Làm rõ tác hại của việc đi xe đạp cho cả nam và nữ

Cũng như nhiều bộ môn thể thao khác, đạp xe vừa giúp giảm cân, tăng chiều cao vừa đặc biệt có lợi cho tinh thần cùng thể trạng của người tập. Tuy nhiên việc đạp xe quá nhiều hoặc đạp xe sai cách đều gây ra nhiều tác hại không tốt cho người tập. Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Liệu bạn đã nắm rõ những tác hại của việc đi xe đạp quá nhiều chưa? Tại bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tác hại của việc đi xe đạp không đúng cách là gì?
Tác hại của việc đi xe đạp không đúng cách là gì?

Thói quen đạp xe và những lợi ích tuyệt vời

Đạp xe đạp cũng là một bài tập luyện giúp cơ thể tiết ra hormon Endorphin tạo cảm giác hưng phấn và hạnh phúc. Đây là một cách giải tỏa căng thẳng cực tốt. Bên cạnh đó việc đạp xe đúng cách cũng đem đến cho người tập rất nhiều những lợi ích tuyệt vời. Ví dụ như: 

  • Giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch: Đạp xe hay bất kỳ bài tập thể dục nào đều đặc biệt tốt cho sức khỏe. Nhất là những người ở độ tuổi trên 40, đạp xe giúp giảm nguy cơ các bệnh về cao huyết áp và tim mạch. 
  • Cải thiện tâm trạng, tinh thần: Như đã chia sẻ, đạp xe thường xuyên sẽ giúp giảm tạo trạng thái tốt, giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi. 
  • Giảm cân: Có không ít người đều đã giảm cân thành công nhờ đạp xe thường xuyên. Đây là một bài tập rất tốt cho việc đốt cháy mỡ và giảm cân toàn thân hiệu quả. 
  • Nâng cao sức khỏe xương khớp: Với những người có nguy cơ cao về loãng xương, nên tập các bài đạp xe để tăng cường sức khỏe. 

Ngoài ra việc tập luyện đạp xe đúng cách sẽ giúp gia tăng sức bền, độ dẻo dai, giảm nguy cơ ung thư cùng rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe, vóc dáng và tinh thần của người tập luyện. 

5 tác hại của việc đi xe đạp dễ gặp nhất

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời trên, đạp xe “quá sức” hoặc không đúng cách cũng sẽ gây ra nhiều tác động không tốt cho người tập. Vậy tác hại của đạp xe đạp là gì? 

Đi xe đạp là bộ môn thể thao rèn luyện được nhiều người yêu thích
Đi xe đạp là bộ môn thể thao rèn luyện được nhiều người yêu thích

Ngã và chấn thương

Là một bộ môn thể thao, ngã hoặc chấn thương là điều khó tránh khi đạp xe. Nhất là khi không gian đạp xe thường ở ngoài trời, trên các cung đường giao thông cùng nhiều phương tiện di chuyển khác. Thêm nữa xe đạp khá nhỏ nên thường gây khó khăn cho việc quan sát, đặc biệt là khi trời tối hoặc sáng sớm.

Bên cạnh đó, việc đạp xe không đúng tư thế hoặc xe quá cao đều sẽ gây khó khăn cho người tập trong việc xử lý tình huống khi bị ngã hoặc va chạm bất ngờ. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều chấn thương trong quá trình tập luyện. 

Tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm

Tác hại của việc đạp xe dễ thấy nhất chính là tần suất tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm tương đối cao. Thật tuyệt vời nếu được thư thả đạp xe và tận hưởng trên những con đường rộng rãi, không khí trong lành. Tuy nhiên nếu đạp xe tại các thành phố hoặc khu đô thị lớn, chưa nói đến sự nguy hiểm với số lượng xe lớn, chất lượng không khí tại nơi đây luôn ở mức báo động với mật độ bụi mịn lớn, ô nhiễm cao. 

Mặt khác, khi đạp xe sẽ tiêu hao năng lượng khiến cơ thể phải hít thở nhiều và sâu hơn. Điều này vô tình khiến lượng bụi bẩn dễ đi vào phổi và hệ hô hấp. Theo thống kê, lượng carbon của người thường xuyên đạp xe cao hơn từ 2 đến 3 lần người thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phổi và hệ hô hấp. 

