5/5 - (1 bình chọn)

Giỗ tổ Hùng Vương à một trong những ngày lễ lớn tại Việt Nam, người lao động sẽ được nghỉ nguyên lương vào ngày này. Mỗi năm, đại lễ Giỗ Tổ sẽ được tổ chức vô cùng hoành tráng tại Phú Thọ. Cùng tìm hiểu nguồn gốc của ngày Giỗ Tổ? Năm 2022 thì Giỗ Tổ được nghỉ mấy ngày với chúng tôi ở bài viết dưới đây nhé.

Contents

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày gì? 

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày gì?

Dân gian có câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy?

Ngày Giỗ Tổ Vua Hùng hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng là ngày Quốc giỗ chung của cả dân tộc. Người Việt tổ chức ra ngày lễ này để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng xưa – người có công xây dựng đất nước, là cha chung của anh em mang dòng máu Lạc Việt. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Địa điểm tổ chức tại Đền Hùng, tọa lạc tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Phần lễ hội mỗi năm đều được lên kế hoạch cẩn thận, tổ chức vô cùng trang trọng, thu hút hàng triệu người tham gia.

Lễ hội đền Hùng được tổ chức vô cùng trang trọng

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được cử hành gồm hai dạng lễ chính tại quảng trường và đền thờ chính. Cụ thể:

Lễ rước kiệu vua: Lễ rước với nhiều kiệu lớn, màu sắc đẹp mắt với: hoa, kiệu, lọng, cờ, trang phục,… mang đậm tính truyền thống. Đội rước kiệu sẽ bắt đầu rước từ dưới chân núi, lần lượt rước qua các đền Hạ, Trung, Thượng trước khi làm lễ dâng hương.

Lễ rước kiệu

Lễ dâng hương: Lễ dâng hương vào ngày hội chính được tổ chức trên đền Thượng, những người hành hương chủ yếu là những người tín ngưỡng, có nhu cầu về đời sống tâm linh. Mỗi người sẽ thắp vài nén hương bày tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên, cội nguồn. Thông thường lễ dâng hương vào ngày lễ chính sẽ là các bậc lãnh đạo tối cao của đất nước thực hiện.

Lễ dâng hương

Phần hội: Phần hội đền Hùng diễn ra từ khá sớm, bắt đầu từ mùng 1 tháng 3 âm lịch phần hội đã bắt đầu chuẩn bị và diễn ra. Các cuộc thi hát xoan (một kiểu dân ca đặc biệt của Phú Thọ), kéo co, thi bơi, thi chèo thuyền, thi giã bánh dày, thi gói bánh chưng,… 

Theo Nghị định 82/2001/NĐ-CP Chính phủ  quy định về lễ hội đền Hùng thì:

  • “Năm chẵn, năm tròn” (chữ số cuối cùng là “0”, “5”) thì Trung ương, Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể sẽ về tham dự lễ dâng hương.
  • “Năm lẻ” hay gọi quen thuộc là những năm còn lại thì Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội quy mô nhỏ hơn, vẫn có các ban ngành tham gia dâng hương.

Nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng được quy định tại Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 của Bộ Văn hóa. Đơn vị tổ chức hội đền Hùng phải đảm bảo lễ vật dâng cúng có:

  • 18 cái bánh dày
  • 18 cái bánh chưng
  • Hương, hoa, trầu, cau, nước, rượu, ngũ quả

Con số 18 đại diện cho 18 đời Vua Hùng, nói lên điều tốt đẹp của dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Hoạt động lễ hội với triết lý “Nõ – Nường – Chày – Cối – Chưng – Dày”, hàm ý con cháu phải nhớ về tổ tiên, nhớ rằng chúng ta có chung một gốc, cùng mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

Phần hội với các trò chơi vô cùng ý nghĩa

Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ mấy ngày?

Giỗ tổ vua Hùng 2022 vào ngày mấy?

Theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật Lao Động hiệu lực từ 01/01/2022 thì mỗi năm người lao động sẽ có tất cả 11 ngày nghỉ lễ nguyên lương. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng nằm trong tổng số ngày nghỉ lễ mà người lao động được hưởng. 

Năm 2022, người lao động sẽ được nghỉ nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch vào ngày 10/4 dương lịch. Vì ngày 10/4 dương rơi vào đúng Chủ nhật nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp là ngày 11/4 dương lịch.

Đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội vì được nghỉ cả thứ 7 nên là sẽ được nghỉ 3 ngày liên tiếp.

Giỗ tổ Hùng Vương học sinh nghỉ mấy ngày?

Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương học sinh, sinh viên nghỉ 10/3 âm lịch bình thường, do rơi vào chủ nhật nên được nghỉ bù ngày thứ Hai (11/4), nghĩa là nghỉ y như người lao động.

Các món ăn giỗ tổ Hùng Vương truyền thống

Dịp giỗ tổ Hùng Vương 2022, các hoạt động trong lễ hội Đền Hùng được triển khai đầy đủ. Các món ăn truyền thống trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương gồm có:

Bánh chưng

Bánh chưng

Đây là món ăn truyền thống, bắt buộc có trong dịp Giỗ Tổ vua Hùng. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho xanh của cỏ cây, đỗ của đất, thịt là động vật.

Bánh dày

Bánh dày

Bánh dày tượng trưng cho trời, bầu trời tròn. Sự kết hợp của bánh chưng và bánh dày tạo ra sự hòa hợp về âm dương, hòa hợp của trời đất, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Xôi gấc

Đồ xôi gấc đỏ đại diện cho một mùa màng bội thu, may mắn đong đầy.

Gà luộc

Gà luộc không thể thiếu trong các mâm cơm cúng giỗ của người Việt.

Cơm hạt sen

Tượng trưng cho sự tinh khiết, hạt ngọc của đất trời kết hợp với hương sen thơm thoang thoảng.

Như vậy bài viết trên chúng tôi đã giải thích cụ thể cho bạn đọc Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì, giỗ tổ Hùng Vương 2022 nghỉ mấy ngày rồi. Sau hai năm Covid không tổ chức hội, năm 2022 Giỗ Tổ đã được tổ chức trở lại, trùng với ngày chủ nhật nên kỳ nghỉ được kéo dài hơn. Sắp xếp công việc và tham gia trải nghiệm lễ tưởng nhớ, dâng hương cho vua Hùng cầu một năm an khang, may mắn bạn nhé.

Website đang chạy thử nghiệm