Rate this post

Một thời gian trở lại đây, thông tin về các vụ hỏa hoạn và thương vong ngày xuất hiện với tần suất thường xuyên. Không ai trong chúng ta có thể dự đoán trước về thời điểm có thể xảy ra hỏa hoạn. Do vậy để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người xung quanh, việc trang bị kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn cũng như cách thoát hiểm vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về hỏa hoạn và các kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn nhé!

ky-nang-phong-tranh-hoa-hoan

Trang bị kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn là điều cần thiết với mỗi người

Contents

Hỏa hoạn và những hiểm họa về người và của

Thời gian vừa qua, truyền thông liên tục đưa tin về những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng để lại nhiều mất mát và đau thương cho mọi người. Điển hình như vụ cháy Karaoke tại Cầu Giấy cướp đi sinh mệnh của 3 chiến sĩ cảnh sát hay gần đây nhất là cháy chung cư mini với 56 người chết và nhiều người bị thương. Đó là chưa kể đến những thiệt hại nặng nề về tài sản. 

Thực tế cho thấy hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất kỳ đâu mà không ai trong chúng ta có thể dự đoán trước. Đó có thể là các khu nhà xưởng, kiot bán hàng hay chung cư nơi có hàng trăm gia đình đang sinh sống,… Trước thực trạng này mọi người mới thật sự cảm nhận được sự quan trọng của kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn và cách xử lý khi gặp đám cháy. Để hạn chế tối đa hỏa hoạn xảy ra, mỗi người cần nâng cao ý thức cá nhân, chủ động chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy,… Với những trang bị sẵn sàng cả về tinh thần và dụng cụ chuyên dụng, số lượng các đám cháy và hậu quả của chúng sẽ được giảm thiểu hơn nhiều. 

Những nguyên nhân có thể dẫn đến hỏa hoạn

Như chúng ta đã biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn. Dĩ nhiên để phòng ngừa một cách hiệu quả và triệt để nhất, chúng ta cần nắm được và hiểu rõ về những nguyên nhân có thể gây cháy nổ. Cụ thể như:

trang-bi-ky-nang-phong-tranh-hoa-hoan

Cháy nổ – Hỏa hoạn để lại rất nhiều tổn thất cả về người và của

Cháy do chập điện

Chập cháy điện là một trong những nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất. Thường việc sử dụng các thiết bị điện quá tải sẽ dễ gặp phải các vấn đề gây nóng, chập và cháy nổ. Đặc biệt là trong những ngày mưa bão hoặc nắng nóng, số lượng thiết bị điện được sử dụng tăng nhanh dẫn đến nhiều sự cố đáng tiếc. 

Thêm nữa sau một thời gian sử dụng, bạn nên bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bị điện gia dụng của gia đình. Nhất là những đồ dùng được sử dụng thường xuyên như tivi, tủ lạnh, quạt, điều hòa,… Bên cạnh đó, tuyệt đối không tự ý sửa hoặc đấu nối các thiết bị với nhau. Điều này có thể dẫn đến những sai lệch so với bản thiết kế ban đầu, không đảm bảo an toàn khi sử dụng. Mặt khác khi cần ra ngoài hoặc không sử dụng nên ngắt điện để tiết kiệm cũng như ngăn chặn sự cố chập cháy đáng tiếc có thể xảy ra. 

Cháy do sử dụng bếp gas sai cách

Bên cạnh bếp điện từ hay hồng ngoại, bếp gas, bếp củi vẫn được sử dụng khá phổ biến tại các gia đình Việt. Tiện ích và tiết kiệm là vậy, song khi sử dụng bếp gas hoặc bếp củi, người dùng cần đặc biệt chú ý để hạn chế tình trạng cháy nổ có thể xảy ra. 

ky-nang-phong-tranh-hoa-hoan-la-gi

Sử dụng bếp gas sai cách, không khóa gas có thể dẫn đến cháy nổ nghiêm trọng

Bếp củi sau khi sử dụng xong cần dập cháy hoàn toàn, tránh tình trạng cháy lan sang các đồ vật, vật liệu đốt xung quanh. Đối với bếp gas, hãy khóa gas ngay sau khi nấu ăn. Đồng thời kiểm tra dây và van thường xuyên để khí gas không bị rò rỉ vừa lãng phí còn có thể là nguyên nhân gây cháy nổ, ngộ độc. 

