Rate this post

Người có tư duy sáng tạo luôn nhận được những đánh giá tích cực từ mọi người và cũng là những đối tượng được các công ty, doanh nghiệp săn đón. Tư duy sáng tạo có thể có được do quá trình rèn luyện, học tập đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu “Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện tư duy sáng tạo” với bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Contents

Khái niệm của tư duy sáng tạo là gì?

Sáng tạo được sử dụng khi nhắc đến quá trình khám phá, tạo ra cái mới, phát triển theo một hướng độc đáo khác lạ,… Sáng tạo thường có mối liên hệ với trí tuệ, sự đổi mới, khả năng tưởng tượng và năng lực thích ứng.

tu-duy-sang-tao

Tìm hiểu về tư duy sáng tạo là gì, có vai trò như thế nào?

Vậy tư duy sáng tạo là gì?

Sáng tạo là một yếu tố quan trọng giúp phát triển bản thân để hỗ trợ giải quyết các vấn đề một cách đa dạng, tạo được những giá trị mới. Tư duy sáng tạo là cách mà người ta vận dụng các kỹ năng mềm của mình để có những ý tưởng, giải pháp mang tính đột phá.

Con người sử dụng trí tưởng tượng, kiến thức hoặc kinh nghiệm, kỹ năng của mình để đưa ra những ý tưởng mới có giá trị. Kiểu tư duy này là một kỹ năng quan trọng hiện nay mà mỗi người cần phải rèn luyện để có thể tìm được những giải pháp tối ưu, cải tiến đời sống, công việc.

Các vai trò của tư duy sáng tạo

Không chỉ dành riêng cho các nghệ sĩ, nhà thiết kế,… tư duy sáng tạo còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực để góp phần đổi mới, cải tiến xã nội và nền kinh tế. Các vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo trong tư duy có thể kể đến như:

Sự sáng tạo hỗ trợ cải thiện khả năng giải quyết các vấn đề

Vai trò của tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo giúp tìm ra nhiều cách để giải quyết vấn đề

Sự sáng tạo sẽ kích thích tìm kiếm các giải pháp mới nên đòi hỏi người tư duy cần sử dụng các kỹ năng mềm của mình (tư duy logic, trí tưởng tượng,…) để tìm được các đột phá cho vấn đề. Người ta sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau, tìm cách kết hợp chúng để cho ra được biện pháp tối ưu nhất.

Phát triển khả năng lãnh đạo trong tập thể

Khi những giải pháp mang lại kết quả thì sẽ được mọi người sẽ công nhận về tầm nhìn và được tín nhiệm hơn. Kỹ năng sáng tạo trong tư duy cho phép chúng ta truyền cảm hứng cho những người xung quanh bằng cách thay đổi hoàn cảnh của tình huống để đạt được kết quả tích cực hơn.

Xây dựng tích cực và lành mạnh hơn

Tư duy sáng tạo giúp các mối quan hệ trở nên rõ ràng, tích cực và tốt đẹp hơn. Nó sẽ được hoạt động tốt nhất trong đội nhóm, khi mà mọi người cùng nhau phát triển các ý tưởng và tạo ra một thứ gì đó thực sự mới và thành công.

Tăng năng suất, góp phần cải thiện hiệu quả công việc

sáng tạo giúp tăng hiệu suất công việc

Từ đó tăng năng suất và hiệu quả giải quyết vấn đề

Có khá nhiều người cho rằng sáng tạo sẽ khiến chúng ta mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, chính bằng cách vận dụng tư duy sáng tạo mà chúng ta có thể tạo được những đột phá, giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả cao hơn. Nếu cứ mãi rập khuôn, tâm lý ngại cải tiến thì công việc sẽ vô cùng nhàm chán, lối mòn, xã hội không thể phát triển được.

Tăng khả năng tự nhận thức của cá nhân

Với khả năng sáng tạo con người sẽ khám phá được những giới hạn của bản thân, những điều mà trước đây chưa từng nghĩ tới. Không chỉ giúp mang lại sự thành công trong công việc, tư duy sáng tạo là cần thiết cho mọi đối tượng, cả học sinh, sinh viên để mang lại những thành tựu, tăng bản lĩnh để đối mặt với các thử thách trong cuộc sống.

Đọc thêm:

Những tư tưởng, rào cản cản trở việc rèn luyện tư duy sáng tạo

Hầu hết tất cả mọi người đều có sự sáng tạo nhưng không phải ai cũng dám vận dụng những ý tưởng mới mẻ vào thực tế. Một số lý do trở thành rào cản tư duy sáng tạo có thể kể đến như:

phát huy tính sáng tạo

Biết phát huy tính sáng tạo sẽ dễ thành công trong công việc

  • Tin tưởng vào các kinh nghiệm trước đó, bạn cho rằng với một việc đã làm nhiều lần thì chỉ cần tiếp tục thực hiện mà không cần phải tìm kiếm một giải pháp khác. Điều này sẽ vô tình giết chết sự tư duy sáng tạo của bạn.
  • Chấp nhận điều sẵn có, đi theo lối mòn để tìm thấy sự an toàn và nếu cứ tiếp tục chấp nhận sự sẵn có ấy, bạn sẽ mất dần đi tính sáng tạo trong tư duy, kỹ năng của mình.
  • Chủ quan với kiến thức của mình: Việc tự mãn với những kiến thức, kinh nghiệm… sẽ khiến bản thân bạn không muốn học hỏi và khiến cho bản thân ngày càng thụt lùi, cách xa mọi người.
  • Sợ thất bại, sợ rủi ro nên bạn thường chọn cách an toàn, theo các kinh nghiệm đã có. Điều này khiến bạn trở nên lười biếng suy nghĩ, nhát gan, không muốn tư duy mà chỉ thích làm theo người khác, luôn theo đuôi những ý tưởng có sẵn.
  • Không có tầm nhìn và làm việc theo kiểu nước tới đâu hay tới đó sẽ thui chột sự sáng tạo.
  • Bạn không muốn thử sức với những ý tưởng mới, khác thường hoặc sợ bản thân bị người khác chê cười,… sẽ tạo thành tâm lý tự ti với chính những sáng tạo, ý tưởng mới mẻ của mình.

