Rate this post

Bạo lực học đường đang diễn ra theo chiều hướng tăng về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng. Đây chính là điều đáng báo động mà không chỉ gia đình, nhà trường mà cần được cả xã hội quan tâm.

Contents

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường được hiểu một cách đơn giản đó là những hành vi xúc phạm đến người khác trong môi trường giáo dục. Đó bao gồm cả việc đánh đập, hành hạ, ngược đãi, xâm hại thân thể, sức khỏe lẫn các hành vi lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, cô lập,… gây tổn hại đến tinh thần. Người gánh chịu các hành vi bạo lực trong học đường chủ yếu là học sinh, sinh viên.

bạo lực học đường

Bạo lực học đường trở thành vấn nạn cần lên án trong toàn xã hội

Có nhiều hình thức bạo lực trong học đường diễn ra trong các nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Một số hình thức phổ biến có thể kể đến như:

  • Bạo lực thể chất: Đánh đập, xô đẩy, xé quần áo, trấn lột đồ, đổ đồ ăn, chất thải lên người,… giữa các học sinh, sinh viên với học sinh, sinh viên.
  • Bạo lực tinh thần: Sử dụng các lời nói, cử chỉ xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo, lăng mạ,…
  • Bạo lực tình dục: Các hành vi nghiêm trọng như xâm hại, hiếp dâm, quấy rối,… đến học sinh, sinh viên.

Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường tại Việt Nam

Bạo lực trong học đường có thể xuất hiện tại hầu hết tất cả các quốc gia, bao gồm cả môi trường giáo dục công lập, tư thục. Tại nước ta, theo thống kê thì tỷ lệ bạo lực học đường trên cả nước có dấu hiệu gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của nó.

Bạo lực xuất hiện không chỉ trong một nhóm, một lớp mà có thể lan đến môi trường của nhiều trường học, cả ở nông thôn lẫn thành thị. Nó xuất phát từ những hành động rất nhỏ ban đầu nhưng dần trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Các đối tượng của tình trạng bạo lực học đường cũng ngày một đa dạng, phức tạp, từ mẫu giáo, tiểu học cho đến Đại học. Diễn ea cả ở nam giới lẫn ngữ giới, giữa các học sinh, sinh viên với nhau hoặc các giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, sinh viên.

thực trạng bạo lực học đường

Bắt nạt học đường xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới

Theo các thống kê được Bộ Giáo dục – Đào tạo công bố, trung bình mỗi năm có khoảng 1600 vụ bạo lực trong và ngoài trường học (tức là khoảng 5 vụ mỗi ngày). Khoảng 5.200 học sinh sẽ có một vụ đánh nhau, hơn 11.000 học sinh lại có một em bị buộc thôi học do đánh nhau, bạo lực học đường.

Trung bình cứ 9 trường học lại có một trường có học sinh đánh nhau và đáng lo ngại hơn là có đến hơn 1.000 thành thiếu niên phạm tội mỗi tháng (theo Bộ Công an). Những con số này chính là hồi chuông cảnh báo các gia đình, nhà trường và toàn xã hội trước vấn nạn “bạo lực học đường”.

Tình trạng bạo lực trong học đường tại Việt Nam không chỉ diễn ra ở việc đánh nhau, tác động vật lý lên thân thể là còn cả việc tấn công về tinh thần. Những việc như hăm dọa, chửi bới, lăng mạ,… sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của học sinh, sinh viên.

Những hậu quả nghiêm trọng bạo lực học đường gây ra

Vấn nạn này mang lại nhiều tác động và ảnh hưởng đến không chỉ bản thân học sinh mà còn cả gia đình, nhà trường và xã hội.

bóng ma tâm lý bao trùm

Bạo lực học đường gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến tâm lý học sinh

Ảnh hưởng về phía học sinh, sinh viên

Bạo lực học đường gây ra hậu quả nặng nề về thể xác bao gồm các thương tích trên chân tay, thân thể hoặc có nhiều vụ việc nghiêm trọng hơn, thậm chí lấy đi sinh mạng của người bị bạo hành.

Người bị bạo lực sẽ cảm thấy bị tổn thương, tự ti, lo âu, cô lập, mặc cảm,… Tình trạng này có thể kéo dài trở thành nỗi ám ảnh, khiến các em không dám tiếp xúc với người khác, không thể tập trung học tập. Tâm lý của học sinh bị bạo hành học đường càng nặng nề vì bị đe dọa, khó hoặc không dám chia sẻ với phụ huynh, thầy cô.

Những người chứng kiến bạo lực học đường cũng sẽ cảm thấy e dè, sợ hãi hoặc hùa theo số đông, vô tình tiếp tay cho các hành vi bạo lực xảy ra nhiều hơn. Hậu quả gây ra đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý, học tập và tương lai của học sinh, sinh viên.

Ảnh hưởng của bắt nạt học đường về phía gia đình

Gia đình của học sinh bạo lực hoặc bị bạo lực cũng đều có những căng thẳng nhất định, cuộc sống có thể bị xáo trộn, lo lắng sẽ chịu chỉ trích, phẫn nộ của mọi người. Không ai biết con mình có bị bạo hành khi đến trường hay không và nhiều gia đình đã phải chuyển trường cho con để được an toàn hơn.

bạo lực học đường

Bạo lực ảnh hưởng đến nhà trường, giảm hiệu quả học tập – giảng dạy

Tác động đến nhà trường

Bạo lực học đường gây ra nỗi bất an cho phụ huynh, giảm sự tín nhiệm vào các thầy cô, sự quản lý của nhà trường. Hành vi này còn làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của việc học tập – giảng dạy.

Bên cạnh đó, bạo lực trong học đường còn tác động đến cả xã hội, ảnh hưởng đến những nét văn hóa học đường, chuẩn mực đạo đức quý giá. Việc bạo lực thể xác, lăng mạ tinh thần, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm… làm lu mờ những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện sự suy đồi đạo đức, sự sai lệch về hành vi đáng báo động. Đồng thời, những vụ việc bạo lực nghiêm trọng trong học đường còn tăng nguy cơ mất trật tự an toàn xã hội.

Làm sao để phòng chống bạo lực học đường tại Việt Nam?

Bạo lực để lại vô vàn hậu quả và ảnh hưởng nhiều mặt đến cuộc sống của học sinh, sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội. Do đó, cần phải có những biện pháp phòng chống, ngăn chặn bạo lực học đường như:

phòng chống bạo lực học đường

Cả xã hội cần chung tay để ngăn ngừa vấn nạn bạo lực học đường

  • Đối với học sinh, sinh viên: Rèn luyện kỹ năng sống, học cách cân bằng cảm xúc để hạn chế những tiêu cực hàng ngày. Nên tham gia các hoạt động và phong trào do nhà trường tổ chức để có cách sống, suy nghĩ lành mạnh. Nhận thức đúng đắn các hành vi bạo lực học đường, thông báo với thầy cô khi chứng kiến hành vi bạo lực để có những can thiệp kịp thời.
  • Đối với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục: Tổ chức các hoạt động, phong trào mang tính hướng thiện, định hướng nhân cách. Có các hình phạt nghiêm khắc, phù hợp với trường hợp bạo lực học đường, có biện pháp hỗ trợ kịp thời với nạn nhân các vụ bạo lực.
  • Đối với giáo viên: Chủ động quan tâm, sát sao với các học sinh của mình, phối hợp cùng nhà trường, gia đình để can ngăn, giáo dục kịp thời với các hành vi có nguy cơ, tăng đường các hoạt động gắn kết học sinh trong lớp, trong trường,…
  • Đối với gia đình: Tạo môi trường sống lành mạnh, giáo dục tại nhà để ngăn chặn các tư tưởng bạo lực, không cổ súy cho việc bắt nạt, lăng mạ, chửi bới,… trong trường học. Phối hợp với nhà trường, giáo viên để nắm bắt được tình hình của con em mình.

Bạo lực học đường sẽ là rào cản lớn nhất trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh tại trường học. Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện giúp tất cả các bạn học sinh, sinh viên có điều kiện phát triển tốt nhất.

Website đang chạy thử nghiệm