Rate this post

Thanh tịnh là từ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nghĩa của từ này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được tâm thanh tịnh là gì và làm sao để có được tâm thanh tịnh nhé!

Contents

Thanh tịnh là gì?

Trong phần này chúng tôi sẽ chia sẻ về ý nghĩa của từ thanh tịnh theo từ điển và theo quan điểm của Phật giáo để các bạn tham khảo. 

Giải đáp tâm thanh tịnh là gì?
Giải đáp tâm thanh tịnh là gì?

Định nghĩa thanh tịnh theo từ điển

Theo từ điển Tiếng Việt thì “thanh tịnh” là một tính từ được dùng để diễn tả sự tĩnh mịch, bình lặng, không có một chút xao động nào. Thanh tịnh còn được hiểu là sự trong sạch, thuần khiết, không vướng chút bẩn nào. Bởi thanh là trong, tinh khiết; còn tịch là lặng, không một gợn sóng. 

Ví dụ: Tâm thanh tịnh, cảnh thanh tịnh, giây phút thanh tịnh,…

Tâm thanh tịnh là gì trong Phật giáo?

Theo quan niệm của Phật giáo thì thanh tịnh là một cảnh giới những người tu học theo Phật cần đạt được trên con đường tâm linh của mình. Người đạt được đến cảnh giới này sẽ có tâm và thân thanh tịnh. Cũng chính là sự trong sạch của Thân – Khẩu – Ý. Cụ thể như sau: 

Thanh tịnh theo quan điểm của Phật giáo
Thanh tịnh theo quan điểm của Phật giáo

Thân thanh tịnh:

  • Luôn giữ thân thể sạch sẽ, gọn gàng nhưng không chải chuốt quá nhiều.
  • Quần áo cần gọn gàng, đoan chính, không cầu kỳ, lòe loẹt.
  • Ăn uống giản dị, thanh đạm, tránh xa rượu chè, sát sanh,…
  • Nơi ăn, chỗ ở cần ngăn nắp, sạch sẽ, đơn giản đủ dùng. 

Khẩu thanh tịnh:

  • Nói lời chân thành, luôn giữ được sự chân thật trong từng câu từ. Khi nói không thêm bớt, không nói lời chua ngoa, cay đắng làm đau lòng người khác.
  • Câu từ không được thể hiện sự suồng sã, bỡn cợt.
  • Không nói lời hỗn láo, thiếu tôn trọng với mọi người xung quanh đặc biệt là với người bề trên (ông, bà, cha, mẹ…)
  • Không nói lời gây hiềm nghi, đôi chiều (không nói 2 lời).
  • Không nói những điều mình không biết rõ, không nói điều nghi ngờ.

Ý thanh tịnh:

  • Ý nghĩ không bị giận giữ, tham lam, si mê, nghi ngờ chiếm cứ.
  • Ý luôn trong sáng, rỗng lặng. Có nghĩa là suy nghĩ không thiện không ác. Cái ta thấy chính là cái ta thấy, không phán xét là thiện hay ác. 
Tâm thanh tịnh là một cảnh giới trong đạo Phật
Tâm thanh tịnh là một cảnh giới trong đạo Phật

Tâm thanh tịnh là gì?

Tâm có nghĩa là tim, cũng chính là nội tâm bên trong của con người. Còn thanh tịnh là trong sạch, tĩnh lặng. Như vậy, tâm thanh tịnh chính là cái tâm trong sạch, đã được gạn lọc sạch những “độc tố” tham, sân, si, mạn, nghi. Là tâm luôn bình yên, phẳng lặng trước mọi nghịch cảnh của cuộc đời. Nói theo cách khác thì tâm thanh tịnh là cái tâm không bị trói buộc bởi những phiền lo của cuộc đời. 

Những đặc điểm của tâm thanh tịnh

Dưới đây là thông tin về những đặc điểm của tâm thanh tịnh để các bạn có thể hiểu rõ tâm thanh tịnh là gì.

