Rate this post

DDoS là thuật ngữ không còn xa lạ với cộng đồng người dùng công nghệ. Chính xác các cuộc tấn công DDoS diễn ra như thế nào? Làm sao để phòng chống, phát hiện và ngăn chặn nó?

Theo bạn hiểu DDoS là gì?
Theo bạn hiểu DDoS là gì?

Contents

Tấn công DDoS là gì?

DDoS là từ viết tắt của cụm từ Distributed Denial of Service có nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Tức là máy tính bị tấn công bởi các truy cập từ nhiều hệ thống thông qua nhiều nơi. Trọng tâm là đánh sập hoặc ngừng hoạt động server.

Tấn công DDoS thành công, người dùng bị cướp quyền kiểm soát. Điều này đồng nghĩa với việc kẻ xấu có thể lợi dụng thông tin cá nhân của bạn để cướp đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự.

Cách thức hoạt động khi bị tấn công DDoS

Trong 1 cuộc tấn công DDoS, chuỗi botnet hoặc bot mạnh mẽ xâm chiếm gây tràn website hoặc dịch vụ thông qua yêu cầu HTTP cùng lưu lượng truy cập. Hiểu đơn giản sẽ có nhiều máy tính tấn công vào máy tính của bạn khiến người chủ hợp pháp bị đẩy khỏi quyền kiểm soát. Lúc này dịch vụ, hoạt động đang triển khai bị gián đoạn trong 1 khoảng time.

Khi bị tấn công, hacker dễ dàng đột nhập vào cơ sở dữ liệu và lấy đi thông tin nhạy cảm. Ngoài ra nó cũng có thể khai thác các lỗ hổng bảo mật để tiếp cận công khai thông qua kết nối internet.

Các cuộc tấn công có thể diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày, liên tục hoặc gián đoạn. Lúc này cả các thiết bị cá nhân hoặc doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng ít nhiều.

Có khá nhiều cá nhân, tổ chức từng bị tấn công DDoS
Có khá nhiều cá nhân, tổ chức từng bị tấn công DDoS

Các loại tấn công DDoS

Hầu hết các cuộc tấn công DDoS hiện nay đều được triển khai với 3 dạng chính như sau:

Tấn công băng thông

Trong các cuộc tấn công này, hacker dùng lưu lượng truy cập để tạo sự cố tràn lớp mạng. Đây cũng là loại hình phổ biến nhất của DDoS.

Ví dụ: Cuộc tấn công diễn ra dựa trên khuếch đại DNS, gây cản trở mục tiêu thông qua lưu lượng truy cập phản hồi từ DNS.

Tấn công giao thức

Những cuộc tấn công giao thức được thực hiện thông qua triển khai các điểm yếu của ngăn giao thức tầng 3 và 4. Từ đó làm suy yếu và cướp quyền kiểm soát của chủ sở hữu.

Ví dụ: Cuộc tấn công đồng bộ hóa hoặc SYN, lúc này chúng có thể toàn quyền sử dụng tất cả các tài nguyên trong máy chủ.

Tấn công giao thức không hiếm gặp
Tấn công giao thức không hiếm gặp

Tấn công tài nguyên

Cuộc tấn công bắt đầu từ các gói web nhằm làm gián đoạn đường truyền dữ liệu của hệ thống máy chủ. Chỉ trong thời gian ngắn, hacker toàn quyền điều khiển dữ liệu hệ thống.

Ví dụ: Có khá nhiều ví dụ về các cuộc tấn công tài nguyên gồm: Chèn SQL, HTTP, viết chéo lệnh site,…

Quá trình tấn công có thể được thực hiện qua 1 hoặc nhiều loại. Thêm nữa mỗi thể loại đều có mục tiêu và cách triển khai khác nhau. Số lượng đe dọa có xu hướng tăng nhanh bởi tội phạm mạng dần trở nên tinh vi hơn.

Cách phát hiện & ứng phó với tấn công DDoS

Làm thế nào để phát hiện, ngăn chặn và ứng phó khi bị tấn công DDoS?

Làm sao để biết, phòng tránh, xử lý tấn công DDoS?
Làm sao để biết, phòng tránh, xử lý tấn công DDoS?

Dấu hiệu

Nếu phát hiện những dấu hiệu sau đây, rất có thể bạn đang bị tấn công DDoS.

  • Lưu lượng truy cập tăng đột biến, khó kiểm tra được nó đến từ đâu nhưng chỉ có 1 địa chỉ hoặc IP.
  • Hiệu suất hoạt động của mạng chậm và bất thường hơn rõ rệt.
  • Các hệ thống website, dịch vụ hoặc cửa hàng trực tuyến bị ngoại tuyến hoàn toàn.

Cách ngăn chặn

Có nhiều cách ngăn chặn khi bị tấn công DDoS mà bạn có thể áp dụng:

  • Phát triển, tích hợp các chiến lược phòng chống từ chối dịch vụ để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS.
  • Tìm ra lỗ hổng bảo mật, đánh giá các mối đe dọa trong thiết lập để có biện pháp xử lý.
  • Cập nhật phần mềm hoặc tích hợp thêm công nghệ bảo vệ để mọi thứ hoạt động an toàn, ổn định.
Bảo vệ máy tính của bạn bằng các phần mềm hỗ trợ
Bảo vệ máy tính của bạn bằng các phần mềm hỗ trợ

Cách phòng chống

Các cách phòng chống tấn công DDoS hiệu quả bao gồm:

  • Định kỳ phân tích rủi ro để nắm rõ được những khu vực cần bảo vệ, tăng cường bảo vệ.
  • Có nhóm ứng phó riêng, trọng tâm nhiệm vụ là phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công.
  • Đưa ra chiến lược phòng vệ và thường xuyên đánh giá hiệu quả mang lại, cải tiến để có hiệu quả tốt nhất.

Vừa rồi là tất cả những thông tin về DDoS cũng như cách phát hiện, khắc phục và phòng tránh các cuộc tấn công. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết có thể đưa đến cho bạn nguồn tham khảo hữu ích!

Website đang chạy thử nghiệm