Cháy do ắc quy, các phương tiện di chuyển

Ắc quy được sử dụng cho các phương tiện xe điện hoặc xe tay gas cũng có thể trở thành nguyên nhân gây cháy nổ tại các gia đình, chung cư. Theo đó ắc quy hoạt động như một nguồn điện dự phòng, vì một lý do nào đó nó có thể bị chập và gây cháy. Do vậy trong quá trình sử dụng người dùng nên định kỳ bảo dưỡng ắc quy của các phương tiện. Lưu ý: Tuyệt đối không sạc điện qua đêm.

Ngoài ra nhiều người cũng có thói quen để sạc dự phòng hoặc điện thoại trong cốp xe. Tuy nhiên khi di chuyển một quãng đường dài, nhất là khi trời nắng nóng, cốp xe sẽ tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Nhiệt lượng không chỉ gây hại cho độ bền của pin điện thoại, sạc mà khi đạt đến ngưỡng nhiệt cao có thể gây cháy. Hơn nữa trong xe còn có dầu và xăng nên có thể khiến vụ cháy nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. 

ky-nang-phong-tranh-hoa-hoan-vo-cung-quan-trong

Đám cháy khởi phát do chập cháy ắc quy của các phương tiện di chuyển

Gia công kim loại, cơ khí sai cách

Trong quá trình gia công kim loại, thợ hàn không đảm bảo kỹ thuật làm mất kiểm soát lửa và nhiệt lượng. Nếu chúng bắn ra ngoài và tiếp xúc với những món đồ vật dễ gây cháy ở môi trường xung quanh cũng sẽ là nguyên nhân gây ra các đám cháy tại nhà xưởng. Đặc biệt phần lớn các phân xưởng đều có chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên rất dễ bén lửa và lan rộng nhanh. 

Sử dụng nến không cẩn thận

Nếu như nến trước khi chỉ được sử dụng để thắp sáng khi mất điện thì hiện nay nến được dùng với rất nhiều công dụng như decor, thư giãn,… Tuy nhiên khi đốt nến người dùng phải đảm bảo rằng luôn ở cạnh, giám sát. Bởi nếu không cẩn thận rất có thể những ngọn nến tưởng chừng vô hại sẽ trở thành mồi lửa, đốt cháy cả ngôi nhà. Đặc biệt tuyệt đối không được để trẻ nhỏ tự ý nghịch diêm, nến, bật lửa để tránh nguy hiểm và gây hỏa hoạn. 

ky-nang-phong-tranh-hoa-hoan-can-gi

Cần cẩn trọng khi sử dụng nến 

Hỏa hoạn từ đèn trang trí

Những dây đèn trang trí nhiều màu sắc thường được sử dụng trong các ngày lễ với mục đích tạo không khí, trang hoàng không gian. Do phải hoạt động với tần suất lớn, chiếu sáng liên tục nên chúng dễ xảy ra chập cháy. Đặc biệt đèn thường được treo lên những cành cây khô hoặc những tấm thảm, vải,… Chúng đều rất dễ bắt lửa, do vậy người dùng cần cẩn trọng kiểm tra và nên ngắt đèn trang trí khi ra khỏi nhà. Thêm nữa hay sử dụng các loại bóng đèn chất lượng, không nên bật liên tục trong thời gian dài. 

Kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn – Nên làm gì để ngăn cháy nổ?

Không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng về người, các đám cháy cũng để lại nhiều thiệt hại về tài sản. Do vậy trang bị kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn đặc biệt quan trọng và cấp thiết với mọi người. Vậy chúng ta nên làm gì để ngăn chặn nguy cơ xảy ra cháy nổ?

  • Đầu tiên tuyệt đối không để những vật liệu dễ cháy như dầu, xăng và khí đốt trong nhà. Trong trường hợp bắt buộc cần dùng cần đáp ứng tốt biện pháp phòng cháy chữa cháy an toàn. 
  • Đối với khu vực bếp nấu nên khóa gas, tắt bếp và để gọn gàng những đồ dễ cháy, tránh tình trạng bén lửa lây lan. 
  • Hình thành thói quen tắt điện và rút tất cả các thiết bị sử dụng điện khi ra ngoài. Điều này vừa giúp tiết kiệm điện, vừa bảo vệ tuổi thọ thiết bị lại có thể ngăn ngừa chập cháy hiệu quả. 

