5/5 - (2 bình chọn)

Sự đa dạng và tương đồng về kiểu dáng, màu sắc của nhiều loại quả khiến chúng ta lầm tưởng chúng là một loại. Trong đó, quả muỗm và quả xoài là trường hợp dễ gây hiểu lầm nhất. Vậy quả muỗm là quả gì? Hai loại quả này khác nhau ra sao? Hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề trên dưới nội dung bài viết này nhé!

Contents

Quả muỗm là quả gì?

Quả muỗm hay còn gọi là quả quéo, xoài hôi có tên khoa học Mangifera foetida Lour; là một loài thực vật thuộc họ cây đào lộn hột. Hiện nay, cây muỗm xuất hiện phổ biến tại một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar và Việt Nam.

Quả muỗm là quả gì?

Để bạn hiểu rõ hơn quả muỗm là quả gì thì dưới đây là mô tả chi tiết về cây muỗm:

  • Thân to, tán rộng, chiều cao trung bình khoảng từ 15-20m.
  • Lá cây là loại đơn nguyên, thường mọc so le với nhau, hướng thuôn dài về phía gốc. Mặt lá hình bầu dục, nhọn và nhẵn bóng.
  • Hoa màu trắng, nhỏ, mọc từng chùm kép ở các ngọn và cành cây. Cánh hoa hình mũi mác hẹp, dài gấp 3 lần lá trên đài. Hoa thường có một nhị, sinh sản dài bằng cánh hoa và những nhị còn lại thì sẽ ngắn hơn một chút.
  • Quả muỗm giống như quả xoài nhưng bé hơn, và kiểu dáng giống như quả thận. Khi chín thì màu vàng và rất mọng nước.

Thành phần hóa học có trong cây muỗm

Theo nghiên cứu, quả muỗm thường có tỷ lệ thịt khoảng từ 60 đến 70%, chứa nhiều tinh bột (quả xanh có nhiều tinh bột hơn quả chín), đường khoảng 16-20%, các axit hữu cơ khác như axit citric, carton, vitamin các loại B, C,… Cụ thể:

Thành phần hóa học có trong cây muỗm
  • Hạt quả muỗm giống như hạt xoài, có vị chát, đắng, thành phần chủ yếu là các loại axit galic tự do.
  • Vỏ của thân cây chứa 3% mangiferin và tanin.
  • Lá cây muỗm có 1,6% mangiferin và một chất độc chưa thể xác định được. Chỉ biết rằng, chất này khi bài tiết qua nước tiểu thì khiến cho nước tiểu có màu vàng.
  • Nhựa muỗm được xem là một loại gôm nhựa với các thành phần gồm 16% gôm và 81% nhựa.

Lưu ý: Muốn chiết chất mangiferin từ cây muỗm thì ta chỉ cần cân khoảng 100g vỏ thân, vỏ cành hoặc lá rồi đun sôi cách thủy nó trong khoảng từ 60 đến 90 phút. Sau đó, để nguội và chờ mangiferin kết tinh lại rồi đem nó đi hòa tan vào metylic nóng, bỏ thêm than hoạt tính và lại tiếp tục đun cách thủy. Để nguội sẽ thu được tinh thể mangiferin có hình phiến dài, mỏng, màu vàng nhạt, ít tan được trong nước và nhiệt độ nóng chảy rơi vào tầm 258-261०C.

Tìm hiểu sự khác nhau giữa quả muỗm và quả xoài

Đến đây bạn hiểu quả muỗm là quả gì? Đọc tiếp để phân biệt rõ quả muỗm và quả xoài nhé. Có thể bạn chưa biết, quả muỗm và quả xoài là 2 loại quả cùng thuộc họ Đào lộn hột. Tuy nhiên, khi đưa chúng ra xem xét thì nó có sự khác nhau rõ rệt về hình thái cũng như hương vị như sau:

