Rate this post

Khí tượng học được đánh giá là một trong những ngành nghề hot có cơ hội phát triển lớn trong tương lai. Vậy khí tượng học là gì? Khí tượng học nghiên cứu những gì? Học khí tượng học ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc tại bài viết dưới đây nhé!

Khí tượng học nghiên cứu về lĩnh vực gì?
Khí tượng học nghiên cứu về lĩnh vực gì?

Contents

Khí tượng học là gì? Đối tượng nghiên cứu của khí tượng học là gì?

Theo Wiki: Khí tượng học là một một môn khoa học tập trung nghiên cứu về khí quyển. Một trong những mục đích chính của khí tượng học chính là theo dõi và đưa ra dự báo thời tiết.

Tất cả các biểu hiện thời tiết đều có thể được quan sát và giải đáp bằng các hiện tượng khí tượng học. Chúng thường được phán đoán dựa trên các tham số của khí quyển ví dụ như: Áp suất, nhiệt độ, độ ẩm hay các biến thiên và tương tác trên phương diện không gian và thời gian. Đa phần những quan sát về thời tiết đều được thực hiện ở tầng đối lưu.

Thông tin về ngành khí tượng học và các chuyên ngành hot

Trong vài năm trở lại đây, bên cạnh các ngành kinh tế, khí tượng học cũng thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đây được đánh giá là một ngành thú vị với nhiều chuyên ngành đặc thù.

Bạn hiểu gì về ngành khí tượng học và các chuyên ngành liên quan?
Bạn hiểu gì về ngành khí tượng học và các chuyên ngành liên quan?

Ngành khí tượng học

Những người làm việc trong lĩnh vực thủy văn học còn được gọi là nhà thủy văn học. Họ là người nghiên cứu về khoa học trái đất, môi trường và địa lý tự nhiên. Khí tượng học cũng là một phần trong đó.

Khi tham gia vào các chương trình đào tạo ngành khí tượng học, mọi người sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và nâng cao về lý luận, phương pháp cùng kỹ năng đặc thù của ngành. Thông qua đó để phát triển thế mạnh, tập trung vào một chuyên ngành mà bản thân yêu thích trong tương lai. Khối kiến thức cơ bản bao gồm: Khí tượng ra đa và vệ sinh, khí hậu học, khí tượng động lực và khí hậu Việt Nam,…

Các chuyên ngành trong khí tượng học

Sau khi nắm vững các kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ được lựa chọn các chuyên ngành để tập trung nghiên cứu, phát triển. Đối với khí tượng học chúng ta có các chuyên ngành như sau:

  • Chuyên ngành dự báo – Phân tích bản đồ, đưa ra dự báo thời tiết.
  • Chuyên ngành khí hậu – Nghiên cứu khí hậu vật lý và mô hình hệ thống hóa khí hậu.
  • Chuyên ngành khí tượng nông nghiệp – Đưa ra dự báo về khí tượng nông nghiệp và những cảnh báo quan trọng với ngành.
  • Chuyên ngành môi trường khí – Nghiên cứu cơ sở ô nhiễm khí quyển và mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí.
Bạn có hứng thú với ngành khí tượng học không?
Bạn có hứng thú với ngành khí tượng học không?

Ngoài những chuyên ngành được liệt kê trên, học viên cũng có thêm các khóa học nhằm bổ trợ, nâng cao kỹ năng như: Khí tượng học nhiệt đới, khí tượng lớp biên, đối lưu khí quyển hay khí hậu nông nghiệp,…

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành khí tượng học

Không quá gò bó như các công việc văn phòng, nghề nghiệp của ngành khí tượng học luôn được đánh giá cao với sự thú vị. Phần lớn mọi người sau khi tốt nghiệp đều hướng tới các viện hoặc trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia. Ví dụ như:

  • Viện địa chất, Hải dương học, viện Khí tượng thủy văn hay Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Trạm khí tượng,…
  • Tổng cục khí tượng thủy văn, tổng cục khoa học và công nghệ thuộc Bộ công an.
  • Các phòng ban về quản lý môi trường, đo đạc bản đồ, quản lý tài nguyên tại Sở tài nguyên môi trường các cấp.
  • Các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thủy văn, môi trường.
  • Các đơn vị thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải như: Tổng công ty hàng hải VN, Công ty hàng không VN, Công ty vận tải Biển Đông,…
  • Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực liên quan.
Học khí tượng học ra trường làm gì?
Học khí tượng học ra trường làm gì?

Tham khảo: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và những đặc tính nổi bật

Giải đáp thắc mắc về tuyển sinh và nghề nghiệp ngành khí tượng học

Nếu có niềm yêu thích với các công việc liên quan đến thời tiết, nghiên cứu khoa học, ngành khí tượng học hẳn sẽ là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Vậy học gì để thi vào ngành khí tượng? Có những trường đại học nào đang giảng dạy về khí tượng học? Theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về quy cách tuyển sinh của ngành học này nhé!

Tổ hợp tuyển sinh ngành khí tượng học

Trước kia để theo học ngành khí tượng học, các bạn học sinh thường tập trung vào ôn luyện các khối A (Toán, Lý, Hóa); A1 (Toán, Lý, Anh), B (Toán, Hóa, Sinh) và D (Toán, Văn, Anh).

Các chuyên ngành khí tượng học tuyển sinh như thế nào?
Các chuyên ngành khí tượng học tuyển sinh như thế nào?

Tuy nhiên thể thức thi và tính điểm thi đại học đã được thay đổi trong nhiều năm trở lại đây. Thay vì tập trung theo khối học, kết quả thi sẽ được tính theo các nhóm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với 3 môn thi bắt buộc là Toán, Văn Anh cho cả hai nhóm. Để theo đuổi ngành học này, ngoài các môn thi bắt buộc, các bạn học sinh nên tập trung vào các nhóm thi khoa học tự nhiên, phát huy tốt năng lực để có điểm thi tốt nhất!

Các trường đại học có ngành khí tượng học

Hiện chưa có nhiều trường đưa ngành khí tượng học vào chương trình giảng dạy. Nếu có quan tâm đến lĩnh vực này, các bạn học sinh có thể tham khảo một số trường đại học như:

  • Đại học Khoa học Tự Nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.

Ai phù hợp với ngành khí tượng học?

Được đánh giá là một ngành đặc thù với nhiều khó khăn, sẽ rất khó để đi đến cùng nếu không đủ niềm yêu thích và đam mê. Liệu bạn có phù hợp với các chuyên ngành học thuộc khí tượng học? Nếu cũng đang phân vân chưa chọn được hướng đi đúng đắn, hãy kiểm chứng qua một số đặc điểm dưới đây nhé!

Bạn có phù hợp để học tập và làm việc trong ngành này?
Bạn có phù hợp để học tập và làm việc trong ngành này?
  • Những người thích khám phá, nghiên cứu và tìm tòi về quy luật tự nhiên, thời tiết.
  • Có suy nghĩ sáng tạo, độc lập và sâu sắc.
  • Có niềm yêu thích với khoa học và nghiên cứu khoa học.
  • Có khả năng phân tích, tư duy logic.
  • Là người có khả năng tự học, tự triển khai nghiên cứu và tổ chức công việc.
  • Chăm chỉ, kiên trì, chịu khó, tỉ mỉ và ngăn nắp.
  • Thích đọc sách và tìm hiểu về những phương pháp, kiến thức mới để áp dụng vào cuộc sống, công việc.
  • Nên học tốt các môn tự nhiên.

Lương ngành khí tượng học có cao không?

Chắc hẳn khi tìm hiểu về một ngành nghề muốn theo đuổi trong tương lai, bên cạnh niềm yêu thích, cơ hội nghề nghiệp thì mức lương của ngành cũng là chủ đề được nhiều người chú ý. Đa phần các nhóm công việc của ngành khí tượng học đều thuộc quản lý của các trung tâm, viện thuộc Sở hoặc Nhà Nước. Do đó mức lương ngành và quy định tăng lương cũng phụ thuộc nhiều vào quy định, vị trí và kinh nghiệm làm việc tại vị trí đang công tác.

Làm khí tượng học lương cao không?
Làm khí tượng học lương cao không?

Theo đó mức lương trung bình của ngành khí tượng học dao động từ 7 triệu đồng cho sinh viên mới vào nghề. Sau đó mức lương và các chế độ đãi ngộ sẽ được tăng dựa vào năng lực và thâm niên của mỗi người. Nhìn chung nếu có năng lực và niềm yêu thích với nghề, bạn hoàn toàn dễ dàng có được nhiều cơ hội thăng tiến và mức lương đáng mơ ước với lĩnh vực này. Ngoài ra so với các ngành kinh tế, độ cạnh tranh của ngành khí tượng học không quá cao.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về ngành khí tượng học cũng như cơ hội nghề nghiệp, chuyên ngành và mức lương trung bình của ngành. Mong rằng những chia sẻ được tổng hợp trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về ngành học này!

Website đang chạy thử nghiệm