Rate this post

Chính kiến là gì? Tại sao con người nên có chính kiến? Chính kiến và chứng kiến có khác nhau không? Đây đều là những chủ đề nhận về số lượt tìm kiếm và quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng. Nếu bạn bạn cũng là một trong số đó, hãy cùng chúng tôi làm rõ nghĩa của chứng kiến và chính kiến dưới đây nhé!

Chính kiến là gì?
Chính kiến là gì?

Contents

Chính kiến là gì?

Mỗi con người đều là một cá thể độc lập & riêng biệt với tư duy, tính cách và quan niệm sống khác biệt. Đây chính là tiền đề để tạo thành chính kiến. Hiểu đơn giản chính kiến là từ để chỉ ý kiến, nhận thức và quan điểm mang tính cá nhân của một người về sự vật, sự việc nào đó. 

Vì sao cần có chính kiến?

Cuộc sống của chúng ta không chỉ chứa những điều tuyệt vời và còn cả muôn ngàn thách thức. Vì vậy để khẳng định giá trị cũng như bản sắc riêng có của bản thân, bên cạnh tài năng và sự cố gắng, mỗi người cần phải có chính kiến, lập trường riêng. 

Rõ ràng nếu xã hội này không ai có chính kiến, chỉ muốn  hướng đến các hình mẫu chung thì thật khó để phát triển. Mặt khác khi đứng trước các vấn đề phải đưa ra lựa chọn, việc thiếu đi chính kiến, dễ bị ảnh hưởng, lay động sẽ khiến con người ta bị ngăn cản, chùn bước, khó thành công. 

Người có chính kiến là người như thế nào?

Có thể thấy chính kiến có ảnh hưởng rất lớn đến thành công và cuộc sống của một con người. Vậy như thế nào là một người có chính kiến? Bạn có phải một người có chính kiến không? Cùng so sánh với những đặc điểm được liệt kê dưới đây nào!

Vì sao cần có chính kiến?
Vì sao cần có chính kiến?

Không dễ bị dao động 

Người có chính kiến thường không bị ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh. Đứng trước khó khăn, trở ngại phần lớn mọi người đều dễ bị sợ hãi, chùn bước. Tuy nhiên những người có chính kiến luôn giữ vững thái độ và mục tiêu của mình. 

Không phải người bảo thủ 

Những người có chính kiến thường không phải là người bảo thủ. Họ luôn biết tiếp thu ý kiến của người khác một cách chọn lọc, dùng trí tuệ của bản thân để phân biệt đúng sai và lựa chọn cho mình phương án phù hợp. Thường mọi người đều mắc cái tôi khá lớn, đặt bản thân mình lên trên và coi thường ý kiến của người khác. Điều này sẽ khiến bản thân bạn trở nên bảo thủ, ấu trĩ, kém phát triển. 

Luôn suy xét kỹ lưỡng

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, họ đều suy xét kỹ lưỡng dựa trên nhiều khía cạnh để có lựa chọn đúng đắn nhất. 

Có năng lực tự phê phán 

Thay vì coi mình là nhất, người có chính kiến luôn có khả năng tự đối mặt với bản thân mình. Từ đó sửa chữa, khắc phục những điều còn chưa đúng, thiếu sót. 

Người có chính kiến dễ thành công
Người có chính kiến dễ thành công

Cách để trở thành người có chính kiến

Hiện nay bên cạnh ý kiến từ bạn bè, người thân, với sự bùng nổ của internet và các công cụ tìm kiếm, chúng ta có thêm rất nhiều nguồn tham khảo. Điều này vừa có lợi song cũng khiến mọi người bị rối trong những chọn lựa của mình. Vậy làm sao để trở thành một người có chính kiến?

Nhận thức rõ về tư duy và thế giới quan

Đầu tiên bạn cần nhận thức rõ về thế giới quan cũng như cách tư duy của mình. Cụ thể: Bạn đang theo trường phái tư duy nào? Đâu là điểm mù của nhận thức? Bằng cách này việc nhìn nhận vấn đề, phân tích và tư duy sẽ được xử lý dễ dàng hơn. 

Kiên định với quyết định & suy nghĩ của mình

Tiếp đó, những quan điểm & tư duy của mỗi người đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi ý thức xã hội. Hiểu đơn giản đó là tâm lý đám đông và phán xét của mọi người. Đó là lý do chúng ta thường có xu hướng chất vấn bản thân, không chắc chắn khi đưa ra quyết định. 

Mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình

Tư duy phản biện cũng là yếu tố quan trọng để bạn có thể đặt câu hỏi cho bản thân. Từ đó đưa ra phân tích và lựa chọn đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, hãy mạnh dạn nói rõ về suy nghĩ của mình và bảo vệ nó. Nói ra không phải để phân biệt thắng hay thua mà để hiện thực hóa sự khác biệt và màu sắc của bản thân mình. 

Chủ động, mạnh dạn phát biểu suy nghĩ của mình
Chủ động, mạnh dạn phát biểu suy nghĩ của mình

Có chính kiến chứ không bảo thủ

Đừng nhầm lẫn giữa có chính kiến và bảo thủ. Là người khôn ngoan, nên lắng nghe, tiếp thu để có tư duy, quyết định đúng đắn nhất. 

Phân biệt chính kiến & chứng kiến

Khá nhiều người lầm tưởng về chính kiến và chứng kiến. Thực tế cả chính kiến và chứng kiến đều được viết đúng chính tả, chúng thể hiện các mặt nghĩa khác nhau. Cụ thể: 

Chính kiến được hiểu là lập luận, ý kiến của một người về một vấn đề, một sự việc. Theo đó mỗi người nên có chính kiến và theo đuổi chính kiến của mình, không bị tác động, lung lay bởi người khác. 

Trong khi đó, chứng kiến là động từ chỉ việc quan sát một tình huống, sự việc nào đó vừa hoặc đã xảy ra. Ví dụ như: Chứng kiến vụ tai nạn, chứng kiến buổi lễ khởi công,… 

Mọi người thường có xu hướng nhầm lẫn giữa chứng kiến và chính kiến do cách đọc của nó có phần giống nhau. Thêm nữa là một vài lý do chủ quan khác. 

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu chính kiến là gì? Người có chính kiến là gì? Cũng như những đặc điểm và cách trở thành một người có chính kiến. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể đưa đến cho bạn thông tin tham khảo hữu ích! 

Website đang chạy thử nghiệm