Khói bụi ô nhiễm là điều khó tránh khi đạp xe đạp tại thành phố
Khói bụi ô nhiễm là điều khó tránh khi đạp xe đạp tại thành phố

Tác hại đạp xe gây vô sinh ở nam giới

Có rất nhiều người nghi hoặc về tác hại vô sinh ở nam giới khi đi xe đạp, liệu điều này có thật sự xảy ra? Thực tế khi đạp xe, phần đùi bị cọ xát liên tục với yên xe. Điều này sẽ làm gây ảnh hưởng không tốt cho chức năng sinh sản, gia tăng nhiệt độ và rối loạn sản xuất tinh binh. Đồng thời đạp xe sai tư thế cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn máu đến bộ phận sinh dục nam. Tuy nhiên điều này thường chỉ xảy ra khi đạp xe với tần suất lớn. 

Giảm ham muốn tình dục ở nữ giới

Đạp xe đạp sai tư thế hoặc quá thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm ham muốn sinh lý ở nữ giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi đạp xe, phần xương chậu của nữ giới phải chịu nhiều áp lực khi phải tiếp xúc với yên xe. Việc bị cọ xát quá nhiều khiến “cô bé” dễ bị tổn thương, tăng khả năng gặp các bệnh phụ khoa đồng thời giảm ham muốn. 

Cần chú ý những gì khi đạp xe

Sau khi tìm hiểu rõ về những tác hại của việc đi xe đạp sai cách, nhiều người đặt ra câu hỏi: Vậy cần chú ý điều gì khi đạp xe đạp để đảm bảo an toàn? Nếu bạn cũng có niềm đam mê với “bộ môn” này, hãy chú ý một vài vấn đề được chia sẻ dưới đây nhé!

Luôn quan sát và giữ chắc tay lái

Nguyên nhân chính dẫn đến những va chạm, tổn thương khi lái xe chính là do thiếu quan sát và không giữ chắc tay lái. Bên cạnh đó, hãy chọn cho mình mẫu xe đạp thể thao có chiều cao vừa vặn, trang bị đèn và còi xe để giúp các phương tiện cùng lưu thông dễ dàng quan sát hơn. Đồng thời đừng quên trang bị đồ bảo hộ đặc biệt là mũ bảo hiểm, miếng đệm gối để hạn chế tối đa thương tổn khi bị ngã, va đập. 

Đạp xe cần chú ý quan sát để xử lý kịp thời, tránh vật cản
Đạp xe cần chú ý quan sát để xử lý kịp thời, tránh vật cản

Lựa chọn không gian đạp xe phù hợp

Muốn tận hưởng và tập luyện đạt hiệu quả tốt và an toàn, không gian tập luyện đặc biệt quan trọng. Đầu tiên bạn nên đạp xe tại những nơi có không khí thông thoáng, thoải mái để có thể tận hưởng trọn vẹn nhất khi vận động. Trong trường hợp không tìm được môi trường thuận tiện, nên trang bị các vật dụng bảo hộ để bảo vệ bản thân, giảm tiếp xúc với ô nhiễm. Mặt khác nên chọn những cung đường có lượng xe cộ di chuyển không qua lớn. Điều này vừa giúp nâng cao trải nghiệm vừa đảm bảo an toàn khi tập luyện. 

Duy trì tốc độ và thời gian đạp xe phù hợp

Tốc độ và thời gian đạp xe nên được duy trì ở mức phù hợp để tránh những ảnh hưởng không tốt khi đạp xe. Tuyệt đối không nên vì muốn giảm cân nhanh mà gia tăng tốc độ cùng tần suất đạp xe. 

Đạp xe đúng tư thế

Tập luyện đúng cách là yêu cầu cơ bản để nâng cao hiệu quả đồng thời giảm thiểu những tổn thương không tốt cho cơ thể. Điều này cũng được áp dụng khi tập luyện đạp xe. Hiểu đơn giản, đạp xe sẽ giúp kéo giãn gân cốt, cải thiện hoạt động của xương khớp. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả này, người tập cần giữ thăng bằng khi đạp xe. Cụ thể tư thế đạp xe cần đảm bảo: 

Cần giữ tư thế chuẩn khi đạp xe để hạn chế tổn thương cho cơ thể
Cần giữ tư thế chuẩn khi đạp xe để hạn chế tổn thương cho cơ thể tránh tác hại của việc đi xe đạp
  • Lưng thẳng, tránh ngồi lệch hoặc cong vẹo cột sống. 
  • Để vai thoải mái. 
  • Khuỷu tay gấp nhẹ, không nên duỗi thẳng khuỷu tay. 
  • Mắt quan sát phía trước, tránh nhìn xuống bánh xe. 
  • Mỗi lần đạp xuống chỉ nên tác dụng lực bằng nửa mui bàn chân vào bàn đạp. 

