Bức xạ điện từ và những ảnh hưởng của nó luôn là một trong những chủ đề thu hút sự chú ý của dư luận. Chính xác bức xạ điện từ là gì? Nó được tạo ra từ đâu? Bức xạ điện từ có làm tăng nguy cơ ung thư không? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Contents
Bức xạ điện từ là gì?
Theo Wiki: Bức xạ điện từ hay Electromagnetic Radiation (EM) là một dạng năng lượng đặc biệt luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Nó được tạo ra từ sự kết hợp của dao động từ trường và điện trường vuông góc. Lúc này sóng điện từ bị lượng tử hóa, tạo thành những đợt sóng mang tính chất giống với các hạt chuyển động photon.
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ. Có rất nhiều những thiết bị hiện đại được phát minh, cải tiến nhằm phục vụ cho cuộc sống của loài người như: Tivi, máy tính, điện thoại, radio, máy chụp X-Quang,… Tuy nhiên bên cạnh lợi ích sử dụng, chúng đều là nguồn phát ra bức xạ điện từ.
Đặc điểm của bức xạ điện từ
Như đã đề cập ở trên, bức xạ điện từ được tạo ra từ sóng điện từ được lượng tử hóa. Dưới đây là một vài đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tham khảo:
- Tốc độ truyền của các loại sóng điện từ đều giống nhau trong điều kiện không gian trống. Nó được gọi là tốc độ ánh sáng với giá trị đạt 300 triệu mét/giây.
- Sóng điện từ là sóng ngang, đo bằng biên độ của bước sóng và có hướng lan truyền cố định, vuông góc với phương truyền. Điểm sóng cao nhất gọi là đỉnh, điểm thấp nhất là hõm.
- Dù có cùng tốc độ truyền nhưng các sóng điện từ khác nhau về tần số, bước sóng và mức năng lượng.
- Tốc độ của sóng điện từ được tính bằng tích của tần số và bước sóng. Vì tốc độ không đổi nên bước sóng và tần số của nó có thể bị biến đổi tùy vào từng điều kiện và nguồn phát.
Bức xạ điện từ có những loại nào?
Có nhiều nguồn phát bức xạ điện từ được tìm thấy xung quanh chúng ta. Trong đó có cả các nguồn tự nhiên và từ máy móc, thiết bị được sáng chế. Chi tiết các nguồn và đặc điểm như sau:
Tham khảo: Quang phổ là gì? Phân loại và các cách phân tích quang phổ
Sóng radio
Sóng radio có giá trị thấp nhất trong phổ bức xạ điện từ. Tần số của nó khoảng 3Hz – 300 MHz, bước sóng đo được lớn hơn 10mm. Các thiết bị radio hiện đang được sử dụng phổ biến để liên lạc và giải trí.
Tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại thuộc khoảng giữa của vi sóng và ánh sáng nhìn thấy trên dải phổ EM. Nó có tần số khoảng 430 THz – 300 GHz, bước sóng đo được từ 700nm – 1mm. Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại nhưng có thể cảm nhận bằng nhiệt (cường độ đủ lớn) hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng.
Vi ba
Vi ba hay vi sóng được xếp giữa tia hồng ngoại và radio trên phổ EM. Tần số đo được của nó khoảng 300 GHz – 300 MHz, bước sóng từ 1mm đến 1m. Vi ba đang được ứng dụng trong các thiết bị thông tin liên lạc băng thông lớn, radar hoặc nguồn nhiệt của lò vi sóng.
Tia tử ngoại
Ánh sáng hồng ngoại được xếp vào vị trí giữa tia X và ánh sáng nhìn thấy trên dải phổ EM. Giá trị tần số dao động từ 30 PHz – 790 THz với mức bước sóng 10nm đến 380 nm.
Tia tử ngoại hay tia UV là một phần của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên chúng ta không thể nhận diện chúng bằng mắt thường. Hiện loại tia này đang được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp và y tế. Dù vậy trong thực tế, nó có thể làm hỏng các mô sống nếu tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài, cường độ mạnh.
Ánh sáng nhìn thấy được
Ánh sáng nhìn thấy được hay Visible light nằm ở giữa phổ EM với bước sóng 380 nm – 700 nm và tần số 400 THz đến 800 THz. Nói một cách tổng quát, ánh sáng khả kiến được hiểu là những bước sóng mà con người có thể quan sát.
Tia Gamma
Trong phổ EM, tia Gamma nằm trên tia X. Nó được xác định có tần số hơn 30 EHz và bước sóng không quá 0,01 nm.
Bức xạ của tia Gamma có thể gây tổn thương mô sống, tiêu diệt tế bào. Nó được ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư với liều lượng được đo lường, kiểm soát kỹ. Bởi nếu không được kiểm soát tốt, tiếp xúc với tia Gamma có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho con người.
Tia X
Tia X hay X-quang được chia làm 2 loại là tia X cứng và tia X mềm. Trong đó:
- Tia X mềm được xếp giữa tia Gamma và tia tử ngoại trong dải phổ EM. Nó có tần số 30 EHz – 30 PHz, bước sóng 0,01 nm – 10 nm.
- Tia X cứng có cùng vị trí vùng phổ với tia Gamma. Khác biệt giữa chúng là nguồn tạo. Trong khi tia X được tạo bởi electron gia tốc thì tia Gamma được tạo ra từ hạt nhân nguyên tử.
Tia X hiện đang được ứng dụng hiệu quả trong chụp chiếu, điều trị y khoa. Tuy nhiên nếu tiếp xúc trực tiếp không qua giám sát, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tế bào da, tăng nguy cơ ung thư và đem đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Tác hại của bức xạ điện từ
Tác hại của bức xạ điện từ là chủ đề bàn luận được nhiều người chú ý. Nhất là khi có nhiều nguồn tin chia sẻ về nó có thể gây ung thư, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Chi tiết dưới đây là thông tin gửi đến bạn!
- Bức xạ điện từ là nguyên nhân làm rối loạn hệ thống miễn dịch và nhịp sinh học. Từ đó hạ thấp mức melatonin trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, huyết áp tăng giảm bất thường, mẫn cảm ngoài da,…
- Ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe sinh sản của cả nữ và nam giới. Mặt khác nó cũng tác động làm giảm ham muốn, tăng nguy cơ sảy thai, tổn thương DNA trong các tế bào tinh trùng.
- Bức xạ điện có ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Nó làm giảm sức khỏe của hệ thần kinh, gây đau đầu, thiếu tập trung, bồn chồn, kích động và lo lắng.
- Bức xạ điện từ làm tăng nguy cơ ung thư, đột biến gen do tác động trực tiếp đến các DNA tế bào gốc.
- Là một trong các nguyên nhân gây bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thụ dinh dưỡng, sỏi thận,..
- Làm tổn thương các gốc tự do và stress oxy hóa.
Cách phòng tránh ảnh hưởng từ bức xạ điện từ
Mang đến những tác động trực tiếp và nghiêm trọng cho sức khỏe của con người, cách phòng tránh bức xạ điện từ đang là vấn đề được nhiều người tìm kiếm. Dưới đây là một số biện pháp đề xuất dành cho bạn!
- Sử dụng các thiết bị điện tử càng lâu, chúng ta sẽ càng tiếp xúc nhiều với bức xạ điện từ. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ trong quá trình phát triển, trưởng thành. Do đó cách tốt nhất để bảo vệ bản thân chính là giảm tiếp xúc với các nguồn phát.
- Không nên vừa sạc vừa dùng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại, laptop. Cần có giới hạn thời gian sử dụng, chỉ bật các tính năng bluetooth, phát sóng wifi khi cần.
- Tăng cường tập luyện, hoạt động thể thao, ăn uống điều độ, rèn luyện cơ thể để nâng cao sức đề kháng.
- Nên để xa điện thoại xa giường ngủ ít nhất 2m để có giấc ngủ sâu và ổn định hơn.
- Trang bị thêm các thiết bị, màn chắn bức xạ điện từ để bảo vệ bản thân và mọi người.
- Sử dụng loa, chuột, bàn phím và tai nghe có dây cũng là cách để hạn chế tác động của bức xạ điện từ.
Gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe, việc hiểu rõ về các tác hại và cách phòng tránh bức xạ điện từ sẽ giúp chúng ta có chủ động bảo vệ cho bản thân và mọi người. Trên đây là toàn bộ những thông tin về phân loại, đặc điểm và cách bảo vệ bản thân trước bức xạ điện từ. Mong rằng bài viết có thể đưa đến cho bạn những chia sẻ hữu ích!