Rate this post

Những vụ cháy xảy ra để lại hậu quả nặng nề đã réo lên hồi chuông đầy quan ngại về việc phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà, chung cư. Việc trang bị các dụng cụ phòng cháy chữa cháy là một trong những cách để giúp bạn thoát khỏi lưỡi hái tử thần do hỏa hoạn gây ra.

Để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy hiệu quả, hãy cùng nhau tìm hiểu các dụng cụ và thiết bị phòng cháy chữa cháy trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Contents

Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà gồm những gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải được lắp đặt trong các tòa nhà, chung cư,… với nhiều loại thiết bị và theo một sơ đồ kỹ thuật đảm bảo sự an toàn, tính chính xác và hiệu quả. Cùng với các dụng cụ phòng cháy chữa cháy thì hệ thống PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, cảnh báo hỏa hoạn, giảm mức nghiêm trọng hoặc thương vong.

dung-cu-phong-chay-chua-chay

Hệ thống cảnh báo cháy lắp đặt trong các tòa nhà, chung cư

Hệ thống phòng cháy trong các tòa nhà sẽ cho biết mức độ của các đám cháy để đánh giá có cần sự hỗ trợ của lực lượng cứu hỏa hay không. Hiện nay các tòa nhà đang sử dụng 2 hệ thống báo cháy là hệ thống thông thường và hệ thống địa chỉ với các thành phần chính như sau:

Trung tâm báo cháy: Bộ phận hiển thị thông tin của hệ thống phòng cháy chữa cháy, cung cấp thông tin cảnh báo khi phát hiện ra đám cháy hoặc các sự cố kỹ thuật có nguy cơ tạo ra đám cháy. Trung tâm báo cháy thường được thiết kế dạng tủ với:

– Biến thế

– 1 mainboard điều khiển

– 1 battery

– Module

Thiết bị đầu ra: Bộ phận phát tín hiệu cảnh báo cháy gồm:

– Bàn phím hiển thị

– Bộ quay SĐT tự động

– Chuông/còi báo động

– Đèn báo, đèn Exit

Thiết bị đầu vào: Bộ phận tiếp nhận thông tin từ bên ngoài sau đó truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy gồm có:

– Các loại đầu báo phát hiện từ các bất thường như đầu báo nhiệt, đầu báo gas, đầu báo khói, đầu báo lửa…

– Công tắc nhấn khẩn cấp

Trang bị bộ dụng cụ phòng cháy chữa cháy gia đình là điều cần thiết

Các dụng cụ phòng cháy chữa cháy cần trang bị cho tòa nhà, gia đình

Những thiết bị và dụng cụ phòng – chữa cháy được trang bị sẽ giúp bạn kiểm soát được những đám cháy nhỏ, sự cố rò rỉ khí gas, chập điện hoặc thoát thân khỏi các vụ hỏa hoạn. Dưới đây là những thiết bị phòng cháy chữa cháy cần phải có trong gia đình hoặc trong các tòa nhà:

Đầu báo cháy

Đầu báo cháy phát tín hiệu cảnh báo về trung tâm báo cháy thường được lắp đặt tại các chung cư, tòa nhà, văn phòng (tại hành lang hoặc trong phòng). Đầu báo cháy sẽ giúp cảnh báo con người trong khu vực trước các nguy cơ cháy nổ nguy hiểm.

Hiện nay có rất nhiều loại đầu báo cháy (đầu báo nhiệt – phát hiện nhiệt độ bất thường, đầu báo khói – phát hiện khói, đầu báo gas –  phát hiện khí gas rò rỉ, đầu báo lửa – phát hiện tia cực tím từ ngọn lửa). Trung bình, giá của các loại đầu báo cháy từ 300 – 500 nghìn đồng tùy theo nguồn gốc, thời gian PIN,…

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy: Búa thoát hiểm

Búa thoát hiểm được chế tạo từ thép cacbon cường độ cao có khả năng chống gỉ và tạo được lực mạnh. Búa có thiết kế để tạo được lực đập phá lớn, làm vỡ cửa kính để thoát ra ngoài trong các trường hợp khẩn cấp, trong đó có hỏa hoạn.

dung-cu-phong-chay-chua-chay-gia-dinh

Búa thoát hiểm

Đây là một trong những dụng cụ cần thiết trong các tủ đồ phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà, hộ gia đình. Búa có thể có nhiều kích cỡ khác nhau và bạn nên tìm hiểu để lựa chọn được chiếc búa thoát hiểm phù hợp, giá cả phải chăng.

