Trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên giai đoạn mang dấu ấn, ảnh hưởng lớn đến tương lai chính là Quarterlife Crisis. Vậy Quarterlife Crisis là gì? Nó có liên quan đến khủng hoảng tuổi 20 hay không?
Contents
Quarterlife Crisis là gì?
Nếu những ai có nghiên cứu đến tâm lý đại chúng hiểu Quarterlife Crisis là gì? Nói một cách dễ hiểu thì đây là thuật ngữ ám chỉ cuộc khủng hoảng liên quan đến phương hướng và chất lượng cuộc sống. Cuộc khủng hoảng này sẽ xảy ra trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi. Do đó, Quarterlife Crisis hay còn được gọi là khủng hoảng tuổi 20.
Bất cứ ai cũng sẽ trải qua cuộc khủng hoảng này, tâm trạng luôn luôn lo âu, mất phương hướng về cuộc sống. Nó sẽ bao gồm tất cả mọi thứ xung quanh từ công việc, tài chính đến những mối quan hệ. Qua giai đoạn tuổi 30 khi mọi thứ bắt đầu ổn định thì khủng hoảng cũng chấm dứt.
Khủng hoảng ¼ cuộc đời ai cũng sẽ phải trải qua một lần
Dấu hiệu bản thân rơi vào khủng hoảng tuổi 20
Hầu hết những người rơi vào khủng hoảng tuổi 20 đều có cảm giác lạc lõng, sợ hãi, cô đơn và hoang mang. Họ loay hoay không biết cần thực hiện điều gì trong giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành.
Trước đây chưa nhiều người biết đến khái niệm Quarterlife Crisis và còn xa lạ với nó. Tuy nhiên, những thay đổi, suy thoái kinh tế trên toàn thế giới đã mang đến những cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm. Điều đó đã dần tạo ra những áp lực thành tâm lý phải thành công trước tuổi 30 cho thế hệ trẻ.
Những nghiên cứu đã chỉ ra, điều khiến thế hệ trẻ lo lắng dưới áp lực xã hội, gia đình, thành công trước 30 có tỷ lệ như sau:
- 20% lo lắng về tài chính, sợ rằng không kiếm đủ tiền
- 32% gặp áp lực về chuyện kết hôn trước 30 tuổi
- 30% có ý định di cư
- 21% muốn thay đổi sự nghiệp toàn diện
Quá nhiều những nỗi lo, áp lực đè nén đến tâm lý của những người trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa 30. Nếu như ai không có kỹ năng và người hướng dẫn thoát khỏi Quarterlife Crisis.
Những người trong khủng hoảng đều lo lắng, bất an
Chắc hẳn người đó sẽ luôn có cảm giác đau khổ, loay hoay với hội chứng mà không một ai hiểu và hỗ trợ.
Diễn biến của hội chứng Quarterlife Crisis
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia về tâm lý thì Quarterlife Crisis sẽ được chia làm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này người vướng phải khủng hoảng sẽ luôn thấy bất an, loay hoay thậm chí là bế tắc. Lý trí của họ bị ràng buộc trong mối quan hệ, tình trạng và tình huống khiến người ta không biết nên níu kéo hay buông bỏ.
Giai đoạn thứ hai
Trong giai đoạn này, người mắc hội chứng sẽ bắt đầu có những thắc mắc về những dự định tương lai của bản thân. Trong lòng lúc nào cũng băn khoăn về cảm nhận của bản thân, điều mới mẻ bản thân nhìn thấy trong cuộc sống.
Giai đoạn này vô cùng quan trọng khi bản thân phải vật lộn với cảm xúc, khó khăn, thất bại của bản thân. Nhiều người còn luôn cảm thấy bất an với những mối quan hệ xã hội. Nhưng từ đó, bản thân lại dần tìm lại được sự bình tĩnh để đối mặt với mọi thứ sẽ trải qua của cuộc đời.
Giai đoạn thứ ba
Diễn biến của khủng hoảng có 4 giai đoạn
Có lẽ đến giai đoạn này chính bản thân bạn sẽ cảm thấy kỳ diệu. Lúc này bản thân đã cảm nhận rõ về mọi thứ trong tâm trí từ công việc đến sự nghiệp, hiểu rõ bản thân muốn gì.
Giai đoạn cuối
Nếu những giai đoạn trên chỉ là những trải nghiệm và dự định ở bản thân. Đến giai đoạn cuối cùng này là lúc để bạn thực hiện những gì mình đang suy nghĩ và quyết định. Bạn có thể yên tâm vì từ đam mê, kế hoạch tương lai, cuộc sống độc lập… sẽ dần theo quỹ đạo như mong muốn bản thân.
Làm thế nào để trải qua khủng hoảng tuổi 20
Vào giai đoạn này chính bản thân nhiều khi có những cảm xúc tiêu cực, nhìn mọi thứ chán nản. Vậy làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tuổi 20 này? Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ đưa đến bạn những lời khuyên để có thể vượt qua giai đoạn này thật mạnh mẽ.
Không chỉ riêng mình bạn
Trước tiên, chúng tôi muốn bạn hiểu những cảm xúc mà bạn đang trải qua là hết sức bình thường trong quá trình trưởng thành. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, con người ai ai cũng có xu hướng và nhu cầu được thể hiện và hiện thực hóa tiềm năng bên trong. Còn những băn khoăn mà bạn đang gặp phải là một trong những tín hiệu cho thấy sự thay đổi.
Mọi người ai cũng phải trải qua khủng hoảng trong giai đoạn 20 -30
Sự thay đổi trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết nên mới có cái tên là khủng hoảng tuổi 20. Đây chính là độ tuổi mà chúng ta phải đứng trước những thay đổi lớn trong cuộc đời. Thay đổi đầu tiên là rời xa trường lớp, không còn sự bảo bọc của gia đình để bước vào thế giới thực.
Hãy vững tin vì khủng hoảng đơn thuần chỉ là sự thay đổi mà thôi. Bạn đã, đang và sẽ trải qua quãng thời gian không mấy dễ chịu này. Đừng lo lắng, bạn không hề cô đơn trong chuyện này. Khi mà nó đã được đặt một cái tên thì có nhiều người đã phải trải qua giai đoạn này.
Mọi quyết định là ở bạn
Mỗi một thế hệ đều có những điều khác nhau và luôn có những mâu thuẫn về thành công giữa bản thân và thế hệ đi trước. Ở thế hệ bố mẹ, thành công được xác định bằng địa vị, vật chất, vợ chồng thuận hòa, con cái giỏi – ngoan. Tuy nhiên định nghĩa này đã phần nào không phù hợp với thế hệ trẻ.
Người trẻ luôn có những quyết định trái ngược với khuôn mẫu đặt ra trước đây. Thế hệ trẻ không lo sợ mà thoải mái thực hiện những điều như: bỏ đại học, sống chung trước khi kết hôn, tự mình khởi nghiệp thay vì làm việc ở những công ty nổi tiếng.
Hãy quyết định như điều mình mong muốn
Việc sử dụng định nghĩa về thành công trước đó gán lên người trẻ vô tình tạo khủng hoảng cho chính mình.
Muốn vượt qua điều này, người trẻ cần phải tái định nghĩa lại thành công. Hãy tự hỏi bản thân mình thực sự có muốn điều này. Cứ để cho bản thân quyền quyết định thành công theo cách mình muốn. Tự mình xác định được những điều không muốn đôi khi quan trọng hơn điều mình muốn.
Bỏ qua mối quan hệ bạn bè tiêu cực
Cuộc sống của chúng ta sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu đi những người bạn. Một người bạn thực sự chính là người sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống. Thế nhưng tiếc thay không phải người bạn nào cũng đồng ý ở bên ta chân thành, không vụ lợi.
