5/5 - (1 bình chọn)

Phụ kiện của tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của tháp giải nhiệt nước. Dẫu vậy, sau một thời gian dài sử dụng liên tục thì phụ kiện sẽ bị hư hỏng và hao mòn gây ảnh hưởng đến khả năng giải nhiệt của tháp. Hiểu rõ vai trò và chức năng các phụ kiện, thay thế khi cần thiết là điều giúp đảm bảo tháp giải nhiệt hoạt động ổn định và hiệu quả!

Contents

Phụ kiện của tháp giải nhiệt là gì?

Phụ kiện của tháp giải nhiệt là các thành phần, bộ phận cấu tạo nên tháp giải nhiệt. Một số phụ kiện chính như khung – thân tháp, quạt, tấm tản nhiệt, tấm lưới chắn nước, động cơ, hộp số, dây đai,…

phụ kiện tháp giải nhiệt - Yếu tố quan trọng trong quá trình giải nhiệt

Linh kiện tháp giải nhiệt – Yếu tố quan trọng trong quá trình giải nhiệt

Những phụ kiện này có vai trò và chức năng riêng biệt, phối hợp với nhau trong quá trình vận hành giúp tháp giải nhiệt hoạt động ổn định. 

Vai trò, chức năng từng phụ kiện của tháp giải nhiệt

Linh kiện tháp giải nhiệt https://yenphat.vn/linh-kien-thap-giai-nhiet.html có thể tháo rời là ưu thế giúp người dùng có thể dễ dàng bảo dưỡng và thay thế khi hỏng hóc. Dù được thiết kế riêng nhưng nhiệm vụ của chúng lại liên kết chặt chẽ với nhau. 

  • Khung và thân tháp: Là 2 bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ và đỡ cho tháp giải nhiệt; bởi chúng phải chịu những tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Khung và thân tháp giải nhiệt thường được làm từ sợi thủy tinh, thép tráng xi mạ cao cấp chống gỉ, chống ố vàng và bền bỉ với thời gian. 
  • Tấm tản nhiệt: Là bộ phận có vai trò quyết định đến hiệu quả trao đổi giữa nước và không khí. Tấm tản nhiệt có chức năng phân chia nước, giải nhiệt nước nóng đem đến hiệu quả làm mát cao cho cả hệ thống. 
Tấm tản nhiệt (khối đệm) tháp giải nhiệt
Tấm tản nhiệt (khối đệm) tháp giải nhiệt
  • Đầu phun: Có nhiệm vụ làm ướt tấm tản nhiệt và chia nước đồng đều ở bề mặt tấm tản nhiệt. Khả năng chia nước của đầu phun càng tốt sẽ giúp cho hiệu quả trao đổi nhiệt càng cao. 
  • Cánh quạt: Thường được làm từ 2 vật liệu chính là cánh quạt nhựa (dùng trong tháp công suất tròn nhỏ) và cánh quạt nhôm (dùng trong tháp công suất từ 50RT trở lên). Phụ kiện này có nhiệm vụ định lượng không khí sẽ lưu thông đảm bảo sự trao đổi nhiệt trong hệ thống tuần hoàn tháp giải nhiệt. 
  • Động cơ: Được thiết kế đặc biệt để làm quay cánh quạt, hút và đưa hơi nước nóng ra ngoài khí quyển. 
  • Tấm lưới xám: Cấu thành từ loại nhựa mạnh U.P.V.C (Unplasticized Polyvinyl Clorua); có độ cứng và bền, chống tia cực tím, ổn định nhiệt, tạo độ trơn,… và ít phải bảo dưỡng. Phụ kiện tấm tản nhiệt có tác dụng ngăn chặn các vật thể bên ngoài không xâm nhập vào trong tháp; phân chia nước và giải nhiệt nước nóng, không cho nước bắn ra ngoài đảm bảo lượng nước không bị hao tốn trong quá trình giải nhiệt. 
  • Dây đai: Là linh kiện tháp giải nhiệt nằm trong khoang máy. Đây là bộ phận truyền lực; giúp cho chuyển động của động cơ đến cánh quạt và các bộ phận khác được nhịp nhàng. 

Lắp đặt dây đai cho tháp giải nhiệt

Lắp đặt dây đai cho tháp giải nhiệt 

  • Ống chia nước: Làm từ nhựa PVC có chức năng dẫn nước nóng vào tháp cũng như dẫn nước mát đã được hạ nhiệt đến vị trí cần sử dụng. 
  • Hộp số: Là phụ kiện tháp giải nhiệt được thiết kế độc đáo và bền chắc, sử dụng dầu bôi trơn ít nên ít xảy ra sự cố hỏng hóc nào khi tháp vận hành.

Một số lưu ý giúp phụ kiện của tháp giải nhiệt giảm tình trạng hư hỏng

Bên cạnh việc cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra thì để phụ kiện của tháp giải nhiệt có thể giảm tối đa những hư hỏng; đồng thời tăng tuổi thọ các linh kiện tháp giải nhiệt. Người sử dụng cần lưu tâm một số vấn đề sau:

  • Sau 1 tuần khi đưa tháp giải nhiệt vào hoạt động, hãy kiểm tra xem bộ phận cánh quạt có bị lỏng hay phát ra tiếng ồn bất thường hay không. Nếu như có thì cần phải xử lý và siết chặt cánh quạt lại khi cần thiết.
  • Kiểm tra phần đầu phun tháp mỗi tháng 1 lần; vì nước giải nhiệt nếu bẩn hoặc áp lực nước tuần hoàn quá cao cũng sẽ khiến đầu phun bị hỏng.
Lưu ý giúp phụ kiện của tháp giải nhiệt giảm tình trạng hư hỏng
Lưu ý giúp phụ kiện của tháp giải nhiệt giảm tình trạng hư hỏng
  • Dọn sạch bụi bẩn; tra dầu bôi trơn định kỳ vào động cơ motor và quạt gió. Nếu như tháp lâu ngày không làm việc thì khi khởi động, người dùng cần cẩn thận kiểm tra về khả năng cách điện của tháp để tránh sự cố gây nguy hiểm.
  • Đều đặn cứ 10 ngày sau khi tháp giải nhiệt hoạt động liên tục; hãy tiến hành kiểm tra các bộ phận có thể tách rời nhau hay bị lỏng lẻo hay không.
  • Cuối cùng, hãy tuân thủ bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ để kịp thời phát hiện những bộ phận bị hư hỏng; sửa chữa hoặc thay thế phụ kiện nhanh chóng không làm gián đoạn công việc. 

Như vậy, có thể nói rằng các phụ kiện của tháp giải nhiệt là không thể thiếu trong quá trình hoạt động của hệ thống làm mát. Mong rằng đã giúp người sử dụng nắm bắt được các thông tin và kiến thức về tháp giải nhiệt đơn vị mình đang sở hữu.

Website đang chạy thử nghiệm