Tìm hiểu sự khác nhau giữa quả muỗm và quả xoài
  • Về kích thước: Quả muỗm thường nhỏ hơn nhiều so với quả xoài, và thường thì quả muỗm chỉ phát triển được đến một mức độ nhất định.
  • Sự đa dạng: Quả muỗm chỉ có một loại duy nhất, còn quả xoài thì bao gồm nhiều loại khác nhau.
  • Về hương vị: Khi chín, quả muỗm thường chua hơn quả xoài. Quả xoài cũng mang một vị ngọt đặc trưng chứ không gắt như quả muỗm.
  • Sự phổ biến: Quả muỗm ít được phổ biến với mục đích ăn uống, quả muỗm non ở một số nơi được tận dụng nấu canh chua hoặc muối chua ăn kèm cơm. Ngược lại, quả xoài lại là một món ăn bổ dưỡng, là nguyên liệu quan trọng của nhiều món ăn và đồ uống của con người.
  • Đặc điểm nơi trồng: Cây muỗm đa phần mọc hoang bên đường, còn cây xoài được cấp giống và nuôi trồng chuyên nghiệp tại các gia đình hoặc trang trại hoa quả quy mô lớn. 
Quả xoài mang giá trị kinh tế cao
  • Về giá trị: Với đặc điểm nêu trên thì quả muỗm thường không mang giá trị kinh tế và chủ yếu mang giá trị tinh thần. Bởi, hiện nay nhiều cây muỗm được cấp danh hiệu cây cổ thụ ở một số thôn xã. Đối với quả xoài, nó thể hiện được vai trò to lớn trong việc mang lại kinh tế của nhiều gia đình, khu vực tỉnh thành. Không những thế, nhiều giống xoài cao cấp còn được xuất khẩu ra nước ngoài, đóng góp vào GDP tăng trưởng của đất nước. 

=> Xem thêm:

Công dụng nổi bật của cây muỗm

Mặc dù, quả muỗm không mang giá trị về mặt kinh tế. Tuy nhiên, cây muỗm lại vô cùng hữu ích trong việc chế biến để điều trị một số căn bệnh. Cụ thể, vỏ thân cây có công dụng trong việc chữa trị đau răng, hoặc cầm tiêu chảy. Theo đó, đối với đau răng thì người dùng có thể lấy một lượng vỏ cây để nấu đặc hoặc ngâm rượu. Ngậm chúng rồi nhổ bỏ nước từ 4-5 lần trong một ngày, bạn sẽ thấy được hiệu quả tức thì. Ngoài việc sử dụng riêng, người dùng cũng có thể kết hợp với rễ cây xuyên tiêu để đảm bảo công dụng.

Công dụng nổi bật của cây muỗm

Bên cạnh đó, vỏ thân cây chứa chất Cortex Mangifera Foetida, có công dụng se nhỏ lỗ chân lông. Đồng thời, hỗ trợ làm săn chắc làn da giúp da khỏe mạnh, chống chịu và bảo vệ làn da trước mọi tác động xấu từ môi trường như ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm độc hại,…

Những lưu ý cần biết khi sử dụng quả muỗm

Nếu bạn biết quả muỗm là quả gì rồi thì đọc tiếp dưới đây để biết những lưu ý khi sử dụng quả muỗm. Với những thành phần hóa học nêu trên, có thể nói quả muỗm không mang tác hại đối với sức khỏe con người. Dù vậy, ở một số trường hợp thì việc sử dụng quả muỗm không đúng cách sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng. Thậm chí, nếu nặng hơn sẽ nghiêm trọng đến tính mạng chúng ta. Cụ thể, như sau:

Những lưu ý cần biết khi sử dụng quả muỗm
  • Nghiêm cấm ăn quả muốn khi đói: Thực tế, quả muỗm chỉ có vị chua nên khi ăn nó lúc đói bụng sẽ khiến dạ dày bị kích thích. Khi đó, dịch vị sẽ bị tiết nhiều hơn mức thông thường, dẫn đến tình trạng đau bụng, mất sức và mệt mỏi ở người dùng. Nhiều trường hợp còn bị ngộ độc khi ăn số lượng lớn.
  • Không sử dụng nếu cơ thể dễ dị ứng: Đối với người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị phản ứng với các thành phần hóa học trong quả muỗm hoặc bất kỳ loại quả nào thì không nên ăn nó. Bởi, nó có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khắp cơ thể. Đặc biệt, nó thường tập trung ở vùng quanh miệng hoặc hốc mắt, nổi các mẩn đỏ nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, trong thời gian dài nó sẽ dẫn đến các tình trạng cực kỳ khó lường. 
  • Chú ý với người có bệnh liên quan đến hô hấp: Quả muỗm mang tính bình nên với những người có tiền sử về bệnh hô hấp phải chú ý khi sử dụng. Điển hình nhất là bệnh hen suyễn, khi ăn phải quả này rất dễ tái phát bệnh và gia tăng mức độ nặng của căn bệnh. 

Như vậy, trong khuôn khổ nội dung của bài viết trên đây thì chúng tôi đã chia sẻ đến bạn thông tin quả muỗm là quả gì và những vấn đề liên quan. Hiện nay, website của chúng tôi luôn cập nhật các tin tức mỗi ngày. Vì vậy, hãy thường xuyên ghé thăm mayruaxecongnghiep.com để trang bị thêm cho bản thân nhiều kiến thức hay nhé!

Website đang chạy thử nghiệm