Bình chữa cháy

Đây là thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy xử lý ban đầu (khi mới xuất hiện các sự cố). Theo thống kê, có đến 90% đám cháy nhỏ được kiểm soát nếu như sử dụng và thao tác đúng với bình chữa cháy để ngăn cản đám cháy lan rộng hơn.

Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến 2 loại bình chữa cháy xử lý ban đầu là bình CO2 và bình chữa cháy bột. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng loại bình chữa cháy:

Bình chữa cháy CO2

Bình chữa cháy CO2 có nhiều loại, đa dạng về dung tích, hình dáng, bên trong chứa khí CO2-790C (loại khí trơ, không mùi, không màu, nặng hơn không khí 15 lần).

Khí CO2 được nén vào trong bình chữa cháy với áp lực khoảng 180kg/cm và hóa lỏng. Khi được phun ra bên ngoài, CO2 có dạng khí (sương, tuyết lạnh) với nhiệt độ từ 76 – 80 độ C. Bình chữa cháy CO2 sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho ngọn lửa, làm loãng hỗn hợp cháy.

cac-dung-cu-phong-chay-chua-chay

Bình chữa cháy CO2 hạn dập lửa nhanh chóng

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy gia đình này thường được sử dụng cho các đám cháy chất lỏng, rắn hóa lỏng, đám cháy khí, cháy thiết bị điện, cháy chất rắn gốc hữu cơ. Không nên sử dụng bình chữa cháy CO2 cho các đám cháy hóa chất có chứa nguồn cung cấp oxy, các kim loại có hoạt tính hóa học, than cốc, chất nổ đen,…

Bình chữa cháy bột

Một trong bộ dụng cụ phòng cháy chữa cháy giúp dập lửa ban đầu đó là bình chữa cháy bột. Cấu tạo của loại bình chữa cháy này gồm các bộ phận chính như bình chứa bột, khí đẩy bằng kim loại chịu áp lực, hệ thống van.

Bột bình chữa cháy sử dụng là hỗn hợp hóa chất màu trắng, mịn và thường được dùng để dập tắt đám cháy. Bình có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp chất gây cháy và giảm oxy của vùng cháy nên rất hiệu quả khi dập các đám cháy mới phát sinh. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý ký hiệu trên bình vì nó chỉ phù hợp chữa đám cháy loại được ghi chú trên bình.

Bình bọt foam chữa cháy

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đó chính là bình dung dịch/bình bọt foam. Bình này có tác dụng làm mát ngọn lửa, bao phủ nhiên liệu nên có thể ngăn chặn sự tiếp xúc của nó với khí oxy, ức chế quá trình đốt cháy của ngọn lửa.

dung-cu-phong-chay-chua-chay-(2)

Bình chữa cháy foam có thể xịt lên người khi băng qua đám cháy

Bình dung dịch thường được sử dụng để dập tắt đám cháy do chất lỏng (xăng, dầu) hoặc dùng để xịt trực tiếp lên người khi băng qua đám cháy, hạn chế tình trạng bị bỏng. Bình bọt foam thường có thời gian sử dụng khoảng 4 năm, giá thành trên dưới 700 nghìn đồng tùy theo khối lượng và xuất xứ.

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy gia đình: Mặt nạ chống khói

Theo ước tính, có từ 50 – 80% số người tử vong trong các đám cháy là do ngạt khí. Do vậy, mặt nạ chống khói là trang bị cực kỳ cần thiết trong gia đình, tăng khả năng sống sót khi xảy ra hỏa hoạn.

