Rate this post

Vũ trụ bao la bí ẩn vẫn luôn là đề tài dành được nhiều sự quan tâm của loài người. Quan sát chuyển động của các chòm sao, hành tinh khác giúp chúng ta khám phá nhiều điều về vũ trụ cũng như dự báo được một số tình trạng có thể xảy ra với Trái Đất. Vậy thiên văn học là gì, nó nghiên cứu về vấn đề gì? Ngành thiên văn học đào tạo ở đâu?… Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây, mời quý vị cùng theo dõi!

Contents

Tìm hiểu chung về ngành thiên văn học

Khái niệm thiên văn học là gì?

Thiên văn học (trong tiếng Anh là Astronomy) là một ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nó nghiên cứu các thiên thể (ngôi sao, hành tinh, thiên hà,…) và những hiện tượng có nguồn gốc từ bên ngoài Trái Đất (các bức xạ nền vũ trụ,…).

Thiên văn học nghiên cứu các vấn đề và hiện tượng trong vũ trụ
Thiên văn học nghiên cứu các vấn đề và hiện tượng trong vũ trụ

Thiên văn nghiên cứu sự phát triển, các tính chất, khí tượng học cũng như chuyển động của các vật thể ngoài không gian, sự hình thành, phát triển của vũ trụ – nơi mà Trái Đất của chúng ta đang tồn tại.

Thiên văn học và chiêm tinh học là 2 lĩnh vực gắn liền với nhau nhưng chiêm tinh học không phải là khoa học và chúng ta không được đánh đồng 2 thuật ngữ này với nhau.

Lịch sử sự phát triển của thiên văn học

Đây là một trong những ngành khoa học hiện đại nhất hiện nay và cũng là một trong những môn khoa học có sự ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người từ trước đến giờ. Người ta có thể tìm thấy những dấu vết về ngành khoa học này từ thời tiền sử, người cổ đại thông qua quan sát chuyển động của mặt trời, mặt trăng để tìm được thời điểm thay đổi của thời tiết.

Thiên văn học được coi là môn khoa học sớm nhất từ thời cổ đại
Thiên văn học được coi là môn khoa học sớm nhất từ thời cổ đại

Thời điểm mà thiên văn học chính thức trở thành khoa học có lẽ là thời gian phát minh ra kính viễn vọng. Vào cuối thế kỷ 19 đánh dấu các bước tiến của thiên văn học khi mà các phương pháp phổ học, chụp hình được sử dụng rộng rãi trong quá trình quan sát thiên văn.

Sau đó, từ những năm 40 của thế kỷ 20 đánh dấu bước nhảy vọt của ngành khoa học này nhờ các quan sát thiên văn vô tuyến. Con người khắc phục được những cản trở của khí quyển giúp các vệ tinh nhân tạo có thể quan sát toàn vẹn phổ của vũ trụ.

Thiên văn học được chia thành nhánh quan sát và thực nghiệm bổ sung cho nhau, giải thích các kết quả quan sát, xác nhận các kết quả lý thuyết:

  • Thiên văn học quan sát: Chú trọng việc thu thập, phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý.
  • Thiên văn học thực nghiệm: Phát triển các mô hình máy tính/mô hình phân tích để miêu tả các vật thể, hiện tượng thiên văn.

Tham khảo: Cung hoàng đạo là gì? Giải mã ý nghĩa của 12 cung hoàng đạo

Đối tượng và nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của ngành khoa học vũ trụ này được chia thành 3 phần chính gồm:

  • Quy luật chuyển động của các thiên thể (đặt trong mối quan hệ giữa Trái Đất và bầu trời).
  • Cấu trúc, bản chất vật lý của các thiên thể, các quá trình xảy ra trong vũ trụ.
  • Nguồn gốc hình thành, sự phát triển của các thiên thể, của vũ trụ.
Thiên văn học nghiên cứu sự phát triển, quy luật của vũ trụ
Thiên văn học nghiên cứu sự phát triển, quy luật của vũ trụ

Sự phức tạp của những nội dung nghiên cứu này đi cùng với sự phát triển của thiên văn học. Các đối tượng nghiên cứu ngày càng rộng và phức tạp hơn. Con người từ chỗ quan sát các thiên thể, các quần sao, các thiên hà và ngày càng phát hiện ra các vật thể lạ. Thiên văn không phải thuần túy là môn khí tượng học hoặc chiêm tinh học.

Phương pháp nghiên cứu ngành khoa học thiên văn học

Thiên văn học nghiên cứu các đối tượng, vật thể to lớn, trong vũ trụ nên phương pháp nghiên cứu của nó cũng vô cùng đặc biệt. Trong thiên văn cổ điển, phương pháp chủ yếu được dùng là quan sát và quan trắc với nguồn thông tin chủ yếu đến của ánh sáng từ các thiên thể. Do ảnh hưởng của khí quyển, tính chủ quan khi quan sát dẫn đến việc kết quả của các nghiên cứu dễ gặp hạn chế, sai lầm.

Hơn nữa, việc quan sát các hiện tượng thiên văn cần một thời gian rất dài trong khi đời sống con người quá ngắn ngủi so với vũ trụ. Nhưng nhờ sự phát triển của khoa học đã hỗ trợ quá trình nghiên cứu thiên văn học được thuận tiện, dễ dàng hơn.

Hệ thống vệ tinh nhân tạo giúp con người tìm hiểu vũ trụ tốt hơn
Hệ thống vệ tinh nhân tạo giúp con người tìm hiểu vũ trụ tốt hơn

Các bức xạ điện từ được khai thác triệt để, cải thiện hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Đồng thời, ngành du hành vũ trụ cũng đã giúp con người có thêm thông tin khách quan hơn. Thiên văn hiện đại sử dụng phương pháp mô hình hóa để kiểm định sự đúng đắn của các lý thuyết.

Đánh giá mối liên hệ của thiên văn học với các môn khoa học khác

Từ những thông tin vừa rồi, có thể thấy rằng thiên văn có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau:

  • Triết học: Thiên văn xuất hiện rất sớm và trở thành chủ đề đàm đạo của các nhà thông thái. Khi khoa học ngày càng phát triển và phân hóa thì thiên văn học cũng góp phần đắc lực giúp trả lời các câu hỏi lớn của Triết học.
  • Vật lý: Các định luật vật lý được áp dụng phổ biến trong thiên văn, mang lại những phương tiện giải quyết các vấn đề gặp phải trong bộ môn khoa học này. Ngược lại, thiên văn cũng dẫn đường, nêu lên những ý tưởng mới cho vật lý.
  • Toán học: Thiên văn học được tính toán bằng toán học và có rất nhiều nhà thiên văn đồng thời cũng là các nhà toán học.
  • Hóa học: Đóng vai trò quan trọng khi muốn tìm hiểu cấu tạo của các thiên thể, hiện nay chúng ta có một ngành riêng hóa học thiên văn.
  • Sinh học: Người ta chú ý các yếu tố để hiểu rõ bản chất, nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống.
  • Địa lý: Đối tượng của Địa lý nằm trong vũ trụ và chúng ta cần hiểu và nắm được mối quan hệ của Trái Đất với các thành viên khác trong hệ Mặt Trời, vũ trụ để có thể hiểu rõ hơn về Trái Đất.
  • Lịch sử: Để xác định chính xác các sự kiện trong lịch sử thì người ta cần phải biết cách tính toán thời gian trong thiên văn. 
Ứng dụng toán học, vật lý vào việc tính toán trong thiên văn
Ứng dụng toán học, vật lý vào việc tính toán trong thiên văn

Thiên văn học kích thích các ngành khoa học, kỹ thuật khác phát triển theo. Đó chính là tầm quan trọng của nghiên cứu, giảng dạy thiên văn nó vừa là vấn đề của học thuật, vừa là vấn đề để xây dựng nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn.

Ngành thiên văn học học gì, học ở đâu?

Đây là một ngành học hấp dẫn nhưng còn khá mới mẻ ở nước ta. Để hiểu hơn về ngành học này, hãy tiếp tục theo dõi những thông tin của bài viết nhé!

Cơ hội việc làm của ngành Thiên văn học

Trong ngành học này, sinh viên được học, tìm hiểu về nhiều chủ đề như phương pháp nghiên cứu vũ trụ, các hiện tượng liên quan đến vũ trụ, các yếu tố của vũ trụ, các phần mềm, thiết bị theo dõi, công nghệ nghiên cứu vũ trụ,…

Học thiên văn có cơ hội làm việc trong các trung tâm nghiên cứu
Học thiên văn có cơ hội làm việc trong các trung tâm nghiên cứu

Thực tế, ngành thiên văn tại Việt Nam chưa phổ biến bởi vì thiếu nhân lực trình độ cao, các trường Đại học chưa trang bị đầy đủ công nghệ, cơ sở vật chất để đào tạo. Cùng với đó, quan điểm thiên văn xa vời, không thực tiễn đã khiến cho ngành này không được đầu tư đầy đủ.

Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội, kinh tế, khoa học thì thiên văn học ngày càng có nhu cầu cao, góp phần rất nhiều cho việc phát triển công nghệ cũng như các lĩnh vực khác, giảm thiểu các rủi ro môi trường, thiên tai. Nếu tốt nghiệp ngành này, bạn có thể tham gia quản lý các dự án về thiên văn, nghiên cứu thiên văn, sản xuất thiết bị thiên văn, lập trình phần mềm thiên văn,…

Mức lương của người sau khi tốt nghiệp cũng khá hấp dẫn, trung bình từ 20 – 30 triệu đồng tùy theo công việc, kinh nghiệm và địa điểm làm việc cụ thể.

Học thiên văn ở đâu?

Nếu muốn thử sức với thiên văn, thỏa mãn đam mê với vũ trụ bao la bạn có thể đăng ký ngành học thiên văn học. Học thiên văn, sinh viên sẽ làm quen với một số môn học như:

  • Toán học vũ trụ (các phương pháp toán học, vật lý nghiên cứu vũ trụ)
  • Học về sao (các loại sao, quý đạo, yếu tố của các loại sao,…)
  • Hiện tượng vũ trụ (các quỹ đạo, tác động đến quỹ đạo vũ trụ,…)
  • Phần mềm, thiết bị thiên văn (các phần mềm, thiết bị nghiên cứu, theo dõi các đối tượng trong vũ trụ)
  • Lịch sử thiên văn (lịch sử phát triển, các nhà khoa học có đóng góp to lớn, các công trình nghiên cứu…)
  • Công nghệ, phương pháp mới trong thiên văn học (các công nghệ và phương pháp đang được ứng dụng trong ngành)
Học tập và thực hành trong ngành thiên văn học
Học tập và thực hành trong ngành thiên văn học

Hiện nay, một số trường Đại học tại Việt Nam đang hoàn thiện cơ sở vật chất, khoa học công nghệ và trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu của ngành học thiên văn. Bạn có thể tham khảo các trường như ĐH Khoa học Tự nhiên HN, Bách khoa HN, ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, Bách khoa TPHCM, ĐH Khoa học và Công nghệ HN,…

Học thiên văn ở trong nước hoặc đi du học
Học thiên văn ở trong nước hoặc đi du học

Ngoài ra, lựa chọn du học ngành Thiên văn học cũng được nhiều người quan tâm và mang lại nhiều cơ hội để học hỏi, nghiên cứu cùng các chuyên gia hàng đầu. Các trường Đại học quốc tế có sự hoàn thiện về cơ sở vật chất và công nghệ tiên tiến mang lại cơ hội học tập, làm việc cùng các nhà thiên văn từ khắp nơi trên thế giới, mở ra cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

Kết luận

Thiên văn học là ngành khoa học vũ trụ thú vị và hấp dẫn cũng là ngành học mới mẻ, mang đến nhiều cơ hội việc làm và trải nghiệm cho các bạn sinh viên. Mong rằng với những thông tin vừa rồi, bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn ngành học, trường học phù hợp với bản thân mình.

 

Website đang chạy thử nghiệm