Rate this post

Phản ứng hóa học là 1 phần bài học quan trọng trong chương trình hóa học cơ bản. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa và các loại phản ứng thông dụng trong hóa học nhé!

Phản ứng hóa học là gì? Bạn hiểu gì về các phản ứng hóa học trong đời sống?
Phản ứng hóa học là gì? Bạn hiểu gì về các phản ứng hóa học trong đời sống?

Contents

Phản ứng hóa học là gì?

Theo Wiki: Phản ứng hóa học được hiểu là quá trình biến đổi từ chất này thành 1 hoặc nhiều chất khác. Tức là từ 1 chất ban đầu, khi được kết hợp với 1 chất khác thì chúng đều bị biến đổi, tạo thành 1 sản phẩm mới sau phản ứng.

Chất tham gia chính là chất ban đầu được sử dụng, chất mới sinh ra là sản phẩm được tạo thành. Trong trường hợp phản ứng xảy ra hoàn toàn sẽ chuyển hết chất tham gia thành chất sản phẩm. Nếu không được chuyển hết thành chất sản phẩm, người ta thường dùng mũi tên hai chiều để biểu thị đó là phản ứng thuận nghịch.

Các loại phản ứng thông dụng trong hóa học

Dựa vào đặc điểm và quá trình diễn ra phản ứng, người ta chia phản ứng hóa học thành nhiều dạng bao gồm:

  • Phản ứng hóa hợp: Dùng để chỉ các phản ứng có 2 hoặc nhiều chất ban đầu và chỉ tạo ra 1 sản phẩm duy nhất.
  • Phản ứng oxi hóa khử: Quá trình phản ứng diễn ra đồng thời sự khử và sự oxi hóa.
Phản ứng oxi hóa khử khá thông dụng, cơ bản
Phản ứng oxi hóa khử khá thông dụng, cơ bản
  • Phản ứng phân hủy: Ngược lại với phản ứng hóa hợp, có 1 chất ban đầu, sinh ra 2 hoặc nhiều sản phẩm.
  • Phản ứng thế: Xảy ra giữa hợp chất hoặc đơn chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử trong hợp chất.
  • Phản ứng tỏa nhiệt: Là 1 dạng đặc biệt của phản ứng hóa học, nó tạo ra nhiều dạng năng lượng khác nhau.

Điều kiện & vận tốc phản ứng hóa học

Điều kiện để xảy ra phản ứng gồm những gì? Bạn hiểu thế nào về vận tốc của phản ứng hóa học?

Điều kiện để xuất hiện phản ứng giữa các chất hóa học

Phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi các chất tham gia có tiếp xúc trực tiếp với nhau. Trong một số trường hợp người ta cần tác dụng nhiệt hoặc dùng chất xúc tác để kích thích diễn ra phản ứng.

Làm sao để 1 phản ứng có thể xảy ra?
Làm sao để 1 phản ứng có thể xảy ra?
  • Tiếp xúc: Bề mặt, diện tích tiếp xúc càng lớn thì tỷ lệ, phạm vi phản ứng xảy ra càng cao.
  • Đun nóng: Nhiệt độ là 1 trong những điều kiện quan trọng để kích phát phản ứng hóa học trong một số trường hợp nhất định. Tức là ở trạng thái bình thường, phản ứng không xảy ra. Chỉ khi đun nóng các chất tham gia mới bắt đầu tương tác với nhau. Ví dụ: Phản ứng Fe với H2SO4 đặc
  • Chất xúc tác: Là 1 chất thứ 3 được dùng để kích thích phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên nó không tham gia vào phản ứng tức là không ảnh hưởng đến chất ban đầu và sản phẩm sau phản ứng.

Vận tốc phản ứng hóa học

Vận tốc phản ứng hóa học được xác định dựa trên thời gian của áp suất hoặc nồng độ chất phản ứng, chất sản phẩm sau khi kết thúc. Thông thường vận tốc 1 phản ứng hóa học bị ảnh hưởng bởi:

Nồng độ các chất có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng
Nồng độ các chất có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng
  • Nồng độ của các chất có trong phản ứng.
  • Diện tích, phạm vi tiếp xúc của các thành phần tham gia.
  • Áp suất môi trường thực hiện phản ứng hóa học.
  • Giá trị năng lượng hoạt hóa.
  • Chất xúc tác được dùng.
  • Nhiệt độ khi diễn ra thí nghiệm.

Hiểu được bản chất, điều kiện và các loại phản ứng hóa học sẽ giúp quá trình học tập dễ dàng, hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này!

Website đang chạy thử nghiệm