Rate this post

Có khá nhiều chủ đề hay ho xoay quanh chất lỏng phi Newton. Nếu bạn cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt đến loại chất lỏng này, vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết chia sẻ dưới đây!

Bạn hiểu gì về chất lỏng phi Newton? Loại này khác gì với chất lỏng thường?
Bạn hiểu gì về chất lỏng phi Newton? Loại này khác gì với chất lỏng thường?

Contents

Chất lỏng phi Newton là gì?

Theo wiki: Chất lỏng phi Newton là 1 loại chất lỏng đặc biệt. Độ nhớt của nó có thể biến hóa tùy theo ứng suất cách. Cũng bởi không tuân theo định luật của Newton nên nó mới có tên là chất lỏng phi Newton.

Hiểu đơn giản chất lỏng phi Newton có độ nhớt biến thiên, thay đổi theo tác động của lực. Hầu hết những chất lỏng mà chúng ta biết đều thuộc loại này. Ví dụ như các dung dịch muối, polime nóng chảy,…

Đặc điểm nổi bật của chất lỏng phi Newton

Đặc trưng nổi bật nhất của loại chất lỏng này là độ nhớt thay đổi theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể từ lỏng thành rắn hoặc từ rắn chuyển qua lỏng, xốp hoặc dày lên tùy ý. Không phải tất cả các loại hạt đều có thể tạo được chất lỏng phi Newton. Người ta chỉ có thể tạo ra nó khi trộn đều hạt có kích thước nhỏ nhất là 1 micron.

Chất lỏng phi Newton tồn tại rất nhiều quanh cuộc sống của chúng ta
Chất lỏng phi Newton tồn tại rất nhiều quanh cuộc sống của chúng ta

Kem đánh răng, cao su, oobleck, silicon,… là những ví dụ điển hình về chất lỏng phi Newton. Trong đó oobleck tương tự như hỗn hợp bột bắp và nước khuấy đều.

Ở trạng thái bình thường nó giống như thạch. Tuy nhiên nếu phải chịu tác dụng lực, nó sẽ ngay lập tức đông quánh lại như 1 vật thể rắn. Ngược lại nếu nhúng cả bàn tay xuống, nó sẽ tự động mềm ra, tay lún xuống dễ dàng. Điều này được ứng dụng trong các màn thí nghiệm, ảo thuật đi chân trần trên mặt nước.

Cách phân loại chất lỏng phi Newton

Có nhiều cách phân loại chất lỏng phi Newton. Chi tiết như sau:

1 dạng đặc biệt của chất lỏng phi Newton
1 dạng đặc biệt của chất lỏng phi Newton

Độ nhớt và áp lực tỉ lệ nghịch

Tức là áp lực tác động càng lớn, độ nhớt càng giảm, hỗn hợp hóa lỏng nhanh hơn. Khi không có áp lực, nó sẽ ngay lập tức trở lại trạng thái ban đầu.

Ví dụ: Sốt cà chua.

Độ nhớt và áp lực tỉ lệ thuận

Trái ngược với trường hợp trên, loại chất lỏng này khi chịu áp lực càng lớn thì độ nhớt càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc hỗn hợp sẽ rắn hơn so với trạng thái ban đầu.

Ví dụ: Caramel, Oobleck.

Độ nhớt và thời gian tỉ lệ nghịch

Bạn có thể hiểu như sau: Thời gian chịu lực càng lâu, độ nhớt của chất lỏng càng giảm, hỗn hợp lỏng hơn ban đầu. Mặt khác nó cần một khoảng thời gian tương tự để trở lại trạng thái vốn có.

Ví dụ: Dầu nhớt, đất sét, mật ong, bùn khoáng.

Bùn khoáng cứng lại khi bị tác động lực mạnh và tan ra khi trở lại bình thường
Bùn khoáng cứng lại khi bị tác động lực mạnh và tan ra khi trở lại bình thường

Độ nhớt và thời gian tỉ lệ thuận

Đối với loại chất lỏng này, thời gian chịu lực càng lâu, độ nhớt hỗn hợp càng tăng. Đồng thời nó trở nên rắn lại hoặc dày hơn.

Ví dụ: Kem được đánh bông.

Ngoài ra một vài loại chất lỏng khác như lòng trắng trứng thay đổi độ nhớt dựa theo nhiệt độ. Nó chuyển từ lỏng sang rắn khi bị đun nóng. Để hình dung rõ hơn, cát lún hay máu trong cơ thể cũng là 1 dạng của chất lỏng phi Newton.

Tham khảo: Dao động điều hòa là gì? Công thức tính và ý nghĩa các đại lượng liên quan

Tạo chất lỏng phi Newton như thế nào?

Cách đơn giản nhất để tạo loại chất lỏng đặc biệt này là trộn bột ngô, bột năng với nước để tạo ra hỗn hợp dạng Oobleck. Ngoài ra chất lỏng kiểu này cũng tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta.

Chất lỏng Oobleck
Chất lỏng Oobleck

Trên đây là tất cả chia sẻ về chất lỏng phi Newton và đặc điểm cùng cách phân loại. Mong rằng bài viết có thể đem đến những thông tin hữu ích cho bạn!

Website đang chạy thử nghiệm