Tâm không có tham, sân, si, mạn, nghi

Tâm thanh tịnh là trong tâm không có chứa 5 độc tố đó là tham, sân, si, mạn, nghi. Bởi những lý do như sau:

  • Tâm tham: Có tâm này khiến con người nảy sinh lòng ích kỷ, ghen tị, độc ác. 
  • Tâm sân: Tâm sân giận khiến cho con người mất đi sự bình an, sáng suốt trong các quyết định. Đồng thời cái tâm này còn là căn nguyên của sự hận thù. 
  • Tâm si: Đây là cái tâm mê muội, vô minh, không có sự sáng suốt. Tâm si khiến con người ra không thấy được lẽ phải, dễ đi vào con đường lầm lỗi. 
  • Tâm ngạo mạn: Có tâm này con người dễ tự mãn, kiêu căng và tự cho mình là nhất. Dễ nảy sinh tâm chê bai, coi thường người xung quanh. 
  • Tâm nghi: Khi tâm nghi ngờ khởi sinh con người luôn sống trong đau khổ, bất an, sợ hãi không thể nào có được một phút giây bình yên.  
Tâm thanh tịnh không còn tham, sân, si
Tâm thanh tịnh không còn tham, sân, si

Tâm không còn ưa thích hưởng thụ

Bản tính của con người vốn ưa thích sự hưởng thụ, thích ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà lầu và đi xe sang. Con người luôn cho rằng khi chúng ta đáp ứng được hết những nhu cầu trên mới có thể hạnh phúc. Nhưng thực tế những điều này đang làm mất đi sự hạnh phúc và bình yên trong tâm của chúng ta. 

Tâm yêu thích hưởng thụ, dục lạc sẽ không ngừng thôi thúc chúng ta chạy theo những thứ tiện nghi, xoay tròn ta trong vòng xoáy của thứ hạnh phúc tạm bợ. Niềm vui khi được sở hữu một chiếc túi hiệu đắt tiền sẽ nhanh chóng qua đi sau 1 vài lần bạn dùng nó. Tâm hưởng thụ sẽ nhanh chóng muốn có chiếc túi mới đẹp hơn, thời thượng hơn…

Tâm thanh tịnh không còn ưa thích sự hưởng thụ, dục lạc
Tâm thanh tịnh không còn ưa thích sự hưởng thụ, dục lạc

Trong tâm chứa những điều thiện lành

Tâm trong thanh tịnh, sẽ luôn khởi lên những ý niệm thiện lành. Trong tâm lúc nào cũng tràn đầy sự biết ơn, kính trọng, bao dung, đồng cảm,… Cụ thể như sau: 

  • Trong tâm luôn chứa sự biết ơn: Điều này sẽ giúp chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ. Mang đến cho chúng ta nguồn năng lượng dồi dào, thấy được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt là chúng ta không thể nào giận giữ hay hận thù khi đang trong tâm tràn ngập sự biết ơn. 
  • Trong tâm có sự bao dung: Tâm bao dung sẽ khiến cho chúng ta sống đẹp hơn, có cái nhìn nhẹ nhàng hơn về mọi vấn đề đặc biệt là trước lỗi lầm của người khác. Đồng thời lòng bao dung cũng khiến cho con người  xây dựng được những mối quan hệ chân thành. 
  • Lòng tôn kính: Khi ta có lòng tôn kính với các bậc thánh, với bề trên và những người đáng kính trọng sẽ nuôi dưỡng tâm khiêm hạ. Bên cạnh đó, xét theo nhân quả thì việc này còn giúp chúng ta gieo duyên để được những thành tựu giống như những người mà chúng ta kính trọng. Điều này đã thể hiện rất rõ qua câu “Yêu trẻ, trẻ đến nhà/ Kính già, già để tuổi cho”.
Lòng tôn kính sẽ giúp ta nuôi dưỡng tâm khiêm hạ, bỏ đi sự ngạo mạn
Lòng tôn kính sẽ giúp ta nuôi dưỡng tâm khiêm hạ, bỏ đi sự ngạo mạn

Tâm ít mong cầu

Khi trong tâm con người có chứa quá nhiều sự mong cầu sẽ khó lòng có được sự bình yên, tĩnh lặng. Bởi cầu mà không có được sẽ khiến bản thân đau khổ, dễ sinh lòng sân hận, đố kỵ. Chỉ khi tâm bớt đi mong cầu niềm vui sẽ tự đến, lòng sẽ được nhẹ nhõm và bình yên. Để tâm được thanh tịnh chúng ta chỉ nên giữ những mong cầu đúng đắn, bớt đi những mong cầu không chính đáng. 