Chấp nhận thử thách

Sợ thử sức với cái mới là rào cản hạn chế tư duy sáng tạo

Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho bản thân

Kỹ năng tư duy sáng tạo có thể được tạo nên qua quá trình rèn luyện và để có được kỹ năng này, bạn có thể thực hiện theo những cách dưới đây:

Cân bằng thực tế và các ý tưởng

Tư duy sáng tạo là việc tìm kiếm các giải pháp mới mẻ, vượt qua các giới hạn. Tuy nhiên bạn cần nhớ, nó không thể quá xa vời so với thực tế. Do vậy, để việc sáng tạo thiết thực nhất, bạn cần cân bằng giữa thực tế và ý tưởng để chúng có thể vận dụng được trong cuộc sống.

Phá vỡ các nguyên tắc trước đó

Đừng lặp đi lặp lại mãi những nguyên tắc cổ hủ sẽ làm cho khả năng tư duy, sáng tạo của bạn thụt lùi, theo lối mòn. Do vậy, hãy biết phá bỏ những nguyên tắc cũ để tìm kiếm các ý tưởng, đột phá mới, dám nghĩ dám làm sẽ là cách hiệu quả để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo.

Suy nghĩ tích cực và đa chiều

Tư duy đa chiều là cách mà bạn nhìn nhận vấn đề, đặc biệt là trong những lĩnh vực hoặc ác lập luận không rõ ràng. Khi nhìn nhận các khía cạnh đa chiều, lật ngược vấn đề theo hướng khác thì có thể tìm kiếm được các giải pháp mới.

Nhìn nhận vấn đề theo đa chiều hướng

Nhìn nhận và đánh giá các vấn đề đa chiều và tích cực hơn

Sử dụng sơ đồ tư duy trong tư duy sáng tạo

Sơ đồ tư duy là được biết đến là loại sơ đồ giúp thống kê các nội dung một cách khoa học, đồng thời kích thích sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Sơ đồ tư duy sẽ cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh  về vấn đề nào đó. Quá trình lập sơ đồ Mindmap cũng giúp bạn có thể liên kết các ý tưởng và từ đó đạt được giải pháp phù hợp hơn.

Bản đồ tư duy sẽ sắp xếp các ý tưởng, đưa lập luận chặt chẽ giúp mọi người có thể hiểu được vấn đề, phương án một cách dễ dàng.

“6 chiếc mũ tư duy” giúp phát triển tư duy sáng tạo

“6 chiếc mũ tư duy” là một phương pháp giúp chúng ta đưa ra được cách tiếp cận vấn đề để đánh giá chúng một cách toàn diện, đưa ra quyết định, giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất. “6 chiếc mũ tư duy” với 6 chiếc mũ ẩn dụ được giới thiệu và phát triển, trở thành phương pháp phát triển tư duy sáng tạo được nhiều người tham khảo:

6 chiếc mũ phát triển tư duy

Giới thiệu 6 chiếc mũ tư duy phát triển sự sáng tạo

  • Mũ màu trắng – Objective (dữ liệu khách quan): Những lập luận được đưa ra cụ thể, tập trung vào các số liệu, nhu cầu hoặc những yếu tố khách quan khác của vấn đề.
  • Mũ đỏ – Intuitive (trực giác): Đại hiện cho cảm tính, cảm xúc và người này thường đưa ra các ý kiến theo cảm xúc, không theo các logic, luận điểm chặt chẽ khi giải quyết vấn đề.
  • Mũ màu đen – Negative (điểm tối): Chiếc mũ này đại diện cho tư duy sâu sắc, cẩn trọng và đưa ra những quan điểm sâu sắc nhìn nhận vấn đề, đánh giá các phương án ngăn chặn các vấn đề phát sinh.
  • Mũ vàng – Positive (tích cực): Chiếc mũ đại diện các khía cạnh tích cực khi giải quyết vấn đề, dự đoán tính khả thi của dự án, cung cấp động lực để đưa ra các giải pháp giải quyết.

tìm giải pháp tối ưu cho các bấn đề

Tìm ra giải pháp tối ưu

  • Mũ màu xanh lá – Creative (sáng tạo): Đại diện cho sự tư duy sáng tạo, nhìn nhận đa chiều. Khi mang mũ màu xanh lá, người ta sẽ có những đề xuất thú vị, ý tưởng mang tính đột phá và có thể dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo cho hầu hết các vấn đề.
  • Mũ màu xanh dương – Process (tiến trình): Chiếc mũ đại diện cho cái nhìn tổng quan, tư duy tổ chức để hệ thống toàn bộ vấn đề rõ ràng giúp dễ dàng kiểm soát, điều phối và đưa ra các quyết định đúng đắn.

Áp dụng “6 chiếc mũ tư duy” này vào quá trình tư duy sáng tạo giúp chúng ta tập trung vào các khía cạnh khác nhau của một vấn đề và tìm kiếm được các ý tưởng tuyệt vời. Từ đó, bạn có thể vận dụng để khám phá, tận dụng các tiềm năng để giải quyết vấn đề.

Với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tư duy sáng tạo và cách để rèn luyện tư duy sáng tạo hiệu quả. Đừng quên thường xuyên theo dõi mayruaxecongnghiep.com để cập nhật các thông tin thú vị và bổ ích khác nhé!

Website đang chạy thử nghiệm