Mặt nạ chống khói được trang bị phin lọc chứa than hoạt tính và chất xúc tác mang lại khả năng loại bỏ khí độc từ môi trường. Nó bao gồm phin lọc khói và bộ phận bọc hệ hô hấp, bao che toàn bộ đầu.

Thời gian sử dụng của mặt nạ chống độc từ 30 – 45 phút tùy từng loại và được thiết kế để có thể dễ dàng đeo lên trong vòng 2 giây. Cần lựa chọn loại mặt nạ chống khói chất lượng để đảm bảo hiệu quả. Nên đặt mặt nạ trong phòng ngủ hoặc cạnh lối thoát hiểm, trong tủ đồ dụng cụ phòng cháy chữa cháy để thuận tiện nhất.

Thang gấp, thang dây

dung-cu-phong-chay-chua-chay-(3)

Thang dây thoát hiểm phù hợp những căn hộ 3 tầng

Với những căn hộ trong chung cư mini, tòa nhà thì trang bị thang dây là việc cực kỳ cần thiết giúp bạn thoát hiểm trong hỏa hoạn hoặc các tình huống khẩn cấp. Thang dây thường làm bằng sợi inox, chống cháy có thể gấp gọn với một đầu móc vào lan can.

Thang dây thường có chiều dài từ 5 – 10m phù hợp với các ngôi nhà cao tầng và chỉ phù hợp cho những ngôi nhà 3 tầng trở xuống. Khi leo xuống, nên hướng mặt vào phía tường để có điểm tỳ chân khi bước xuống và không bị hoảng loạn do chiều cao.

Bộ dụng cụ phòng cháy chữa cháy: Thang thoát hiểm hạ chậm

Đây là thiết bị cần thiết cho các tòa chung cư, giúp người sử dụng có thể thoát thân hoặc giúp đỡ mọi người xung quanh. Bộ thang thoát hiểm hạ chậm gồm có bộ điều tốc bằng thép siêu bền, giá treo, đai đeo, dây thoát hiểm.

Dụng cụ này có ưu điểm là độ bền cao, nhỏ gọn, dây dài từ 20 – 100m tương ứng với độ cao từ tầng 3 đến tầng 33 và là dụng cụ thoát hiểm cực kỳ phù hợp với những tòa nhà cao tầng.

dung-cu-phong-chay-chua-chay-(4)

Thoát hiểm khỏi những tòa nhà trên 3 tầng với thang dây thả chậm

Khi sử dụng, người dùng treo hộp giảm tốc vào tường, đeo đai vào người, ném dây thoát hiểm xuống và đu nhẹ nhàng theo dây và đáp xuống đất một cách an toàn, nhanh chóng.

Mền/chăn chống cháy

Trong bộ dụng cụ phòng cháy chữa cháy thì mền chống cháy cũng là một thứ không thể thiếu. Mền chống cháy khổ 1.8m được chế tạo từ vải sợi thủy tinh chống cháy, không hại da người. Khi xảy ra hỏa hoạn, bạn có thể sử dụng chăn để trùm lên người và chạy đến lối thoát hiểm, giúp ngăn cản ngọn lửa bén vào quần áo gây bỏng.

Ngoài ra, có loại chăn chống cháy được làm từ sợi cotton như chăn chiên. Khi xảy ra đám cháy, nhúng chăn này vào nước để sợi bông nở ra sau đó chụp lên ngọn lửa sẽ hỗ trợ việc dập tắt đám cháy.

Một số câu hỏi thường gặp giúp tăng khả năng thoát thân khi có hỏa hoạn

Ngoài các dụng cụ phòng cháy chữa cháy trên thì việc biết được các dấu hiệu của một đám cháy hay các loại chất chữa cháy, các loại đám cháy,… sẽ giúp bạn có được cách giải quyết, xử lý phù hợp, kịp thời.

dung-cu-phong-chay-chua-chay-(5)

Phát hiện sớm đám cháy để kịp thời xử lý

Dấu hiệu nào để nhận biết đám cháy đang diễn ra?