Trang bị đồ bảo hộ khi đạp xe

Để thoải mái vận động, giảm tổn thương khi đạp xe, lựa chọn trang phục phù hợp và trang bị đồ bảo hộ vô cùng quan trọng. Cụ thể dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn khi tập luyện đạp xe. 

  • Quần áo: Nên chọn loại co giãn tốt, thoải mái và vừa vặn với cơ thể để dễ dàng hoạt động. Tuyệt đối không mặc đồ quá bó sát vừa gây phản cảm vừa hạn chế vận động. Ngược lại những bộ đồ quá lòe xòe sẽ gây vướng víu,  nguy hiểm khi đạp xe. Ngoài ra, bạn nên chọn những bộ đồ được làm bằng chất liệu thấm mồ hôi để thoải mái hơn khi vận động. 
  • Giày thể thao: Thay vì sử dụng dép hoặc giày thông thường, giàu thể thao sẽ giúp nâng đỡ và bảo vệ bàn chân, tránh đau chân. Đạp xe nên chọn giày vừa chân, thoáng khí, nhẹ, có độ đàn hồi và êm ái. 
Trang bị đồ bảo hộ và trang phục phù hợp khi đạp xe
Trang bị đồ bảo hộ và trang phục phù hợp khi đạp xe
  • Mũ bảo hiểm: Là món đồ bảo hộ cần thiết để bảo vệ phần đầu trong trường hợp bị ngã hoặc có va chạm. Mũ bảo hiểm chuyên dụng cho người đi xe đạp là loại thoáng khí, khá nhẹ và chắc chắn.
  • Bộ bó gối: Tương tự như nhiều bộ môn thể thao hoạt động khác, khi đạp xe bạn cũng nên trang bị thêm cho mình bộ bó gối để hạn chế tối đa tác động vào các khớp gối khi bị ngã.
  • Một số món đồ khác như: Băng đô, khẩu trang,… 

Giải đáp thắc mắc khi đạp xe

Được biết đến với nhiều lợi ích tuyệt vời, song để đạp xe hiệu quả và an toàn, có không ít các vấn đề được mọi người quan tâm khi đạp xe. Vậy những ai không nên tập luyện đạp xe? Cần có chế độ ăn như thế nào trước và sau khi đạp xe? Dưới đây là lời giải đáp chi tiết cho bạn trong vấn đề này. 

Ai không nên đạp xe ?

Mặc dù đem đến hiệu quả tốt cho cả sức khỏe, vóc dáng cùng tinh thần, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để luyện tập đạp xe. Vậy những ai không nên đạp xe?

  • Người có vấn đề về xương khớp như: Loãng xương, viêm khớp, đau vai, cổ, lưng nên hạn chế tập luyện xe đạp. Bởi các thao tác vận động khi đạp xe có thể khiến các cơn đau, tổn thương thêm phần nặng hơn. 
  • Người mắc bệnh về tim mạch: Nếu có vấn đề về tim mạch bạn không nên tập luyện đạp xe đặc biệt ở tần suất cao. Bởi động tác đạp xe sẽ gây căng thẳng cho tim mạch và cơ, tăng nguy cơ cũng như độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch. 
Đạp xe không phù hợp với tất cả mọi người, cần chú ý đến thể trạng cơ thể
Đạp xe không phù hợp với tất cả mọi người, cần chú ý đến thể trạng cơ thể
  • Trẻ em quá nhỏ (Dưới 5 tuổi) không nên tự đạp xe đạp. Bởi ở độ tuổi này, bé chưa thể xử lý các tình huống khi đạp xe cũng như hiểu rõ về cách di chuyển trên đường. 
  • Theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ nữ có thai không nên đi xe đạp. Nguyên nhân là do hoạt động này khá tốn sức, cần hoạt động nhiều ở phần chân và đùi. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của em bé. 

