FED là gì? Những bí ẩn tổ chức FED không phải ai cũng biết

Đối với những người quan tâm đến đầu tư và tài chính thì FED đã quá quen thuộc. Các nhà đầu tư dù là mới hay lão làng trong thị trường chứng khoán, crypto cũng sẽ phải biết đến lãi suất FED, mức điều chỉnh… Vậy tổng quan FED là gì? Những bí ẩn tổ chức FED có điều gì bất ngờ. Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết sau đây của chúng tôi.

FED là gì?

Để trả lời cho câu hỏi Fed là gì? FED chính là tên viết tắt của Cục Dự trữ Liên Bang hay còn được gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. FED là ngân hàng trung ương đến từ Mỹ bắt đầu hoạt động từ năm 1913. Cho đến nay, FED được nhiều người biết đến là tổ chức tài chính có quyền lực lớn nhất thế giới. Ở đây là nơi duy nhất được in tiền đô la Mỹ. Đồng thời tổ chức này còn đưa ra những chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác trên toàn cầu.

FED được ra đời theo đạo luật có tên “Federal Reserve Act” – đạo luật được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật được ra đời với mục đích duy trì những chính sách tiền tệ linh hoạt một cách an toàn và ổn định hơn cho Hoa Kỳ.

FED – tên viết tắt của cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ

Theo nguồn tin chính thống thì kho dự trữ của FED chính là nơi tập trung lượng tiền và vàng khổng lồ. Tính đến nay, ngân hàng New York thuộc cục dự trữ Liên bang Mỹ hiện đang chứa 25% số vàng trên thế giới. Trong số đó hầu hết vàng đều được nước ngoài gửi.

Cơ cấu tổ chức của cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

FED bao gồm nhiều cơ sở tài chính quan trọng của tư nhân và nhà nước. Đến nay cục Dự trữ Liên bang có cơ cấu tổ chức đang hoạt đông như sau:

  • Hội đồng thống đốc sẽ có gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ 14 năm do chính tổng thống Mỹ chỉ định. Tuy nhiên vẫn cần được thượng viện thông qua. Những người trong tổ chức sẽ đóng vai trò chủ chốt đưa ra quyết định liên quan đến chiến lược liên quan đến chính sách và tiền tệ.
  • Ủy ban thị trường mở cũng sẽ có 7 thành viên của hội đồng trên và thêm 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh. Nhiệm cụ của ban này là thực hiện nghiệp vụ trên thị trường mở.
  • Ngân hàng của FED được đặt ở các thành phố lớn như: New York, Richmond, Boston, Philadelphia, Cleveland… Bên cạnh đó còn có một số những ngân hàng thành viên khác ở trên thế giới.

 

Cơ cấu của cục này gồm 3 thành phần chính thức

Nhiệm vụ chính của cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

Vào thời điểm những năm 1910 của thế kỷ 2, dù Đảng Công hòa và Dân chủ luôn tồn tại bất đồng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên vì những lo ngại liên quan đến khủng hoảng tài chính và kinh tế nên 2 đảng đã thống nhất nhận định. Họ đều nhận ra hệ thống tiền tệ hiện tại còn nhiều lỗ hổng, thiếu linh hoạt không đủ đáp ứng nhu cầu cần phát triển của nền kinh tế đất nước.

Chính bởi sự kiện này đã thúc đẩy sự phát triển và ra đời của FED. Thế nhưng sau nhiều tranh luận giữa các Đảng phái phải đến tháng 11 năm 1913, Quốc hội mới thông qua đạo luật Dự trữ liên bang. Dựa trên nhiều ý tưởng đã chỉ định điều hành hệ thống đầu tiên là Paul Warburg. Ngoài ra còn nhiều chuyên gia khác cùng góp sức trong ngày đầu thành lập.

Theo thời gian, cơ cấu của FED đã có nhiều thay đổi với những nhiệm vụ tổ chức cũng được mở rộng thêm. Vai trò chính sách tiền lệ đã được nêu rõ trong đạo luật Dự trữ liên bang với những nhiệm vụ quan trọng như sau:

  • Thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo ra việc làm cho người dân. Bên cạnh đó còn giữ ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất thích hợp cho dài hạn.

