Trong thời gian vừa qua, mạng xã hội được dịp rầm rộ với bộ phim Việt Nam trong đầu năm 2000 “Phía trước là bầu trời”. Nhân vật nổi bật hơn cả và tạo tiếng vang đến tận ngày nay đó chính là chị Nguyệt “thảo mai”. Vậy “thảo mai là gì?” Người thảo mai có đặc điểm ra sao? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc dưới bài viết này! 

Thảo mai nghĩa là gì? 

Trong từ điển tiếng Việt, “thảo mai” là từ không có nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế thì thảo mai lại sở hữu đa dạng các sắc thái ý nghĩa như sau: 

Xét về bản chất

“Thảo mai” được hiểu theo 2 nghĩa:

Thảo mai nghĩa là gì?
  • Thứ nhất, đây là cụm từ để chỉ một người phụ nữ thường hay nói một đằng nhưng lại làm một nẻo. Nói đúng ra, thì kiểu người này thực chất không có tính trung thực. Bên ngoài thì “cười cười nói nói” nhưng bên trong lại có các suy nghĩ đen tối và dã tâm hại người khác. “Thảo mai” có nghĩa tương đương với từ “giả tạo”, nhưng được sử dụng phổ biến hơn bởi sự nhẹ nhàng nhưng thâm thúy. 
  • Thứ hai, “thảo mai” được hiểu là sự khéo léo và khôn ngoan trong cách giao tiếp, trò chuyện cũng như ứng xử với mọi người xung quanh. Nó được xem là lối hành xử tinh tế, thấu đáo và được lòng tất cả mọi người. 

Trong lĩnh vực y học

Thảo mai là một loại quả bên ngoài vỏ màu đỏ, nhiều nước, có vị chua ngọt và không có hạt bên trong. Đây là quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng như một vị thuốc trong Đông Y. Nó có tác dụng điều trị chứng táo bón, thiếu máu do khí hư, ho lâu dài,…

Thảo mai là tên gọi của một loại quả chữa bệnh

Nguồn gốc của từ thảo mai

Trong tiếng Hán, “thảo” nghĩa là một loại cây có hình dáng nhỏ bé và mềm yếu. Ngoài ra, trong vài trường hợp cụ thể thì “thảo” được dùng với nghĩa là bàn bạc, hội thảo. Còn từ “mai” là sự chuyển đổi của thời gian từ đêm sang ngày, đó là sự thay đổi và chuyển dịch giữa trời và đất. 

Do đó, khi ghép hai từ với nhau thì “thảo mai” chính là những câu chuyện kỳ lạ và chứa tính thật giả lẫn lộn. Khi phát ngôn ra câu chuyện ấy, người nghe sẽ có sự hoài nghi và đôi lúc còn tỏ ra khó chịu. 

Mọi lời nói của “thảo mai” sẽ bị nghi ngờ bởi mức độ an toàn

Tuy nhiên, khi xét trong ca dao tục ngữ Việt Nam thì nguồn gốc của “thảo mai” được mọi người nói rằng là cụm từ để chỉ cô gái xuất hiện trong ca dao xưa: “Thảo mai rao bán chỉ vàng, vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh”. Ý nghĩa của câu ca dao này nhằm châm biếm người thiếu tính trung thực trong mọi lời nói và hành động của bản thân. Nói cho dễ hiểu, thảo mai để ám chỉ người giả tạo và khả năng lật lọng siêu việt. 

=> Xem thêm: Mang chủng là gì? Lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của mang chủng

Mách bạn cách đọc “thảo mai” ở một số quốc gia

Nếu muốn trêu chọc hoặc nhắc nhở nhẹ với một số người quanh bạn đang có tính thảo mai, nhưng lại ngại cách nói thật của tiếng Việt. Bạn có thể dùng các ngôn ngữ nước ngoài để thể hiện như tiếng Anh thì “thảo mai” được đọc là “thao mai”, còn tiếng Trung là: 潮迈 và tiếng Nhật là:サオマイ.

Cách nhận diện người thảo mai

Sau khi bạn hiểu thảo mai là gì rồi thì hãy cùng mayruaxecongnghep.com tìm hiểu tiếp cách nhận biết thảo mai nhé. Thảo mai là cụm từ được dùng riêng để nói hoặc đánh giá về tính cách của nữ giới. Người thảo mai thường mang các đặc điểm như sau: 

