Bước vào thời kỳ công nghệ 4.0, điện toán đám mây cũng là một trong những từ khóa hot nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng công nghệ. Dù đã và đang được triển khai rộng rãi với nhiều lợi ích tuyệt vời song không phải ai cũng hiểu rõ về điện toán đám mây và ứng dụng của nó. Để có cái nhìn tổng quan về công nghệ này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qu những chia sẻ dưới đây!
Điện toán đám mây là gì?
Contents
Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây – Cloud Computing hay còn được hiểu là điện toán máy chủ ảo với khả năng cung cấp tài nguyên, công nghệ máy tính liên kết với mạng Internet. Với mô hình này, người dùng có thể tiếp cận tài nguyên từ cơ sở dữ liệu, công nghệ, năng lượng điện toán đến những nhà cung cấp dịch vụ đám mây một cách dễ dàng và linh hoạt.
Khái niệm điện toán đám mây bắt đầu xuất hiện vào năm 1961 và dần được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm sau đó. Đặc biệt khi Facebook ra đời năm 2004 cùng sự phát triển thần tốc của nhiều sàn thương mại điện tử chính là cột mốc khẳng định tầm quan trọng của điện toán đám mây với internet. Nếu như bạn cũng đang sử dụng các dịch vụ từ Microsoft hay Google thì chính bạn cũng đang là khách hàng sử dụng điện toán đám mây. Bởi tất cả các ứng dụng như Calendar, Gmail, Hotmail, Google Docs hay Dropbox,… đều được phát triển trên nền tảng điện toán đám mây.
Điện toán đám mây ra đời vào năm nào?
Ứng dụng của điện toán đám mây
Được đánh giá là một trong những cột mốc phát triển vượt bậc của internet và viễn thông, hiện điện toán đám mây đã và đang được ứng dụng linh hoạt trong rất nhiều lĩnh vực. Trong đó phải kể tới:
- Lưu trữ lượng dữ liệu lớn, không cần cơ sở hạ tầng vật lý.
- Cho phép chia sẻ và kết nối dữ liệu nhanh chóng.
- Hỗ trợ thử nghiệm, phát triển dịch vụ và sản phẩm.
- Đảm bảo lưu trữ website an toàn.
- Sao lưu & khôi phục dữ liệu.
- Hỗ trợ quản lý doanh nghiệp.
- Ngăn chặn mã độc, diệt virus.
Ưu điểm của điện toán đám mây
Không thể phủ nhận điện toán đám mây đã và đang mang đến cho chúng ta rất nhiều những ưu điểm cùng lợi ích tuyệt vời. Đặc biệt phải kể tới:
Điện toán đám mây được ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp
Nhanh chóng
Mô hình này cho phép người dùng dễ dàng tiếp cận công nghệ và đổi mới, phát triển nhanh chóng, tối ưu. Các đơn vị có thể dễ dàng thu thập tài nguyên từ các cơ sở lưu trữ, điện toán đến các kho dữ liệu và phân tích một cách dễ dàng, linh hoạt. Không chỉ vậy quy trình triển khai dịch vụ công nghệ cũng được tiến hành nhanh chóng hơn, dễ dàng thử nghiệm, kiểm thử để nâng cao trải nghiệm và chuyển đổi.
Linh hoạt
Khi sử dụng điện toán đám mây, người dùng sẽ không cần phải cung cấp toàn bộ tài nguyên để xử lý mà chỉ cần lượng tài nguyên cần dùng. Tức là chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh tăng, giảm quy mô tài nguyên để tối ưu dung lượng khi cần sử dụng.
Tối ưu thời gian
Nhờ có điện toán đám mây, các thay đổi, đồng bộ trên toàn cầu được xử lý nhanh chóng chỉ trong vài phút đồng hồ. Ví dụ: AWS sở hữu cơ sở hạ tầng trên toàn cầu, do đó bạn cũng có thể triển khai ứng dụng của mình tại nhiều địa điểm chỉ bằng vài lần click chuột. Dĩ nhiên việc đặt các ứng dụng gần hơn với người dùng cuối sẽ giúp nâng cao trải nghiệm và giảm độ trễ tốt hơn.
Tối ưu thời gian và hiệu quả
Tiết kiệm chi phí
Khi ứng dụng điện toán đám mây, chúng ta có thể tiết kiệm đáng kể chi phí cho các máy chủ cùng trung tâm dữ liệu. Thay vào đó là những khoản phí nhỏ hơn cho việc biến đổi hay tài nguyên CNTT.