Khi tâm của chúng ta đạt đến sự thanh tịnh sẽ nhận ra rằng mỗi khoảnh khắc, sự kiện trong cuộc sống dù là vui hay buồn đều đáng quý. Chúng ta chấp nhận nó như một lẽ tự nhiên không còn mong cầu, đau khổ, than trách và oán hận. 

Tại sao cần phải có tâm thanh tịnh?

Trong đạo phật, tâm của chúng sanh (chúng sinh) rất quan trọng vì nó quyết định chúng ta có vui vẻ, hạnh phúc ở hiện tại hay không. Đồng thời nó cũng là nhân tố quyết định việc chúng ta sanh về đâu sau khi mất. Cụ thể như sau:

Tâm thanh tịnh sẽ sanh về cõi thanh tịnh
Tâm thanh tịnh sẽ sanh về cõi thanh tịnh
  • Tâm độc ác sẽ sinh về địa ngục
  • Tâm bỏn xẻn hoặc hoang phí sẽ sinh làm ngạ quỷ
  • Tâm si mê, không biết trái phải sẽ làm súc sinh
  • Tâm hiểu biết đúng sai được sinh lại cõi người
  • Tâm làm việc thiện nhưng vẫn có sân giận sẽ sinh về cõi Atula
  • Tâm thiện lành sẽ sinh về cõi trời
  • Tâm thanh tịnh sẽ sinh về cõi thanh tịnh

Tất cả những điều này đều thuận theo luật nhân quả. Vậy nên việc tu tâm, dưỡng tính để có được tâm thanh tịnh là điều rất quan trọng với mỗi người.

Những cách để có được sự thanh tịnh trong tâm

Làm sao để có được cuộc sống thanh tịnh, trong tâm cảm thấy thanh bình, nhẹ nhàng không có bất cứ sự lo lắng và sợ hãi nào? Dưới đây là một số phương pháp để bạn tham khảo.  

Làm sao để có được tâm thanh tịnh, bình yên?
Làm sao để có được tâm thanh tịnh, bình yên?

Tránh xa nguồn năng lượng tiêu cực

Khi nội lực còn yếu, tâm ta còn chưa vững vàng các bạn cần phải tránh xa những nguồn năng lượng tiêu cực trong cuộc sống. Cụ thể như sau:

  • Tránh xa những cuộc nói chuyện mang tính chất tiêu cực và đồng thời hạn chế nói chuyện với những người năng lượng thấp, luôn trong tâm trạng chán đời.
  • Không xem, theo dõi những tin tức tiêu cực trên mạng xã hội, báo đài để bản thân không nạp thêm năng lượng tiêu cực. 

Tập trung vào những điều tốt đẹp

Những điều khiến chúng ta phiền muộn, đau khổ luôn tồn tại trong cuộc sống, đây là sự thật không thể nào thay đổi. Do đó bạn cần học cách nhìn vào những điểm tích cực khi phải đối mặt với những điều khó khăn. Hãy tập trung vào những điều tốt đẹp cho dù chúng có vẻ rất nhỏ nhặt hoặc tầm thường. 

Tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống
Tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống

Bất kỳ vấn đề, tình huống nào trong cuộc sống đều có 2  mặt tốt – xấu, tích cực – tiêu cực. Nếu cố gắng tìm kiếm và suy nghĩ tích cực, bạn luôn có thể tìm thấy chúng. Khi bạn cứ chăm chăm vào những điều tiêu cực tâm của bạn chỉ thấy nặng nề, buồn chán. 

Thiền mỗi ngày

Để có tâm thanh tịnh bạn nên học thiền và thiền tập mỗi ngày. Đây là cách đem lại sự bình yên cho nội tâm của bạn hiệu quả nhất hiện nay. Khi nội tâm bạn nổi sóng, chất chứa nhiều căng thẳng mệt mỏi và lo âu hãy thử thiền định. Chỉ cần dành 15 – 30 phút mỗi ngày cho việc này là bạn có thể khôi phục sự bình tĩnh và bình an nội tâm của bạn.

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, thiền định giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu hiệu quả. Bởi trong khi thiền, bạn tập trung sự chú ý vào hơi thở và loại bỏ những suy nghĩ lộn xộn khiến tâm trí bạn bị dồn nén, căng thẳng. Quá trình này sẽ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần.