Để nhận biết có hỏa hoạn đang xảy ra, bạn cần chú ý đến:

  • Mùi: Cho dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến đám cháy và tùy mỗi chất liệu sẽ có mùi khác nhau nhưng thông thường là mùi khét khó ngửi, gây khó chịu. Mùi khét sẽ càng dễ nhận ra nếu bạn ở cự ly càng gần với đám cháy.
  • Khói: Tùy vào điều kiện cháy mà khói có thể có màu sắc khác nhau, đám cháy càng lớn thì lượng khói sinh ra càng nhiều và chứa nhiều khí độc nguy hiểm đến con người nếu hít phải.
  • Ánh lửa, tiếng nổ: phản ứng cháy từ ngọn lửa của đám cháy.

Có những loại chất chữa cháy phổ biến nào?

Để có thể dập tắt một đám cháy thì người ta có thể sử dụng những loại chất như:

  • Nước: Nguyên lý chữa cháy bằng nước là nước hấp thụ nhiệt lượng và làm mất khả năng duy trì sự cháy. Tuy nhiên, nước chỉ phù hợp để dập các đám cháy loại A từ chất rắn (gỗ, nhựa, kim loại) chứ không được sử dụng để chữa cháy do xăng. Những đám cháy có điện cần ngắt nguồn điện trước khi dập lửa để tránh các sự cố đáng tiếc khác.
  • Hóa chất khô: Thường là các loại bột chữa cháy trong các bình chữa cháy (xách tay, treo trần,…) thực hiện việc chữa cháy bằng cách tạo sự cách ly giữa đám cháy và khí oxy. Chữa cháy bằng bột khô phù hợp cho cả đám cháy loại A (chất rắn), loại B (chất lỏng) và loại C (chất khí).

dung-cu-phong-chay-chua-chay-(6)

Dùng bình chữa cháy để hạn chế ngọn lửa bùng phát rộng

Phân loại các đám cháy

Xử lý các đám cháy từ sớm sẽ ngăn ngừa việc lan rộng, gây các ảnh hưởng nặng nề. Để có thể xử lý các đám cháy hiệu quả thì chúng ta cần phân loại chúng theo:

Phân loại đám cháy theo điều kiện trao đổi khí sẽ có:

  • Đám cháy ngoài: Những đám cháy nằm ở bên ngoài tòa nhà, công trình, trao đổi khí của đám cháy phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của địa điểm cháy.
  • Đám cháy trong: Những đám cháy diễn ra trong tòa nhà, công trình dưới lòng đất,… trao đổi khí của đám cháy diễn ra thông qua các ô cửa, trên các cấu kiện bao che nên dễ dẫn đến sự tích tụ khói.

Phân loại đám cháy theo loại vật chất:

  • Đám cháy loại A do chất rắn gây ra, thường tạo than hồng.
  • Đám cháy loại B do chất lỏng hoặc rắn hóa lỏng gây ra.
  • Đám cháy loại C do chất khí.
  • Đám cháy loại D do các kim loại gây ra.
  • Đám cháy loại E được tạo thành bởi dầu mỡ, mỡ động vật, thực vật

Phân loại đám cháy theo sự thay đổi diện tích:

  • Đám cháy lan truyền có diện tích lớn dần theo thời gian.
  • Đám cháy diện tích không tăng theo thời gian.

Đọc thêm: Những kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn & thoát hiểm ai cũng nên biết

Phân loại đám cháy, nhận biết được nguồn cháy sẽ giúp bạn sử dụng các dụng cụ phòng cháy chữa cháy hiệu quả hơn. Nên đầu tư các thiết bị cần thiết được nhắc đến trong bài để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình khỏi các sự cố hỏa hoạn nhé!

Website đang chạy thử nghiệm