ky-nang-thoat-hiem-hoa-hoan

Chú ý nguyên tắc khi sử dụng điện vừa giúp tiết kiệm vừa đảm bảo an toàn

  • Chủ động tìm hiểu & trang bị bộ dụng cụ phòng cháy chữa cháy tiêu chuẩn tại gia đình để kịp thời khắc phục, xử lý khi xảy ra hỏa hoạn. Ví dụ như: Bình chữa cháy, mặt nạ chống khói, thang dây, búa thoát hiểm,…
  • Chủ động tham gia các buổi diễn tập, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy và sơ tán khi có hỏa hoạn. 
  • Tìm hiểu về các lối thoát hiểm tại nhà, chung cư nơi mình đang ở để chủ động hơn trong việc ngăn ngừa cũng như thoát hiểm nếu có hỏa hoạn xảy ra. 
  • Cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện, lúc hút thuốc, sử dụng nến,… 

Hướng dẫn cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Khi phát hiện đám cháy, phần lớn mọi người đều rơi vào tình trạng hoảng loạn và sợ hãi. Tuy nhiên ở trạng thái này, bạn khó có thể thoát khỏi đám cháy một cách an toàn. Do vậy ngoài việc trang bị kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn, bạn cũng nên nắm được cách xử lý để thoát khỏi một đám cháy. Hãy làm theo hướng dẫn dưới đây!

Giữ bình tĩnh

Đầu tiên hãy thật bình tĩnh để xác định nguồn khói và đám lửa. Nếu đám cháy còn bé và có thể khống chế, hãy tìm kiếm nguyên nhân gây cháy để xử lý bằng bình cứu hỏa được trang bị tại gia đình. Trong trường hợp đám cháy lớn và có xu hướng lan rộng, không cần cố gắng tìm nguyên nhân gây cháy. Thay vào đó cần có biện pháp bảo vệ bản thân, nhanh chóng gọi ngay 114 để thông báo với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và nhận hỗ trợ. 

tang-cuong-ky-nang-phong-tranh-hoa-hoan

Không hoảng loạn khi phát hiện cháy, nhanh chóng thông tin cho mọi người

Di chuyển như thế nào trong đám cháy?

Phần lớn các nạn nhân trong hỏa hoạn đều gặp nguy hiểm do khói. Khói không chỉ làm cản trở tầm nhìn mà còn có ảnh hưởng nghiêm trọng với não bộ và hô hấp. Lúc này bạn cần thật tỉnh táo để bảo vệ bản thân cũng như người thân. 

Khi có cháy, khói luôn có xu hướng bay lên cao. Do vậy muốn di chuyển an toàn bạn nên đi men theo các bức tường. Lưu ý cần hạ thấp trọng tâm tối đa, thậm chí là bò sát dưới mặt đất để tiếp cận với nguồn không khí ít khói nhất, tránh bị ngạt khói. 

Trong trường hợp luồng khói trong khu vực hoặc tới từ trên cao, cần nhanh chóng di chuyển đến khu vực cửa thoát hiểm để xuống các tầng dưới. Nếu khói bốc lên từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách đi ngược lên trên để tránh ngạt khí. Khi xảy ra hỏa hoạn, với tâm lý hoảng sợ mọi người đều cố gắng chạy ra khu vực thoát hiểm tuy nhiên nếu bị tắc hoặc có quá nhiều khói, hãy di chuyển ra khu vực ban công và cửa sổ. Ở độ cao không quá lớn bạn có thể tận dụng thang dây hoặc rèm cửa, nối vải và quần áo thành thang để leo xuống. 

ky-nang-thoat-khoi-dam-chay

Di chuyển nhanh chóng đến khu vực thoát hiểm hoặc nơi trú ẩn an toàn

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng thang máy vì có thể bị dừng hoặc rơi đột ngột do hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến đường truyền điện. Thêm nữa ở khoảng cách quá cao, không có sự hỗ trợ từ bên dưới thì không nên mạo hiểm nhảy xuống đất. 

Chú trọng phòng độc

Khói từ đám cháy có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ chỉ trong 5 phút. Do vậy trong suốt thời gian bị kẹt trong đám cháy bạn cần đặc biệt chú trọng công tác phòng độc. 

Trong trường hợp có sẵn mặt nạ chống khói hãy nhanh chóng đeo mặt nạ. Hiện có rất nhiều mặt nạ chống khói trên thị trường với nhiều cơ chế lọc khác nhau. Thường mỗi mặt nạ có thời gian sử dụng khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Nếu không có mặt nạ chống khói, hãy nhanh chóng sử dụng ngăn ẩm để bịt lên miệng và mũi. Có thể sử dụng thêm khăn tắm bọc quanh người để không bị bỏng, cháy quần áo. Thêm nữa để tránh khói và khí độc tràn vào phòng, bạn nên dùng băng dính và khăn ướt chặn kín các khe cửa. 

ky-nang-phong-tranh-hoa-hoan-gom-nhung-gi

Chuẩn bị sẵn các loại mặt nạ chống khói tại nhà, để ở nơi dễ thấy

Kêu cứu khi gặp hỏa hoạn

Nếu không thể tự thoát khỏi đám cháy, nên tìm một chỗ trú ẩn an toàn và ra tín hiệu kêu cứu để đội cứu hộ phòng cháy chữa cháy có thể đến và giúp đỡ bạn. Có rất nhiều cách để kêu cứu. Ví dụ như: Di chuyển ra ngoài ban công hoặc cửa sổ hoặc sử dụng những loại khăn, áo, mũ để thu hút sự chú ý của mọi người. Bằng nghiệp vụ của mình họ sẽ nhanh chóng tìm được vị trí và cứu bạn khỏi khu vực nguy hiểm. 

Hướng dẫn dập lửa khi quần áo bị cháy

Trường hợp bị lửa cháy bén vào quần áo bạn không nên chạy hoặc di chuyển vì sẽ tạo ra gió khiến lửa cháy nhanh và lan ra nhiều hơn. Thay vào đó hãy nằm xuống và lăn người trên sàn để dập tắt lửa trên quần áo. Lưu ý trong trường hợp ở gần hồ bơi hoặc bể nước, bạn có thể nhảy xuống hồ để dập lửa trên quần áo. Tuy nhiên nên kiểm tra nhiệt độ của nước trước để tránh bị bỏng vì nước có thể đã được làm nóng bởi lửa. 

cach-xu-ly-khi-gap-hoa-hoan

Cách dập lửa an toàn khi bị lửa cháy bén vào người

Cách mở cửa khi có cháy

Nếu muốn mở cửa khi bị kẹt trong hỏa hoạn, bạn cũng cần hết sức cẩn thận để không làm khói và lửa lan vào phòng hay bản thân mình bị bỏng. Cách mở cửa an toàn trong đám cháy như sau:

  • Đặt mu bàn tay lên cửa để kiểm tra nhiệt độ. Nếu thấy cửa ấm tức là mặt bên ngoài đang có cháy, tuyệt đối không mở cửa. Sử dụng mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ thay vì lòng bàn tay vì nếu bị bỏng sẽ không gây khó khăn hay bất tiện khi thoát hiểm. 
  • Khi mở cửa nên tránh về một bên phòng trường hợp lửa tạt từ bên ngoài vào trong phòng. 
  • Nếu lối ra vào không đảm bảo an toàn, hãy chuyển hướng qua cửa sổ và ban công. Quan sát khoảng cách với hàng xóm, nếu được có thể nhảy qua mái bên cạnh để chờ đội cứu hộ đến ứng cứu. 
  • Tuyệt đối không trốn trong nhà vệ sinh khi có cháy. Nhiều người quan niệm rằng trong nhà vệ sinh luôn có nước nên sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên việc ở trong không gian hẹp và kín quá lâu sẽ khiến bạn dễ bị nghẹt. 

ky-nang-phong-tranh-chay-no

Chú ý an toàn khi muốn mở cửa phòng trong đám cháy

Đọc thêm: 8 dụng cụ phòng cháy chữa cháy không thể thiếu trong gia đình

Làm gì để thoát khỏi đám cháy?

Ngay khi có cháy, khói và nhiệt độ tăng nhanh khiến mọi người sợ hãi, muốn thoát khỏi khu vực có cháy thật nhanh. Tuy nhiên việc quá vội vàng thậm chí là chen lấn, xô đẩy sẽ chỉ khiến mọi người mất thời gian hơn. Do vậy nên thật bình tĩnh và đưa ra phương án thoát hiểm hiệu quả nhất. 