Học cách thiền định để giảm căng thẳng, để tâm thanh bình
Học cách thiền định để giảm căng thẳng, để tâm thanh bình

Tập buông xả và chấp nhận

Buông bỏ là điều chúng ta cần làm để tâm có được sự nhẹ nhàng, thảnh thơi. Với những chuyện không vui ở quá khứ, những điều không như ý các bạn hãy thôi day dứt và bận tâm về nó. Tâm của chúng ta luôn nặng trĩu vì chúng ta nắm bắt quá nhiều. Để tâm có được sự trong sáng, thanh tịnh bạn cần phải học cách buông xả bớt. Cụ thể như sau:

  • Với những việc bản thân không thể làm được hãy buông tay, ngừng việc tự trách và để nó ngủ yên.
  • Không giữ thù hằn trong lòng, học cách buông và tha thứ để tâm không nuôi dưỡng sự thù hận.
  • Đừng ôm đồm quá nhiều việc, bạn hãy học cách buông bỏ bớt để được thảnh thơi.
  • Học cách chấp nhận vô thường và những điều mà chúng ta không thể thay đổi được trong cuộc sống. Ví dụ như tình cảm của người khác dành cho mình, bệnh tật, sự ra đi của người thân…
  • Buông bỏ sự phán xét, phàn nàn, học cách mỉm cười trước những điều không như ý để trở về với trái tim an yên. Rồi những rắc rối cũng sẽ qua đi.
Buông bớt để có được tâm thanh tịnh
Buông bớt để có được tâm thanh tịnh

Nuôi dưỡng lòng biết ơn

Lòng biết ơn chính “chìa khóa” để chúng ta có tâm và thân khỏe mạnh, mở ra một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Biết ơn có nghĩa là mỗi ngày dành một chút thời gian để nhận ra những điều tốt đẹp mà chúng ta và những người xung quanh đang làm. Để trong tâm có sự biết ơn chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó mỗi ngày.

Một số cách để nuôi dưỡng lòng biết ơn trong tim mỗi chúng ta: 

  • Biết ơn cả những điều nhỏ nhất: Hãy học cách biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ, nắng hôm nay thật đẹp, người lạ cười với ta thật dễ thương, cảm ơn vì ai đó đã chờ mình khi mình đến trễ, cảm ơn vì có người lắng nghe mình,…
  • Suy nghĩ về 3 điều biết ơn trước khi ngủ: Vào cuối ngày, khi nằm trên giường bạn hãy nhắm mắt lại và nghĩ về 3 điều đã khiến bạn cảm thấy biết ơn diễn ra trong ngày. Việc khép lại một ngày dài bằng lòng biết ơn sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon và tinh thần thoải mái vào hôm sau. Không chỉ vậy nó còn giúp lòng biết ơn bên trong bạn tăng trưởng mỗi ngày. 
Nuôi dưỡng sự biết ơn để tâm luôn hạnh phúc, bình yên
Nuôi dưỡng sự biết ơn để tâm luôn hạnh phúc, bình yên
  • Bày tỏ lòng biết ơn mỗi ngày: Hãy học cách nói cho mọi người viết rằng bạn đã biết ơn họ như thế nào và vì điều gì. Bạn có thể sử dụng bất kỳ cách thức nào viết thư, nhắn tin, gọi điện hoặc nói trực tiếp. Thể hiện lòng biết ơn sẽ khiến cả bạn và người đó đều thấy được hạnh phúc. 

Học cách bao dung

Học cách bao dung, mở rộng dung lượng của trái tim cũng là cách để bạn có được thanh tịnh, không vướng muộn phiền. Tại sao lại như vậy? Bởi khi tâm ta có từ bi, có bao dung, thấu hiểu sẽ không dễ dàng nổi lên sự sân hận. 

  • Hãy học cách để gia tăng sự kiên nhẫn và khoan dung của mình với mọi người xung quanh. Không áp đặt tiêu chuẩn của mình lên mọi người.
  • Học cách bao dung với mình, mỗi khi tức giận, buồn phiền hãy quay vào bên trong quan sát tâm để hiểu cảm xúc của bản thân và xoa dịu nó.

Qua những thông tin trên đây chúng ta có thể hiểu tâm thanh tịnh là gì, hiểu đơn giản là trong sạch và tĩnh lặng. Thanh tịnh có thể dùng để chỉ tâm và cảnh. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ nghĩa của từ này cũng như biết được cách để có được tâm trong sạch, bình yên.

Website đang chạy thử nghiệm