Rate this post

Bạn có biết định nghĩa về điện năng? Hay bạn có biết về các công thức tính điện không? Nếu không hay đang muốn tìm hiểu về vấn đề này thì các bạn không nên bỏ qua bài biết dưới đây.

Contents

Định nghĩa điện năng

Mức độ phổ biến của điện năng là rất cao nhưng không phải ai cũng biết điện năng là gì? Điện năng được định nghĩa là công của dòng điện. Để dễ hiểu hơn, điện năng chính là năng lượng của dòng điện.

Điện năng được đo bằng Watt theo hệ đo lường quốc tế (SI). Đơn vị này được lấy theo tên của nhà khoa học người Scotland, James Watt, ký hiệu là W đọc là Oát.

cong-thuc-tinh-dong-dien

Điện năng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, là một trong những yếu tố không thể thiếu. Nếu như mất điện thì tất cả mọi hoạt động sẽ bị đình trệ ảnh hưởng vô cùng lớn tất cả mọi hoạt động trong đời sống.

Một số công thức về điện thường gặp

Công thức tính công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch

Lượng điện năng mà một mạch điện tiêu thụ được tính theo công thức sau:

A=U|q|=U.I.t​

Trong đó:

  • A: là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch đó được đo bằng (J)
  • U: là hiệu điện thế giữa hai đầu của đoạn mạch đo bằng (V)
  • q: là điện lượng hay lượng điện dịch chuyển trong đoạn mạch (C)
  • I: là cường độ dòng điện không đổi ở đoạn mạch đo bằng (A)
  • t: là thời gian mà điện lượng dịch chuyển trong đoạn mạch (s)

Công thức tính điện năng tiêu thụ của thiết bị điện

Nếu muốn biết chiếc tủ lạnh, điều hòa,… của nhà bạn tiêu tốn bao nhiêu điện thì chúng ta áp dụng theo công thức sau:

A = P.t

Trong đó:

  • A: là điện năng tiêu thụ của thiết bị (số điện)
  • P: là công suất định mức được ghi trên thiết bị điện (W)
  • t: là thời gian thiết bị dùng điện (s)

Công thức tính lượng điện năng hao phí

Trong quá trình truyền tải điện đi xa bằng đường dây dẫn điện thì không tránh khỏi tình trạng hao phí điện do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây dẫn.

Php = I2R = (P2R)/U2

Trong đó:

  • Php: là công suất hao phí dòng điện (W)
  • I: là cường độ dòng điện (A)
  • R: là điện trở (Ω)
  • U: là hiệu điện thế (V)

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn (định luật Jun-len-xơ)

Định luật này cho biết lượng điện năng biến thành nhiệt năng. Định luật Jun-len-xơ được phát biểu như sau: Dây dẫn khi có dòng điện chạy qua sẽ tỏa ra nhiệt lượng tỷ lệ thuận với điện trở của dây dẫn và bình phương cường độ dòng điện và thời gian.

Q = RI2t

Trong đó:

  • Q: là nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn (J)
  • R: là điện trở (Ω)
  • I: là cường độ dòng điện(A)
  • t: là thời gian(s)

Công suất điện của một đoạn mạch

Trong một đoạn mạch, công suất điện bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. Công thức biểu thị như sau:

P = A/t = U.I

Trong đó: 

  • P: là công suất điện (W)
  • A: là cường độ dòng điện (A)
  • t: là thời gian (s)
  • U: là hiệu điện thế(V)

Công thức tính công của nguồn điện

Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch hay công của nguồn điện sẽ bằng công của các lực lạ bên trong nguồn điện.

Công thức công của nguồn điện được biểu hiện như sau:

Ang = q.E = E.It

Trong đó:

  • Ang: là công nguồn điện(J)
  • q: là điện lượng chuyển qua nguồn(C)
  • I: là cường độ dòng điện(A)
  • t: là thời gian(s)

>>Xem thêm: Áp suất là gì? vai trò của áp suất

Trên đây là một số công thức liên quan đến cách tính công suất điện, lượng điện năng tiêu thụ, công của nguồn điện,… Hy vọng với những thông tin này quý khách có thể ứng dụng vào trong cuộc sống thực tiễn cũng như công việc học tập của mình.

Trả lời

Website đang chạy thử nghiệm