Chế độ ăn uống khi đạp xe

Với khả năng tiêu hao năng lượng và calo lớn, việc quản lý thực phẩm trước và sau khi đạp xe vô cùng quan trọng. Vậy chúng ta nên ăn gì trước và sau khi đạp xe?

  • Trước khi đạp xe

Trước khoảng 30 đến 60 phút khi đạp xe, bạn nên ăn các loại thực phẩm giúp tăng lưu lượng máu cho cơ bắp mà không gây khó tiêu. Tốt nhất chỉ nên ăn những loại đồ ăn nhẹ như: Bánh mì, chuối, ngũ cốc, trái cây, bột yến mạch, táo,…

  • Sau khi đạp xe

Sau khi đạp xe, chế độ ăn nên ưu tiên bổ sung thêm nước và các loại thực phẩm nạp năng lượng nhanh. Đạp xe làm đổ mồ hôi nên cơ thể sẽ mất đi lượng nước lớn. Lúc này bạn nên bổ sung nước từng hớp nhỏ, tránh uống nước theo hụm lớn và nhanh. Ngoài ra có thể dùng các loại nước điện giải để bù nước tốt hơn. Về năng lượng bổ sung nên tập trung vào Protein, Glucose, kali, canxi, kẽm,… Ví dụ như: Trái cây, sữa và sữa chua,… 

Sau khi đạp xe nên ăn gì? Cần bổ sung những loại thực phẩm nào?
Sau khi đạp xe nên ăn gì? Cần bổ sung những loại thực phẩm nào?

Nên duy trì đạp xe bao nhiêu phút một ngày?

Theo lời khuyên của các chuyên gia về sức khỏe, thời gian đạp xe tốt nhất mỗi ngày khoảng 30 đến 60 phút. Nên duy trì thời gian và tần suất tập luyện tùy vào thể trạng của cơ thể. 

Nếu mới tập đạp xe, chỉ nên duy trì thời gian từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Khi đã quen có thể từ từ nâng thời gian tập luyện lên cao hơn để đốt mỡ, tăng cơ hiệu quả hơn. Cũng như thời lượng, cường độ đạp xe cũng đặc biệt quan trọng. Nếu muốn thử sức với cường độ lớn hơn, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ hoặc thử sức bằng cách đổi địa hình dốc, đồi núi để luyện tập. 

Nên đạp xe vào thời điểm nào trong ngày? 

Thời điểm tập luyện cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cũng như tác hại của đi xe đạp. Vậy chúng ta nên đạp xe vào thời gian nào trong ngày?

  • Buổi sáng sớm

Buổi sáng là thời điểm hoàn hảo để đạp xe. Lúc này số lượng xe cộ qua lại trên đường không nhiều, không khí thoải mái, ít tiếng ồn và bụi bặm. Hơn hết việc đạp xe vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể được “thức tỉnh” gia tăng sự tỉnh táo và năng lượng cho một ngày dài làm việc, học tập hiệu quả. Thời gian phù hợp để đạp xe vào buổi sáng là từ 5h đến 7h. 

Thư thái tận hưởng không khí trong lành khi đạp xe vào buổi sáng
Thư thái tận hưởng không khí trong lành khi đạp xe vào buổi sáng
  • Buổi tối

Nếu không có thời gian rảnh để tập luyện vào buổi sáng, bạn có thể đạp xe vào khung giờ từ 6h đến 8h tối. Lúc này nhiệt độ đã giảm, không còn quá nóng bức nên khá phù hợp để dạo quanh phố phường với xe đạp. Lưu ý không nên đạp xe quá muộn, tránh gặp nguy hiểm khi tập luyện.  

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về những tác hại của việc đi xe đạp thường xuyên và không đúng cách. Cũng như bất kỳ môn thể thao nào khác, để đạt được hiệu quả tốt nhất chúng ta cần duy trì thói quen tập luyện đúng kỹ thuật và phù hợp với thể trạng của cơ thể. Hy vọng những chia sẻ về cách đạp xe cùng các lưu ý được chia sẻ trong bài viết sẽ đưa đến cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích!