Rate this post

Từng được coi là “vô bổ” giờ đây thể thao điện tử đã được công nhận là một hạng mục thi đấu tại SEAgame, mang về niềm vinh quang cho quốc gia. Với sức “hot” không hề thua kém bất kỳ hạng mục thi đấu nào, thể thao điện tử sở hữu cho mình số lượng lớn người hâm mộ, theo dõi. Vậy chính xác thể thao điện tử là gì? Các giải thể thao điện tử đang được tổ chức như thế nào?

thể thao điện tử

Bạn hiểu thể thao điện tử là gì?

Contents

Thể thao điện tử là gì?

Thể thao điện tử hay Electronic Sport (Esport) hiện đang là từ khóa “hot” nhận về vô số lượt tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu, thay vì thi đấu cạnh tranh trên các sàn đấu thực, người chơi thể thao điện tử sẽ thực hiện so tài trong các trò chơi điện tử. Đặc biệt dù là thế giới ảo song các trận đấu luôn thu hút số lượng lớn người theo dõi bởi sự gay cấn, hấp dẫn.

Đặc điểm của thể thao điện tử

Trong thể thao điện tử, những người chơi sẽ thực hiện thi đấu so tài để tìm ra người chiến thắng. Điểm đặc biệt của loại hình này chính là các trò chơi đều được vận hành chủ yếu qua các trò chơi trên các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính. Để giành được chiến thắng người chơi sẽ thao tác với điện thoại hoặc bàn phím và chuột dựa trên các kỹ năng của mình.

Môi trường thi đấu của thể thao điện tử chính là không gian ảo. Không gian này sẽ được thiết kế riêng cho từng trò chơi. Phần lớn những trò chơi được đem vào các giải đấu thể thao điện tử thường là game chiến đấu, nhập vai, có yêu cầu cao về tính chiến lược, đồng đội. Tất cả người chơi sẽ có xuất phát điểm ban đầu giống hệt nhau để đảm bảo tính công bằng.

Sự khác biệt của thể thao điện tử với các bộ môn thi đấu khác

Nhắc đến “thể thao” mọi người thường nghĩ ngay đến các trò chơi vận động. Tuy nhiên thể thao điện tử lại là một loại hình khá mới mẻ và vô cùng thú vị. Cụ thể thay vì diễn ra trong những sân đấu tiêu chuẩn, các giải đấu Esports được tổ chức trong các hội trường thi đấu với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử.

Esport tại SEA Game

Thể thao điện tử được đưa vào thi đấu tại SEA Game

Tại đây người chơi sẽ được nhập vai vào nhân vật trong game và chiến đấu với nhau. Bên cạnh sức mạnh và sự khéo léo như các môn thể thao khác để chiến thắng trong các giải đấu Esports, người chơi cần có kỹ năng chơi game cùng sự nhanh nhạy trong cách tương tác với chuột, bàn phím hay màn hình điện thoại. Đặc biệt với các trò chơi theo đội nhóm tinh thần đồng đội, tính chiến thuật và lòng tin với những người bạn cũng là một trong những yếu tố then chốt để làm nên thành công.

Các cột mốc phát triển của thể thao điện tử – Esports

Cũng như bất kỳ các bộ môn thể thao khác, chặng đường phát triển và được mọi người biết đến, yêu thích đều phải trải qua rất nhiều các giai đoạn. Với thể thao điện tử cũng vậy. Trước khi thành công như ngày hôm nay, những người chơi thể thao điện tử trước kia đều được quy chụp là nghiện game, không có tiền đồ. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu về các cột mốc phát triển của thể thao điện tử nhé!

Giai đoạn hình thành

Giải đấu Esports đầu tiên được tổ chức vào tháng 10/1972 với tên gọi là Space Esport tại một trường đại học có tiếng của Mỹ. Các thành viên tham gia chính là những sinh viên của trường với phần thưởng khá hấp dẫn là một năm đọc tạp chí Rolling Stone hoàn toàn miễn phí. Có lẽ vì phần thường nên đã có rất nhiều sinh viên ghi danh để thử vận may.

thể thao điện tử

Esports có sức hấp dẫn cực lớn

Tiếp đó vào năm 1980, một cuộc thi khác có tên gọi là Space Invaders Championship cũng được tổ chức tại Hoa Kỳ với hơn 10.000 người tham gia. Thành công ở những lần đầu, các giải đấu game sau đó luôn nhận về rất nhiều sự chú ý của mọi người, đặc biệt là các tín đồ yêu game. Đến năm 1981 – Khoảng 1 năm sau trào lưu thi đấu cờ bạc, Twing Galaxies chính thức được hình thành, xóa bỏ khoảng cách giữa điện tử và các giải đấu mang tính chuyên nghiệp.

Tuy nhiên phải đến năm 1983 thì các đội thi đấu Esports chuyên nghiệp mới thật sự được thành lập. Kể từ đó số lượng và quy mô các giải đấu cũng được “nâng cấp” hơn rõ rệt. Đây cũng là tiền đề để những người chơi chuyên nghiệp Pro Player được mọi người công nhận.

Giai đoạn phát triển

Thể thao điện tử chính thức bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ khoảng năm 1990. Nhất là khi internet ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực. Cùng với đó là rất nhiều các tựa game đình đám được cho ra mắt thu hút số lượng người chơi vô cùng lớn. Chỉ trong một thời gian ngắn, Esports đã đạt được tốc độ phát triển như vũ bão.

Quy mô lớn của các giải đấu

Nhiều giải đấu thể thao điện tử đã được tổ chức

Ở giai đoạn này các trò chơi nhập vai, huấn luyện và chiến đấu ngày càng được phát triển. Phần lớn các tựa game chủ yếu đều được triển khai theo hình thức trực tuyến, các game thủ từ khắp nơi đều có thể chơi game cùng nhau, tạo đội và chiến đấu. Tất cả những thay đổi này đều được cộng đồng người chơi đón nhận vô cùng tốt, mang lại trải nghiệm chơi game vô cùng thú vị. Hơn nữa không chỉ phát triển về cộng đồng người chơi và các tựa game, các giải đấu thể thao điện tử ở giai đoạn này cũng được tổ chức thường xuyên hơn với quy mô cùng giải thưởng được “nâng cấp” thấy rõ.

Giai đoạn Esports thăng hoa

Kể từ khi những dòng game Moba chính thức được ra mắt cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự “thăng hoa” trong quá trình phát triển của thể thao điện tử. 2 cái tên sáng giá nhất phải kể đến là Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2. Thừa thắng xông lên, thị trường game Moba nói riêng game online nói chung ngày càng được đầu tư và đẩy mạnh phát triển.

Thời điểm này các giải đấu lớn tiếp tục được tổ chức vừa để thu hút người chơi mới vừa tạo sân chơi cho cộng đồng người chơi cũ. Thêm nữa các trận đấu lớn cũng được livestream để khán giả có thể dễ dàng theo dõi, ủng hộ đội tuyển mà mình yêu thích.

Lượt xem cao tại các giải đấu

Số lượt người xem cực khủng trong các giải đấu

Khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2019 cũng là một cột mốc quan trọng đối với chặng đường phát triển của thể thao điện tử nói chung, thể thao điện tử Việt Nam nói riêng. Tiêu điểm chắc chắn phải kể đến rất nhiều những giải thưởng danh giá từ SEAgame cùng các giải đấu được tổ chức với quy mô lớn, chuyên nghiệp, giao đấu quốc tế,… Ngoài ra khoảng thời gian dịch bệnh, nền thể thao điện tử cũng có thêm cho mình số lượng người chơi mới khá đông góp phần tạo nên cộng đồng game thủ lớn mạnh.

Điểm danh những “bộ môn” Esports thành công nhất hiện nay

Được biết đến như một “sản phẩm tất yếu” của cải cách công nghệ 4.0, thể thao điện tử đã và đang trở thành một phần của đại chúng. Không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi đây cũng là nghề nghiệp, niềm đam mê của rất nhiều các bạn trẻ. Vậy những tựa game nào góp phần tạo nên sự nổi tiếng và lớn mạnh của thể thao điện tử?

Liên Minh Huyền Thoại

Liên Minh Huyền Thoại hay LOL là tựa game Moba đối kháng vô cùng nổi tiếng với cộng đồng người chơi đứng top nhất nhì bảng xếp hạng. Sức hấp dẫn của trò chơi này có lẽ đến từ đồ họa cùng âm thanh siêu đỉnh cùng chiến thuật hấp dẫn của người chơi. Cụ thể bối cảnh game được chia làm 3 đường với các trụ máu. Đội nào phá được trụ chính của đối phương sẽ giành được thắng lợi. Để làm được điều đó ngoài kỹ thuật cá nhân thì game thủ cũng cần biết cách phối hợp với đồng đội, hỗ trợ nhau khi giao chiến. Tương ứng với mỗi lượt thắng bạn sẽ nhận được một sao thăng hạng đổi lại sẽ bị mất sao khi thua trận.

Bộ môn Liên Minh Huyền Thoại

Liên Minh Huyền Thoại

Liên Minh Huyền Thoại hiện đang được tổ chức với các giải đấu lớn như ALL, MSI hay chung kết thế giới định kỳ mỗi năm một lần. Tại giải đấu Chung kết thế giới 2020, LOL thu hút hơn 3,9 triệu lượt xem trực tiếp với hơn 45 giải đấu trên toàn thế giới, tổng tiền thưởng hơn 207 tỷ VNĐ. Hình thức phổ biến nhất là đấu đối kháng 5v5, ngoài ra người chơi cũng có thể lựa chọn nhiều chế độ chơi khác như 1v1, 2v2,…

CSGO

Nếu là một tín đồ của game bắn súng nhập vai chắc chắn bạn sẽ khó có thể thoát khỏi “sức hấp dẫn” của CS:GO. Dưới góc nhìn thứ nhất, tựa game này đem đến cho người chơi cảm giác vô cùng chân thật, tựa như được đồng hành sinh tử cùng các anh em sông pha chiến trường. Mang tính kết nối cộng đồng thông qua stream, những trận đấu súng kịch tính trong CSGO vẫn luôn thu về lượng người xem và người chơi khổng lồ.

Dù đã được ra mắt trên thị trường khá nhiều năm song CSGO vẫn giữ vững phong độ là một trong các tựa game ăn khách nhất ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt cũng có không ít các giải đấu CSGO với nhiều quy mô từ nhỏ đến lớn được tổ chức nhằm tạo ra sân chơi và khích lệ anh em yêu game. Tính đến nay, tựa game này đang thống trị FPS với hơn 354 triệu giờ xem cùng tổng giá trị giải thưởng hơn 401 tỷ đồng. Trong đó giải đấu được mong đợi và tương tác nhiều nhất là IEM Katowice Major với hơn 1,2 triệu người theo dõi.

Game bắn súng CSGO

Game bắn súng CSGO

PUBG Mobile

Nếu như CSGO là tựa game bắn súng đình đám trên PC thì PUBG Mobile chính là phiên bản chuyển thể hoàn hảo cho điện thoại. Không hề thua kém “đàn anh” PUBG cũng đang có cho mình tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ với cộng đồng người chơi siêu lớn, đa phần đều là các bạn trẻ yêu thích hành động, mạo hiểm.

Theo các số liệu được thống kê, PUBG cũng là một trong top những game online trong nhiều bảng xếp hạng. Với những cải tiến không ngừng về hình ảnh cùng đồ họa, tựa game này vẫn luôn được lòng anh em nhờ những trải nghiệm bắn súng cực hấp dẫn.

Để nâng độ phủ sóng cùng nổi tiếng, có không ít các giải đấu PUBG đang được tổ chức trên nhiều nền tảng. Đồng thời quy mô và giải thưởng được ghi nhận cũng không thua kém các dòng game cho PC. Theo ghi nhận: Năm 2021 tổng giải thưởng của các giải đấu PUBG dao động khoảng hơn 14 triệu USD.

Fortnite

Fortnite là tựa game mang đậm phong cách sinh tồn khiến nhiều người mê mẩn đến “quên ăn quên ngủ”. Để chiến thắng chung cuộc, người chơi cần trở thành người cuối cùng sống sót trong trận đấu. Với sự kịch tính cao, bạn không chỉ phải đấu tranh với kẻ thù là những người chơi khác đang ẩn nấp ở bất cứ góc khuất nào trong game mà còn phải chạy bo bởi càng về cuối vòng bo sẽ càng thu nhỏ lại.

Chinh phục Fortnite

Chinh phục Fortnite

Không chỉ sở hữu cộng đồng người chơi khổng lồ mà các giải đấu Fortnite cũng được tổ chức vô cùng hoành tráng cả về quy mô và giải thưởng. Điển hình như giải đấu Fortnite World Cup 2019 đã ghi nhận hơn 2.3 triệu người xem khi livestream trực tuyến. Tính đến hiện tại Fortnite đã được tổ chức hơn 22 giải đấu với tổng tiền thưởng đạt ngưỡng 64.338.000 USD.

Dota 2

Nhắc đến các tựa game đình đám trong làng thể thao điện tử chắc chắn sẽ không thể không đề cập đến Dota 2. Phải khẳng định rằng đây là một trong những tựa game siêu hay “đưa” nhiều anh em dấn thân vào thế giới Esports.

Trong trò chơi này sẽ được phân đội theo vai trò, người chơi đảm nhận từng vai trò, kết hợp với nhau để chiến thắng. Đây là một tựa game đòi hỏi cao về tính chiến thuật và đoàn kết. Vì vậy để chiến thắng ngoài kỹ năng của bản thân, chắc chắn không thể thiếu những người đồng đội cùng hợp tác chiến đấu.

Dota 2 với sức hấp dẫn “điên đảo”

Dota 2 với sức hấp dẫn “điên đảo”

Theo các số liệu thống kê, Dota 2 cũng là một trong những tựa game được đầu tư “mạnh tay” cho các giải đấu. Tương ứng với hơn 24 giải đấu, tổng giải thưởng ước tính khoảng hơn 46.150.000 USD (1,069 tỷ VND). Trong đó The International là giải đấu được xem nhiều nhất với hơn 2 triệu lượt xem.

Phân tích những ưu và nhược điểm của thể thao điện tử

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về ưu và nhược điểm của thể thao điện tử. Bởi ngay từ xuất phát điểm nhiều người chỉ coi đó là những trò chơi giải trí thậm chí là tốn tiền nạp game. Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng lớn mạnh, chúng ta khó có thể phủ nhận về nhiều ưu điểm của thể thao điện tử. Ví dụ như:

Ưu điểm

Thể thao điện tử mang đến rất nhiều ưu điểm cho cả tuyển thủ chơi game, người hâm mộ cũng như các đơn vị đầu tư. Cụ thể:

  • Đối với tuyển thủ

Để trở thành tuyển thủ game, người chơi luôn được rèn luyện khả năng phản xạ và ứng phó nhanh nhẹn trong mọi tình huống. Hơn nữa đây cũng là một ngành nghề hot mang đến thu nhập khủng cho những tuyển thủ có tài năng. Không chỉ vậy mục tiêu giải trí, thư giãn vẫn luôn là lý do khiến nhiều game thủ lựa chọn đồng hành với thể thao điện tử.

Game thủ đấu giải Esports

Game thủ đấu giải Esports

  • Đối với khán giả

Tương tự như những bộ môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền hay cầu lông, bóng bàn, các tựa game Esports cũng mang đến cho người xem cảm giác hưng phấn và hồi hộp khi theo dõi giải đấu. Đồng thời đây cũng là đam mê, nguồn động lực giúp nhiều người tự tin hơn trên con đường chinh phục mơ ước cuộc đời.

  • Đối với nhà kinh doanh

Sức hấp dẫn và độ hot của thể thao điện tử vẫn luôn mang đến nhiều lợi ích thương mại cho các nhà đầu tư. Không chỉ về hình ảnh, quảng cáo mà còn cả kinh doanh vật phẩm, quần áo hay đồ lưu niệm,…

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm được kể trên, thể thao điện tử cũng được nhắc đến với nhiều hạn chế như:

  • Việc thi đấu liên tục, tập luyện cường độ cao có thể gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe cho các game thủ chuyên nghiệp. Điển hình nhất là các bệnh về mắt, cột sống, dạ dày. Hơn nữa “tuổi nghề” của bộ môn này cũng không cao và ổn định như nhiều ngành nghề khác.

Thể thao điện tử còn nhiều hạn chế

Thể thao điện tử còn nhiều hạn chế

  • Khán giả của thể thao điện tử phần lớn đều là các bạn trẻ. Vì vậy việc “sa đà” quá nhiều vào các ván game có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Thậm chí nhiều bạn có thể bị nhầm lẫn với nghiện game mà bỏ bê cuộc sống.

Giải đáp một số câu hỏi về thể thao điện tử

Là một chủ đề chưa bao giờ hết “hot” có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh về thể thao điện tử. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai, dưới đây là một vài thông tin gửi tới bạn!

Thể thao điện tử Việt Nam có phát triển không?

Cách đây một vài năm, thể thao điện tử là khái niệm còn rất mơ hồ tại Việt Nam. Thậm chí nó còn phải chịu nhiều định kiến như nghiện game, vô bổ,… Tuy nhiên bằng chính những nỗ lực, đam mê cùng sự kiên trì, ngày nay ESports đã dần được nhìn nhận chính xác hơn đồng thời các giải đấu cũng được đầu tư bài bản và quy mô hơn.

Thể thao điện tử tại Việt Nam

Giải đấu Liên Quân tại Việt Nam

Sau khi được đánh giá một cách khách quan hơn, ngành thể thao điện tử tại Việt Nam đã và đang được đầu tư hơn cả về chất lượng tuyển thủ và kỹ năng. Điều này được chứng minh thông qua rất nhiều các giải thưởng lớn trên trường quốc tế. Điển hình là 4 HCV và 3 HCB trong kỳ SEA Games 31. Đây được hứa hẹn chỉ là một trong nhiều cột mốc phát triển của ngành thể thao điện tử của Việt Nam trong tương lai.

Vì sao Esports được công nhận là bộ môn thể thao thế hệ mới tại SEA Games?

Từng có rất nhiều tranh cãi về thể thao điện trong các hạng mục thi tài tại SEA Game. Thậm chí nó còn được coi là một môn thể thao thế hệ mới bởi các đặc điểm sau:

  • Được triển khai và thi đấu trên các thiết bị điện tử, Esports mang đậm  chất công nghệ. Gần như tất cả các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) hay thực tế ảo (AR), (VR) đều được ứng dụng trong các giải đấu để đem đến sự chuyên nghiệp cùng trải nghiệm tốt nhất cho cộng đồng người yêu game.

ứng dụng công nghệ trong thể thao điện tử

Nhiều công nghệ hiện đại được ứng dụng

  • Sự phát triển của thể thao điện tử đem đến cơ hội phát triển của rất nhiều các ngành nghề từ sáng tạo, huấn luyện viên, tuyển thủ, truyền thông cùng các vai trò hậu cần trong tổ chức giải đấu và sự kiện,…
  • Bộ môn này đặc biệt đề cao kỹ thuật, tính chiến thuật và sự am hiểu trong chiến đấu và trò chơi. Hơn hết phải nhắc đến tinh thần đồng đội khi tham gia thi đấu.

Game thủ chuyên nghiệp có được coi là một nghề?

Thực tế với tốc độ phát triển mạnh mẽ, thể thao điện tử đã trở thành một nghề một nền công nghiệp trên thế giới. Thực tế đã chứng minh game thủ chuyên nghiệp không chỉ là một nghề mà còn là “nghề hái ra tiền”. Đây cũng là một trong những nghề hot được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên để “vừa chơi game vừa kiếm được tiền” bạn chắc chắn phải có bản lĩnh và kỹ năng.

Vinh quang là vậy song cũng như nhiều ngành nghề khác, game thủ chuyên nghiệp cũng còn tồn tại nhiều bất cập. Điển hình như có rất nhiều người chưa công nhận game thủ là một nghề chính thống. Dưới con mắt của nhiều người họ vẫn cho rằng đây là một nghề nghiệp không ổn định và không có tương lai. Đó là lý do nhiều bạn trẻ dù có đam mê vẫn bị bố mẹ, gia đình ngăn cập theo nghiệp game thủ.

Thu nhập của VDV thể thao điện tử

Game thủ là một nghề hot với thu nhập siêu khủng

Thu nhập của người chơi thể thao điện tử cao không?

Thu nhập của một tuyển thủ chuyên nghiệp chia thành nhiều mức độ. Đối với những tuyển thủ tầm trung thì mức lương sẽ nhỉnh hơn đi làm văn phòng một chút. Tuy nhiên, đối với

Thu nhập khủng là điều không cần bàn cãi với các game thủ chuyên nghiệp. Là một người có kỹ năng và niềm đam mê, ngoài lương hàng tháng sau mỗi giải đấu bạn có thể kiếm về cho mình một khoản thù lao khổng lồ. Thậm chí những công việc mang tính “ổn định” phải mất tới vài năm để đạt được nó. Ngoài ra khi đã có danh tiếng, các game thủ chuyên nghiệp cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách nhận quảng cáo, phát triển thương hiệu cá nhân,…

Phát triển thần tốc với số lượng lớn các tựa game cùng cộng đồng người chơi khủng, thể thao điện tử đã không còn quá xa lạ với mọi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về thể thao điện tử cùng  các game Esports nổi tiếng cũng như các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp này. Mong rằng có thể đưa đến cho bạn nguồn tham khảo hữu ích!

Website đang chạy thử nghiệm