Khả năng tự phục hồi sau sự cố
Mô hình điện toán đám mây được triển khai với cơ chế dự phòng, thường xuyên sao lưu trên mạng internet. Đây là một tính năng vô cùng tiện ích giúp hạn chế tối đa tình trạng bị mất dữ liệu do các sự cố trong quá trình sử dụng, triển khai.
Chia sẻ dữ liệu
Tính tiện ích và linh hoạt của điện toán đám mây cũng được thể hiện ở tính năng cho phép chia sẻ dữ liệu qua mạng. Tức là dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, người dùng đều có thể chia sẻ và sử dụng dữ liệu với những người dùng khác nếu muốn.
An toàn, liên tục và bảo mật
Tất cả những đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ ảo đều sở hữu các trung tâm dữ liệu lớn với máy chủ vật lý vô cùng hiện đại. Cùng với đó ra cơ sở hạ tầng, cáp quang và bộ phận khắc phục sự cố. Tất cả những điều này đều hướng tới sự an toàn, liên tục, tránh gián đoạn cho người dùng. Mặt khác nhiều lớp bảo mật cũng được xây dựng nhằm đảm bảo an toàn thông tin.
Những loại điện toán đám mây phổ biến
Hiện có khá nhiều loại điện toán đám mây đang được triển khai, nâng cấp và đưa vào sử dụng. Dĩ nhiên mỗi loại chắc chắn sẽ có cấp độ linh hoạt, kiểm soát và quản lý khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của người dùng. Chi tiết chúng ta cùng đi vào tìm hiểu rõ hơn nhé!
Điện toán đám mây có những loại nào?
Theo mô hình cung cấp dịch vụ
Dựa theo sự khác biệt về mô hình cung cấp dịch vụ, điện toán đám mây được chia làm 3 loại là: PaaS, IaaS và SaaS.
- PaaS – Nền tảng dưới dạng dịch vụ
Với PaaS , người dùng không cần quản lý phần cứng hay hệ điều hành của toàn tổ chức mà chỉ cần tập chung vào triển khai, quản lý ứng dụng của mình. Đồng thời tất cả các vấn đề về mua tài nguyên, vá lỗi, bảo trì hay hoạch định dung lượng,… đều được xử lý hoàn toàn nhờ vậy giúp nâng cao hiệu quả công việc tốt hơn.
- IaaS – Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ
IaaS có chứa những khối xây dựng cơ bản của đám mây CNTT, cung cấp quyền truy cập cho các tính năng, máy tính hay không gian lưu trữ. Hiểu đơn giản IaaS ảnh hưởng đến độ linh hoạt và kiểm soát trong việc quản lý tài nguyên CNTT.
- SaaS – Phần mềm dưới dạng dịch vụ
SaaS cung cấp cho người dùng dịch vụ, sản phẩm hoàn chỉnh được nhà cung cấp quản lý, vận hành. Nó được nhắc đến như một ứng dụng cho người dùng cuối cùng tức là bạn sẽ không cần suy nghĩ về việc duy trì hay quản lý mà chỉ cần sử dụng nó để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Kết nối, chia sẻ thông tin an toàn, dễ dàng
Theo phương pháp triển khai
Đối với sự khác biệt về phương pháp triển khai, chúng ta có các loại điện toán đám mây sau:
- Public Cloud
Đây là loại điện toán đám mây được áp dụng cho tất cả khách hàng trên cơ sở hạ tầng dùng chung của nhà cung cấp. Loại ứng dụng này thường được dùng bởi những khách hàng có quy mô vừa, nhỏ, yêu cầu bảo mật không quá cao.
- Private Cloud
Private Cloud thường được dùng cho cá nhân hoặc doanh nghiệp cần sử dụng máy chủ đám mây riêng, không chia sẻ cho người ngoài. Ứng dụng này thường được đầu tư và sử dụng tại các doanh nghiệp lớn, có yêu cầu cao về tính bảo mật.
- Hybrid Cloud
Hybrid Cloud khá linh hoạt, là sự kết hợp giữa Private Cloud và Public Cloud. Tức là ứng dụng cho phép người dùng sử dụng cùng lúc dịch vụ của cả 2 tùy nhu cầu.
- Community Cloud
Community Cloud phù hợp cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân cần chia sẻ hạ tầng và dữ liệu cho một bên khác nhằm trao đổi thông tin nhanh chóng, an toàn hơn.
Bạn có đang sử dụng điện toán đám mây không?
Điện toán đám mây đã và đang là giải pháp hoàn hảo, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề và lĩnh vực. Trên đây là toàn bộ thông tin về ứng dụng, phân loại cùng những ưu điểm của điện toán đám mây, mong rằng có thể đưa đến cho bạn nguồn tham khảo hữu ích!