Một trong những nhiệm vụ chính của cơ quan này là tăng trưởng kinh tế

  • Duy trì mức ổn định cho nền kinh tế và kiểm soát rủi ro toàn hệ thống có những khả năng phát sinh ở thị trường tài chính.
  • Bình ổn mức giá thành sản phẩm, dịch vụ để đẩy mạnh và khuyến khích tăng trưởng kinh tế dương.
  • Không chỉ thế còn giám sát tổ chức của các ngân hàng đồng thời đảm bảo rằng hệ thống an toàn về tài chính. Hơn nữa quyền tín dụng của người dân cũng cần phải vững vàng.
  • Đưa ra các dịch vụ tài chính cho nhiều tổ chức chính thức ở nước ngoài, tổ chức quản lý tài sản có giá trị và cả chính phủ Hoa Kỳ. Không chỉ thế, FED còn đóng vai trò then chốt trong hoạt động vận hành hệ thống chi trả của quốc gia.

Những bí ẩn tổ chức FED không phải ai cũng biết

Như đã tìm hiểu ở trên thì FED là tổ chức tài chính quyền lực bậc nhất thế giới. Chính vì thế vẫn còn nhiều điều bí ẩn tổ chức FED mà không phải ai cũng biết. Nội dung dưới đây sẽ đi vào khám phá những vấn đề liên quan đến lãi, mức điều chỉnh… của FED.

Lãi suất FED

Việc tăng giảm lãi suất giúp điều chỉnh trên thị trường

Thời điểm hiện tại cục Dự trữ liên bang Mỹ đang dần đẩy mạnh việc tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát. Điều này diễn ra cảnh báo những nguy cơ liên quan đến suy thoái nền kinh tế sẽ gia tăng ngày một nhiều. Việc FED tăng lãi suất khả năng cao sẽ làm đình trệ mọi hoạt động kinh tế của đất nước.

Thế nhưng đến hiện nay nền kinh tế Mỹ có nền tảng khá vững vàng nên nếu suy thoái có xảy ra cũng chỉ ở mức độ nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn. Trong cuộc họp ngày 15/6, FED thông cáo đã tăng lãi suất lên 0.75 điểm phần trăm. Đây chính là mức tăng nhiều nhất kể từ năm 1994 nhằm ngăn tình trạng lạm phát tăng cao thêm.

Gần đây nhất, FED đã có động thái chính sách tăng lãi suất lên 1.5 điểm % tính từ thời điểm đầu năm. Vì thế đưa lãi suất lên khoảng 1,5 đến 1.75%. Quyết định tăng lãi suất lần thứ 3 đến từ FED được đưa ra sau khi lạm phát tăng đột biến ở Mỹ vào tháng 5. Cho đến hiện tại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt như thị trường vẫn kỳ vọng.

Mức lãi suất FED được điều chỉnh ra sao?

Mỗi một giai đoạn kinh tế sẽ có mức điều chỉnh FFR khác nhau

Ở mỗi một giai đoạn kinh tế khác nhau thì FED sẽ áp dụng những chính sách tăng giảm FFR không giống nhau. Việc tăng giảm FFR do FED quyết định nhưng nó liên quan lớn đến thị trường và nhiều tổ chức tài chính.

Nói về bản chất thì FED không buộc các tổ chức tín dụng vay mượn nhau với mức lãi suất là FED công bố. Thay vào đó, cục Dự trữ liên bang đã điều chỉnh khối lượng tiền ở trên thị trường liên ngân hàng. Chính điều đó tác động đến cung và cầu của những tổ chức tín dụng. Sau đó sẽ xác lập một mức lãi suất theo mục đích.

Nói chung, FED sẽ điều tiết cung tiền sao cho ngân hàng thương mại tạo lập được FFR theo mục tiêu của mình.

Sức ảnh hưởng của FED đến nền kinh tế toàn thế giới

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hoa Kỳ trở thành nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ trữ vàng. Nếu như một số nước đồng minh tại châu Âu thiệt hại nặng nề thì Hoa Kỳ lại là quốc gia hưởng lợi sau hai cuộc chiến. Có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, chính sách mời gọi nhân tài, cải tổ nền kinh tế sâu rộng… Mỹ nhanh chóng phát triển trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. Cũng từ đó đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền quyền lực trong giao thương.

Mỹ là nền kinh tế hàng đầu kéo theo FED trở thành quỹ tài chính quyền lực

Cho đến nay đồng USD vẫn giữ nguyên vị thế của đồng tiền chung trong hệ thống thương mại, buôn bán toàn cầu. Vô số các loại tài sản đều sử dụng đồng đô để định giá.

FED vẫn luôn giữ vai trò ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. Do đó mọi chính sách đến từ cơ quan này đều có tác động trực tiếp đến nền tảng kinh tế của Hoa Kỳ và đồng USD. Thế nên bất kỳ động thái nào của FED đều trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia trên toàn thế giới.

Lãi suất FED điều chỉnh dựa vào điều gì?

Chức năng của FED là thúc đẩy việc làm cũng như ổn định giá. Chính vì thế chỉ số lạm phát và việc làm trở thành 2 vấn đề chính tác động lớn đến quyết định điều chỉnh lãi suất.

Thời điểm lạm phát và thất nghiệp tăng cao FED sẽ điều chỉnh mức lãi suất thấp hơn. Mục đích của hành động này là kích thích nền kinh tế và là công vụ được sử dụng trong chính sách tiền tệ của FED. Cụ thể hơn, nếu nền kinh tế có sự sa sút thì FED hạ lãi suất quỹ dự trữ với mục tiêu bơm tiền cho những ngân hàng thương mại.

Lãi suất của FED được điều chỉnh dựa trên lạm phát và mức thất nghiệp

Việc hạ lãi suất này nhằm kích thích hoạt động tín dụng và chi tiêu của của quốc dân. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP, gia tăng sản xuất cũng là giải quyết vấn đề việc làm. Thế nên các số liệu về lạm phát và việc làm khi được công bố, giới tài chính sẽ phán đoán được xu hướng lãi suất FED trong thời gian sắp tới.

Lãi suất FED tăng tác động đến đồng USD như thế nào?

Trường hợp FED tăng FFR cho thấy rằng FED đang thực hiện những chính sách thắt chặt tiền tệ. Vấn đề này có nghĩa trong tương lai cung tiền trên thị trường sẽ giảm. Điều này cũng có nghĩa lãi suất vay mượn bằng đồng USD sẽ tăng lên.

Việc giảm cung tiền USD khiến cho các nhà đầu cơ tiền gia tăng tích trữ USD. Khi nguồn cầu tăng cao và cung có dấu hiệu sụt giảm sẽ đẩy giá trị đồng đô tăng cao. Như thế khiến cho một số lĩnh vực leo giá theo USD dần sụt giảm giống như vàng hay dầu.

Sự thay đổi lãi suất FED trong những năm gần đây

Tính từ giai đoạn 2007 cho đến nay, FEd đã có nhiều sự thay đổi trong lãi suất. Cụ thể sự thay đổi thấy rõ như sau.

Qua nhiều giai đoạn mức sẽ có mức thay đổi lãi suất

Trong giai đoạn 2007 – 2008, Mức lãi suất duy trì của FED là khoảng 5%. Nhưng chỉ trong vòng 1 năm đến giai đoạn 2008 – 2009 lãi suất FED đã từ 5% xuống 0%. Chính cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn cuối năm 2008 khiến cho 70 ngân hàng thương mại sụp đổ. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra sự kiện này.

Đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu nói chung và Mỹ nói riêng FED tiếp tục duy trì mức lãi 0% suốt từ 2009 – 2016. Chính nó đã là động lực góp phần khôi phục nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng.

Giai đoạn sau từ 2016 – 2019, mức lãi suất mà FEd duy trì tăng chậm qua từng năm. Tính trung bình mỗi năm, mức lãi suất này chỉ tăng 0.25% và được đánh giá khá an toàn.

Khảo sát năm 2020, những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 khiến mức lãi suất giảm thêm một lần nữa. Nó sẽ chỉ duy trì ở mức 1.5% nhằm kích thích tăng trưởng dương thôi.

Qua bài viết chắc hẳn mọi người đã hiểu FED là gì? Có thể thấy rõ lãi suất FED trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, các bạn đã hiểu được sự thay đổi FFR đối với chủ thể tài chính. Kèm theo đó còn có sự thay đổi của lãi suất FFR qua từng thời kỳ phát triển.