Mọi người nên dành ra thời gian để nhìn nhận những mối quan hệ xung quanh. Hãy tránh xa và không giao du với những người chỉ đem đến cho bản thân sự phiền phức. Kết thân với bạn bè tích cực, thật lòng để khiến tinh thần thoải mái, vui tươi.
Thay đổi phong cách
Thay đổi phong cách sẽ khiến bạn như một con người mới
Có thể nhiều người không biết, phong cách ăn mặc sẽ ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc người đối diện. Một ngày bạn cảm thấy chán nản, tại sao không thay đổi phong cách ngoại hình. Cứ để bản thân thay đổi theo thứ mình muốn như: kiểu tóc mới, gu thời trang, trang điểm kiểu mới. Đơn giản hơn thực hiện việc gì đó vượt xa ngưỡng an toàn của mình.
Chắc chắn một chút thay đổi bạn sẽ khám phá được khả năng của bản thân. Đặc biệt tạo được hương vị mới đậm đà trong cuộc sống hàng ngày.
Ngừng lo sợ những việc chưa xảy ra
Một trong những điều khiến bản thân bạn luôn lo lắng chính là không dám để bản thân bước khỏi vòng an toàn. Bạn không dám mở lòng với những mối quan hệ an toàn, sợ thay đổi và lo lắng cho tương lai trước mắt.
Thay vì lo sợ sao không thử bước khỏi vòng an toàn để bản thân thấy mình mạnh mẽ hơn. Đôi khi những sợ hãi không cần thiết sẽ hạn chế những khả năng và cơ hội đến với bạn. Trong khi đó, thời gian không chờ đợi một ai. Việc chấm dứt nỗi lo sợ để tiến hành những kế hoạch tương lai lập tức thôi.
Bắt tay vào công việc ngoài kế hoạch
Hãy thử thực hiện công việc ngoài kế hoạch của mình
Việc lên kế hoạch cho công việc là điều quan trọng để bạn định hướng và thực hiện điều cần làm. Thế nhưng thỉnh thoảng quy tắc lại khiến bạn nhàm chán và bỏ qua những cơ hội. Muốn có cuộc sống thêm phần thú vị hãy thử làm những điều không trong dự định.
Bạn còn trẻ đang trong ngưỡng 20 tuổi được phép thử và sai nên hãy cứ sai đi. Đôi khi tự phát lại giúp cho người bạn nhận ra những điều mới mẻ.
Bỏ qua công việc khiến bản thân mệt mỏi
Ngành nghề ổn định chính là mục đích theo đuổi của đa số mọi người. Đặc biệt nhất là với những người đang ở độ tuổi 20. Công đoạn tìm kiếm này thực sự lâu dài vì thế bạn không được tạo sức ép cho bản thân mình.
Đừng bao giờ ngại thử thách bản thân ở những vai trò không giống nhau trước khi đạt được mục đích mà mình muốn. Nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi với công việc hiện tại hãy gác lại rồi tìm kiếm công việc khác mà mình đam mê.
Tập trung tận hưởng điều mình đã chọn
Luôn thoải mái với những lựa chọn của bản thân
Nếu đã tìm được mục tiêu mà mình hướng đến nên tập trung, kiên trì và có trách nhiệm. Muốn hoàn thành được mọi thứ hãy đặt ưu tiên của mình ở đúng chỗ. Hãy ứng dụng những hiện đại để lên kế hoạch mà mình theo ngày, theo tháng trong tương lai. Chính điều đó sẽ giúp đỡ bạn sắp xếp sự ưu tiên không còn đuối sức ở hành trình mà mình theo đuổi.
Bài viết đã giải thích cho mọi người hiểu Quarterlife Crisis là gì? Hơn nữa nội dung cũng đề cập đến cách để thoát khỏi khủng hoảng tuổi 20. Các bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây là khủng hoảng mà ai cũng phải trải qua.