhé. 

Giải đáp Chằm Zn là gì
Giải đáp “Chằm Zn” có nghĩa là gì?

Chằm Zn là gì?

“Chằm Zn” chính là “trầm cảm”. Chúng ta có thể lý giải cho cách viết này như sau: Chằm Zn = Chằm kẽm = Trần cảm. 

Trong đó: 

  • Chằm = Trầm (“chằm” là cách nói trại đi của từ “trầm”)
  • Zn = Kẽm (Zn là ký hiệu hóa học của nguyên tố kẽm; “kẽm” là cách nói trại đi của từ “cảm”)

=> Như vậy “Chằm Zn” hay “chằm kẽm” có nghĩa là “trầm cảm”. Đây là cách các bạn trẻ nói về cảm xúc bất lực, buồn bã, mệt mỏi của mình một cách nhẹ nhàng và hài hước. 

Nguồn gốc và cách dùng của từ “Chằm Zn”

Theo thông tin được chúng tôi tổng hợp lại thì từ “chằm Z” xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Facebook vào ngày 06/02/2021. Bài đăng xuất hiện ở trang “hội những người lười Việt Nam” với nội dung là “ Con chằm Zn lắm, còn chằm Zn lắm mẹ à”. Sau khi bài viết được đăng tải đã nhận được sự chú ý của nhiều bạn trẻ. 

Nguồn gốc của từ chằm Zn xuất phát từ một bài đăng trên Facebook
Nguồn gốc của từ chằm Zn xuất phát từ một bài đăng trên Facebook

Kể từ đó từ “chằm Zn” được nhiều bạn trẻ dùng để nói về sự âu lo, mệt mỏi của mình. Bởi khi dùng từ “chằm Zn” trong các bài đăng sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng và ít nghiêm trọng hơn so với việc sử dụng từ “trầm cảm”. 

Tuy nhiên, từ “chằm Zn” chỉ nên sử dụng khi nhắn tin với bạn bè và đăng tải với mục đích giải trí trên mạng xã hội. Các bạn không nên sử dụng từ này với người lớn hoặc trong môi trường công việc. 

Tại sao “chằm Zn” lại phổ biến ở genZ?

Dựa theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy đa số bạn trẻ thuộc thế hệ gen Z đều từng trải qua sự khủng hoảng vì tâm trí ngập tràn căng thẳng và lo âu. Nhiều các chuyên gia tâm lý nhận định rằng gen Z thực chất đang phải đối mặt với sự căng thẳng nhiều hơn các thế hệ trước. Bởi các lý do tiêu biểu như sau: 

Lý do “chăm Zn” phổ biến ở genZ
Lý do “chăm Zn” phổ biến ở genZ

Luôn sống trong sự kỳ vọng

Nhìn bề ngoài chúng ta có thể thấy những bạn trẻ ngày hôm nay sung sướng và có ít lý do để căng thẳng hơn các thế hệ trước. Tuy nhiên thực tế thì Gen Z bị vây quanh bởi áp lực rất lớn về học tập, công việc và sự thành công. Bởi quan niệm “thời bố mẹ, anh chị đi trước không có điều kiện như bây giờ vẫn thành công; bây giờ được sống trong điều kiện tốt hơn không có lý do gì lại không thành công”.

Áp lực từ mạng xã hội

Việc “chằm Zn” ở các bạn trẻ trở nên phổ biến còn xuất phát từ việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Theo tiến sĩ Brian Primack, những người dành quá nhiều thời gian để lướt mạng xã hội thường có xu hướng so sánh bản thân với người khác. Áp trước những hình ảnh đẹp đẽ, hào nhoáng của người khác trên mạng xã hội và số lượng lượt thích và bình luận là rất lớn. Điều này khiến cho người trẻ đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý, nổi bật nhất là chứng rối loạn lo âu. 

Áp lực đến từ mạng xã hội là rất lớn
Áp lực đến từ mạng xã hội là rất lớn

Sự không chắc chắn về tương lai

Chưa bao giờ xu thế kinh tế thị trường lại có nhiều biến động và khó đoán như hiện nay. Điều này khiến nhiều bạn trẻ mang tâm lý sợ hãi khi nghĩ về tương lai. Đặc biệt là nỗi lo sự phát triển của công nghệ, trí tuệ nhân tạo AI ngày càng phát triển và có thể thay thế con người làm việc trong nhiều lĩnh vực. Để không bị thay thế các bạn trẻ cần học tập, phát triển bản thân không ngừng nghỉ. 

Làm sao để không bị chằm Zn?

Hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể quản lý cảm xúc căng thẳng lo âu. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa việc rơi vào trạng thái “chằm Zn” bạn có thể áp dụng

Tập thể dục mỗi ngày

Việc tập thể dục mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn tốt cho cả sức khỏe tinh thần. Theo Mayo Clinic (trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Hoa Kỳ) việc tập thể dục có tác dụng ngăn ngừa chằm Zn là gì bởi: 

  • Vận động sẽ làm tăng nhiệt độ của cơ thể và làm dịu đi hệ thần kinh trung ương. 
  • Khi tập thể dục cơ thể của con người sẽ giải phóng ra hóa chất gọi là endorphin (hormone hạnh phúc). Các Endorphin này có tác dụng tương tự như thuốc giảm đau và thuốc an thần. Bên cạnh đó chúng còn có công dụng giúp kích hoạt cảm giác tích cực trong cơ thể, tương tự như morphin.
Tập thể dục để giảm nguy cơ “chằm Zn”
Tập thể dục để giảm nguy cơ “chằm Zn”

Tất cả các hình thức tập thể dục (vận động) đều có thể giúp ngăn ngừa, điều trị chứng trầm cảm nếu như bạn thực hiện thường xuyên. Do đó để duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể và tinh thần các bạn. 

Cắt giảm thời gian lên mạng xã hội

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc dành nhiều thời gian để lướt các trang mạng xã hội góp phần làm tăng nguy cơ mắc “chằm Zn”. Các chuyên đã thực hiện gia khảo sát khoảng 1.000 người từ 18 – 30 tuổi và nhận thấy những người dùng mạng xã hội từ 3, 5 – 5 giờ trên ngày có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn gấp 2 lần so với những người dùng mạng xã hội ít hơn 2 giờ/ngày. 

Hạn chế sử dụng mạng xã hội giúp làm giảm nguy cơ mắc “chằm Zn”
Áp lực đến từ mạng xã hội là rất lớn

Dưới đây là một số cách để bạn hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội của mình: 

  • Cài đặt các ứng dụng theo dõi và nhắc nhở thời gian sử dụng mạng xã hội để hạn chế việc sử dụng chúng quá nhiều trong ngày. 
  • Sử dụng Block Site (một tiện ích mở rộng trên trình duyệt Chrome/Cốc Cốc) để dùng chặn hoặc hạn chế thời gian truy cập vào các trang web mạng xã hội. 
  • Đặt ra thời gian sử dụng mạng xã hội cho mình, chưa đến thời gian đó tuyệt đối không truy cập vào mạng xã hội. 
  • Tắt thông báo của mạng xã hội trên điện thoại và máy tính để chúng không làm phân tâm sự tập trung của bạn.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc “chằm Zn”. Cụ thể như sau: 

Cần có chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất
Cần có chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất
  • Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là một trong những thói quen giúp ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả. Bởi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái gắt gỏng, khó chịu và không thể tập trung vào học tập hay làm việc. 
  • Lựa chọn thực phẩm và xây dựng chế độ ăn khoa học: Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Để duy trì một tinh thần thoải mái, cơ thể luôn tràn đầy năng lượng bạn cần đảm bảo cơ thể được nạp đủ chất dinh dưỡng từ những những thực phẩm sạch. 

Tránh xa những người khiến bạn cảm thấy tồi tệ

Tất cả chúng ta chắc hẳn ai cũng đã gặp người khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ về bản thân. Họ có thể bắt nạt công khai và trực tiếp, cũng có thể thực hiện một cách khéo léo hạ thấp chúng ta. Bất kể tình huống cụ thể như thế nào, thì bằng mọi cách bạn cần phải tránh xa những người đó để bảo vệ cảm xúc của mình. Một nghiên cứu diễn ra vào năm 2012 cho thấy, tương tác với những người tiêu cực thường xuyên sẽ khiến chúng ta dễ bị trầm cảm hơn.

Tránh xa những người khiến bạn mặc cảm và tự ti
Tránh xa những người khiến bạn mặc cảm và tự ti

Để tránh bị ảnh hưởng bởi những người khiến bạn cảm thấy bản thân tồi tệ, bạn nên:

  • Hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với những đối tượng thường xuyên chê bai, xem thường bạn.
  • Loại bỏ những người lợi dụng bạn ra khỏi cuộc sống càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế nói chuyện với những người tiêu cực vì năng lượng tiêu cực, chán trường của họ có thể lây sang bạn.
  • Tránh xa những người hay nói xấu về người khác với bạn. Bởi họ có khả năng làm điều tương tự với bạn. 

Lập kế hoạch cho bản thân

Việc không có mục tiêu, hoang mang về tương lai cũng là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào “chằm Zn”. Do đó xác định mục tiêu và lập ra cho mình một kế hoạch chi tiết là điều rất cần thiết. Các bạn có thể lập kế hoạch theo ngày, tuần, tháng… và thực hiện chúng.

Kết luận

Như vậy chúng ta có thể thấy “chằm Zn” (chằm kẽm) có nghĩa là “trầm cảm”. Từ này hiện nay được các bạn gen Z sử dụng để nói về sự mệt mỏi, căng thẳng và áp lực của mình một cách nhẹ nhàng và hài hước. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ chằm Zn là gì? Cách sử dụng như thế nào cũng như làm sao để không rơi vào “chằm Zn”?