Phương tiện di chuyển chính của người dân Việt Nam hiện nay là xe máy, vì vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng loại phương tiện này tương đối cao. Đó là lý do vì sao, trong những năm gần đây có rất nhiều cửa hàng sửa chữa xe máy được mở ra. Tuy nhiên, để mở được một cửa hàng cho riêng mình, người chủ cần phải có những kinh nghiệm sau đây.
Một số kinh nghiệm mở cửa hàng sửa chữa xe máy tiết kiệm vốn
Kinh nghiệm thuê mặt bằng
Việc đầu tiên cần chuẩn bị để mở cửa hàng đó là tìm mặt bằng sửa chữa. Mặt bằng là yếu tố rất quan trọng, quyết định việc làm ăn có phát triển hay không. Bởi nếu chọn những nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại, ngay mặt đường thì công việc mới có thể phát triển tốt. Ngược lại, nếu chọn những nơi ít dân cư hay mở quán trong ngõ ngách thì việc sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn.
Mặt bằng tốt đem lại hiệu quả kinh doanh cao
Mặc dù, việc thuê mặt bằng ở những vị trí đắc địa có thể tốn nhiều chi phí hơn những địa điểm khác. Nhưng trong làm ăn, người đầu tư không thể bỏ qua yếu tố này.
Kinh nghiệm mua sắm dụng cụ, trang thiết bị sửa xe
Một cửa hàng sửa xe cần có những thiết bị sửa chữa thiết yếu như: Máy nén khí, máy bơm nước rửa xe, cờ lê, mỏ lết, máy mài, keo vá săm, lốp, các loại phụ tùng xe máy,… Tổng chi phí cho những thiết bị, dụng cụ sửa chữa này có thể dao động hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng tùy thuộc vào chất lượng thiết bị.
Những thiết bị không thể thiếu trong cửa hàng sửa chữa xe
Tuy nhiên, đối với một cửa hàng sửa chữa mới mở không nên đầu tư trọn bộ. Ban đầu chỉ nên mua sắm những vật dụng, thiết bị cơ bản và cần thiết nhất, do đó chi phí cũng chỉ khoảng 20 – 30 triệu đồng. Trong quá trình kinh doanh, khi lượng việc đã ổn định và cần tùy tình hình khách hàng mà trang bị thêm những thiết bị mới.
Chi phí thuê nhân sự
Nhân sự luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết những người kinh doanh. Một nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm thì mức lương hàng tháng chắc chắn phải cao và ngược lại.
Thuê thợ phụ để tiết kiệm chi phí
Tuy nhiên, người kinh doanh có thể tiết kiệm được khoản chi phí thuê thợ nếu như tự tay làm và chỉ thuê người học việc hoặc phụ việc. Trong quá trình làm việc có thể đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho thợ phụ. Điều này vừa giúp tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ mà còn yên tâm chất lượng sửa chữa của thợ phụ do mình đào tạo ra.
Kinh nghiệm quản lý cửa hàng
Thực tế nhiều người chưa biết, khi mở cửa hàng sửa chữa xe máy thì kinh nghiệm quản lý rất quan trọng. Việc quản lý bao gồm: Phụ kiện, vật liệu, nhân công, doanh thu hàng tháng,…Nếu như phương pháp quản lý theo truyền thống, thủ công không đem lại hiệu quả kinh tế cao thì người chủ nên thay đổi phương án khác.
Xem thêm: Ưu nhược điểm của 2 mô hình rửa xe ôtô thường thấy
Hệ thống quản lý chuyên nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức
Một trong những vấn đề người kinh doanh cũng nên lưu ý đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Việc ghi điểm với khách hàng là rất quan trọng, bởi một khi đã có chất lượng sửa chữa tốt thì chắc chắn lần sau sẽ còn quay lại.
Kinh nghiệm quản lý khi mở cửa hàng sửa chữa xe máy hiệu quả đó là đầu tư một phần mềm quản lý cửa hàng xe máy thật khoa học. Phần mềm này sẽ giúp người chủ năm bắt được: Những mặt hàng nào tồn kho, kiểm kho nhanh chóng và lưu trữ thông tin khách hàng thân thiết, tư vấn và chăm sóc khách hàng, theo dõi doanh thu,…
Như vậy, người chủ đầu tư vừa tiết kiệm được thời gian và nâng cao sự chuyên nghiệp của mình, tạo sự uy tín, chất lượng trong kinh doanh.
Với kinh nghiệm mở cửa hàng sửa chữa xe máy như trên, sẽ giúp những ai có ý định mở quán sửa chữa xe máy với số vốn ban đầu không quá 50 triệu đồng. Hy vọng, với những kinh nghiệm này sẽ giúp ích được cho những ai chưa có phương hướng ban đầu mở cửa hàng tiết kiệm vốn.