5/5 - (1 bình chọn)

Xe máy bị lắc khi di chuyển là tình trạng rất nhiều người gặp phải khi vận hành xe, đặc biệt là khi xe tăng tốc. Điều này không chỉ khiến cho việc vận hành xe trở nên khó khăn, mà còn gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để lái xe an toàn hơn nhé!

Xe máy bị rung lắc khi di chuyển và cách xử lý

Xe máy bị rung lắc khi di chuyển và cách xử lý

Contents

Bắt bệnh xe máy bị rung lắc qua một số triệu chứng phổ biến

Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, một số xe máy sẽ xuất hiện tình trạng tay lái bị rung tê khiến đầu xe bị chao đảo, khó điều khiển. Dễ phát hiện nhất khi di chuyển trong cung đường xấu, nhiều ổ gà, bạn sẽ nghe rõ tiếng lộc cộc đồng thời tay lái rung lắc mạnh.

Không những vậy, khi di chuyển xe với tốc độ cao cũng sẽ cảm thấy sự chao đảo, mất cân bằng. Nguy hiểm hơn nếu sử dụng phanh trước sẽ bị giật, rất dễ xảy ra tai nạn.

Nguyên nhân xe máy bị lắc lư đầu khó điều khiển

Xe máy bị lắc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây sẽ là một vài nguyên do chủ yếu mà người dùng hay gặp phải.

Lốp xe gặp vấn đề

Trục trặc ở lốp xe là một trong những nguyên nhân chính khiến cho cổ xe máy bị lắc. Do đó, người dùng cần kiểm tra bộ phận này trước tiên nếu nhận thấy bất thường khi vận hành.

Những dấu hiệu hư hỏng cần khắc phục bao gồm:

  • Áp suất lốp xe không đạt 1,8 – 2kg/cm2.
  • Lốp xe bị mòn nặng.
  • Vết vá trên bánh xe bị vênh hoặc quá dày.

Khi đó, chúng ta cần bơm lại lốp hoặc thay thế lốp mới nếu lốp đã quá mòn hoặc xuống cấp.

xe bị rung lắc

Gặp vấn đề ở lốp xe

Cổ phuộc bị hỏng

Cổ phuộc là bộ phận đóng vai trò điều hướng và chịu lực tác động từ hệ thống giảm xóc. Nếu bộ phận này gặp sự cố sẽ dẫn đến phần tay lái hoạt động thiếu ổn định, khi đi vào những khu vực có địa hình xấu đầu xe sẽ rung lắc và phát ra tiếng kêu lớn.

Cổ phuộc bị trục trặc phần lớn là do không được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên hoặc do va chạm trong quá trình điều khiển. Trong nhiều trường hợp, việc lắp bi không chính xác cũng có thể khiến bộ phận này hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó, thói quen chở đồ nặng lâu ngày khiến áp lực lớn dồn lên phanh trước, gây giảm tuổi thọ cổ phuộc một cách nhanh chóng.

Hệ thống giảm xóc gặp lỗi

Một số trục trặc thường gặp ở bộ phận giảm xóc:

  • Bộ đôi lò xo phía trước bị hỏng dẫn đến giảm xóc không hoạt động được.
  • Đôi lò xo không đều.
  • Một bên lò xo bị kẹt cứng.
  • Dầu bên trong xilanh của lò xo không bằng nhau.

Đây là lỗi kỹ thuật mà chúng ta không thể tự khắc phục tại nhà. Bạn có thể mang xe đến các trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ.

Vành xe bị biến dạng

Vành xe bị cong do va chạm hoặc tai nạn khiến cho lốp xe bị lệch với vị trí ban đầu, khiến xe máy di chuyển bị chao đảo hoặc rung tê tay. Khi đó, chủ xe cần tiến hành kiểm tra và đưa ra phương án sửa chữa sớm để tránh bất tiện trong quá trình di chuyển.

xe bị rung lắc

Vành xe bị biến dạng, xuống cấp

Ổ bi gặp vấn đề

Các vấn đề ở ổ bi khiến cho xe máy bị lắc đầu bao gồm:

  • Lòng nồi đựng bi bị khuyết, mòn hoặc không đều.
  • Ổ lắp bi lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Bi bị méo, rỗ hoặc chất lượng không đảm bảo.
  • Đai ốc không được khóa chặt khiến côn bị xoay, kẹt cứng tay lái.
  • Số lượng bi không đủ.

Xuất hiện các dấu hiệu xuống cáp khác

Sau khi di chuyển quãng đường dài khoảng 5.000km, bánh xe sẽ dần xuất hiện hiện tượng bị rão hoặc rơ những nan hoa. Điều này khiến vành xe lệch theo, làm cho xe máy bị lắc bánh sau và bánh trước rất mất an toàn.

Một nguyên nhân khác là di xe di chuyển thường xuyên trong khu vực ngập nước, khiến nan hoa hoặc vành gỉ sét, làm mất cân bằng khi di chuyển.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân chủ yếu trên, xe tay ga bị rung đầu có thể do nồi xe bị bám bụi, mặt bố ba càng và chuông không được vệ sinh sạch sẽ. Hoặc lò xo ba càng bị tôi nhiệt dưới tác động của thời tiết, bị bung khiến đầu xe máy bị lắc, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết lạnh. Cách tốt nhất là nên lựa chọn các loại lò xo chất lượng, chính hãng để kéo dài thời gian sử dụng. Nếu phát hiện hư hỏng, tốt nhất nên thay mới để đảm bảo an toàn.

Cách khắc phục xe máy bị lắc đầu

Khi phát hiện xe máy bị lắc tay lái khi điều khiển, chủ xe nên nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục chính xác nhất. Tùy vào từng lỗi gặp phải mà chúng ta sẽ có những cách xử lý như sau:

  • Đối với lốp xe: duy trì mức áp suất ổn định 1,8 – 2 kg/cm2, tránh để xe quá non hơi hoặc quá căng gây ảnh hưởng tới việc điều khiển. Bên cạnh đó, chủ xe cũng nên thường xuyên kiểm tra chất lượng lốp xe và thay mới nếu phát hiện dấu hiệu hao mòn.
  • Đối với phuộc: trong quá trình sử dụng, hạn chế chở đồ quá nặng hoặc lạm dụng phanh trước, khiến cho cổ phuộc bị cứng và giật. Nếu phát hiện bộ phận này gặp vấn đề, nên mang ngay tới trung tâm sửa chữa để xử lý kịp thời.
  • Đối với hệ thống giảm xóc, vành xe, ổ bi: kiểm tra lại các đai ốc đùm siết cho tốt, tốt nhất nên nhanh chóng mang tới các đơn vị sửa chữa.

Khắc phục tay lái bị rung lắc

Mọi vấn đề hư hỏng trên xe máy đều có thể được kiểm soát và hạn chế tối đa nếu bạn thực hiện bảo dưỡng đúng cách. Theo đó, bạn nên lựa chọn loại nhớt xe phù hợp với động cơ, tiến hành thay nhớt định kỳ (sau 3 lần thay nhớt nên thay dầu láp để xe chạy mượt hơn). Sau khoảng 10.000km chạy, nên kiểm tra kim phun xăng điện tử và tiến hành vệ sinh. Thay nước làm mát định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thường sẽ là 15.000km) để giúp động cơ luôn vận hành ổn định. Không thể thiếu vệ sinh bộ phận lọc gió.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu cũng như cách khắc phục của hiện tượng xe máy bị lắc khi di chuyển. Chúc bạn lái xe an toàn, vạn dặm bình an.

Website đang chạy thử nghiệm