  • Nếu sinh sống ở những tầng thấp, bạn có thể thoát ra ngoài bằng cách sử dụng thang dây hoặc nối rèm, chăn thành các dây dài để leo xuống. Cẩn thận hơn có thể ném đệm, chăn, gối xuống đất làm lớp lót trước. 
  • Trường hợp cửa bị kẹt không thể mở, đừng lo lắng dùng một vật nặng để đập vỡ nó. Nên đập ở góc cuối của cửa, khi leo qua nên dùng khăn bọc quanh người để không bị cứa vào các mảnh vỡ. 
  • Nên ưu tiên cho trẻ con xuống trước, với những em bé nhỏ có thể đặt vào xô hoặc chậu để thả xuống sẽ an toàn hơn. 
  • Trước khi thả mình xuống nên hạ thấp cơ thể, cần xuống nhanh nhất có thể vì hơi nóng và lửa có thể gây nguy hiểm cho bạn. 

ky-nang-thoat-khoi-dam-chay-an-toan

Thoát hiểm khỏi đám cháy nhờ thang dây chuyên dụng

Không quay lại khi đã thoát ra ngoài

Khi thoát hiểm khỏi đám cháy tuyệt đối không cố mang theo đồ có giá trị hoặc vật nuôi. Bởi ngoài việc làm chậm trễ thời gian tốt nhất để thoát khỏi đám cháy, việc mang theo quá nhiều đồ cũng làm giảm tốc độ di chuyển của bạn. Hãy nhớ rằng trong bất kỳ trường hợp nào, tính mạng con người mới là điều quan trọng nhất. 

Nếu đã thoát khỏi khu vực cháy nguy hiểm, hãy đến một nơi an toàn để nghỉ ngơi. Đừng cố quay lại khu vực nhà cháy với mong muốn giải cứu người khác. Bởi hành động này có thể gây nguy hiểm cho bạn, thậm chí là gây khó khăn cho công tác giải cứu của đội cứu hỏa. Thay vào đó nên đợi cảnh sát cứu hỏa tới, đưa thông tin về số người hoặc vị trí của những người bị kẹt. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức cứu nạn, nâng cao cơ hội sống sót cho những người bị mắc kẹt bên trong. 

Kỹ năng thoát hiểm trong chung cư cao tầng

Chung cư là mô hình nhà ở khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Với số lượng cư dân lớn, hỏa hoạn tại các chung cư sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên làm gì nếu chung cư gặp hỏa hoạn?

lam-roky-nang-phong-tranh-hoa-hoan

Cháy chung cư và cách thoát hiểm an toàn dành cho bạn

  • Đầu tiên vì là nơi ở của cả gia đình bạn nên nắm rõ về vị trí của các lối thoát hiểm cũng như khu vực có hệ thống dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
  • Ngay khi phát hiện ra đám cháy cần nhấn chuông báo để cảnh báo cho tất cả mọi người. Tốt nhất nên di chuyển cùng nhau để có thể giúp đỡ khi cần. 
  • Ngay lập tức sử dụng bộ dụng cụ phòng cháy chữa cháy của gia đình. Đeo mặt nạ chống khói hoặc dùng khăn ướt bịt kín miệng và mũi để hạn chế tác hại của khói. 
  • Tiếp đó nếu lửa bắt nguồn từ căn hộ hoặc cầu thang, việc ra ngoài là bất khả thi. Lúc này hãy tập hợp mọi người vào một phòng. Chặn mép cửa bằng vải, đệm để ngăn khói. Mở cửa sổ, hô hoán để mọi người biết và cứu hộ. 
  • Trường hợp ngọn lửa không phải từ căn hộ hoặc tầng của bạn, hãy nhanh chóng kiểm tra lối thoát hiểm. Di chuyển tới đó nếu đủ điều kiện an toàn.
  • Giữ bình tĩnh, đợi cứu hộ nếu không thể ra khỏi khu vực an toàn. Nếu phát hiện khói lan vào phòng, hãy nằm sấp xuống sàn để mũi ở vị trí thấp nhất để dễ dàng hít thở hơn. 

nhung-ky-nang-phong-tranh-hoa-hoan

Giữ bình tĩnh để có cách xử lý tốt và an toàn nhất cho bản thân và mọi người

Hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào. Do đó để đảm bảo tốt an toàn cho chính bản thân và gia đình việc trang bị kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn và thoát hiểm vô cùng quan trọng. Vừa rồi là tất cả những thông tin về cách xử lý và phòng ngừa cháy nổ, mong rằng có thể giúp bạn hiểu và nắm được cách bảo vệ bản thân khi gặp sự cố. Hãy chia sẻ để bài viết được mọi người biết đến nhiều hơn nhé!

Website đang chạy thử nghiệm