Bạn có biết biểu hiện của những người thảo mai là gì không?
  • Người thường hay nói một đằng nhưng thực chất bên trong lại nghĩ và làm khác hoàn toàn lời nói ra.
  • Các bạn nữ có tính cách nhẹ nhàng, bánh bèo, dễ thương và tài ăn nói khéo đến mức độ quá đà, được cho là cố tình “diễn xuất”. 
  • Người tỏ ra thân thiện, vui vẻ với người đối diện nhưng thâm tâm lại nuôi những dã tâm xấu xa để hãm hại người đó. 
  • Một người luôn thân thiết, tình cảm bạn thân tốt đến mức đi đâu cũng phải có nhau. Nhưng thực chất chỉ là giả dối, chuyên đi nói xấu và bêu rếu, thậm chí là nếu có cơ hội thì sẵn sàng đâm sau lưng để hạ gục bạn bè. 
  • Ngoài ra, thảo mai còn được dùng để chỉ những người buôn gian bán lận “treo đầu dê, bán thịt chó” với người mua hàng. 
  • Trong một số lĩnh vực như với công việc thì người thảo mai sẽ làm mọi cách như khen ngợi, tặng quà, tiếp cận với người thân của lãnh đạo,…để đạt được mục đích thăng tiến chức vụ. Đối với học sinh thì cố gắng nịnh nọt và “diễn sâu” trước mặt giáo viên để có điểm số cao,…
  • Mục đích chính của người thảo mai là luôn muốn kiểm soát người khác. Do đó, họ sẽ tỏ ra tốt bụng và lắng nghe nhưng lại luôn đưa ra phán xét tỉ mỉ với mọi lời nói người khác phát ngôn. Như thế họ sẽ tìm được cơ hội phản bội và trực tiếp “cảnh cáo” về độ nguy hiểm của bản thân. 
  • Thực tế, ai trong số chúng ta cũng đã từng trở thành “người thảo mai”. Bởi, không phải thảo mai lúc nào cũng xấu và đáng bị ghét bỏ. Thảo mai hay nêu ra nhận xét đúng về điểm không tốt của vấn đề, nhưng họ sẽ sử dụng cách nói nhẹ nhàng và né tránh nói thẳng thật. Điều này là hoàn toàn tốt và hữu ích vừa không mất lòng và không gây tổn thương cho người khác. 

Sử dụng từ “thảo mai” như nào cho đúng?

Như đã phân tích bên trên, “thảo mai” mang ý nghĩa của một tính cách tiêu cực nên sẽ không ai vui vẻ khi bạn dành từ đó cho họ. Khi sử dụng thảo mai, hãy tìm hiểu kỹ bản thân con người của họ và có bằng chứng xác thực độ chính xác nhé!

Hãy căn cứ vào hoàn cảnh và đối phương để sử dụng “thảo mai”

Bản chất, thảo mai là một “từ lóng” chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Do đó, hãy xem xét đối tượng bạn định dùng là nam hay nữ. Vì đối với nam giới không trung thực và hay lươn lẹo thì bạn không thể dùng “thảo mai” để gọi được, mà đơn giản hơn chỉ cần nói thẳng thật hai chữ “giả tạo”. 

Tóm lại, hãy phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể để áp dụng “thảo mai” với hàm ý trêu đùa hay đả kích. Ngược lại, khi bị nói thảo mai bạn cũng đừng vội “sửng cồ” để cãi nhau mà hãy xem nó mang ý nghĩa tốt hay xấu nhé!

=> Có thể bạn quan tâm: Tuesday là gì? Cách nhận biết tuesday chính hiệu

Những câu nói hay nhất về người thảo mai bạn nên biết

Để thể hiện là người tri thức và “xếp trên” so với người thảo mai. Bạn có thể tham khảo các câu văn nói về người thảo mai như sau: 

Hãy biết che đậy cảm xúc và hành động khi làm việc xấu!
  • Đồng xu có hai mặt nhưng chỉ có duy nhất một mệnh giá. Cớ sao làm người lại có một mặt nhưng lại mang tới hai lòng?
  • Hãy cứ làm ác quỷ để sống thật với bản thân. Chứ đừng mang bộ mặt của một thiên thần mà tâm lại dơ bẩn.
  • Nếu người thảo mai không dùng lời chỉ trích người khác để nâng bản thân lên, thì hãy nhớ rằng những lời chúc mừng của họ không có sự chân thật. 
  • Cuộc sống vốn đã khó khăn, bon chen mà con người lại còn nhỏ nhen, giả tạo. 
  • Người thật thà thì thường không khéo léo và dẻo miệng, còn kẻ giả tạo lại chỉ toàn nói lời đẹp và ý hay. 
  • Đừng tốt quá với một ai khi bạn chưa hiểu hết con người họ, để rồi không ngỡ ngàng khi họ vô tình tháo chiếc mặt nạ ra. 
  • Lời nói dối thường sẽ không có chân, nhưng mọi điều tai tiếng thì lại có cánh. 

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những nội dung xoay quanh thảo mai là gì? Hãy để lại ý kiến và bình luận của bạn phía dưới, để cùng chia sẻ cho chúng tôi những câu chuyện về người thảo mai bạn đã từng trải qua nhé!